cho trẻ chơi trò chơi dân gian ở mẫu giáo?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi dieptran, 22/6/2010.

  1. dieptran

    dieptran Banned

    Tham gia:
    5/6/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Các mẹ ơi, mình thấy các trường mẫu giáo đều cố gắng tạo cho trẻ sinh hoạt tập thể với những trò chơi hay. Vừa vui lại vừa tạo cho trẻ những kỹ năng trong cuộc sống.
    Mình thấy ý tưởng bày những trò chơi ngày xưa ở nước ta như ô ăn quan, nặn tò he, rồng rắng lên mây, pháo đất.....cho trẻ mẫu giáo rất hay
    mình vẫn nhớ một số trò như:
    + chơi chuyền + làm đèn trung thu + ô ăn quan + pháo đất.....

    Các mẹ cho mình test một tí về vấn đề này nhé:
    1. Trong trí nhớ của các mẹ thì trò chơi cổ truyền nào hợp với lứa tuổi mẫu giáo?
    2. Ở các trường mẫu giáo của các bé yêu của các mẹ có cho chơi các trò cổ truyền không?
    3. Các mẹ cho ý kiến về độ khả thi và ý nghĩa của việc đưa trò chơi dân gian và đồ chơi dân gian vào mẫu giáo vào mẫu giáo?

    Các mẹ giúp mình với nhé!!! ^^:p:p:p
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dieptran
    Đang tải...


  2. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Có rất nhiều trò chơi dân gian bạn có thể đưa vào nhà trường mẫu giáo, ví dụ như bạn có thể tổ chức cho trẻ chơi trò "tập làm ông đồ", đánh quay, mèo đuổi chuột... Những trò chơi này rất dễ thực hiện và giúp trẻ ý thức được các nét văn hóa của dân tộc, có được lòng yêu quê hương từ những ngày đầu tiên đi học...
    Tớ sẽ post một số trò chơi dân gian dễ thực hiện trong lớp học cho mọi người cùng tham khảo
     
    Sửa lần cuối: 22/6/2010
  3. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    "Rồng rắn lên mây"
    Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
    Rồng rắn lên mây

    Có cây lúc lắc

    Hỏi thăm thầy thuốc

    Có nhà hay không?

    Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
    - Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
    - Có !
    Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
    - Rồng rắn đi đâu?
    Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
    - Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
    - Con lên mấy ?
    - Con lên một
    - Thuốc chẳng hay
    - Con lên hai.
    - Thuốc chẳng hay.
     
  4. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    "Nu na nu nống"
    Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát.

    Nu na nu nống
    Cái cóng nằm trong
    Cái ong nằm ngoài
    Củ khoai chấm mật
    Bụt ngồi bụt khóc
    Con cóc nhảy ra
    Ông già ú ụ
    Bà mụ thổi xôi
    Nhà tôi nấu chè
    Tè he chân rụt



    Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối...) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ...
     
  5. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    "Tập tầm vông"

    Bài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm:

    Tập tầm vông
    Chị có chồng
    Em ở vá
    Chị ăn cá,
    Em mút xương.
    ........................
    Chị ăn kẹo,
    Em ăn cốm
    Chị ở Lò Gốm,
    Em ở Bến Thành.
    Chị trồng hành,
    Em trồng hẹ.
    Chị nuôi mẹ
    Em nuôi cha

    Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hoẹp nhiều cách khác nhau. Nói chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây.
     
  6. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    "Bịt mắt bắt dê"

    Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
    Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

    Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.
     
  7. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    "Kéo cưa lừa xẻ"

    Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.

    Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:

    Kéo cưa lừa xẻ

    Ông thợ nào khỏe

    Về ăn cơm vua

    Ông thợ nào thua

    Về bú tí mẹ

    Hoặc:

    Kéo cưa lừa xẻ

    Làm ít ăn nhiều

    Nằm đâu ngủ đấy

    Nó lấy mất của

    Lấy gì mà kéo
     
  8. inbeo

    inbeo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/1/2010
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Theo ý kiến của riêng tớ, chỉ một số trò chơi cổ truyền phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, ví dụ như: kéo co, rồng rắn lên mây, chơi âm, bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba, chơi đồ... túm lại là những trò chơi thiên về tính tập thể.
    Những trò chơi này là dạng trò chơi mở rộng, càng đông người tham gia thì càng vui, sẽ khuyến khích được trẻ tham gia vào hoạt động tập thể đồng thời rèn luyện thể lực cho trẻ. Còn một số trò khác như: nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ... lại thích hợp với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ bởi động tác đơn giản hơn.
     
  9. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Có thể là về động tác nó đơn giản hơn, nhưng theo tớ nghĩ thì trẻ cần được học tinh thần tập thể song song với tinh thần độc lập, cho nên các trò chơi cũng cần được kết hợp song song. :)
     
  10. dieptran

    dieptran Banned

    Tham gia:
    5/6/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    hihi, cám ơn các mẹ ạ.
    Các mẹ có thể giới thiệu cho mình trường nào đưa đồ chơi dân gian vào giảng dạy giúp mình được không?
    nhé nhé nhé nhé nhé
     
  11. ha hoa

    ha hoa Guest

    Tổ chức trò chơi tại các trường thường do Phòng GD và tổ chức Đoàn- Đội cơ sở tỏ chức tập huấn và quán triệt đến từng GV chứ hok phải dạy vu vơ đâu các mẹ ah...
     
  12. bechipxinh

    bechipxinh Banned

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    dạo này hiếm thấy các bé chơi các chò chơi vận động quá
     
  13. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Tất nhiên là do phòng GD và tổ chức Đoàn - Đội đưa ra chương trình học cho be. Nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đưa vào đó các hoạt động bổ ích nhằm nâng cao chất lượng giờ học của cả giáo viên và học sinh. Tớ thấy với mấy trò chơi dân gian, giáo viên mà tích hợp vào được bài giảng với các bé, thì có rất nhiều lợi ích, trẻ biết về truyền thống, cội nguồn của dân tộc mình, bên cạnh đó, đó cũng là những trò chơi có tính thể chất rất tốt, có môi trường hoạt động cả về cá nhân và tập thể cho bé. Rất tốt đấy chứ các mẹ. :)
     
  14. dieptran

    dieptran Banned

    Tham gia:
    5/6/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    vấn đề mình rất quan tâm hiện nay là các trường mẫu giáo đua nhau áp dụng những phương pháp giáo dục của nước ngoài vào mẫu giáo. Điều đó rất tốt, nhưng mình nghĩ không nên áp dụng một cách máy móc.
    vẫn với phương pháp giáo dục tiên tiến đó, nhưng khoác lên những "chiếc áo" dân gian, vừa giúp trẻ phát triển tư duy, vừa giúp chúng hiểu được văn hóa của nước mình.
     
  15. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Cái j hay thì ta tiếp thu, nhưng tất nhiên, phải tiếp thu một cách có chọn lọc, các trường hiện nay luôn áp dụng các phương pháp giáo dục của nước ngoài là vì bên đó, với những phương pháp đó giáo dục của họ có được những thành quả tốt. Hơn nữa, dân mình nói chung, ai chả thích "cái mác" nước ngoài, nên làm sao tránh được. Nếu biết kết hợp có chọn lọc của nước ngoài và cả của cả nước ta, thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều lần...
     

Chia sẻ trang này