Những bài học trẻ cần được dạy càng sớm càng tốt

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi seichan, 23/1/2008.

  1. seichan

    seichan Banned

    Tham gia:
    18/12/2007
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    18
    Có bé 4 tuổi vẫn không biết nói "xin lỗi, cảm ơn", hoặc 5 tuổi vẫn chỉ ăn quanh quẩn cá, thịt... Đó là do bố mẹ đã lơ là trong việc dạy con. Thực tế, những kỹ năng sau cần hình thành cho trẻ ngay từ lúc bập bẹ.

    1. Bài học về sự tôn trọng.

    Đây là những bài học đầu đời quan quan trọng nhất đối với con trẻ. Các chuyên gia giáo dục đã kết luận “Trẻ em trộm cắp, nói dối, lười biếng… chưa phải là trẻ hư - Trẻ hư là trẻ không biết tôn trọng người khác”. Tính ích kỷ nếu đã định hình chắc chắn sẽ gây nên hậu quả mà chính cha mẹ sẽ là người lãnh chịu đầu tiên.

    Cần tập thói quen cho trẻ phân biệt và tôn trọng tài sản của mình và cha mẹ, sau đó là tài sản của các bạn và người khác. Cần giúp trẻ hiểu rằng không nên xâm phạm đến tài sản của người khác, dù của những người thân trong gia đình. Đây là những bài học đầu đời về quyền sở hữu và pháp luật đối với trẻ.

    Cha mẹ nên dạy bé bằng những câu như, “Suỵt, con nên giữ yên lặng khi chị gái đang ngủ”, “Con đừng chơi hoặc lấy những đồ/vật không phải của mình”…. Những bài học này cần nói nhỏ nhẹ với trẻ nhưng phải đầy kiên quyết.

    2. Phép xã giao đơn giản

    Ngay một số người lớn cũng còn khó khăn khi nói đến hai chữ “xin lỗi”. Chúng ta cần tập cho trẻ dùng những từ ngữ thích hợp để cảm ơn hoặc xin lỗi người đối diện. Nên giúp trẻ nhận ra phép lịch sự (hoặc khi dùng những từ ngữ ấy) là điều bình thường trong xã hội. Bạn có thể chứng minh điều này với trẻ khi có dịp xem một bộ phim hay một chương trình truyền hình mang tính giáo dục cao.

    “Chào con, bố đi làm mới về”, “Mẹ cảm ơn con”, “Bố xin lỗi vì đã làm con đau”…. Những quy tắc lịch sự nhỏ nhặt ấy phải được bắt đầu ngay từ chính các bậc cha mẹ. Bạn hãy xem các “bài tập thực hành” về phép lịch sự ấy như là những trò chơi giữa bố mẹ và bé yêu, bất kể trẻ có hiểu hết được các từ ngữ ấy hay không. Ban đầu có thể tập bằng cách cho trẻ nói máy móc các từ đó, khi trẻ bập bẹ tập nói.

    3. Tính ngăn nắp, vệ sinh

    Bạn hãy cố gắng dạy trẻ ngăn nắp, vệ sinh ngay khi bạn chưa thực sự quan tâm đến việc này trong cuộc sống hàng ngày của mình. Cần tập dần cho trẻ thói quen để giày dép ngay ngắn, thu dọn đồ chơi trước khi đi ngủ, bỏ quần áo bẩn vào máy giặt. Bạn hãy chuyển những bài học ấy thành những trò chơi thú vị đối với trẻ, hãy chuẩn bị cho trẻ một cây chổi nhỏ để trẻ có thể “cùng” bạn quét nhà, “Mẹ và con cùng chơi lau nhà nhé”, “Con đến giúp mẹ rửa bát nha”….

    4. Chấp nhận thất bại

    Ai mà lại không thương yêu con mình. Tuy nhiên bạn không nên thực hiện theo mọi yêu cầu của trẻ. Nếu được thỏa mãn mọi yêu cầu thì khi lớn lên trẻ sẽ ích kỷ, ỷ lại, mất ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn. Bạn cần cương quyết nói “không” với trẻ về những yêu cầu mà bạn cho là không cần thiết hoặc nguy hiểm. Có thể trẻ sẽ khóc và bị tổn thương, bạn hãy chấp nhận điều “đau đớn” ấy cho đến khi bạn thấy nên chủ động làm hòa với trẻ.

    Một số chuyên gia đã hướng dẫn nên lái trẻ sang việc khác khi gặp tình huống trẻ yêu cầu mà bạn không đồng ý. Tuy nhiên, xét ở khái niệm “học thất bại”, đôi khi chúng ta cần “thi gan” với trẻ, nếu thấy không nguy hiểm, bạn hãy để trẻ khóc cho đến khi trẻ tự nín, hoặc khi thấy trẻ bắt đầu từ bỏ “yêu sách” và tự chuyển sang trạng thái tinh thần khác. Đó sẽ là những bài học thất bại đầu đời vô cùng quý báu đối với trẻ.

    Bạn đừng lo rằng nếu để như vậy trẻ sẽ bị tổn thương. Trái lại, các nhà khoa học đã kết luận, con người đã biết cảm nhận tình yêu thương thực sự ngay từ lúc còn sơ sinh. Do đó, nếu thực sự yêu con, bạn sẽ có đến những 1001 cách để thể hiện cơ mà.

    5. Tính kiên trì vượt khó

    Trừ những tình huống nguy hiểm và các trò chơi có thể làm lệch hướng phát triển giới tính của trẻ, bạn hãy để con em mình tự nhiên chơi những trò chơi mà bé nghĩ ra. Bạn sẽ thấy thú vị khi ngồi quan sát trẻ chơi những trò ngây thơ của mình, trẻ chạy vòng vòng quanh thân cây, nghịch cát, vẽ những hình bất định…. Bạn cũng hãy ngồi yên hoặc lánh mặt kể cả những khi bé té ngã và la khóc. Hãy để trẻ tự đứng lên và tiếp tục “trò chơi cuộc sống” của mình.

    Trừ khi có sự yêu cầu của trẻ, tốt nhất là bạn cần hỏi “con có cần bố giúp không?” – và hãy tôn trọng câu trả lời của trẻ.

    6. Tập ăn đa dạng

    Việc trẻ không biết ăn rau, ớt, hành, mướp đắng… là do lỗi của chính cha mẹ chúng. Ăn uống đa dạng là yêu cầu quan trọng của sự phát triển ổn định và bền vững cơ thể người. Hãy tập dần để trẻ có thể tiếp nhận mọi vị chua, đắng, cay, mặn, ngọt của cuộc sống ngày nay. Việc giới hạn thức ăn - uống chính là bạn đã giới hạn khả năng thích nghi và tồn tại của trẻ sau này.

    7. Làm quen với ngoại ngữ

    Bạn đừng lo khi dạy cho trẻ song song 2 ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và một ngôn ngữ khác). Bên cạnh khả năng phát âm, não bộ của trẻ cũng sẽ trở nên linh hoạt và có trí nhớ tốt hơn, các nhà khoa học đã kết luận như vậy. Bạn có thể dạy trẻ học cả tiếng Việt và một ngôn ngữ khác khi tập đếm, học các chữ cái hay gọi tên các đồ vật/loài vật thông thường.

    8. Những thuật ngữ giới tính theo giải phẫu học

    Các chuyên gia về giáo dục giới tính đều thống nhất rằng cần sớm dạy trẻ con những thuật ngữ chính xác về giới tính theo ngành Giải phẫu học. Cần biến các thuật ngữ “dương vật”, “nhũ hoa”, “hậu môn”… trở nên bình thường ngay từ những năm đầu đời của trẻ con. Đây là bước chuẩn bị bắt buộc phải có để tiến hành các biện pháp giáo dục giới tính hữu hiệu về sau.

    Chúng ta khó có thể nói đến giáo dục giới tính có hiệu quả khi mà cả người nói lẫn người nghe đều ngượng ngùng khi đề cập đến những từ ngữ đơn giản theo khoa học ấy.

    Bạn đừng cho rằng một hoặc các kỹ năng trên là quá sớm đối với con trẻ của mình. Hãy bắt đầu ngay khi có thể. Hãy suy nghĩ nhiều hơn và nhờ đến các chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ khi bạn còn ngờ vực hay bối rối.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi seichan
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Một bài viết ngắn gọn, súc tích - Mong bạn cho biết nguồn trích dẫn.
     
  3. gauconcuame

    gauconcuame Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/8/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hay quá !!
    Đọc bài viết này lai thêm nhiều kinh nghiệm nuôi con tốt .Mai em phải đọc cho bà nội cún nha em nghe mới được .Thằng cun nhà em hay nghịch té mà chỉ nhẹ thôi .Em muốn cháu tự đưng dạy nhưng bá nói là nó ngã phải chạy ngay đỡ nó dạy , ko nó tủi thân .Thế là bây giờ ngã làcu cậu cứ nằm ì ra ,ko thì khóc bù lu bù loa lên . Po' tay hix
     
  4. giadinhkien

    giadinhkien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/1/2008
    Bài viết:
    1,969
    Đã được thích:
    452
    Điểm thành tích:
    173
    bài viết rất hay, mình cũng thấy việc khó ăn của trẻ phần lớn do lỗi của cha mẹ, vì vậy khi con mình ăn, mình ko quá cầu kì và khích lệ con nhiệu VD: con ăn cháo nhè rau ra, mình bảo "rau ngon, con ăn đi" thế là lại bỏ vào mồm ăn tiệp
    Đôi khi cha mẹ thấy con nhè rau ra (hay cái gì lợn cợn thực sự có thể ăn tiếp đựơc) thì vội vã vứt đi và đồng tình với trẻ rằng cái ấy ko ăn được, rồi thành thói quen khó ăn ở trẻ, sau này bản thân cha mẹ sẽ rất mêt. vì trẻ nhè rau không hẳn đã là ko ăn đựoc, có khi chỉ vì hiếu kì thấy một cái gì đó khác lạ trong miệng thội
     
  5. cún vịt 1903

    cún vịt 1903 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/6/2007
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Bài viết hay quá, các bố, các mẹ có bài nào hay post lên nữa đi ạ.
     
  6. DUCTRUNGHN

    DUCTRUNGHN Banned

    Tham gia:
    18/2/2008
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Tôi có một điều muốn được chia sẻ ở mức độ khái quát rất cao khi chúng ta dạy con cái đó là : DẠY CHO CHÚNG BIẾT THẾ NÀO LÀ NGƯỠNG . Mong các ông bố, bà mẹ đọc và ngẫm nghĩ xem có đúng hay không ? Tất cả những điều chúng ta dạy trẻ nếu làm được 1 điều ở trên thì nó sẽ trở thành con ngoan trò giỏi và sau này sẽ là người có ích cho xã hội .
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cái gọi là ngưỡng, hay là mức giới hạn chính là điều dùng để phân biệt giữa trẻ con và người lớn, và thậm chí còn dùng để phân biệt giữa người lớn đã trưởng thành với người lớn mà còn tính trẻ con !
    Tuy nhiên , đây cũng là 1 đặc điểm tâm sinh lý nên không phải ở lứa tuổi nào chúng ta cũng có thể dạy cho trẻ biết ....dừng đúng lúc ! hay nói cách khác, chúng ta chỉ có thể giúp cho trẻ trên 3 tuổi nhận biết dần dần về cái hữu hạn, vì nếu đùng một cái mà yêu cầu : đủ rồi nghe con thì chẳng ăn thua gì ! Và cho đến 6 tuổi thì trẻ mới thực là có thể biết người biết ta... Nhưng cũng còn rất nhiều người, dù được dạy bảo cẩn thận, vẫn cứ như cái thùng không đáy, cái gì trong tay ta là của ta, vì vậy, có rất nhiều trẻ con trong thân xác người lớn ở xã hội này.
    Còn một điều nữa, khi trẻ ý thức được giữa cái của tôi và cái của người khác, cái của chúng ta ... thì chỉ trở thành một người biết nhận thức, chứ chưa hẳn là sẽ trở thành con ngoan trò giỏi đâu , vì con mà cha mẹ đặt đâu ngồi đó, chỉ dẫn ẩu tả , áp đặt đủ thứ mà vẫn cứ cắm đầu chịu đựng là con ngoan chứ gì ? còn trò giỏi là học thuộc bài như cháo, làm văn mẫu cứ như nước chẩy mây trôi, đủ sức đi thi học sinh gỏi toàn quốc, nhưng xe đạp sút sên không biết chữa, cầu chì đứt bóng không biết thay, chỉ biết bắt chước không có trí sáng tạo thì vẫn là học sinh giỏi như thường !( bây giờ HS trung bình và yếu mới là hàng quý hiếm) - Những điều này thì một người biết nhận thức, biết giá trị của bản thân sẽ không bao giờ làm và vì thế có khi lại trở thành con hư, học sinh cá biệt không biết chừng !
    Nói chơi vậy thôi - nhưng nếu chúng ta ( những người lớn !) mà biết thế nào là Ngưỡng thì học sinh ( là con em chúng ta ) đã đỡ khổ biết chừng nào rồi - vì thế trước hết xin quý vị người lớn xin hãy biết THẾ NÀO LÀ NGƯỠNG !
     
    mebonMeCop thích.
  8. mecunyeu

    mecunyeu Banned

    Tham gia:
    18/3/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bài viết của seichan hay quá! Mong các mẹ có nhiều bài cho em tham khảo với nhé! Cảm ơn nhiều nhé!
     
  9. mebon

    mebon Thành viên mới

    Tham gia:
    19/11/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Dạy con như thế nào
    21/03/2007

    Ảnh: Jupiterimages.comLứa tuổi chập chững biết đi đặc biệt rất khó dạy bảo. Chúng nhõng nhẽo chỉ để mọi người biết rằng chúng là một phần của gia đình. Vì vậy, đôi khi bố mẹ cũng cần chịu nhịn/nhượng bộ đi một chút vì sự yên ổn của gia đình! Nhưng khi nhượng bộ trở thành thói quen, bọn trẻ sẽ coi việc cáu gắt của chúng là bình thường và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mình gần như bất lực trong chính ngôi nhà của mình.


    Đừng sợ! Cho dù bạn đang cố gắng để cuộc sống bạn không trở thành địa ngục hay bạn đang tìm cách để lấy lại thăng bằng, bạn có thể sử dụng những mẹo đơn giản không hề có hại cho con bạn nhưng lại giúp bạn làm chủ được tình huống. Và nếu bạn cục vàng của bạn vẫn đang ở trong độ tuổi bế ẵm trên tay, những lời khuyên sau sẽ giúp bạn tránh nhiều tình huống, thậm chí cả trước khi tình huống xảy ra.


    1.Thiết lập thời gian biểu


    Đưa ra thời gian biểu để đưa con bạn vào khuôn phép và giúp chúng đoán biết được chúng sắp phải làm gì - điều này bọn trẻ sẽ rất thích. Thời gian biểu cũng mang lại cho bạn thêm thời gian để có thể giải quyết những vụ việc do trẻ gây ra nếu xảy ra, hoặc để bạn có thời gian dành riêng cho mình mà không cảm thấy mình đang ích kỷ. Bạn nên lập thời gian biểu cho từng đứa trẻ. Điều cuối cùng bạn cần phải nhớ, đó là người bạn đời của bạn. Hãy nhớ rằng mình có người bạn đời bên cạnh. Đó là cách mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người.


    2. Dự đoán được hành động tiếp theo


    Một khi bạn đã lập ra thời gian biểu, bạn nên nhắc nhở con mình giờ nào phải làm gì và khi nào thì cần phải xong. Một ví dụ tôi có thể nêu ra ở đây là việc bạn chuẩn bị cho con đi trẻ vào mỗi buổi sáng. Hãy bảo với chúng rằng "Chúng ta sẽ đi trong mười phút nữa đấy nhé. Lúc đó là mấy giờ nhỉ?" và phải liên tục nhắc nhở chúng.


    Theo cách này, khi bạn bảo con trẻ mặc áo khoác vào để đi trẻ, chúng sẽ hiểu vì sao và sẽ không mè nheo gây rối nữa.


    3. Cho bọn trẻ tham gia vào công việc


    Nên cho bọn trẻ tham gia vào công việc để mọi thứ nhanh chóng sẵn sàng. Thuyết phục chúng tự mặc áo khoác, bảo chúng tự đi giày vào. Bạn có thể giúp chúng nhưng phải để chúng tự làm là chính. Trẻ con sẽ thích như vậy! Cứ tin tôi đi, trong vài năm nữa, bạn sẽ mong đến ngày bọn trẻ thích thú tự mình dọn bàn ăn...


    4. Chia sẻ công việc cùng nhau


    Ngay cả khi bạn chỉ có một mình, sẽ có lúc bạn bè bạn, người bạn mới của bạn hoặc gia đình lớn của bạn giúp bạn việc chăm sóc con nhỏ. Nếu bạn không làm việc theo nhóm, chắc chắn bạn đang tự làm cho cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Nếu bạn không hỗ trợ nhau, con cái bạn sẽ sớm cảm nhận được sự yếu kém trong "hệ thống" và bắt đầu đánh lộn nhau. Bạn sẽ thấy mình như không thể kiểm soát được tình hình nữa.


    Cùng phối hợp với bạn đời của mình hoặc người chăm sóc trẻ để tìm cách bảo bọn trẻ thôi ngay các trò nghịch ngợm. Cần đảm bảo rằng mọi người đều hiều cách đó và tuân thủ theo......! Nên nhớ rằng bọn trẻ rất dễ vào khuôn phép nếu mọi người đều nói với chúng theo đúng một cách.


    5. Nói thẳng


    Thực tế thì sớm muộn gì cũng sẽ có cách để bọn trẻ thôi các trò của chúng. Nhưng bao giờ cũng có cách để chúng làm theo ý của chúng ta/ hiểu ý chúng ta một cách hiệu quả.


    6. Hiểu bọn trẻ


    Cho dù là ai (thậm chí là đứa trẻ 3 tuổi), con người bình thường khó có thể phớt lờ người đang nhìn chằm chằm vào mắt mình. Thêm vào đó, nếu bạn nói thẳng với bọn trẻ, chúng sẽ dễ hiểu và nhận ra rằng bạn đang nói nghiêm túc chứ không phải bạn đang đùa với chúng.


    7. Thay đổi giọng


    Nói dứt khoát và hạ giọng. Đó cũng là cách để chúng hiểu rằng bạn đang không đùa với chúng. Điều này cũng cho bọn trẻ thấy thực tế bạn đang rất bực với chúng.


    8. Giải thích cho bọn trẻ những gì chúng làm là sai


    Bạn phải nói với con để chúng hiểu những gì chúng làm là sai, nếu không, chúng sẽ không hiểu vì sao bạn tức giận và chúng sẽ không hiểu khi nào thì một hành vi của chúng là tốt và khi nào thì xấu. Một ví dụ có thể kể ra là khi bạn nói với chúng" Tommy,không được cắn người khác vì như thế sẽ là hư và sẽ làm họ đau"


    Khi bọn trẻ vừa bắt đầu "hành động"


    9. Sử dụng "bậc thang dành cho đứa trẻ hư"


    Bảo với chúng rằng nếu chúng tiếp tục như vây, ra ngồi ở khu dành cho đứa trẻ hư (có thể là bất cứ nơi nào bạn chọn trên cầu thang nhà mình ) – khu vực này tách biệt khỏi sinh hoạt và không khí vui vẻ của gia đình, không hề thú vị tẹo nào.


    Cho bọn trẻ cơ hội thể hiện là đứa trẻ ngoan. Nếu chúng vẫn không nghe lời, đưa chúng ra khu bậc thang dành cho đứa trẻ hư và một lần nữa, hãy bảo với chúng rằng những gì chúng làm là sai, bảo cho chúng biết chúng sẽ phải ngồi đó bao lâu. Ví dụ, "Ngồi đây cho đến khi con thấy mình sai và muốn nói xin lỗi " hoặc "Ngồi đây cho đến khi con thấy mình muốn ra bàn ngồi ăn."


    Theo dõi chúng. Không cho bọn trẻ rời khỏi bậc thang và không cho chúng tiếp tục hành vi sai vừa nãy. Phải rất kiên quyết và cứng rắn.


    Chú ý: Bạn có thể thay "bậc thang dành cho trẻ hư" bằng "góc nhà dành cho trẻ hư"


    10. Theo dõi hành động


    Hãy tưởng tượng ngân hàng thông báo với bạn rằng bạn phải trả lãi suất nếu bạn rút quá tiền trong tài khoản, nhưng lại cũng cho bạn qua và nói rằng "Chỉ lần này được bỏ qua thôi đấy nhé" Bạn lại rút quá tay lần thứ hai và lần này họ lại không thể thu lãi của bạn được..... Bạn sẽ sơm hiểu ra rằng cũng chẳng sao nếu bạn lại rút quá tiền vì ngân hàng sẽ không để ý.


    Điều này giống như khi bạn bảo con mình không được làm gì và đe doạ sẽ phạt chúng....... nhưng sau đó nói "Thôi được rồi, con không bị phạt ngồi ở bậc thang dành cho trẻ hư nũa, nhưng hứa với mẹ là không được hư như vậy nữa" và bạn lại ôm chúng vào lòng. VIệc này liệu có giúp bạn ngăn con bạn không một lần nữa cắn bạn Sarah nhà hàng xóm? Tôi không nghĩ vậy. Chìa khoá nằm ở chỗ, nếu bạn không giữ lời và làm như mình đã nói, con bạn sẽ không làm những gì bạn nói.


    11. Khen chúng mỗi khi con bạn làm được việc tốt


    Khen con bạn mỗi khi chúng cư xử đúng mực. Nếu chúng quay lại bàn ăn sau khi đã bị ngồi ở bậc thang dành cho trẻ hư, và ăn hết khẩu phần ăn, hãy ghi nhận điều đó. Lên giọng và nói nhẹ nhàng với chúng rằng "Ngoan lắm, con ăn hết rồi! "Suy cho cùng, thực sự thì chúng cũng đã làm được việc tốt và chúng sẽ vui vì biết chúng vừa làm hài lòng bạn.


    12. Nhất quán


    Quan trọng nhất là bạn phải theo dõi đứa trẻ sát sao. Đe doạ rồi bỏ đấy sẽ không thuyết phục được chúng, ngay cả đứa trẻ 2 tuổi cũng không sợ. Bạn có thể cảm thấy rằng mình thật tệ nếu bắt đứa trẻ phải cư xử bằng được hành động mà bạn cho là tốt. Nhưng hãy nhắc đứa trẻ nhớ đến khi chúng bị bạn bè thầy cô cười ở trường vì chúng liên tục quậy phá? Nhắc đứa trẻ nhớ đến những đứa bé hư cứ đòi bằng được theo cách của mình. Đó là hậu quả bạn gây ra nếu bạn để con mình muốn gì được nấy. Vì vậy, hãy làm vì con bạn nếu bạn vẫn thấy áy náy khi bắt con theo ý mình.

    Một số mẹo khác:


    Anh chi em chành choẹ nhau


    Bọn trẻ nhà bạn có thể thường xuyên cãi nhau, đặc biệt là khi bạn có cả con trai và con gái vì chúng không có cùng sở thích chọn đồ chơi. Hướng chúng vào những trò chơi mang tính đồng đội và đối kháng, không nên chỉ chơi trò chơi một mình. Đó là cách tốt để chúng có thể chơi hiền hoà với nhau. Chúng có thể học cách chơi theo nhóm mà không cắn, cấu, xé, hò hét hay khóc lóc.


    Đái dầm


    Không phải lúc nào bọn trẻ cũng đái dầm nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến vấn đề này. Khi giường bị ướt, cần thay ga giường, và đứa trẻ đái dầm phải lên giường cùng bố mẹ dọn dẹp ga. Có thể chúng không cố tình đái dầm nhưng bắt chúng lên giường dọn dẹp cùng bố mẹ sẽ giúp chúng chú ý tới vấn đề này.


    Một cách khác để giải quyết vấn đề này là nhẹ nhàng gọi đứa trẻ dậy và cho chúng đi toilet trước khi bạn đi ngủ. Sau đó, lại đưa chúng lên giường. Việc này có thể cũng giúp hạn chế việc tè dầm.




    Katie Streten - The parenting website
     
    Le Khanh thích bài này.

Chia sẻ trang này