Trẻ hư vì cách giáo dục 'lệch pha' của người lớn

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Thoc's mom, 5/1/2008.

  1. Thoc's mom

    Thoc's mom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/1/2007
    Bài viết:
    2,231
    Đã được thích:
    3,852
    Điểm thành tích:
    1,063
    "Không ít giáo viên lấy dạy thêm, học thêm làm phương kế sinh nhai, lấy việc quà biếu làm vui... như thế thì làm sao làm gương cho học sinh", Giáo sư Lê Trí Viễn nhận xét trong buổi thảo luận "Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông".

    Cuộc thảo luận do Sở Giáo dục Đào tạo TP HCM tổ chức.

    Thống kê từ Sở Giáo dục Đào tạo thành phố, trên 98% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt, nhưng qua khảo sát xã hội mới đây, nhiều ý kiến không khen ngợi, thậm chí còn chê các em.

    "Không ít người bất bình vì học sinh vô lễ, nói tục, chửi thề, coi thường Luật giao thông. Ngay trong tập thể sư phạm các trường cũng chưa đồng bộ, có "cự ly" trong việc đánh giá đạo đức học sinh", Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Huỳnh Công Minh phản ánh.

    Đại diện Phòng Giáo dục quận Tân Phú cho biết, khái niệm "trẻ chưa ngoan" cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Có người cho rằng, trẻ em thì phải nghịch ngợm do bản tính hiếu động của lứa tuổi, chỉ khi nào đánh lộn, nói dối mới là không ngoan. Nhưng cũng không ít người phê phán trẻ nghịch ngợm là hư.

    "Những mâu thuẫn về khái niệm dẫn đến sự lúng túng, không nhất quán trong phương pháp giáo dục của người lớn, khiến trẻ em khó xác định hành vi đạo đức đúng sai cho mình", vị này nói.

    Ông Hồ Xuân Vinh, Hiệu trưởng THCS Ngô Sĩ Liên, quận Tân Bình, phàn nàn, ngành giáo dục đang gặp khó khăn khi ngay từ gia đình học sinh đã bị cái xấu tác động thường xuyên. Gia đình nào cũng muốn con mình ngoan, trở thành người tốt, nhưng chính hành động của họ lại trái ngược với mong muốn đó.

    "Không ít trẻ em thành phố hàng ngày chứng kiến cảnh bố mẹ buôn bán, lừa lọc khách hàng bằng mọi mánh khóe. Còn trẻ nông thôn thì trực tiếp giúp bố mẹ nhồi bánh đúc vào diều gà vịt để tăng trọng lượng, hái rau vừa phun thuốc trừ sâu để bán cho khách", ông Vinh bức xúc nói.

    "Theo logic, dạy học sinh là trách nhiệm thuộc về nhà trường, nhưng mong gia đình và xã hội hãy cùng chúng tôi gánh nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho các em"

    Các ý kiến khác cũng cho rằng, cộng đồng xã hội cần xác định rõ về giá trị đạo đức để tạo sự thống nhất cao trong 3 môi trường giáo dục, gồm gia đình, nhà trường và xã hội

    Sự bất hợp lý của chương trình sách giáo khoa môn Giáo dục công dân và sự sa sút đạo đức của giáo viên cũng được xem là nguyên nhân khiến học sinh "không ngấm" các bài học đạo đức trong nhà trường.

    Toàn bậc phổ thông hiện có 196 bài dạy đạo đức - công dân, nhưng nhiều chuyên gia về ngành giáo dục tại thành phố cho rằng, thời lượng dành cho môn này quá ít, lại không thi tốt nghiệp nên gia đình, nhà trường và học sinh đều coi nhẹ.

    Ông Thái Quốc Tuấn, chuyên viên Phòng trung học, Sở Giáo dục đào tạo TP HCM cho rằng, học sinh không hứng thú với môn học này vì nội dung chương trình không hấp dẫn. Nhiều tranh ảnh minh họa không có màu sắc, gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài.
    Đồng tình với ý kiến trên, ông Lê Kim Giang, phòng Giáo dục đào tạo quận 3 chỉ ra một loạt những bất cập của chương trình giáo dục đạo đức - công dân trong sách giáo khoa. Theo ông Giang, các bài học không tạo được dấu ấn trong tâm hồn trẻ về những phẩm chất cơ bản của nhân cách con người.

    "Chương trình giáo dục đạo đức hiện vừa thừa vừa thiếu, không phù hợp tâm lý trẻ. Đơn cử, ở bậc THCS, các em đã phải học Bộ máy nhà nước, quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân. Những vấn đề pháp luật đó chưa cần thiết với trẻ 12-15 tuổi", ông Giang phân tích.

    Giáo sư Lê Trí Viễn cho rằng, chương trình giáo dục đạo đức khó mang lại hiệu quả mong muốn khi một số hiện tượng tiêu cực trong môi trường giáo dục ít nhiều đã làm biến dạng hình ảnh người thầy. "Không ít giáo viên ngày nay lấy dạy thêm, học thêm làm phương kế sinh nhai, lấy việc quà cáp biếu xén làm vui... như thế thì làm gương cho học sinh thế nào được", ông Viễn bức xúc nói.

    Hầu hết ý kiến tại Hội thảo đề nghị Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục đạo đức công dân có tính hệ thống xuyên suốt qua các cấp học theo hướng chú ý đến những phẩm chất cơ bản, sự phát triển của quy luật tâm lý và bổ sung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

    Lan Hương
    VNEXPRESS
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thoc's mom
    Đang tải...


  2. rongdat

    rongdat Banned

    Tham gia:
    3/1/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chuyện dài nhiều tập, nói từ hôm qua đến ngày hôm nay, ngày mai vẫn còn nói tiếp
    Nền giáo dục của ta càng thay đổi lại càng xuống cấp; ý thức của người lớn ko tốt thì khó mà giáo dục được con trẻ
    Không biết đến bao giờ vấn đề này mới ngưng ko bàn tới nữa đây
     
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Diễn Đàn LCM nếu không bàn về giáo dục con trẻ, thì sẽ bàn về gì đây? bàn về chuyện cấm xe ba bánh, đang gây ra bao nhiêu chuyện lúng túng cho mọi người? ( trừ mấy vị ban hành luật vì họ ở nhà mặt tiền, xài xe 4 bánh)
    Thường thì ta có 3 kiểu bàn: kiểu bàn tới, kiểu bàn lui,và kiểu bàn ngang ! Có điều bàn kiểu gì đi nữa, thì cũng để xả stress chút xíu, may ra thì có thể rút ra vài ý để tiếp tục mang đi bàn chỗ khác ! Nhưng dù sao, nó cũng có một tác dụng như một cái gương mà các bậc cha mẹ có thể qua đó, tự nhủ: không ngờ con cái ta lại khổ tới dường đó, để thông cảm hơn với những mái đầu xanh, cũng như có thể điều chỉnh một chút cách ứng xử với con trong gia đình.
    Còn cái gọi là "những người lớn ngoài xã hội" thì dường như đã "tê liệt cảm giác xấu hổ" rồi, nên dù có lôi đích danh, có mời các vị ấy "nhìn thẳng vào sự thật" tới cỡ nào đi nữa thì cũng chỉ có thể "luôn luôn lắng nghe - lâu lâu mới hiểu " thôi, và sau đó thì lại lục đục đổi mới theo kiểu con kiến bò miệng chén, hoặc quyết tâm "rút kinh nghiệm" để tiếp tục ...sai ( có thế mới có thể rút nữa chứ) !
    Vì vậy, bàn thì vẫn nên bàn, ai có tai thì nghe - thế thôi !
     
  4. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Em thấy ý kiến của bác Khanh thật chí lý nhưng em nghĩ rằng vừa bàn vừa đóng góp các giải pháp thì chắc là sẽ hay hơn.

    Em tin, các diễn đàn không phải chỉ có mình mình biết, mình mình hay đâu.
     
  5. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Không hiểu sinh ra các Viện Nghiên cứu xã hội, các khoa tâm lý để làm gì nhỉ?

    Em thấy hôm qua, thời sự có nói tới 2 đề tài nghiên cứu: về đời sống tinh thần của các nữ công nhân và lối sống thành thị nhưng đặc chất nông thôn... thực sự là những đề tài hay, ấn tượng... nhưng nó mới dừng ở việc khơi gợi ra vấn đề, chứ chưa tìm được biện pháp giải quyết... Chẳng lẽ cứ mãi đổ là do thời kỳ, do đang trong giai đoạn phát triển nên vậy?

    Chuyện giáo dục thì em thấy không phải mình, mà kể cả tây, các nước phát triển, ngay trong nội bộ cũng hài lòng với các giáo dục vốn được xem là kiểu mẫu cho các nước chậm phát triển, đang phát triển...

    Xã hội nào cũng có người xấu, người tốt... nên ngành GD không thể đổ cho cha mẹ học sinh được. Tôi dám cam đoan rằng đa phần cha mẹ không muốn con cái biết cha mẹ chúng đang làm việc xấu... Hơn thế, cha mẹ nào cũng mong giáo dục con thành người tốt nhưng tìm đỏ con mắt bên trái, đau con mắt bên phải... cũng không tìm được sách giáo dục con, không tìm được các khóa học làm cha mẹ uy tín... Vậy nên mới có cảnh, vớ được cuốn sách trong ngoài nước nào hay hay là truyền nhau photo...

    Lỗi là do các nhà giáo dục, các nhà tâm lý, các tổ chức gọi là "gia đình và trẻ em", đi nước ngoài học tập mỗi năm hàng chục chuyến, nhận tài trợ của không biết bao nhiêu tổ chức để tuyên truyền, giáo dục trẻ cũng như nâng cao kỹ năng làm cha mẹ nhưng kết cục là chẳng có bất cứ 1 hoạt động nào thiết thực, ngoài mấy buổi tổng kết với những con số ấn tượng... đăng tải trên khắp các mặt báo nhưng ko ai thèm đọc vì nó không có thiết thực với người đọc, họ không thấy được lợi ích họ có trong đó...

    Bây giờ mà các "chuyên gia" vẫn còn tranh cãi: "Thế nào là nghịch hư với nghịch ngoan" thì tôi thấy thật là nực cười.

    Mà cứ bàn đi bàn lại thế này để làm gì nhi? Giải pháp cụ thể sau mỗi buổi hội thảo không bao giờ có, kết quả cũng ko bao giờ công bố... Kết cục là năm nào cũng như năm nào, hội thảo thật sôi nổi, chỉ ra ti tỉ những nguyên nhân nhưng giải pháp thì lúc nào cũng chỉ là hứa xem xét, hẹn nghiên cứu...
     
  6. rongdat

    rongdat Banned

    Tham gia:
    3/1/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    sao bạn lại nói gay gắt như thế, mình đâu có ý phản bác thảo luận vấn đề này đâu; đây là vấn đề lớn nhất của xã hội mà; "trẻ thơ là tương lai của đất nước" lời bác Hồ dạy;
    bạn có nghĩ rằng, "những người lớn ngoài xã hội" là cũng có bạn trong đó ko ?

    Mình đồng ý với các bạn là trách nhiệm của các nhà tâm lý giáo dục trẻ thơ là có lỗi, nhưng phần lỗi chính vẫn là của những người mà vẫn được gọi là người lớn chúng ta; Chúng ta, với danh nghĩa là những bậc làm cha, làm mẹ, ai cũng thương yêu con cái và muốn con cái chúng ta ngoan giỏi, có ích cho xã hội sau này nhưng những hành động của chúng ta lại vô tình gây ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ non nớt của chúng
    Vậy chúng ta, với những người được gọi là người lớn, những người dẫn dắt, lèo lái con thuyền trẻ thơ, có cần phải xem lại những hành động đi ngược với suy nghĩ của mình ko ?

    Mọi người, vẫn đều hô hào "Vì tương lai con em chúng ta" nhưng lại quên mất chúng ta đang sống trong một xã hội, chứ ko phải chỉ có 1gia đình

    Note: mình chỉ nói lên suy nghĩ của mình, ko muốn chỉ trích riêng ai; và ko biết sắp xếp trật tự câu nói, nếu có gì ko đúng mong các bạn chỉ dẫn để mình hoàn thiện hơn; Cảm ơn các bạn nhiều
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Diễn đàn là nơi trình bầy, trao đổi và chia sẻ những ý kiến cá nhân, vì thế việc mâu thuẫn trong cách nghĩ, cách nhìn là chuyện bình thường - Nhưng, điều quan trọng là đừng nên hiểu lầm ý của nhau, đưa đến những tranh luận không cần thiết.
    Ở đây, hai ý của tôi mà bạn Rongdat trích dẫn, đã có sự hiểu lầm
    1/ Ai có tai thì nghe : Ở đây, tôi muốn nói đến các chuyên gia giáo dục, những người có chức, có quyền cần phải có cái "tai" vì như tôi đã nói " luôn luôn lắng nghe - lâu lâu mới
    hiểu" các vị ấy luôn miệng nói, phải lắng nghe ý kiến người dân, nhưng họ nghe bằng cái miệng, chứ không phải bằng cái tai và nhất là không phải bằng cái tâm.
    Tôi không có gì gay gắt với các thành viên của DĐ, chúng ta là những bậc cha mẹ, quan tâm đến việc giáo dục con cái, đau lòng trước những xáo trộn của hệ thống GD ngoài XH, mới phải vào đây để trao đổi, học hỏi hay "trút bỏ" những khó chịu, căng thẳng , chứ không phải để trách móc nhau hay gay gắt với nhau làm gì - mong bạn hiểu cho.
    2/ "những người lớn ngoài XH" ở đây cũng thế, có lẽ vì tôi nói hơi chung chung - nên bạn hiểu người lớn là người đã trưởng thành, ý tôi muốn nói những người lớn là các VIP - các người có những chức vụ lớn ngoài xã hội - và dĩ nhiên là không có tôi, tôi chỉ là một hạt cát giữa biển đời, thế không có, lực cũng không - tôi chỉ có những suy nghĩ và sự đau lòng trước một môi trường giáo dục đang được thả nổi, đang được vận hành bởi những kẻ đã tê liệt dây thần kinh xâú hổ rồi !
    Như bạn đã nói, chúng ta trình bầy những suy nghĩ của mình - có thể đúng, và cũng có thể chưa đúng, nên cần có sự góp ý, tôi rất trân trọng những góp ý của bạn vì điều đó có lợi cho tôi rất nhiều.

    Vì vậy, tôi cũng xin góp ý một chút về ý của bạn Rongdat:
    "Vậy chúng ta, với những người được gọi là người lớn, những người dẫn dắt, lèo lái con thuyền trẻ thơ, có cần phải xem lại những hành động đi ngược với suy nghĩ của mình ko ?
    Nếu hiểu theo nghĩa của tôi - người lớn đây là những người đang nắm quyền vận hành hệ thống giáo dục ( dẫn dắt, lèo lái con thuyền trẻ thơ ?) thì ý này tương đối hợp lý, dù chưa được rõ ràng ( con thuyền giáo dục trẻ thơ thì rõ hơn, đúng không bạn?) Hành động thì nên đi đôi với lời nói - còn suy nghĩ là những ý nghĩ chưa nói ra, làm sao có thể biết là suy nghĩ đó đi ngược lại hành động được !
    Nhưng nếu theo ý của bạn, người lớn ở đây gồm cả bạn và tôi ( vậy chúng ta, những người được gọi là người lớn) thì chúng ta đâu có quyền lèo lái con thuyền trẻ thơ đâu ? Chúng ta là những bậc cha mẹ, chúng ta có bổn phận và trách nhiệm chăm sóc con cái, và chúng ta buộc phải giao con cái chúng ta cho những "người lớn - những VIP" của ngành giáo dục, lèo lái tương lai con em của mình đến những bến bờ không xác định, trở nên những người thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin, có những kiến thức rỗng, phải nhồi nhét đủ thứ không tiêu hóa nổi! thì liệu chúng ta có an lòng không? Đành rằng, cũng có nhiều cha mẹ thiếu nhân cách, thiếu kiến thức nên đã bỏ mặc con cái, hay giáo dục con cái bằng những tấm gương xấu - Nhưng những người có trách nhiệm - nhận trách nhiệm trước người dân, trước xã hội ( vì thế họ mới có quyền và có lợi ) không thể vin vào đó mà nói rằng, mọi bậc cha mẹ phải lo dạy dỗ con cái bằng năng lực và nhân cách của mình, học sinh quậy phá, hư hỏng là tại cha mẹ, chứ không phải tại nhà trường, điều đó không đúng, đó là thái độ đổ thừa - rất ấu trĩ !

    2/" Mọi người, vẫn đều hô hào "Vì tương lai con em chúng ta" nhưng lại quên mất chúng ta đang sống trong một xã hội, chứ ko phải chỉ có 1gia đình "
    Cũng thế, với ý này, cụm từ "mọi người" ở đây không thể hiểu được là tất cả mọi người, có bạn và có tôi - có thể là có bạn, nhưng không có tôi - vì tôi không bao giờ hô hào "vì tương lai con em chúng ta" mà tôi chỉ mong rằng những người có trách nhiệm với công việc giáo dục con em chúng tôi, hãy biết "lắng nghe" và "nhìn thẳng vào sự thật" , dám dũng cảm nhận trách nhiệm, để từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục tốt hơn, thiết kế những nội dung GD hiệu quả hơn, thực tế hơn - Còn ý tưởng "chúng ta đang sống trong một xã hội - chứ không phải chỉ có 1 gia đình" theo suy nghĩ của tôi là rất đúng cho hệ thống các cơ quan hiện nay, trong các cơ quan, đầy dẫy những " chú tư, dì Bảy, Bác Ba.." thủ trưởng như một ông bố trong một gia đình, nhân viên được xem là con cháu - và một nguyên tắc cần phải được chấp hành vô điều kiện, đó là "thủ trưởng luôn luôn đúng" Chính vì suy nghĩ, cơ quan là gia đình, nhân viên là con cháu đã khiến cho xã hội bị trì trệ bởi tinh thần gia trưởng!
    Còn nếu như, bạn nghĩ rằng, mọi người là tôi, bạn và các bậc cha mẹ khác, thì câu này không hợp lý, vì nếu tôi, bạn, những bậc cha mẹ khác chỉ biết 1 gia đình, là gia đình của chúng ta, không cần biết đến những người xung quanh ( trong xã hội) thì có lẽ, chúng ta chẳng cần vào cái forum này, để đưa ra cái nỗi "lòng" của mình làm gì - (nhà tui, tui ở, vợ tui tui nuôi, con tui tui dạy, cần quái gì biết đến ai) phải không bạn?
    Một lần nữa, cũng xin nhắc lại ý của bạn Rongdat là trên đây chỉ là ý kiến cá nhân, có thể thuận ngôn nhưng nghịch nhĩ - mong các bạn cho chữ đại xá, nếu có sai lầm.
     

Chia sẻ trang này