Thông tin: Điều cần biết khi bé thiếu sắt

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi mekhoinho, 2/5/2010.

  1. mekhoinho

    mekhoinho Thành viên mới

    Tham gia:
    21/4/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    3
    Mình nhớ là đã đọc được thắc mắc của bạn nào đó về vấn đề bé thiếu chất sắt. Sau đó lại nghe nhiều người bàn tán quá nên sẵn một chút xíu kiến thức và được tư vấn từ bác sĩ Mỹ khi mang thai bé nhà mình, chia sẻ cùng các bạn nhé:

    Sắt là thành phần cấu tạo chính của Haemoglobin (Hb) trong hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển và phân phối ôxy đi nuôi cơ thể.
    Nếu hàm lượng sắt trong máu thấp, lượng Hb trong hồng cầu và số lượng hồng cầu thấp dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu máu.
    Tất cả các mô và tế bào trong cơ thể đều cần ôxy để hoạt động tốt, thiếu máu sẽ dẫn đến việc các tế bào không được cung cấp đủ ôxy để hoạt động khiến cơ thể mệt mỏi, thờ ơ, khó tập trung, chú ý khi làm việc. Thiếu máu nặng còn gây chóng mặt, hoa mắt, nhịp tim nhanh, khó thở khi lao động gắng sức, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hay suy tim…
    Rất may là căn bệnn thiếu chất sắt không còn là vấn đề to lớn như nó đã từng hoành hành vào những thập niên trước.
    Những biện pháp dùng vitamin, các loại thực phẩm trẻ em giàu chất sắt và (hay) cả được bổ sung thêm chất sắt giúp những bé đang bú sữa mẹ lẫn đang dùng sữa bột có bổ sung chất sắt tránh bị thiếu chất quan trọng này trong cơ thể.
    Tuy vậy, tình trạng thiếu sắt vẫn là vấn đề cho một số trẻ, đặc biệt là đối với lứa tuổi chập chững rất kén chọn trong ăn uống, khi phải uống quá nhiều sữa và không hấp thu đủ những thực phẩm giàu chất sắt.
    Nói chung, trẻ nhà bạn nên ăn ít nhất 2 hay hơn những loại thức ăn có chứa thành phần sắt mỗi ngày. Tuy vậy, để biết nhóm thức ăn nào chứa sắt có thể làm một số bậc cha mẹ bối rối khi tìm hiểu.

    Sau đây là những thực phẩm giàu chất sắt:

    • Gan.

    • Các loại thịt đỏ như bò, heo, bê.

    • Đồ biển như hào, sò, cá ngừ, cá hồi, tôm...

    • Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen...

    • Những tinh bột đã được bổ sung chất sắt như ngũ cốc, bánh mì, gạo, và mì ống.

    • Thực phẩm xanh như rau mồng tơi, dưa cải chua, rau muống, cải bẹ xanh...

    • Đậu hủ.

    • Các loại rau như cải bruxen, cải xoong, măng tây, rau mùi tây, bông cải...

    • Gà Ta và gà Tây.

    • Mật mía (blackstrap molasses).

    • Các loại đậu: đậu phọng, hạnh nhân (almond), quả óc chó (walnut)...

    • Tròng đỏ trứng gà.

    • Các trái cây xấy khô: mận khô (prunes), nho khô (raisins), chà là (dates), mơ khô.

    Thực phẩm giàu chất sắt dành cho trẻ sơ sinh:
    Trước tiên (trừ khi em bé nhà bạn sinh non hay đã bị thiếu sắt) bé sẽ thường cần tất cả sắt từ sữa mẹ cũng như sữa bột có bổ sung sắt. Khi bé được 4 đến 6 tháng, bé sẽ bắt đầu cần thêm sắt từ các loại ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh. Dần về sau, bạn cần đảm bảo khi chọn cho bé nguồn thức ăn nên đa dạng nhưng giàu chất sắt, bằng cách đọc và so sánh các nhãn hiệu uy tín có nhãn mác rõ ràng được liệt kê với thành phần sắt cao, hoặc bạn có thể tự chế biến tại nhà từ các thực phẩm tươi sống chứa thành phần sắt phù hợp lứa tuổi của bé.

    Thực phẩm được bổ sung sắt:
    Bên cạnh những nguồn thức ăn tự nhiên giàu chất sắt, bạn cũng có thể tìm thấy được một số nguồn thức ăn được bổ sung sắt. Đây là tin tốt cho nhiều bé, đặc biệt cho những bé còn quá nhỏ thường không thích hầu hết các nguồn thực phẩm tự nhiên giàu chất sắt như hào, sò, gan, và đậu lăng (lentils).
    Bạn có thể tìm hiểu thêm về đậu lăng qua web sau đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/File:Salade_lentilles_brunes.jpg

    Bạn có thể tìm những thực phẩm có bổ sung chất sắt qua các sản phẩm có sẵn sau:

    • Bột yến mạch ăn liền

    • Mì sợi dùng để nấu mì Ý (Pasta)

    • Bánh mì có bổ sung chất sắt (có tại Mỹ hay một số quốc gia khác)

    • Các loại ngũ cốc ăn liền được đóng gói hộp giấy(thường được ăn sáng với sữa) nhập từ nước ngoài có thể tìm thấy ở các siêu thị Việt nam như sản phẩm: Product 19 do Kellogg's sản xuất, được ra mắt vào năm 1967, gồm các thành phần lúa mì, gạo, yến mạch, và bắp, được đóng gói và bán trong hộp màu đỏ, nhưng mẫu mã đôi lúc có thể thay đổi nên bạn muốn kiếm nên dựa vào tên hiệu của sản phẩm. Hay Raisin Bran cũng bởi công ty Kellogg's hay nhà sản xuất Post. Ngoài ra, Total do General Mills sản xuất cũng là lựa chọn tốt cho sự bổ sung chất sắt.

    Links tham khảo sản phẩm:
    Product 19: http://www2.kelloggs.com/Product/ProductDetail.aspx?product=581
    Raisin Bran bởi Kellogg's: http://www2.kelloggs.com/Brand/brand.aspx?brand=205
    Raisin Bran bởi Post: http://www.postcereals.com/cereals/post_raisin_bran/
    Total: http://www.totalcereal.com/

    Hãy nhớ khi một loại thức ăn hay sản phẩm cung cấp 10% đến 19% DV hay nhiều hơn cho chất nuôi dưỡng, chẳng hạn ở đây là sắt, thì được hiểu là dồi dào chất nuôi dưỡng sắt cho sản phẩm đó. Do đó, bạn hãy nhớ so sánh nhãn (label) sản phẩm cho mỗi loại thức ăn mà bạn muốn mua với con số nào cao hơn cho sắt thì chọn nhé.

    Những điều bạn cần biết:


    • Các yếu tố rủi ro cho thiếu hụt sắt bao gồm các bé ở tuổi chập chững và lớn hơn do uống nhiều hơn khoảng 710 milliliter (tức 24 oz) sữa mỗi ngày và thực hiện chế độ ăn với hàm lượng sắt và sinh tố C thấp.


    • Sinh tố C có thể giúp bạn hấp thu nguồn sắt, vì vậy sẽ rất lý tưởng nếu bạn thực hiện những món ăn vừa chứa thành phần sắt kèm với vitamin C, như thịt bò ăn với cà chua, hoặc uống kèm các loại nước cam, quýt hay đã thành phẩm với sắt được bổ sung.

    • Cơ thể bạn sẽ khó hấp thu chất sắt hơn nếu phải dùng các nguồn thức ăn như rau quả, trái cây, và từ gạo hơn là các loại thịt (gà, heo, bò...) và đồ biển (cá, tôm, hào...)

    • Đừng quên là các loại đậu, tôm cua hay sò hến (sinh vật biển có mai, sò, vỏ) có thể đem đến nguy hiểm bởi dị ứng cũng như ăn quá nhiều đồ biển là tác nhân tạo nên lượng thủy ngân không cần thiết cho các bé.

    • Hãy nhớ một điều là %DV (phần trăm Daily Value) cho sắt trên các nhãn mác của mỗi sản phẩm được dựa như sau:
      Người lớn cần 18 mg sắt cho một ngày.
      Bé tuổi chập chững chỉ cần 7 tới 10 mg một ngày.
      Ví dụ: Một trái trứng gà cung cấp khoảng 4% DV sắt cho một người lớn, nhưng thật ra lại đem tới 7 đến 10% DV sắt cho bé.

    (Bởi nguồn tổng hợp)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mekhoinho
    Đang tải...


Chia sẻ trang này