Tranh luận: Dinh duong như thế nào có thể giup trẻ thông minh hơn

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi NguyễnNam, 6/5/2010.

  1. NguyễnNam

    NguyễnNam Guest

    Chào cả nhà ,dưới đây là 1 số tìm hiểu của Nam để giúp bé yêu của mình thông minh hơn , hãy cùng tham khảo và chia sẽ để giúp bé yêu của chúng ta thông minh hơn :

    Chuyên gia của viện dinh dưỡng Trung Quốc cho biết, sự thông minh của trẻ phụ thuộc vào sự nhanh nhạy của hệ thần kinh trung ương, trong khi sự nhạy bén này là do DHA, protein, mỡ, photpho... cấu thành. Vì thế, nên ăn những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng này, như cá (đặc biệt là cá ở vùng biển sâu), trứng gà, hoa quả, đậu... Sự cân bằng dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu, nó có thể đem lại sức khỏe và sự đầy đủ về tinh lực cho trẻ, giúp kích thích não trẻ phát triển. Lượng dinh dưỡng cân bằng bao gồm rất nhiều thứ như protein, chất béo, đường, các loại vitamin và khoáng chất.
    Protein có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của não, khiến tế bào não hưng phấn và có vai trò quan trọng đối với tất cả các mặt như tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ, hành động...; thiếu sắt cũng làm giảm sự linh động của hồng cầu trong máu, ảnh hưởng tới các hoạt động của não.

    Kẽm cũng đóng một vai trò quan trọng, nó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

    Vitamin C có tác dụng củng cố kết cấu của các tế bào, một lượng vitamin đầy đủ có thể khiến não hoạt động linh hoạt hơn, làm tăng chỉ số IQ của trẻ.

    Những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của não đầu tiên phải chứa một hàm lượng chất béo nhất định, sau đó là chất tanh, chất kiềm và axit ribonuleic phù hợp. Nếu lòng đỏ trứng gà chứa những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào não, đem lại sức sống cho não, giúp nâng cao năng suất hoạt động của não, thì quả hạch đào lại chứa hàm lượng protein và canxi phong phú, ăn thường xuyên sẽ có lợi cho sự phát triển của não... Ngoài ra, thiếu kẽm sẽ làm trẻ mất tập trung, thiếu sắt khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và thiếu sinh lực...

    Để trẻ thông minh hơn, bạn cần bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn của bé:

    1. Thường xuyên ăn cá, lòng đỏ trứng, tôm, rong biển và thịt bò.
    2. Ăn nội tạng động vật mỗi tuần 1 lần, như gan lợn, não động vật.
    3. Mỗi ngày đều phải ăn hoa quả có chứa nhiều vitamin C như quýt, táo.
    4. Mỗi tuần ăn nấm 1-2 lần.
    5. Thường xuyên ăn chuối, cà rốt, rau chân vịt.
    6. Uống nhiều sữa, tốt nhất là các loại sữa dành cho trẻ em.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi NguyễnNam
    Đang tải...


  2. AngelRose

    AngelRose Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/2/2010
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết hữu ích. Theo những tài liệu mình đọc được thì chất béo tốt (unsaturated fat) cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của não. Trong 2 năm đầu lượng chất béo này chiếm đến 40% tổng lượng calo cung cấp cho bé. Vì vậy cần bổ sung thêm dầu ăn (tốt nất là dầu ô-liu) vào khẩu phần ăn của bé.
    Bên cạnh đó, cách chăm sóc, dạy dỗ bé cũng góp phần rất quan trọng trong việc giúp bé phát triển tốt hơn.
     
  3. NguyễnNam

    NguyễnNam Guest

    Uh, thêo mình nghĩ thì 2 năm đầu thì dinh dưỡng là quan trọng nhất cho qua trình phat triển trí não , còn nhưng năm tiếp theo khi pé đã có nhânhj thức thì cách giáo duc của cha mẹ lại quan trọng hơn. Không biết quan điểm các mẹ như thé nào
     
  4. AngelRose

    AngelRose Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/2/2010
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Theo kinh nghiệm nuôi con của mình thì việc giáo dục con ngay từ những ngày đầu tiên cuãng rất quan trọng, đợi đến khi bé 2 tuổi hoặc những năm tiếp theo thì có "muộn" chăng?? Và theo mình, không gì hạnh phúc bằng khi con bắt đầu bi bô nói chuyện, bé biết chào khi gặp người lớn tuổi, mời ông bà cha mẹ xơi cơm trước khi ăn,... không giành đồ chơi của bạn mà phải chờ đến phiên mình,... những điều tưởng chừng đơn giản ấy cũng phải qua quá trình rèn luyện từ nhỏ...
     
  5. Mẹyeucutun

    Mẹyeucutun Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/5/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Mẹ nói đúng tốt nhất ba mẹ nế giáo dục con gái từ nhỏ, chung ta nên chịu khó bỏ thời gian bên con trẻ để quan sat và chỉ dẫn bé ngay từ đầu chứ đợi đến 2 tuổi thì có thể hơi trễ
     
  6. NguyễnNam

    NguyễnNam Guest

    Đúng là dạy con từ sớm là tốt nhưng tôi nghĩ trẻ 2 năm tuổi khi đó trí não và nhận thức bé đã phát triển gần hoàn thiện , khi đó những dạy bảo của chúng ta sẽ đc bé tiếp thu tốt hơn. còn trong 2 năm đầu việc bổ sung dinh dưỡng là tối quang trọng để bé có thể phat triển 1 cách đầy đủ cho những nhăm sau đó. Để thông minh theo mình thì bổ xung DHA la` 1 trong những cách tốt nhẩt, với các loại sữa , thực phẩm như cá và trứng , thịt .....
     
  7. AngelRose

    AngelRose Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/2/2010
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Hì hì hì, đúng là trẻ con dưới 2 tuổi thì chưa đủ nhận thức như các bé lớn hơn, nhưng việc dạy dỗ con cái là cả một quá trình chứ không phải chỉ ngày 1 ngày 2, hay là nên dạy ở thời điểm nào. Mình đống ý với bạn ở điểm cần bổ sung dinh dưỡng cho bé là quan trọng, nhưng theo kinh nghiệm của mình thì song song với việc cung cấp cho bé đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết, việc giáo dục con cũng nên bắt đầu, tùy theo độ tuổi mà có cách dạy dỗ các bé khác nhau. Và mỗi bé sẽ có một tài năng thiên phú nào đó, nếu mình để ý đến sự phát triển của bé mình sẽ thấy khả năng của các bé thật kỳ diệu, thâm chí những người lớn chúng mình không thể hình dung ra được làm sao bé có thể "nghĩ" ra được những điều như vậy. Mình không nói đến việc dạy dỗ kiểu "nhồi sọ" trẻ con mà mình nói đến việc chúng ta hãy nhìn và tôn trọng các bé như những người lớn, tạo điều kiện cho các bé tìm hiểu và khám phá,... và bạn sẽ thấy bạn không muốn đợi đến khi bé hơn 2 tuổi mới bắt đầu giáo dục bé đâu...!
     
  8. NguyễnNam

    NguyễnNam Guest

    Tôi cũng đồng ý là thế nhưng mấy cha mẹ làm được thế đâu . Vì những mong muốn tốt đẹp dành cho con trẻ mà quên mất con trẻ đều cần phát triển 1 cách bình thường và tự nhiện , có lẽ chúng ta nên tập cách tin tưởng con mình để cho bé phát triển theo chính bản thân mình như thế con sẽ biết được tài năng của mình
     
  9. BéThiênThanh

    BéThiênThanh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/5/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Theo em nghĩ ba mẹ có thể để bé tự phát triển nhưng , làm sao biết bé có tài năng gì , vì hầu hết các bé đề thích đòi và phá đồ chơi giống nhau , và đều thích các giai điệu nhất là nhạc quảng cáo.?
     
  10. AngelRose

    AngelRose Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/2/2010
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Đúng là nếu nhìn chung chung thì tất cả các bé đều thích "phá", đó là cách để các bé khám phá thế giới xung quanh và là cách để bé "thử giới hạn chịu đựng" của bố mẹ. Tuy nhiên mỗi bé sẽ tập trung hơn vào những hoạt động nào đó, ví dụ bé tập trung hơn vào những hình vẽ trong sách, những bé khác thích leo trèo hơn,... Và theo tìm hiểu của mình thì sự thích về âm thanh và hình ảnh của các bé cũng khác nhau. Trong cùng một DVD nhạc mà bé yêu thích sẽ có những bài hát mà cứ đến đó bé lại không muốn xem mà ở những người lớn như chúng ta không hiểu tại sao.
     
  11. thotrang.yeu

    thotrang.yeu Thành viên mới

    Tham gia:
    12/5/2010
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    hihi, cac anh chị co nhieu kinh nghiem nhieu vay do.
     
  12. me be beo

    me be beo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Chị có biết nhiều về mấy cái này không , em không rành lắm .Bé nhà em là con gái, bé thích xem cách chương trình quảng cáo cứ xem là nhún nhảy lung tung , nhưng mà bé cũng thích robot mà còn hay tháo lung tung mấy con robot ra hết , em không biết bé nên hướng bé ntn , em đang định cho bé học đàn
     
  13. Mẹyeucutun

    Mẹyeucutun Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/5/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Theo em nghĩ thì chị cứ cho cháu đi học đàn đi, con gái mà học thi cũng hem sao đâu. Chị thử mua mấy món đồ chơi có nhạc ấy ví dụ như đàn piano cỡ nhỏ dành cho trẻ em ấy.
     
    Sửa lần cuối: 14/5/2010
  14. NguyễnNam

    NguyễnNam Guest

    Tôi cũng không rành về lĩnh vực này lắm nên chỉ có thể tìm 1 số thông tin để chia sẽ với mọi người thôi. Các mẹ tham khảo thử nha.
    Đồ chơi trẻ em rủi ro khó lường
    Ngày Quốc tế thiếu nhi đã đến. Dịp này, các cửa hàng bán đồ chơi tấp nập người mua hàng. Có những ông bố bà mẹ dẫn con đi để con được tự ý chọn lựa quà, cũng có người tự đi một mình, tự lựa chọn với mong muốn đó sẽ là sự bất ngờ cho con mình trong ngày 1/6.

    Thế nhưng có một điều hết sức quan trọng mà hiếm có phụ huynh nào lại suy nghĩ một cách thấu đáo khi mua một món đồ chơi mới cho con mình, rằng món đồ chơi ấy không chỉ mang đến sự giải trí trong vài giờ cho bé, hay cho chính mình được rảnh rang một chút, mà nó còn ảnh hưởng lâu dài lên tính cách của một đứa trẻ.

    Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này, xin mời bạn đọc ý kiến của Tiến sĩ tâm lý Thanh Nhàn xung quanh vấn đề này và hãy cân nhắc khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ trước cảnh báo của bà: “Trên các kệ hàng hóa đang đầy ngập những món đồ chơi - phản đồ chơi”

    Đồ chơi sẽ có thể ảnh hưởng khá nghiêm trọng lên sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ. Với trẻ em, đồ chơi không đơn giản chỉ là con thú nhồi bông hay chiếc xe bằng nhựa như chúng ta nhìn thấy. Nó sống động và và có thật. Khi say mê một món đồ chơi nào đó, trẻ gần như đánh đồng chính bản thân mình với nó, với những đặc điểm có thể được ẩn giấu bên trong của đồ chơi. Và chính vì thế, thật nguy hiểm khi trẻ chơi với những món đồ chơi - phản đồ chơi.

    Trẻ đặc biệt yêu thích những món đồ chơi máy: người máy, quái vật, robot… Và bạn hãy thử đặt ra câu hỏi: những món đồ chơi ấy giáo dục cho trẻ điều gì? Chính những món đồ chơi là một trong những nguồn cung cấp cho hiểu biết của trẻ nhận thức về điều lành, điều dữ. Những gì trẻ sẽ tiếp xúc đều để lại sự phản ánh không ít thì nhiều trong đời sống thực tế của trẻ. Vì thế khi trong trò chơi, trẻ thể hiện mình có lòng nhân từ, hiền hậu, biết quan tâm đến người khác thì ngoài cuộc sống, trẻ sẽ trở thành người giống vậy. Còn nếu trẻ dần dần trở nên hung hăng thô lỗ, điều ấy có nghĩa là trẻ đang bắt chước từ đâu đó.

    Người lớn không thể nào ngờ rằng chính những trò chơi đã hình thành nên cách cư xử của con trẻ. Trong thế giới này có điều thiện điều ác, điều lành điều dữ. Trong thế giới đồ chơi cũng có những nhân vật như vậy. Một số loại đồ chơi mang hình hài những nhân vật hung dữ có khi lại được trẻ em yêu thích. Chính trong những con đồ chơi đó ẩn chứa sức mạnh phá hủy rất ghê gớm. Nó có thể kích động một số bản năng xấu trong con .

    Đồ chơi - Phương tiện chuyển tải những thông điệp văn hóa
    Trẻ em Việt Nam từng biết đến khá nhiều món đồ chơi dân gian hiền hòa, giản dị. Nhưng giờ đây, hình như những loại đồ chơi có thể bồi dưỡng cho trẻ lòng yêu quê hương, gắn bó với văn hóa Việt hình như chẳng tìm đâu ra nữa? Trên thị trường đồ chơi của Việt Nam, chủ yếu chỉ thấy những món đồ chơi của nước ngoài. Chúng chính là một trong những phương tiện mang hình ảnh văn hóa bên ngoài vào nước ta. Có thể thấy hàng loạt món đồ ch ơi quá quen thuộc như:

    Những nhân vật phim hoạt hình: Trên các quầy hàng đầy ngập những Ninja rùa, Ngư ời máy biến hình, Badman…. Những món đồ chơi ấy, đáng tiếc là không thể mang đến cho trẻ những cảm xúc hiền hậu, mà ngược lại có lẽ chỉ kích động những hình ảnh tưởng tượng có tính kích động trong tâm hồn trẻ. Và chúng sẽ được biến thành hiện thực trong đời sống, trẻ áp dụng những hình ảnh ấy trong mối quan hệ với những kẻ yếu hơn mình hay với các con vật nhỏ bé chẳng hạn.

    Những con búp bê ngoại lộng lẫy: lợi ích lớn nhất của những con búp bê là hướng trẻ đến thái độ sống quan tâm, chăm sóc người khác. Thế nhưng hình như những con búp bê Baby quen thuộc và sang trọng không mang đến ý nghĩa ấy. Ở chính quê hương mình, Baby được coi như hình ảnh biểu tượng của một người phụ nữ sành điệu, một hình ảnh quyến rũ, hấp dẫn đầy tính nhục thể. Những người sáng tạo ra búp bê Baby đã đặt vào hình ảnh cô búp bê này một cuộc sống sang trọng chỉ có vui chơi, giải trí và thay đổi thời trang chóng mặt…Chắc chắn đó không phải là một sinh linh bé bỏng cần chăm sóc, cho ăn, tắm rửa, dỗ ngủ và chơi đùa… Có nghĩa là cô bé búp bê sang trọng ấy không cần tình cảm một người mẹ. Cô cần hơn cả là một người hầu hạ. Bạn có muốn con gái bé bỏng của mình trở thành một đối tượng như vậy hay không? Hay tệ hơn nữa, bạn có muốn con mình trở thành một Baby trong đời sống thực?

    Lợi và hại của đồ chơi
    Đồ chơi luôn luôn có thể tham gia vào việc tạo nên một nền tảng tâm lý cho con trẻ. Điều ấy chưa mấy người nghĩ đến. Đồ chơi giúp con trẻ hiểu được rõ ràng những mong ước của chính mình, chiến thắng nỗi sợ hãi. Với một món đồ chơi thân thiện, gần gũi, trẻ không còn sợ bóng tối hay việc chỉ có một mình trong phòng ngủ chẳng hạn. Trẻ có thể biến bất cứ vật gì thành một món đồ chơi, một cái nút chai, một tấm khăn hay một chiếc lông chim nhỏ đều có thề gợi lên cho trẻ những hình dung tốt đẹp và những người bạn thân thiết. Điều đó quả thật rất có lợi cho trí tưởng tượng phong phú của trẻ.

    Nếu bạn đặt vào phòng ngủ của trẻ một con vật có kích thước, hình dung xấu xí quái dị, chắc chắn con bạn sẽ có những giấc ngủ rất tồi tệ.

    Hãy lựa chọn những món đồ chơi an toàn nhất cho trẻ
    Thực ra trẻ em cũng không thiếu những món đồ chơi hữu ích, chỉ cần bạn chú tâm một chút khi mua chúng và khi mua về rồi, hãy chịu khó bỏ thời gian chơi cùng với trẻ. Đừng dùng những món đồ chơi để thay thế cho vai trò chia sẻ, vui chơi của người bố, người mẹ. Những món đồ chơi mô hình lắp ráp máy bay, xe cộ, tàu thủy là những món đồ chơi tuyệt vời cho trẻ từ ba tuổi trở lên. Cho các bé gái hãy mua những bộ đồ may vá và giúp bé may đồ cho búp bê của mình, những bộ đồ nghề bác sĩ, để bé khám bệnh cho mọi người… Những món đồ chơi như thế giúp bé học cách quan tâm và chăm sóc người khác. Với các bé trai lớn hãy mua những dụng cụ làm mộc chẳng hạn, chúng giúp trẻ ý thức được sự độc lập, trách nhiệm và sự khéo léo…
     
  15. aloloa

    aloloa Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/2/2010
    Bài viết:
    647
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    28
    bài viết rất bổ ích.Cám ơn bạn nhiều
     
  16. NguyễnNgocHa

    NguyễnNgocHa Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bài biết của anh có nhiều thông tin nhưng sao em thấy it có phan nào nói về dinh dưỡng dành cho bé. Bố mẹ nào có thông tìn gì về dinh dưỡng không ? chia sẽ cho mình với.
     
  17. NguyễnNam

    NguyễnNam Guest

    Hihihi. Mình là đàn ông nên cũng không mấy rành về các món ăn, vì đi làm nên thời gian bên bé chỉ là buổi tối thôi. Mình chỉ có thể chia sẽ các tài liệu tìm được trên mạng.

    Chất béo còn đóng vai trò trong cấu tạo màng tế bào tất cả các mô, đặc biệt là tế bào thần kinh và võng mạc, ngoài ra còn giúp tạo nên một số hormone và các hoá chất trung gian quan trọng trong cơ thể. Việc sử dụng chất béo thế nào cho hợp lý, đặc biệt với cơ thể của trẻ em là điều rất quan trọng.

    Dầu thực vật dễ hấp thu?

    Các bà mẹ cũng như nhân viên các bếp ăn phục vụ cho trẻ nên chú ý: Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, chất béo ở trạng thái lỏng được gọi là dầu, ở trạng thái đặc thì được gọi là mỡ. Tính chất sinh học và vai trò của chất béo phụ thuộc vào các a-xít béo cấu tạo nên.

    Trong số hàng trăm loại a-xít béo, có 2 loại cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải nhận vào từ bên ngoài (gọi là các a-xít béo thiết yếu). Đó là a-xít linoleic (có nhiều trong dầu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu rum safflower, dầu bắp, dầu ô liu... ) và a-xít linolenic (có nhiều trong dầu nành, hạt cải...).

    Các nhà khoa học còn chia a-xít béo thành a-xít béo no và a-xít béo không no. Sở dĩ người ta hay nói dầu thực vật dễ hấp thu hơn mỡ động vật là do trong dầu thực vật có nhiều a-xít béo không no hơn so với mỡ động vật. A-xít béo không no có nhiều trong sữa mẹ, hải sản... còn a-xít béo no có nhiều trong mỡ động vật (trừ mỡ cá), dầu dừa, dầu cọ.

    Cơ thể trẻ rất cần chất béo

    Ở người lớn, việc sử dụng chất béo quá mức, nhất là các loại chất béo no và cholesterol có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch và cao huyết áp, do đó cần giới hạn ở khoảng 15%-20% tổng năng lượng và giảm chất béo no cũng như cholesterol.

    Đối với trẻ em, việc sử dụng chất béo hợp lý cực kỳ cần thiết cho sự phát triển. Trọng lượng của trẻ tăng gấp đôi sau khi được 5 tháng tuổi, gấp 3 lúc 1 tuổi, gấp 4 lúc 2 tuổi. Não của trẻ cũng tăng gấp 3 khi trẻ 1 tuổi, đạt 80% não người lớn lúc 2 tuổi, bằng não người trưởng thành khi trẻ 6 tuổi, mà chất béo thì lại chiếm đến 70%-85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Do đó, thời gian này trẻ cần năng lượng và chất béo rất nhiều.

    Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao. Ví dụ trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo, trẻ dưới 1 tuổi cần 40% và trẻ 1 đến 2 tuổi cần 30% đến 35%. Trẻ dưới 2 tuổi rất cần được cung cấp cholesterol để hoàn thiện não và hệ thần kinh nên phải có nguồn chất béo động vật.

    Trong khẩu phần ăn của trẻ, ngoài lượng chất béo có sẵn trong sữa, các bà mẹ nên chú ý bổ sung cho đủ lượng chất béo được khuyến nghị, bởi thực tế cho thấy đa số trẻ suy dinh dưỡng đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) đều do có khẩu phần ăn chưa đủ chất béo. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà lạm dụng chất béo trong khẩu phần ăn và nhớ chọn loại dầu mỡ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Không tái sử dụng chất béo

    Cũng nên chú ý rằng chất béo không no rất dễ bị ô xy hoá, nhất là ở nhiệt độ cao, sinh ra nhiều chất độc, do đó việc bảo quản cần kỹ càng hơn và không được dùng để nấu ở nhiệt độ quá cao. Muốn tránh nguy cơ tạo thành những chất độc cho cơ thể thì không nên tái sử dụng chất béo (chiên xào nhiều lần), chọn loại dầu mỡ thích hợp cho từng cách chế biến và không nấu chất béo ở trên nhiệt độ bay hơi đã được ghi chú cụ thể cho từng loại dầu mỡ.

    Nhiệt độ bay hơi cao thích hợp cho chiên rán ngập là dầu cải, dầu bắp, dầu hướng dương và dầu rum. Loại dầu ít chất béo no chọn để dùng trong trộn salad và chiên xào nhanh là dầu cải, dầu bắp, dầu ô liu, hướng dương, rum, mè, nành... Nên hạn chế dùng loại có nhiều chất béo no.

    Sử dụng nhiều loại để có hiệu quả cao

    Để cung cấp loại chất béo phù hợp với cơ thể của trẻ, một trong những vấn đề rất cần được quan tâm là tỉ lệ a-xít linoleic/a-xít -linolenic (tỉ lệ hợp lý: 4 đến 10/1). Sử dụng nhiều loại dầu thực vật và mỡ động vật khác nhau sẽ bổ sung cho nhau để có hiệu quả cao nhất.

    Sử dụng chất béo đầy đủ, đa dạng, hơp lý sẽ giúp trẻ nhận được đủ năng lượng, đủ nguyên liệu để phát triển thể chất và trí tuệ. Chất béo cũng làm cho món ăn ngon hơn, hợp khẩu vị của trẻ hơn.

    Chỉ giới hạn chất béo khi trẻ đã qua giai đoạn hoàn thiện hệ thần kinh và thừa cân, béo phì hoặc có một số bệnh lý đặc biệt.
     
  18. HồngQuyên

    HồngQuyên Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình không biết bé của các mẹ bao nhiêu tháng rồi, nên mình chỉ cho anh Nam các món ăn dặm của bé 8 tháng thôi.
    1.Cháo thịt heo nấu với bí đao
    Thịt heo nạt xoay nhuyễn sau đó hòa với nước, đun sôi , cho bí đao vào nấu đến khi bí mềm, để nguội . Cuối cùng trộn cháo hoặc bột vào, thêm 1 ít dầu ăn rồi cho pé ăn.
    2.Cháo thịt heo-nấm rơm , thit heo-cai ngọt cũng làm với cách trên .Các mẹ hoặc bố nhớ nấu mềm cải va rơm và thit heo là thịt heo xay nhá.
    3.Cháo óc heo - Đậu Hà Lan
    Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ. Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích. Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn
     
  19. me be beo

    me be beo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mình cũng có 1 số món mún chia sẽ.
    Cháo gan gà - Khoai lang bí
    Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén nước đầy.Gan gà bằm nhuyễn sau khi lạng hết màng xơ. Lấy một miếng khoai luộc, khoai hấp tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai tán vào cháo đã chín, cho sôi lại trong 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Đổ cháo ra chén và thêm 2 muỗng dầu ăn. Cho chút hành ngò tán nhuyễn nếu bé thích.
    Cháo cật heo - Cải trắng
    Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút. Cật heo xắt mỏng, nhỏ. Cải bắc thảo xắt nhuyễn. Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích. Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.
     
  20. NguyễnNam

    NguyễnNam Guest

    Dưới đây là 1 số thục phẩm không tốt cho bé dưới 1 tuổi . Nếu ăn vào có thể gây khó tiêu, đầy bụng hay thậm chí dị ứng. Các mẹ chú ý nha.

    1. Sữa bò tươi

    Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường.Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở ra.

    2. Nho, các loại hạt và xúc xích

    Trẻ nên tránh ăn nho cả quả, các loại hạt, hay xúc xích, bởi chúng tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Trẻ sẽ rất dễ bị hóc khi ăn chúng. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn cho trẻ ăn, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều phần.Khi trẻ lên 4 tuổi thì bạn có thể cho trẻ ăn những thực phẩm này mà không cần cắt nhỏ bởi trẻ có thể tự nhai chúng được.

    3. Lạc

    Lạc là một trong số những loại hạt không chỉ nguy hiểm mà còn có thể tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ.Thêm vào đó, đối với nhiều bé, món đậu phộng chiên là một trong những món khoái khẩu nhưng hãy thận trọng bởi trẻ sẽ rất dễ bị hóc khi nuốt.

    4. Mật ong

    Trong mật ong có chứa chất botulism, là thành phần không tốt đối với tiêu hoá của trẻ. Không giống như những loại vi khuẩn khác, botulism không bị phân huỷ trong khi nấu hay đun nóng.

    5. Lòng trắng trứng

    Lòng trắng trứng “tập trung” rất nhiều protein. Protein trong lòng trắng trứng có thể khiến cho trẻ bị dị ứng. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng từ 1 tuổi trở lên.Lòng đỏ trứng được xem như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ sau 9 tháng tuổi.
    6. Thịt miếng

    Dạ dày và ruột của trẻ còn rất yếu, nếu được cung cấp quá nhiều hàm lượng protein sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá nhiều, rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày về sau.Chỉ nên cho trẻ ăn thịt sau 9 tháng tuổi.

    7. Lúa mỳ

    Do có chứa một lượng lớn protein gluten nên rất dễ gây dị ứng cho bé. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên cho trẻ ăn các sản phẩm từ lúa mỳ khi bé ngoài 8 - 9 tháng tuổi.

    8. Cam quýt

    Trong cam quýt có chứa rất nhiều axit, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Vậy nên tốt nhất là không nên cho trẻ ăn cam, quýt, bưởi hay các loại quả chua trước 9 tháng tuổi.Nếu như bạn muốn bổ sung hàm lượng VitaminC, có thể cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn có bổ sung vitamin này.
     

Chia sẻ trang này