Tranh luận: Cẩn thận với thực phẩm kém chất lượng

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Metre_87, 11/4/2010.

  1. Metre_87

    Metre_87 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/4/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Kỳ I: Thực phẩm, nguy cơ của thế kỷ 21
    Khái niệm thứ nhất của sức khoẻ: khởi đầu là lá gan. Cắt đi một quả thận, bạn vẫn sống và khoẻ mạnh. Mất tay hoặc chân, bạn chắc chắn vẫn sống và khoẻ mạnh. Không có bất kỳ giác quan nào, bạn sẽ vẫn sống và khoẻ mạnh. Hãy thử giảm ước lá gan, bạn sẽ: khói và bụi trong không khí, với tất cả tác nhân ô nhiễm mà nó có (chì, thuỷ ngân, kim loại nặng…) sẽ nhấm thoải mái vào các mao mạch nhỏ, và …cùng lắm thì vô sinh hoặc sụt giảm trí nhớ tầm 40% của chính bạn và của những thế hệ kế tiếp. Không có lá gan, bạn sẽ: dung nạp không giới hạn tất cả những nguyên tố không có trong danh mục an toàn trên bàn ăn mỗi ngày, để rồi ngộ độc và ung thư ngũ tạng. Không có lá gan thì một tách cafe hay một ly vang đỏ cũng có thể giết bạn. Và đương nhiên, nếu trong trường hợp may mắn hơn, bạn có một lá gan nguyên vẹn nhưng trục trặc (bệnh tât hoặc nhiễm độc), hãy yên tâm chia sẻ cuộc đời của bạn với giường bệnh và bác sĩ. Vậy kết luận đưa ra: không có gì cần bàn cãi, bảo vệ lá gan là bảo vệ chính ban.
    Nguy cơ đầu tiên ảnh hưởng tới lá gan của bạn, một thứ thân thuộc và chắc chắn là bạn không thể từ chối: “thực phẩm”. Bạn sẽ nhịn ăn nếu đọc tiếp những dòng dưới đây?
    Nguy cơ nhiễm độc gan từ thực phẩm:
    1. Đối với thực phẩm tươi sống:
    - Ô nhiễm bắt đầu từ nơi sản xuất trực tiếp: đất canh tác, chuồng trại, ao hồ ô nhiễm, nhiễm độc do phân bón, ảnh hưởng của môi trường xung quanh..
    - Nguy cơ được tích luỹ trong quá trình nuôi trồng, chăm bón: phân bón hoá học, thuốc trừ sâu được sử dụng tràn lan; phân xanh chưa qua xử lý; nước dùng cho hoạt động sản xuất (tưới, tắm, uống cho vật nuôi) bị ô nhiễm; thuốc tăng trưởng, thức ăn kích thích tăng trưởng…
    - Nguy cơ càng hiện rõ khi quá trình thu hái, xuất chuồng: con người sử dụng quá dư thừa chất bảo về thực vật trong chế biến và bảo quản (bảo quản chống thối, hoá chất làm chín, tạo màu, giữ độ tươi ngon cho thực phẩm đã qua chế biến…)
    - Và cuối cùng, trong suốt quá trình vận chuyển, tiêu thụ: các điều kiện cần thiết (xe có máy lạnh, tủ đá, thời gian vận chuyển, địa điểm tập kết và tiêu thụ) đều không bảo đảm vệ sinh.
    2. Thực phẩm chín, chế phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh:
    - Nguồn thực phẩm: không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem bảo hành, thậm chí là thực phẩm thiu thối, lúc nhúc giòi và mốc, chuyển màu, bốc mùi…
    - Cách thức chế biến: nơi chế biến, công cụ chế biến (xoong, chảo, nồi…); các gia vị tạo mùi, màu, dầu ăn dùng trong chiên rán, nước dùng để chế biến, đố đựng và đóng gói… nếu không phải là sản xuất từ nuốc cống, hay không chứa hoá chất gây ung thư thì cũng là chất thải y tế được tái chế không qua kiểm dịch.
    - Hàm lượng dinh dưỡng: thực phẩm bốc mùi thì chứa bao nhiêu hàm lượng dinh dưỡng an toàn? Điều này chắc chắn không cần nói lại. Nhưng đối lập với sự thiếu hụt dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm thì “quá nhiều chất béo, quá ít chất sơ và vitamin cùng với thói quen ẩm thực lành mạnh bị đảo lộn hoàn toàn” - đồ ăn nhanh đang khiến thế kỷ XXI trở thành kỷ nguyên béo phì của nhân loại.
    Cộng gộp tất cả các trường hợp trên, chúng sẽ đi qua dạ dày và vào thẳng lá gan của bạn. Chỉ một chút nước cống trộn với vài chú giòi đã được tiêu hoá, chắc vậy. Và chắc là cũng chỉ cần có vậy để những tế bào gan rung hồi chung báo động đầu tiên.
    Bạn sẽ nhịn ăn? Hãy thử nếu bạn có thể.
    Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Con người có thể nhịn ăn 14 ngày, nhưng không thể nhịn thở qúa 3 phút. Riêng điều này thì cá nhân tôi khuyên bạn đừng thử. Và nếu khả năng còn cho phép, hãy chờ tới kỳ II của chuyên đề, bạn sẽ thấy, “giòi” vẫn còn là dễ chịu.
    “Kỳ II: Sống hay chết là vấn đề của môi trường”
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Metre_87
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    quyosac thích bài này.
  2. Metre_87

    Metre_87 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/4/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Vì thực phẩm bây giờ rất khó an tầm về chất lượng, nên các mẹ hãy nhớ thật cẩn thận khi lựa chọn.:)
     
  3. ha hoa

    ha hoa Guest

    theo mình mua đâu thì mua quen đó, đừng ham rẻ mà nguy. vd mình hay mua gà ác của mẹ Thúy Hòa thì cứ mẹ ấy mình gọi, có chỗ rẻ hơn nhưng lấy ở trang trại nào ai bít có kiểm dịch hay hok?!
     
  4. Metre_87

    Metre_87 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/4/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình cũng nghĩ như thế, nhưng không phải lúc nào cũng đúng được hết cả nên vẫn lo lắm!
     
  5. Metre_87

    Metre_87 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/4/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Môi trường mà bé yêu đang lớn lên là môi trường như thế nào?

    Kỳ II: Sống hay chết là vấn đề của môi trường
    :confused:
    Đừng vội nghĩ rằng mình an toàn khi môi trường làm việc và sinh hoạt của bạn không phải là phân xưởng hoá chất hay khu vực làm giàu Uranium. Ô nhiễm môi trường, một vấn đề đã cũ, và ô nhiễm môi trường sẽ chẳng là gì vì thủng một lỗ ozon cũng vẫn rất xa bạn, nhưng vấn đề nằm ở chỗ thủng một vài tế bào gan thì lá gan của bạn có còn nguyên hiện trạng?
    Tôi sẽ nói rằng, tất cả các sinh hoạt bình thường của chúng ta đang gây biến dạng môi trường.

    1. Những ảnh hưởng trực tiếp:

    • [*] Ô nhiễm không khí: khói bụi trên đường phố (do xăng, dầu bị đốt cháy trong quá trình di chuyển của các phương tiện) mà con người hít thở khi đi làm, đi chơi,…Khói bụi từ các nhà máy. Mùi từ các kênh rạch, ô nhiễm, …Khí thải từ các phương tiện sử dụng trong các hoạt động sống hàng ngày của con người (máy điều hoà, tủ lạnh…)
      [*] Ô nhiễm nguồn nước: nước thải sinh hoạt (xã phòng, dầu rửa bát, dầu tắm và gội,…). Nước thải công nghiệp (trong quá trình sản xuất của các nhà máy). Ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường thuỷ (ca-nô, thuyền máy, tàu viễn trọng tả lớn,…). Ô nhiễm do các hoạt động nuôi trồng và khai thác nguồn thuỷ hải sản không theo tiêu chuẩn an toàn. Ô nhiễm do các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển (dầu mỏ,…).
      [*] Ô nhiễm tài nguyên đất: rác thải là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm đất đai; tiếp theo là quá trình canh tác; chăn nuôi không tuân thủ nguyên tắc an toàn vệ sinh (phân bón hoá học,…); và nước là một nguyên nhân không thể thiếu gây ô nhiễm đất trầm trọng…
    2. Những ảnh hưởng gián tiếp:
    • Ảnh hưởng kinh hoàng nhất mà con người được trải nhiệm chính là ảnh hưởng tới khí hậu: hạn hán, lũ lụt, bão, từ trường trái đất bị ảnh hưởng, bão từ của vũ trụ và mặt trời, tia cực tím ……Khi tầng ozon bị bào mỏng, khi mà băng cứ liên tiếp tan và trái đất thì nóng lên như trong lò vi sóng thì: con người bị nướng chín dưới ảnh hưởng của môi trường. Trong một vài trường hợp khác sẽ là ướp đá hoặc trôi sông.
    Thứ mà hồng cầu vận chuyển ngày nay là oxy trộn với hỗn hợp đến từ môi trường. Và môi trường thì ô nhiễm. Có bao nhiêu khả cho một dòng máu không bão hoà khói bụi khi bạn đang hít thở hàng ngày dưới một bầu khí quyển giống như thứ đã nói ở trên? Và có bao nhiêu khả năng cho lá gan khi mà gan là trạm kiểm dịch đầu tiên của tất cả các phân tử chất trước khi du nhập vào huyết quản của loài người. Bạn chắc không xa lạ lắm với những khái niệm: gan nóng, gan yếu, xơ gan cổ chướng, ung thư gan, hoại tử gan…mà báo đài vẫn nhắc thường xuyên, nếu không thì hãy tập làm quen với chúng.

    “Kỳ III: Tử thù dấu mặt”:mad:
     
  6. Metre_87

    Metre_87 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/4/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Theo đúng mạch bài viết về nguy cơ mà các bé cả gia đình của chị em mình đang đối mặt hiện tại, Metre_87 xin phép các mẹ được post tiếp bài về môi trường và các vấn đề liên quan tới môi trường mà bé yêu của chúng ta đang khôn lớn.
    Ở đây Metre_87 mới chỉ nhắc tới sự ô nhiễm môi trường thực tế, còn những vấn đề khác về xã hội, Metre_87 mong được các mẹ góp ý, để cùng thảo luận và đưa ra các cách gỡ rối nhé!
    Rất mong được các mẹ góp ý thêm nhiều để có thể tạo cho bé yêu một môi trường an tâm nhất để khôn lớn :D
     
  7. Rosa

    Rosa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/11/2009
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Thời buổi bây giờ mình ăn cái gì cũng sợ, huống gì là những thực phẩm cho trẻ ăn chứ. Lo quá đí mất
     
  8. Bố_Tèo

    Bố_Tèo Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    6/11/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn mua gà ác ở mẹ Thuý Hà là ở đâu vậy? Có đảm bảo chất lượng không? Cho mình xin địa chỉ nhé! Mà trẻ hơn 2 tuổi ăn gà ác được không ta
     

Chia sẻ trang này