Chứng ngứa khi mang thai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Mod PTT, 16/2/2005.

  1. Mod PTT

    Mod PTT Thành viên mới

    Tham gia:
    24/11/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Chứng ngứa khi mang thai (Sưu tầm cho các bà mẹ mang thai)

    Thai phụ nên mặc đồ rộng rãi để tránh chứng ngứa da.

    Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ bị ngứa ở các vùng da bụng, ngực, đùi... và cơ quan sinh dục. Nguyên nhân chính là sự căng giãn da quá mức và sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Nếu bị ngứa nhiều, bệnh nhân cần đến bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

    Các yếu tố gây ngứa ở thai phụ bao gồm:
    - Sự rạn da do căng giãn quá mức (xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ). Tình trạng này gây ngứa (mảng và sẩn mề đay) ở 20% thai phụ. Những vị trí thường gặp là vùng bụng (do bào thai phát triển), 2 bầu vú (do mô tuyến vú tăng sinh), cánh tay, mông, đùi (do tích tụ mỡ khi mang thai), cẳng, bàn chân (do sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới, gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới, sinh phù chân).
    - Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Điều này làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có...).
    - Đổ mồ hôi nhiều: Làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới vú, háng, cổ, gáy, ngực, lưng...
    - Thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo: Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
    - Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng): Xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục.
    - Bị trĩ khi mang thai: Gây ngứa vùng hậu môn.
    - Tắc mật trong gan: Đây là một bệnh gan hiếm gặp (1-2/10.000 sản phụ) xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ ngày càng ngứa trầm trọng, kèm theo buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi toàn thân (các triệu chứng sẽ hết sau khi sinh). Bệnh có thể gây sinh non.

    Cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không bao giờ được gãi. Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau:
    - Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót).
    - Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức.
    - Tắm với nước mát (không quá lạnh) hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa (tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ của mỗi người).
    - Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh (có nồng độ xút cao), nhiều bọt và quá thơm. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Việc nhỏ vài giọt tinh dầu trà trong nước tắm cũng giúp giảm ngứa và giảm rôm sảy. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng.
    - Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng...), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa...), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi...).
    - Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày).
    - Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng sinh dục, ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường.
    - Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel... Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên những vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa.

    Nên đến bác sĩ trong các trường hợp sau:
    - Ngứa và phát ban vẫn không giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên.
    - Ngứa toàn thân kèm với vàng da: Có thể là biểu hiện của chứng tắc mật trong gan ở sản phụ.
    - Phát ban kèm với sốt: Nhiều bệnh nhiễm trùng thường bắt đầu bằng tình trạng phát ban như thủy đậu, sốt phát ban do nhiễm virus đường hô hấp, nhiễm herpes...
    - Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da: Là biểu hiện của bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, ghẻ, dị ứng thuốc (đang dùng)...
    - Ngứa không kèm với sang thương da: Có thể gặp trong các bệnh toàn thân như rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), nội tiết (bệnh tuyến giáp), ung thư, dị ứng thuốc, bệnh thận, bệnh huyết học (thiếu máu, u lympho bào)...
    - Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ - âm đạo: Do nhiễm nấm candida và các bệnh lây qua đường tình dục.
    Để an toàn cho thai nhi, bệnh nhân nhất thiết không được tự ý dùng một loại thuốc nào.

    (BS Huỳnh Bá Long, Sức Khỏe & Đời Sống)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mod PTT
    Đang tải...


  2. kalias

    kalias Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/6/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nhưng nếu tự nhiên bị ngứa ở tay, nổi mẩn đỏ nhiều hơn khi chạm nước, bôi dầu thì đỡ ngứa nhưng sau đó thì lại ngứa. Rất khó chịu. Ra nắng thì không ngứa. Đây là triệu chứng gì:?
     
  3. feelingyes

    feelingyes Thành viên mới

    Tham gia:
    16/6/2009
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    8
    Ngứa trong thai kỳ
    Ảnh: afamily.

    Một số thai phụ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy. Số khác lại bị chứng ngứa đi kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân. Hiện tượng có thể gia tăng vào lúc bạn vừa tắm xong hoặc trước khi đi ngủ.

    Nguyên nhân tình trạng này là do sự gia tăng hoóc môn estrogen. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh. Những yếu tố như thai phụ có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.

    Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như: bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.

    Viêm nang lông trong thai kỳ: chứng bệnh này khởi phát vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.

    Viêm da bọng nước: chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…

    Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai là: bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…

    Để giảm thiểu nguy cơ bị ngứa, bạn nên tuân thủ các yêu cầu sau:

    - Tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi. Tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.

    - Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.

    - Nếu dùng sữa tắm, bạn nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, bạn nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm.

    - Tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.

    - Bạn có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.

    - Tránh cào, gãi khi ngứa, nguyên nhân là càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Tốt nhất, bạn có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Bạn cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.

    - Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, bạn nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn loại phù hợp nhưng không nên lạm dụng.

    - Bạn cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng, tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… cần uống nước đều đặn hàng ngày.

    - Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể làm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

    Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc, bởi vì phần lớn các loại thuốc trị ngứa có ngoài thị trường là dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

    Lưu ý: Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…

    Dấu hiệu nên đi khám

    Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.

    Phát ban và sốt: có thể mắc chứng thủy đậu, herpes…

    Ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: có thể mắc chứng chàm, vẩy nến…

    Ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

    nguồn
    Nguồn
     
  4. auturmspring

    auturmspring Ước j tua lại thời gian

    Tham gia:
    8/11/2008
    Bài viết:
    6,251
    Đã được thích:
    1,715
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chứng ngứa khi mang thai

    Mình đang bị tình trạng này đây. Ngứa hết vùng bụng, ngứa nhiều về ban đêm. Haizz mong cho chóng qua giai đoạn này.
     

Chia sẻ trang này