Chậm Nói Là ...tự Kỷ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Le Khanh, 10/5/2008.

  1. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    CHẬM NÓI LÀ …TỰ KỶ

    Hiện nay, do tình trạng trẻ Tự Kỷ được phát hiện khá nhiều tại các bệnh viện, phòng khám … nên có một hiện tượng đang lan truyền trong các bà mẹ, khi thấy con mình tỏ ra chậm nói, kém giao tiếp, có một số hành vi kỳ cục thì đều cho rằng, chắc con mình bị Tự Kỷ, dù họ chưa biết Tự Kỷ là gì và đâu là những dấu hiệu tiêu biểu. Ngay cả đến một số các y bác sĩ, tại một vài bệnh viện cũng “dán” cho tình trạng kém giao tiếp, chậm nói của trẻ cái nhãn Tự Kỷ.
    Vậy, Tự Kỷ là gì ? Cho đến nay chưa có một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ cho tình trạng rối nhiễu tâm lý nghiệm trọng này, theo tiêu chuẩn chẩn đoán Tự Kỷ của DSM –IV ( Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ ) và ICD- 10 ( Tổ chức Y tế Thế Giới) thì có thể đưa ra một khái niệm như sau : Trẻ tự Kỷ là những trẻ có những yếu kém và rối loạn về :
    1. Quan hệ tiếp xúc : không có khả năng tương tác với người khác, khả năng bày tỏ và chia sẽ cảm xúc.
    2. Ngôn ngữ : khả năng diễn đạt kém, lời nói không phù hợp với bối cảnh chứ không chỉ là chậm nói.
    3. Hành vi :Có những hành vi và thói quen kỳ dị .
    Cụ thể là :
    Cách ăn nói:
    • Ngôn ngữ phát triển hoặc chậm hay không phát triển chút nào
    • Cách dùng từ không có ý nghĩa
    • Dùng cử chỉ thay vì lời nói để diễn đạt ý tưởng
    • Khó chăm chú được lâu
    Phản Ứng Trong Cách Giao Tế:
    • Thích ở một mình hơn là chơi với trẻ khác
    • Không thích kết bạn
    • Ít tác động như cười hay nhìn thẳng mắt người khác
    Giác Quan Bị Hư Hại:
    Giác quan thấy, nghe, sờ, ngửi và nếm có thể rất nhạy cảm hay đôi khi lại giảm sút.
    Cách Chơi:
    • Thiếu tính tự phát hay tưởng tượng
    • Không bắt chước được người khác
    • Không tự chế biến trò chơi
    Thái Độ Cư Xử:
    • Có thể quá họat động hay thụ động
    • Nổi cơn thịnh nộ mà không có lý do
    • Không tự ý bày trò chơi
    • Quá tập trung vào một vật, ý tưởng, hành động hay một người nào
    • Thiếu khả năng suy xét
    • Có thể tỏ gây hấn với người hay chính mình
    • Khó chấp nhận thay đổi trong lễ thói hằng ngày
    Và các điều này phải mang tính thường xuyên, lập đi lập lại trên 6 tháng thì mới có thể đánh giá là có tình trạng Tự Kỷ.
    Như vậy, những dấu hiệu về Tự kỷ cũng tương đối rõ, nhưng tại sao vẫn có tình trạng lẫn lộn giữa Tự kỷ và những rối nhiễu tâm lý khác, chủ yếu là với trẻ Chậm phát triển và trẻ có hội chứng hiếu động kém chú ý ( hội chứng ADHD) . Do hầu hết trẻ Chậm phát triển đều có những khó khăn về ngôn ngữ và cả về các kỹ năng khác, vì vậy chúng thường trở nên nhút nhát, không muốn tiếp xúc với người khác và cũng có thể có những phản ứng bất thường nên dễ bị gán cho « có nét tự kỷ » . Với trẻ Hiếu động kém chú ý cũng vậy, thường những trẻ này có đặc trưng là không biết chờ đợi, và vì vậy rất khó quan hệ với những trẻ khác dẫn đến tình trạng xa lánh bạn hay trở nên cục cằn và phát triển chậm về ngôn ngữ do không thích tiếp xúc, vì thế trẻ cũng có những rối nhiễu tương tự như trẻ Tự kỷ. Vì vậy, khi đã biết là con mình là trẻ chậm phát triển, Hiếu động hay bại não.. thì cho dù có một vài biểu hiện giống như tự kỷ, cũng không nên cho rằng con mình bị Tự Kỷ để tăng thêm lo lắng và lạc hướng trong việc chăm sóc trẻ.
    Nhưng có thể nói, trở ngại lớn nhất để chẩn đoán và đề ra những biện pháp thích hợp trong việc chăm sóc trẻ Tự kỷ lại là về phía phụ huynh. Vì việc chẩn đoán không thể chỉ trong một buổi khám 15, 20 phút mà có thể đưa ra đánh giá chính xác về trẻ, và điều này thường tạo cho phụ huynh có suy nghĩ là người chẩn đoán không giỏi và cố đi tìm người chỉ ra đúng tình trạng Tự kỷ của con mình dù đôi khi đó là một sự vội vàng hay nhầm lẫn. Ngay cả khi chẩn đoán đúng là trẻ Tự Kỷ, nhưng nếu nói thẳng là không có thuốc chữa, mà chỉ có những biện pháp giáo dục đặc biệt để giúp trẻ ổn định, có khả năng hội nhập nhiều hơn, thì phụ huynh cũng không hài lòng và họ sẽ đi tìm đến thầy khác, để rồi có thể biết được vài trẻ do không phải là Tự kỷ những bị chẩn đoán sai là tự kỷ, nên đã có ít nhiều tiến bộ bằng một liệu pháp nào đó, thì lại vội vàng tìm đến. Cũng có nhiều phụ huynh chịu khó mò mẫn trên mạng để tìm ra cả chục biện pháp giáo dục và trị liệu khác nhau, rồi có khi...chìm đắm trong đám giải pháp đó mà không thể rút ra một biện pháp tốt nhất cho con mình.
    Hơn thế nữa, lại có vài người qua kinh nghiệm bản thân mày mò tìm kiếm được vài biện pháp thích hợp cho con mình, giúp cho con có được những tiến bộ nhất định và sau đó trở nên ..chuyên gia trị liệu trẻ tự kỷ kể cả những rối nhiễu khác bằng phương pháp do mình đúc kết được, điều này góp phần vào việc làm cho nhiều phụ huynh thêm bối rối, không biết thực, hư như thế nào hoặc tốn kém thì giờ và tiền bạc một cách vô ích.
    Chúng ta nên nhớ rằng, với những rối nhiễu tâm lý của trẻ thì việc xem lại những mối quan hệ trong gia đình và sự sáng suốt, bình tĩnh của phụ huynh là điều vô cùng quan trọng, ngoài ra để có thể xây dựng một kế hoạch chăm sóc trị liệu thích hợp, phụ huynh của trẻ Tự Kỷ cũng như nghi ngờ là tự kỷ, cần có sự tư vấn và hướng dẫn của những chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để cùng tìm ra một phương án tốt nhất cho con mình.
    Lê Khanh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Le Khanh
    Đang tải...


  2. me cua mit

    me cua mit Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/3/2008
    Bài viết:
    2,139
    Đã được thích:
    547
    Điểm thành tích:
    823
    Cho em biết thêm là bé mắc bệnh tử kỷ, bố mẹ được tư vấn cẩn thận có thể chữa khỏi cho bé không? hay nhất thiết phải có sự can thiệp từ các nhà chuyên môn ?
     
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Một người bị bệnh ( trừ bệnh tâm thần, ung thư vào giai đoạn cuối hay những bệnh nặng) chỉ cần một bác sĩ giỏi, những loại thuốc phù hợp, các phương tiện kỹ thuật tân tiến là có khả năng giải quyết mà không cần sự có mặt của người thân. Một người bị bệnh cảm cúm sơ sơ, hay đau bụng đi cầu ...chỉ cần cha mẹ, người thân có hiểu biết, và tìm được loại thuốc phù hợp ( Đông - Tây Y đều tốt) là có thể chữa trị ở nhà không cần sự can thiệp của bác sĩ .
    Nhưng hội chứng Tự Kỷ thì không ! Chỉ một mình bác sĩ ( với đủ mọi điều kiện tốt nhất) hay chỉ với bố mẹ ( dù có trình độ hiểu biết cao và đầy đủ kỹ năng ) cũng không thể chữa khỏi cho trẻ.
    Lý do : Tự kỷ không phải là một chứng bệnh ( dù được xếp trong nhóm bệnh tâm thần - vì không biết xếp vào đâu ! ) mà là một tình trạng - giống như trẻ bị sốt do nhiễm siêu vi đưa đến tình trạng bại liệt - khi đã bị bại liệt rồi, thì tập vật lý trị liệu, và phải sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc vận động, chứ không có một loại thuốc nào chữa khỏi bại liệt, mà chỉ có thuốc chủng để ngừa bại liệt . Tiếc thay, Tự kỷ lại không có thuốc ngừa !
    Bác sĩ không thể chữa khỏi tình trạng Tự Kỷ, mà chỉ chẩn đoán xác định mức độ nặng hay nhẹ, hoặc không phải là trẻ tự kỷ mà thôi. Bác sĩ nếu có chuyên môn về giáo dục trẻ tự kỷ, có thể vạch ra một chương trình trị liệu ( bằng liệu pháp này, liệu pháp kia ... tùy theo chuyên môn và kinh nghiệm mà vị BS được đào tạo từ Mỹ, Pháp, Bỉ , Úc ... và tùy theo quan điểm mà BS đó chấp nhận ) nhưng người thực hiện các biện pháp đó không chỉ là người BS mà chính là bố mẹ của trẻ.
    Bố mẹ của trẻ có thể có trong tay những điều đã được tư vấn ( kiến thức) chương trình trị liệu ( do nhà chuyên môn cung cấp ) và kinh nghiệm chăm sóc con từ nhỏ, nhưng vẫn cần có sự giám sát, góp ý, hướng dẫn và điều chỉnh của các nhà chuyên môn ( gia giảm thêm bớt, nhanh hơn, chậm lại, chú trọng đến cái này, khoan tập trung vào cái kia...)
    Tóm lại, đó là môt sự hợp tác chặt chẽ giữa bố mẹ và nhà chuyên môn và có khi cả những người trong các lĩnh vực khác ( giáo viên dạy trẻ - nhân viên xã hội ...) và điều quan trọng cần nhớ là :
    Phải chăm sóc, giáo dục, trị liệu và đồng hành với trẻ theo tốc độ phát triển và khả năng mà trẻ có thể đạt được, chứ không thể dẫn trẻ đi theo tốc độ mà mình mong muốn cho dù có sốt ruột, nôn nóng đến đâu đi nữa cũng không nên tập trung quá nhiều thời gian, sức lực và cả tiền bạc trong giai đoạn đầu vì việc trị liệu sẽ rất dài .
     
  4. Meo con 2006

    Meo con 2006 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/4/2008
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    103
    Cam on chi da cung cap cho cac me nhung thong tin that bo ich. Tien day em xin chi tu van cho em mot viec ah. Con gai em em duoc hon 8 thang, nhung chau van chua biet ngoi, va khi be thi dau chau ko dung thang len ma ngheo co. Lieu chau co bi sao ko chi? Em rat mong chi tu van giup em, vi hien em em cung thay rat lo lang ah.
     
  5. ME ARGAI

    ME ARGAI Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    141
    Điểm thành tích:
    43
    He He , Lê Khanh là Mr chứ không phải là Mrs ,cô ạ .......!!!:D:D:D:D
    @ Anh Khanh ơi em noí rồi : Anh thêm Mr vaò đi em thì vỡ bụng ra này .....:cool::cool:
    Bạn nên đưa Bé đến bệnh viện nhi khám đi bác sỹ sẽ chẩn đoán chính xác hơn thôi mà đừng lo lắng quá nhé ,....Chúc hai mẹ con luôn vui khoẻ .:p
     
    Meo con 2006 thích bài này.
  6. me cua mit

    me cua mit Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/3/2008
    Bài viết:
    2,139
    Đã được thích:
    547
    Điểm thành tích:
    823
    Bạn ơi, khi bé nhà mình mới sinh, mình sợ nó ti no sẽ trớ sữa, thế là mình bế vác , việc bế vác sớm giúp cho bé cứng cổ hơn, tuy nhiên khi bế như vậy thì tay mình vẫn phải đỡ cổ bé vì lúc này cơ cổ bé còn yếu lắm và cũng chỉ bế khi bé ăn no thôi. Nhưng đến tháng thứ 3 thì bé nhà mình ko chịu bế nằm, chỉ nín khóc khi mẹ hay ô,bà bế vác . Tới tháng thứ 6 thì ngồi vững vngf lắm rồi, mình nghgix ko nhất thiết phải đi bs khi bé vẫn ăn và ph.triển bt . Mẹ bé nên tập luyện cho bé để bé ngồi đc nhé .
     
    Meo con 2006 thích bài này.
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chào bạn Meocon26, dưới đây là một số dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển của bé từ 4 - 8 tháng tuổi, nếu cháu có 2/3 các dấu hiệu này, bố mẹ cần đưa cháu đến khám nơi các chuyên gia về nhi khoa để có hướng chăm sóc thích hợp:
    Các dấu hiệu kém phát triển vận động:
    - Các cơ bắp có vẻ cứng nhắc, kém linh hoạt
    - Các cơ bắp mềm nhẽo, giống như 1 búp bê vải
    - Đầu ngã ra phía sau khi cho bé ngồi
    - Lấy đồ vật bằng 1 tay
    - Có khó khăn khi đưa đồ vật vào miệng
    - Không quay nhìn ( hay quay đầu ) về phía phát ra âm thanh lúc 4 tháng
    - Không lật cả hai hướng ( trước ra sau - sau ra trước ) lúc 5 tháng
    - Không cười một cách tự phát lúc 5 tháng
    - Không thể ngồi với sự giúp đỡ của người khác lúc 6 tháng
    _ Chưa thể đưa mắt nhìn theo những đồ vật lúc 7 tháng.
    Các dấu hiệu kém phát triển giao tiếp - ngôn ngữ:
    - Từ chối sự âu yếm
    - Không tỏ ra thích thú với những người xung quanh
    - Khóc dai dẳng, hay chảy nước mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
    - Không cố gắng thu hút sự chú ý qua các hành động của mình lúc 7 thán
    - Chưa bập bẹ lúc 8 tháng.
    Trong trường hợp cháu chỉ chưa biết ngồi và không giữ vững được cái đầu thì có thể do tình trạng còi xương hay nhược cơ, nếu như các khả năng khác đều bình thường. Bạn có thể đưa cháu đến một Bác sĩ về dinh dưỡng để tư vấn .
     
  8. chulun06

    chulun06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/12/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Bác Le Khanh cho em hỏi một chút ạ.
    Cu nhà em được 18 tháng rồi, nói chung là phát triển bình thường nhưng có mỗi việc nói của cháu là chậm thôi. Từ khi 13, 14 tháng cháu đã gọi "bà ơi; bác; bố" (nghe rất rõ) thế nhưng đến giờ cháu vẫn chẳng nói thêm gì, thích thì nói không thì thôi, có dạy thì cháu nói 1 từ rồi thôi lần sau dạy lại là không nói nữa. Rất thích dùng cử chỉ thay lời nói, ví dụ cháu thích uống nước thì cháu chỉ vào bình nước và ư ư.. (từ này dạy cháu nói được 2 lần rồi cháu không chịu nói nữa). Mọi người cứ bảo cháu nói được nhưng không chịu nói (cháu cứ nói 1,2 lần rồi thôi), riêng mỗi từ bà ơi thì cháu nói nhiều, cuốt ngày cứ bà bơi, bà ơi liên mồm.
    Em kể hơi dài dòng phải không ạ, nhưng chuyện học nói của cháu làm em buồn quá. Liệu với những biểu hiện trên thì cháu có phải bị tự kỷ không ạ, bác có cách nào dạy cháu học nói không cho em biết với.
    Thank bác nhiều
     
  9. hp28

    hp28 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/6/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào chi. Tôi là một độc giả của chương trịnh, tôi đã đọc bài viết của chị và có một vài lời xin chia sẻ cùng chi. Tôi thấy vấn đề về nói của cháu cũng hơi chậm thât. Tuy nhiên, ta cũng chưa thể kết luận cháu có thể bị tự kỷ đươc. Tôi thấy cháu có biểu hiện tốt đó là cháu đã nói được một số từ và biết thể hiện nhu cầu của minh. Chị cho hỏi thêm là giao tiếp bằng mắt của cháu có tốt không (khi nói chuyện cháu có nhìn bằng mắt không ?, cháu có hay chơi một mình, không chịu chơi với bạn cùng lứa tuôi?...). Theo tôi, chị nên gặp chuyên gia để được tư vấn kỵ Tôi được biết một địa chỉ có thể tin cậy: Chị Nguyễn Thị Phượng là Ths chuyên dạy và điều trị căn bệnh này
    Số điện thoại: 0912218692
     
  10. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chào bạn CHULUN06
    Không biết là việc trả lời của tôi có trễ quá không, dù sao thì cũng xin được trao đổi với chị, việc một cháu bé chậm nói thì chưa đủ cơ sở kết luận là có hội chứng Tự Kỷ hay không, yếu tố không có hay kém khả năng giao tiếp bằng mắt cũng chỉ là một trong nhiều dấu hiệu chỉ báo về hội chứng Tự Kỷ mà thôi
    Có 3 tình trạng rối nhiễu của trẻ có những dấu hiệu tương tự nhau, khiến ta dễ lẫn lộn, đó là : Tình trạng chậm phát triển trí khôn ( gọi là Chậm khôn ) hội chứng Rối loạn hiếu động kém chú ý ( ADHD) và hội chứng Tự Kỷ . Ngoài ra còn có một tình trạng khác là rối loạn ngôn ngữ ( chỉ đơn thuần là vấn để phát triển ngôn ngữ hay có thể có trong cả 3 vấn đề trên) .
    Vì vậy, việc chẩn đoán phân biệt là bước đầu tiên, sau đó sẽ có những đánh giá mức độ nặng hay nhẹ và cuối cùng là hướng giải quyết qua những biện pháp chăm chữa với sự kết hợp giữa bố mẹ và các chuyên gia.
    Hiện nay, có tình trạng trẻ chỉ có một vài dấu hiệu của tự kỷ, gọi là "có nét tự kỷ" nhưng vẫn được xếp vào nhóm tự kỷ, qua đó có những biện pháp "trị liệu" và đạt được một số tiến bộ nhất định, dẫn đến một hiểu lầm ( cố ý hay vô tình) cho rằng Tự kỷ có thể chữa được.
    Xin nói rõ, ngay cả việc dạy một trẻ Tự kỷ, nếu không có sự tham gia của bố mẹ, cũng là một điều hết sức khó khăn để đạt được những kết quả tốt chứ đừng nói tới việc "chữa khỏi căn bệnh này" .
    Chị có thể tham khảo trên trang web : http://tamlytreem.page.tl để sử dụng một bảng đáng giá các khả năng của trẻ, xem trẻ có phải là có Hội chứng tự kỷ hay không, và để biết thêm thông tin về tình trạng này cũng như những rối nhiễu khác của trẻ em.
     
  11. meco2congai

    meco2congai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    M có đọc 1 bài báo nói rằng bệnh tự kỳ là bệnh của CON NHÀ GIÀU...
    Kô hiểu sao lại vậy? Và sao thời này trẻ lại bị tự kỷ nhiều đến thế?
     
  12. meocon84

    meocon84 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ em nhỏ dưới tuổi đến trường hiện nay mắc phải 1 chứng bệnh mà ta thường thấy gọi là tự kỉ và được giải thích rất rõ như bác Khanh đã nêu!Ngay trong họ hàng gần nhà em hiện nay cũng có 2 đứa cháu họ gần mắc phải căn bệnh này.
    Bé thứ nhất khi biết bệnh lúc 1 tuổi: bố mẹ đều đi làm nhà nước rất bận bịu,bé ở nhà với bác giúp việc ,bác này rất ít khi nói chuyện hay chơi đùa với bé,cả ngày bé chỉ chơi với cái tivi hay thi thoảng bác giúp việc mới nói nhưng ko nhiều,mẹ bé đi làm về cũng ít khi nói chuyện,bố cháu cũng là người ít nói,bé ở trong nhà toàn người kiệm lời,đã vậy lai chẳng hay được đi ra ngoài nhiều,gần nhà không có bạn nào bằng tuổi để chơi cùng .Rồi 1 ngày bố mẹ thấy cháu có những biểu hiện lạ tự dưng đang ngồi chơi thì cười to rồi lại im bặt,nhìn vào mắt cháu bé thấy hơi lạ,sợ khi ra ngoài chơi.Bố mẹ cháu sợ quá cho cháu đi khám,mẹ cháu phải nghỉ việc để đưa cháu đi chữa trị bệnh rất mất công sức và tới nay đã 1 năm cháu bé đã khá hơn nhiều.
    Bé thứ hai mới biết bệnh cũng gần tháng nay bé năm nay 2tuổi rưỡi ,những biểu hiện của bé cũng lạ nói từ không chính xác,ít cười,toàn dán mắt vào tivi cả ngày,không ra ngoài chơi.
    Cha mẹ nên nói chuyện và chơi cùng con nhiều hơn để theo dõi sát sao sự phát triển của con mình và nhớ đừng lạm dung cái tivi hay máy tính quá 1h mỗi ngày mà nên hướng trẻ vào các trò chơi bổ ích khác!Khi chọn người giúp việc nên lưu ý tới khả năng chơi cùng con trẻ,hướng dẫn trẻ chơi với bóng,chơi nhạc cụ,chơi đồ chơi....chơi cùng với bác giúp việc khi bố mẹ vắng nhà.
     
  13. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bài báo nói trên lấy thông tin từ một chuyên viên tâm lý của BV Nhi Đồng II (TP.HCM) anh ta cho rằng, đây là bệnh của con nhà giàu bởi vì đa số trẻ đến khám tại BV NĐ II có tình trạng hay dấu hiệu tự kỷ là gia đình khá giả. Đó là một nhận xét chủ quan không dựa trên một cơ sở khoa học nào. ( vì anh ta thấy đa số trẻ TK hay có dấu hiệu TK đến khám tại BV là con nhà khá giả ! - nhà nghèo làm sao có tiền cho con đi khám bệnh khoa tâm lý !)
    Xin nhắc lại :
    Tình trạng tự kỷ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó yếu tố về sinh học ( sự phát triển không đồng đều của một số trung tâm thần kinh não - trong khu vực giao tiếp và ngôn ngữ ) là chủ yếu. Còn yếu tố do bố mẹ bận đi làm, không có nhiều thì giờ giao tiếp, chơi đùa chăm sóc con hay để cho con tiếp xúc nhiều với TV ( trẻ bình thường dưới 2 tuổi mà xem TV nhiều cũng có hại huống gì là trẻ tự kỷ ) chỉ là yếu tố làm cho tình trạng này nặng thêm mà thôi.
    Còn về việc tại sao bây giờ lại có nhiều trẻ Tự Kỷ, thì thực ra trước đây cũng có nhiều y như hiện nay, có điều lúc đó các bác sĩ không khám ra ( vì chả hiểu nó là cái gì !) chỉ cho là chậm nói, chậm khôn thế thôi. Còn bây giờ khi biết khá nhiều ( nhưng chưa thật sâu ) về Tự Kỷ, thì bất cứ tình trạng rối loạn về mặt tâm lý gì ở trẻ em mà không xác định được cơ chế gây bệnh, đều có thể gán cho là tự kỷ ( hay có nét tự kỷ ! ) sau đó tập trung vào việc tập nói, cho trẻ chơi, săn sóc tích cực và đạt được một số tiến bộ nhất định ( hay một biến chuyển nào đó thì lại cho rằng mình đã chữa được "bệnh tự kỷ". Trong khi nếu là một trẻ có tình trạng Tự kỷ thật sự, thì với tất cả những biện pháp hiện có ( kể cả liệu pháp cho thở Oxy cao áp - được quảng cáo công khai là chữa được bệnh Tự Kỷ ) cũng chỉ có khả năng làm giảm nhẹ mức độ, giúp trẻ thích nghi và hội nhập tốt hơn với môi trường xung quanh mà thôi.
    Có thể nói, khác với các tình trạng rối loạn tâm lý khác, tình trạng Tự Kỷ của trẻ chỉ có thể cải thiện nếu chính người thân trong gia đình ( đặc biệt là người mẹ ) tham gia tích cực, có vai trò chủ động trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ - còn nếu chỉ tích cực đi tìm kiếm một biện pháp bên ngoài như đưa trẻ đến các trung tâm, các bệnh viện - các trường giáo dục chuyên biệt ...rồi giao khoán cho các cơ sở này thì hiệu quả sẽ không cao với một chi phí bỏ ra không thấp chút nào !
    Vì như đã nói ở trên, trẻ tự kỷ do mất khả năng thiết lập các quan hệ nên mới dẫn đến các rối loạn ( do lo sợ căng thẳng đến mức khủng hoảng ) vì vậy người mà trẻ cần nối lại quan hệ trước tiên chính là người thân trong gia đình ( bố/mẹ ) nhưng trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ lại dễ rơi vào tâm lý chủ quan, vì vậy phải có sự giám sát, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời của các chuyên gia !
    Nói 1 cách hình tượng thì để dạy 1 trẻ chậm khôn hay có hội chứng Down (cũng là 1 dạng rối loạn tâm lý) thì 1 cô có thể dạy 6 trẻ - những để dạy 1 trẻ tự kỷ thì phải 6 người tập trung dạy 1 trẻ !
     
    Titi thích bài này.
  14. Doctorfun

    Doctorfun Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/6/2008
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    :rolleyes:Phần lớn tôi đồng ý với quan điểm của bạn nêu trong bài viết trên, chỉ có một số Vấn đề nhỏ tôi thấy chưa hoàn toàn chính xác.
    Vd:trẻ chậm khôn hay có có hôi chứng Down (cũng là một loại rối loạn tâm lý) Bệnh Down là do bị khiếm khuyết từ hệ thống gen bạn à, cặp gen thứ 21 bị sai lệch dẫn đến trẻ có hôi chứng Down chứ không phải là một dạng rối loạn tâm lý. Điều này sai về cơ bản trong kiến thức y học...
    "Bệnh tụ kỷ là bệnh của con nhà khá giả.." Đây là một cách hiểu theo kiểu duy ý chí, trẻ có thể bị bệnh tự kỷ do nhiều nguyên nhân, yếu tố sinh học và cả yếu tố môi trường sống nữa...Phải nói đây là căn bệnh mới xuất hiện nhiều ở nước ta, còn ở những nước phát triển thì phổ biến hơn nhiều. Có thể nói đây là một căn bệnh trong thời công nghiệp hóa...nói như vậy không có nghĩa là hoàn toàn chính xác nhưng có thể tạm gọi là như vậy.
    Ngày nay cuộc sống phát triển nhanh hơn đòi hỏi con người phải làm việc nhiều hơn, để đấp ứng được với nhịp sống và cơ hội kiếm tiền cho GĐ và cho bản thân...Hàng ngày chúng ta cứ bị cuốn theo nhịp sống với tốc độ chóng mặt, có khi mỗi ngày chỉ có một bữa cơm với con cái, mọi việc giao phó hết cho người làm hay ông bà. Người giúp việc thì hoặc là mải làm hoặc không quan tam tới con cái chúng ta (hoặc cũng không biết cách giao tiếp với trẻ).Trẻ cứ một mình với cái vô tuyến (thụ động) bố mẹ lại đi hết ngày hết buổi, tối về thì mỏi mệt quá rồi còn đâu sức mà chơi đùa với con...rồi mai lại lặp lại chu kỳ đó, ngày này qua ngày khác trẻ không đuợc giao tiếp không được quan tâm về mặt tâm lý...Thế là con đường dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ gần hơn, xung quanh ta mà có khi ta không hề hay biết...

    :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:
     
  15. Doctorfun

    Doctorfun Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/6/2008
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
     
  16. Me Bao Son

    Me Bao Son Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/5/2008
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bác ơi tư vấn giúp em với . Con trai em năm nay chuẩn bị lên lớp 2. Cháu được chẩn đoán là bị tự kỷ nhe. Cả năm học lớp 1 vừa qua là một thời kỳ vô cùng mệt mỏi và lo lắng của gia đình em. Cháu tiếp thu châm, viết rất kém, nhưng điều quan trọng nhất la cháu rất hay sợ hại Cứ đến cửa trường là cháu lo sợ và bị nôn rất nhiệu Nhiều người khuyên em nên tích cực cho cháu đi sinh hoạt tập thể để cháu quen dần, và đến hè em cũng cố găng đăng ký các lớp học giải trí cho cháu tham gia, nhưng cứ đến lớp mà không có mẹ ở cạnh là cháu lại bị nôn. Bác ơi em phải làm thế nào, sắp tới cháu lại vào lớp 2, nếu cô giáo không hiểu tâm lý cháu thì là một vấn đề lớn đối với em đấy a. Cám ơn bác nhiều
     
  17. Meo con 2006

    Meo con 2006 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/4/2008
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    103
    Gửi bác doctorfun: Bác ah, em rất cảm ơn bác đã quan tâm đến câu hỏi của em; con cháu em bây giờ có thể ngồi một lúc nhưng phải có một vật gì đặt hờ nhẹ đằng sau, một lúc là cháu lại ngã bổ chửng ra đằng sau, em cũng nghĩ là do thiếu cãni, khuyên cô nó cho bé uống, nhưng bé uống vào lại bị nóng ko đi ngoài được, bé này rất bụ, có lẽ là còi xương dạng bụ đúng ko ah; em sẽ nói lại với con em em, nếu có gì em sẽ nhờ bác nhé;
     
  18. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    @Bạn Doctorfun: Rất cám ơn bạn đã góp ý về Hội chứng Down - đây đúng là bệnh do rối loạn cân bằng nhiễm sắc thể ( có đến 3 cặp thay vì 2 cặp nhiễm sắc thể như trẻ bình thường) do đó nếu chỉ nói là rối loạn tâm lý thì chưa chính xác. Nhưng trẻ bị hội chứng Langdon - Down cũng có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tâm lý.
    Tuy nhiên, tôi không đồng tình với quan điểm của bạn cho rằng Hội chứng Tự Kỷ mới xuất hiện ở Việt Nam và việc cha mẹ bỏ con với cái TV, không quan tâm chăm sóc, giao tiếp với con là mầm mống xuất hiện "bệnh tự kỷ".
    Theo tôi, hội chứng TK đã có mặt từ khá lâu ở VN (tôi đã làm việc với 1 bác sĩ tâm thần người Bỉ, làm việc tại Sài Gòn trước năm 1975 cũng đã cho biết là bà đã chẩn đoán 1 số trường hợp Tự Kỷ ) Sở dĩ tình trạng này mới "rộ" lên gần đây, do giới chuyên môn (tâm lý và Y khoa) có được nhiều kiến thức và công cụ chẩn đoán tốt hơn, và bố mẹ cũng chịu khó đưa con đi khám nhiều hơn.
    Còn việc "bỏ bê con cái" chỉ là một yếu tố làm gia tăng tình trạng Tự Kỷ (sẵn có ) ở nơi trẻ chứ không thể biến 1 trẻ không Tự Kỷ thành Tự kỷ được. Nó có thể làm cho trẻ kém phát triển về ngôn ngữ, trở nên thụ động hơn - Đây là 1 quan điểm tưởng như đúng đắn ( các nhà tâm lý cách đây độ 10 năm xem đây là yếu tố quan trọng) nhưng nó sẽ dẫn đến 2 cách ứng xử rất có hại cho trẻ:
    1/ Bố mẹ cho rằng tại mình bỏ bê nên trẻ mới ra nông nỗi, nên hết sức đau khổ, thất vọng và có thể quay sang đổ lỗi cho nhau có khi dẫn đến đổ vỡ gia đình, và tất cả sự dằn vặt, đau khổ này trẻ sẽ "lãnh đủ" bằng sự cảm nhận của mình, và làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn.
    2/ bố mẹ "chuộc lỗi" bằng cách hết sức chăm sóc, cưng chiều trẻ và có thể "làm thay" cho trẻ hầu hết mọi chuyện ( cơm bưng nước rót) và trẻ đã thụ động lại càng thụ động hơn. Việc giáo dục giúp trẻ tự tin và có khả năng tự phục vụ sẽ bị "vô hiệu hoá" do cách ứng xử này của bố mẹ.
    Chúng ta có thể phê phán việc bố mẹ thiếu quan tâm ( và quan tâm quá mức) với trẻ, nhưng không nên xem đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ. Đó cũng là 1 quan điểm thiếu chính xác.

    @ mẹ Bao Son: Tình trạng bé sợ đi học, nôn nhiều khi đến lớp là một rối nhiễu tâm lý thường xuất hiện ở các trẻ không được cho đi học các cấp học MG, hoặc có thể trẻ bị giáo viên lớp 1 "cho vào khuôn phép" một cách nghiêm khắc ngay trong những ngày mới đến lớp hoặc do bố mẹ hơi "mềm yếu" khi cho cháu đi học, nên dẫn đến chứng nôn ói ( một dạng bệnh tâm thể ) việc cho cháu tham gia các hoạt động tập thể không giúp ích nhiều vì trẻ vẫn không thoát khỏi ám ảnh lớp học.
    Nếu ở Hà Nội, bạn có thể liên hệ với một vài bệnh viện hay trung tâm tư vấn tâm lý để qua đó, các chuyên viên tâm lý có thể áp dụng một số liệu pháp tâm lý giúp cháu giảm bớt tình trạng này.
     
    Titi thích bài này.
  19. Me Bao Son

    Me Bao Son Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/5/2008
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    @ mẹ Bao Son: Tình trạng bé sợ đi học, nôn nhiều khi đến lớp là một rối nhiễu tâm lý thường xuất hiện ở các trẻ không được cho đi học các cấp học MG, hoặc có thể trẻ bị giáo viên lớp 1 "cho vào khuôn phép" một cách nghiêm khắc ngay trong những ngày mới đến lớp hoặc do bố mẹ hơi "mềm yếu" khi cho cháu đi học, nên dẫn đến chứng nôn ói ( một dạng bệnh tâm thể ) việc cho cháu tham gia các hoạt động tập thể không giúp ích nhiều vì trẻ vẫn không thoát khỏi ám ảnh lớp học.
    Nếu ở Hà Nội, bạn có thể liên hệ với một vài bệnh viện hay trung tâm tư vấn tâm lý để qua đó, các chuyên viên tâm lý có thể áp dụng một số liệu pháp tâm lý giúp cháu giảm bớt tình trạng này.[/QUOTE]

    Cảm ơn bác đã tư vấn.
    Bệnh tâm thể như bác nói nếu không được điêu trị kịp thời có gây ảnh hưởng gì với những đứa trẻ như vậy không a.
     
  20. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bệnh tâm thể ( tâm lý + thể chất : psychosomatic) là một tình trạng có những bất ổn về thể chất ( nôn ói là tình trạng tiêu biểu nhất ) như : Nhức đầu, nôn ói, đau bụng, liệt cơ, co giật, mà khi đi khám lại không tìm ra một tổn thương nào về thể chất ( như đau bao tử đưa đến nôn ói) vì vậy, ta gọi đó là bệnh có căn nguyên từ tâm lý (thường là do cách ứng xử của người mẹ như chiều chuộng, bảo bọc thái quá hay có sự thay đổi thất thường khiến trẻ không thể cảm nhận nổi)
    Các triệu chứng này thường không cần điều trị, hay đúng hơn là các biện pháp điều trị thường ít khi có tác dụng nếu những yếu tố về tâm lý là căn nguyên chính của tình trạng không được nhận ra và thay đổi.
    Thông thường thì trẻ chỉ có các biểu hiện tâm thể trong những tình huống nhất định như khi buộc phải đi học mới đau bụng, nếu cho ở nhà thì lại không có chuyện gì!
    Nếu không tìm ra căn nguyên thì các rối loạn có thể nặng hơn, hoặc chuyển sang cách rối loạn khác.
    Vì vậy tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cũng cần phải chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân, từ đó sẽ có cách giải quyết thích hợp nhất.
     

Chia sẻ trang này