Thông tin: 10 loại bột cho bé 6 - 9 tháng tuổi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi babyplaza.vn, 26/4/2010.

  1. babyplaza.vn

    babyplaza.vn 04.6675.8266-09.4567.3586

    Tham gia:
    1/12/2009
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    83
    BỘT SỮA - BÍ ĐỎ (Một chén cho 218 calo)

    Nguyên liệu:
    Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
    Sữa bột – loại sữa bé vẫn thường dùng: 15g (4 muỗng canh gạt)
    Bí đỏ 30g (3 muỗng canh gạt)
    Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
    Đường 10g (2 muỗng cà phê)
    Nuớc 200ml (lưng 1 chén)
    Cách làm:

    Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn.
    Hòa 20g bột vào nước lạnh, bí đỏ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
    Cho bột ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
    BỘT THỊT - BỒ NGÓT (Một chén cho 220 calo)

    Nguyên liệu:

    Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
    Bồ ngót 30g (3 muỗng canh gạt)
    Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh)
    Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
    Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
    Cách làm:

    Bồ ngót đâm nhuyễn
    Thịt heo nạc băm nhuyễn, tán đều trong 30ml nước lạnh
    Hòa tan 20g bột gạo trong chút nước
    Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho rau ngót và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
    Cho bột ra chén thêm vào 2 muỗng cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoắc muối iốt. Nêm nhạt.
    BỘT GAN - RAU DỀN (Một chén cho 204 calo)

    Nguyên liệu :

    Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
    Rau dền 30g (3 muỗng canh)
    Gan heo, gà 30g (2 muỗng canh)
    Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
    Nước 200ml (lưng 1 chén)
    Cách làm:

    Rau dền: cắt thật nhỏ hoặc băm nhuyễn
    Bột gạo hòa tan trong ít nước. Sau đó cho hết phần nước còn lại nấu chín.
    Gan heo hoặc gà đã nghiền nát.
    Gan chín, để rau vào nấu sôi lên, cho bột đã hòa tan vào khuấy chín, cho bột ra chén thêm 2 muỗng cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt. Nêm nhạt.
    BỘT CÁ - RAU MUỐNG (Một chén cho 195 calo)

    Nguyên liệu:

    Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
    Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
    Rau muống 30g (3 muỗng canh)
    Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
    Nước 200ml (lưng 1 chén)
    Nước mắm hoặc muối iốt.
    :partyman:
    Cách làm:
    Cá: luộc hoặc hấp chín, nghiền nát.
    Rau muống: rửa sạch, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn. Cho bột vào chén, hòa với ít nước quậy cho tan đều. Cho phần nước còn lại vào xoong đun sôi, cho rau vào nấu chín khoảng 5 phút. Sau đó cho cá, bột vào nấu tiếp cho chín, nhắc xuống, cho vào 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt.
    BỘT CÁ - M ỒNG T ƠI (Một chén cho 192 calo)

    Nguyên liệu:

    Bột gạo 20g (4muỗng canh gạt)
    Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
    Mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
    Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
    Nước 200ml
    Nước mắm hoặc muối iốt.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi babyplaza.vn
    Đang tải...


  2. babyplaza.vn

    babyplaza.vn 04.6675.8266-09.4567.3586

    Tham gia:
    1/12/2009
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    83
    Một số nguyên nhân gây sinh trẻ thấp cân

    Mẹ có cân nặng và chiều cao không đủ tiêu chuẩn, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, mắc bệnh... sẽ có nguy cơ sinh con thấp cân rất cao. Hậu quả là trẻ chậm phát triển thể chất và thiểu năng trí tuệ về lâu dài.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sinh thấp cân thường nặng dưới 2.500 g lúc sinh, trong đó có trẻ đẻ non hoặc chậm phát triển trong tử cung. 60% nguyên nhân sinh con thiếu cân là từ mẹ.

    Tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai:

    Cân nặng: mẹ nặng dưới 40 kg có tỷ lệ đẻ con thấp cân là 28,6%, trong khi tỷ lệ này ở những người trên 40 kg chỉ là 16,6%.
    Chiều cao: mẹ cao dưới 1m45 có nguy cơ sinh con thấp cân cao. Hơn nữa, chiều cao thấp liên quan đến khung chậu hẹp, gây đẻ khó và nguy cơ tai biến sản khoa lớn.
    Chỉ số khối cơ thể - BMI: những bà mẹ thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) và cơ thể gầy yếu sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
    Tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của mẹ khi mang thai:

    Chế độ ăn uống của mẹ trong thời gian mang thai không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý, quá trình tăng lượng máu, dịch mô, nước ối, tử cung, rau thai, dự trữ mỡ và sự tạo sữa sau đẻ.
    Tăng cân: mức tăng cân thường phụ thuộc vào chế độ ăn uống, nghỉ ngơi trước đẻ và tình trạng dinh dưỡng trước khi có thai. Mức tăng trung bình khoảng 10-12 kg. Nếu mẹ tăng cân ít do thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển của bào thai.
    Bệnh tật: mẹ bị nhiễm độc thai nghén, sản giật, tăng huyết áp... sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rau thai. Khi mẹ nhiễm virus rubella cytomegavirus, rau thai bị tổn thương, dẫn đến giảm khả năng nuôi dưỡng bào thai. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể làm tăng cơn co tử cung gây đẻ non hoặc gây tổn thương bánh rau, cản trở máu nuôi thai. Các bệnh thận, tim mạch, thiếu máu ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho thai gây nhồi máu rau thai.
    Chế độ nghỉ ngơi: những người không được nghỉ ngơi trước đẻ, dinh dưỡng thiếu, lao động nặng dễ sảy thai, đẻ non hoặc ảnh hưởng đến tăng cân của trẻ trong bào thai.
    Một số yếu tố liên quan đến quá trình sinh đẻ:

    Tuổi sinh đẻ: mẹ dưới 20 và trên 35 tuổi có nguy cơ sinh con thấp cân cao. Đối với bà mẹ trẻ, thai nghén là một gánh nặng cho cơ thể đang lớn và chưa phát triển hoàn chỉnh. Khung chậu hẹp thường gắn liền với các biến chứng sản khoa, thiếu máu, nhiễm trùng. Đối với bà mẹ lớn tuổi, các chức năng trong cơ thể bắt đầu giảm sút, mạch máu lưu thông kém, không đủ nuôi dưỡng bào thai gây chậm phát triển trong tử cung.
    Khoảng cách sinh đẻ: đẻ dày trong vòng 2 năm sẽ không có đủ dinh dưỡng dự trữ để cung cấp cho thai nhi, do phải tiêu hao năng lượng cho lần đẻ trước và nuôi con. Đẻ nhiều và khoảng cách sinh đẻ ngắn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
    Thói quen có hại:
    Hút thuốc lá: chất nicotin, carbon monoxide sẽ làm giảm vận chuyển chất dinh dưỡng từ máu mẹ sang con, giảm hấp thu thức ăn của mẹ ảnh hưởng đến phát triển bào thai.
    Uống rượu: rượu và các sản phẩm chuyển hóa làm giảm khả năng hấp thu thức ăn, ảnh hưởng đến chức năng gan của mẹ, giảm khả năng vận chuyển axit amin từ mẹ qua rau thai, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng nội tiết và hấp thu của bào thai.:|
     
  3. babyplaza.vn

    babyplaza.vn 04.6675.8266-09.4567.3586

    Tham gia:
    1/12/2009
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    83
    Làm thế nào đề giúp trẻ hay ăn chóng lớn

    Các bậc phụ huynh là những bậc thầy tốt nhất cho con cái của mình! Trẻ con thường hay bắt chước những hành vi cư xử và thái độ của cha mẹ chúng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể nhằm giúp gia đình bạn có những lợi ích thiết thực.

    Ưu tiên cho bữa ăn gia đình: Hãy lập ra thời gian biểu cố định cho các bữa ăn. Khuyến khích con trẻ tham gia đóng góp ý kiến về việc lập thời gian biểu, dắt trẻ đi chợ, khuyến khích trẻ cùng bố mẹ chuẩn bị bữa ăn để tạo hứng thú cho trẻ đối với thực phẩm trước khi ăn.
    Tạo không khí hứng thú và thoải mái cho bữa ăn: Tắt TV để dành thời gian trò chuyện và bày tỏ cảm xúc. Không kết tội hay phê bình con trong bữa ăn, cũng đừng tranh luận về thức ăn hay hành vi cư xử trong khi ăn.
    Ăn sáng cùng con: đây là bữa ăn quan trọng nhất của con bạn. Những đứa trẻ được ăn sáng đầy đủ thường có kết quả học tập tốt ở trường. Trẻ sẽ tập trung tốt hơn, đạt điểm bài kiểm tra cao hơn, và mau thuộc bài hơn những đứa trẻ không ăn sáng. Các bữa ăn khác trong ngày không thể bù đắp được bữa ăn sáng nếu trẻ vì lý do nào đó mà không ăn.
    Hãy làm tấm gương tốt cho trẻ: hãy thiết lập một lối sống khỏe mạnh và vận động. Tập cho trẻ ăn tất cả các nhóm thực phẩm và vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. Hãy cùng trẻ vận động.
    Khuyến khích trẻ tập thể dục: tập thể dục sẽ giúp hệ thống cơ xương của trẻ phát triển. Hãy dùng những trò chơi vận động để vừa tập vừa chơi. Mục đích của việc luyện tập giúp trẻ khỏe mạnh và sử dụng năng lượng một cách có ích, hơn là để làm ốm và tiêu phí năng lượng. Hầu hết các trẻ em không phải là những vận động viên thể thao năng khiếu. Hãy khuyến khích chúng tham gia những trò chơi vận động và làm cho chúng cảm thấy thích thú với các trò chơi vận động.
    Đừng để ý quá nhiều đến chuyện “mập, ốm, cao, lùn” : Đừng phê bình hoặc có những nhận xét không hay về người khác trước mặt trẻ. Cũng đừng tự phê bình bản thân mình hoặc phê bình trẻ về những khiếm khuyết của cơ thể.
    Hãy nói với trẻ rằng mọi thứ đều ổn: Hãy phản đối nếu trẻ cho rằng phải ăn kiêng để có được thân hình lý tưởng thì mới hạnh phúc, hoàn thiện và được nhiều người chú ý.
    Giúp trẻ tự đánh giá bản thân: Hãy tôn trọng trẻ như những người khác. Hãy đánh giá cao những kỹ năng và năng khiếu của trẻ. Nhìn nhận khả năng sáng tạo, óc thông minh, sự trưởng thành về mặt cảm xúc và những khả năng thể thao hay âm nhạc.
     
  4. babyplaza.vn

    babyplaza.vn 04.6675.8266-09.4567.3586

    Tham gia:
    1/12/2009
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    83
    10 cách đưa calci vào bữa ăn cho trẻ

    Một số trẻ không thích sữa mặc dù ai cũng biết sữa là một nguồn calci – calcium rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là chiều cao của trẻ con. Cứ để nguyên thì có nhiều cháu chỉ thích uống nước ngọt, hay sẵn lòng uống nước cam vào bữa ăn thôi. Sữa chua có thể thay thế được phần nào sữa ngọt, nhưng chẳng mấy cháu ăn được lượng khuyến cáo 4-5 hũ mỗi ngày.

    Sau đây là một số biện pháp dễ áp dụng để đưa thêm calci vào bữa ăn tạo những thói quen có lợi cho các cháu trong thời kỳ tăng trưởng.

    Bữa ăn sáng cho cháu ăn loại “ngũ cốc điểm tâm” giòn giòng luôn luôn có sữa tươi kèm theo - nếu không chịu món sữa ngọt này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm mềm dễ nuốt và mặn có tàu hũ cũng giàu calci. Hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương Bắc, là một món ngon có tính cách “văn hóa ẩm thực”.
    Đăng ký cho cháu váo danh sách uống sữa ở trường lớp
    Trời nóng, khuyến khích cháu ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam. Trẻ con thích hơn sữa đơn thuần nhiều (Khỏi cần khuyến khích vì trẻ con nào chẳng mê ăn kem).
    Trời mưa lạnh, cho cháu uống sữa cacao nóng với vài bánh quy giòn lạt hay mặn có “tăng cường” calci
    Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với những hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao….
    Cho ăn bánh có nhân trộn vời sữa.
    Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, càri có thịt, đậu, khoai,…
    Nên cho ăn pho mai và sữa chua vào những bữa ăn phụ
    Giải khát: nhớ cho uống nước cam, quít, sẵn giàu có calci, có khi còn tăng thêm calci.
    Về rau, cho nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, cải bẹ trắng, bẹ xanh, bông cải xanh giàu calci hơn các rau khác.
    Quan trọng hơn cả: giải thích cho con bạn nếu cháu muốn cao khỏe, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hay ăn sữa chua, pho mai, kem làm từ sữa cũng tốt… Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu uống ¼ lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống theo 1 ly – sợ sổ sữa thì dùng sữa gầy hoàn toàn, còn đang tuổi học sinh thì chừng 2% chất béo, cho các em lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.
     
  5. babyplaza.vn

    babyplaza.vn 04.6675.8266-09.4567.3586

    Tham gia:
    1/12/2009
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    83
    6 Không trong bữa ăn của trẻ

    Bữa cơm gia đình

    6 Không trong bữa ăn của trẻ

    Đầu tiên là không nên “lên lớp” cho trẻ. Một số cha mẹ trong bữa ăn thường giáo huấn con mình, gây cho trẻ tâm lý khó chịu, bực tức, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, huyết áp tăng, khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, khẩu vị giảm sút.

    Nếu tình trạng trên lặp lại thường xuyên, trẻ sẽ không còn cảm giác thèm ăn trước bữa ăn và có nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm sinh lý khác. Vì vậy, trong bất kỳ là bữa ăn nào mà trẻ tham dự, cần tạo một không khí vui vẻ, thích thú để nâng cao công năng tiêu hóa, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ.

    Những điều không nên khác:

    Cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn: Những món này sẽ cung cấp quá nhiều natri trong khi thận của các trẻ phát triển chưa hoàn thiện, năng lực bài tiết natri còn kém. Như vậy, sự bài tiết sẽ bị ảnh hưởng, dấn đễn tổn thương thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu - một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp khi về già. Ngoài ra, việc ăn mặn còn khiến trẻ bị một số bệnh như suy tim, cơ bắp suy yếu.


    Sử dụng nhiều đồ đông lạnh trong thức ăn của trẻ: Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh vào dạ dày quá nhiều sẽ làm cho niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên nhân giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hóa của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị.

    Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi...


    Cho trẻ ăn những thực phẩm có dùng chất màu tổng hợp: Y học hiện đại cho rằng, trẻ nhỏ nếu sử dụng kéo dài một lượng nhỏ thuốc nhuộm và chất màu thực phẩm sẽ có thể xuất hiện những biến đổi bất thường. Màu thực phẩm là những hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp, đã qua những quá trình tinh chế và thử nghiệm nghiêm ngặt; trong quá trình sử dụng cũng có những giới hạn nồng độ an toàn cho phép. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ thể, bị rối loạn những chuyển hóa bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Các sắc tố có thể tích tụ, gây ngộ độc mạn tính; nếu dính vào thành dạ dày, nó có thể gây biến đổi bệnh lý.

    Nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo. Vịêc dùng quá nhiều thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh đa động.


    Cho trẻ em dùng thức uống của người lớn: Các bộ phận trong cơ thể trẻ còn non yếu, năng lực ứng phó với sự kích thích của axit, kiềm, hưng phấn... còn tương đối thấp. Vì vậy, không nên để chúng dùng đồ uống của người lớn như cà phê, coca... Chất cafein có tác dụng gây hưng phấn tương đối mạnh đối với hệ thống thần kinh trung ương của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Nước chè tuy có nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng... nhưng cũng chứa cafein, làm cho trẻ hưng phấn, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, ngủ không yên giấc. Các chất trong chè kết hợp với protein trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự hấp thụ sắt, gây thiếu máu. Nước có ga thường chứa xút, có thể trung hòa axit dạ dày, cản trở tiêu hóa, gây nhiễm trùng đường ruột. Chất muối phophoric trong đồ uống này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ sắt của trẻ, gây thiếu máu. Còn các loại rượu, bia có thể kích thích niêm mạc dạ dày của trẻ, gây tổn hại tế bào gan, làm hại hệ thống thần kinh của trẻ, dẫn đến mất cân bằng sinh lý. Rượu bia cũng gây nhiều tác dụng phụ khác.


    Không nên ăn quá thừa dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển để trưởng thành, sự hấp thu dinh dưỡng cao cấp vô độ sẽ gây quá thừa dinh dưỡng, làm cho tế bào miễn dịch phát triển quá sớm. Hậu quả là đến tuổi trung niên, sức miễn dịch của tế bào nhanh chóng suy thoái. Ở những trẻ quá thừa dinh dưỡng, khi đã trưởng thành, công năng của các bộ phận bất kỳ đều giảm mạnh.
    (Theo Tư Vấn Tiêu
     

Chia sẻ trang này