3 tháng giữa: Thế nào là ngộ độc thai nghén ạ,mẹ nào biết chia sẻ em nhé

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi mommy_daddy, 13/7/2010.

  1. mommy_daddy

    mommy_daddy YẾN TRÂM- HÀNG THÙNG XỊN

    Tham gia:
    29/12/2009
    Bài viết:
    8,149
    Đã được thích:
    1,431
    Điểm thành tích:
    863
    em có cô bạn mang thai bình thường đến khi sinh ra ko may đc mấy ngày thì bé mất,nghe nó nói là nó bị men gan cao nên em bé đã bị ngộ độc từ trong bụng mẹ,biểu hiện là phù chân nhiều lần nhưng mẹ chồng nó cứ nói là xuống máu thôi ko sao cả,khổ thân nó mang thai lần đầu ko biết gi.giờ em đang có thai ở tháng thứ 5,mong các mẹ chia sẻ thông tin nhé.em cảm ơn ạ!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mommy_daddy
    Đang tải...


  2. puppup

    puppup www.hangucxachtay.com

    Tham gia:
    29/6/2009
    Bài viết:
    3,329
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thế nào là ngộ độc thai nghén ạ,mẹ nào biết chia sẻ em nhé

    Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.


    Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

    Nhiễm độc thai nghén nhẹ: Sau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự. Người có thai thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt. Thích các thức ăn chua và ngọt. Hiện tượng nhiễm độc thai nghén nhẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ bắt đầu từ khi có thai khoảng gần 1 tháng và thường kéo dài đến 3 tháng. Sau đó, các triệu chứng ốm nghén giảm dần rồi mất hẳn, thai phụ trở lại tình trạng bình thường. Tình trạng thai nghén có khả năng làm cho người phụ nữ hơi gầy sút đi nhưng không bị gầy yếu nặng.

    Nhiễm độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu kỳ thai diễn biến khác hẳn. Lúc đầu, thai phụ cũng có triệu chứng của nhiễm độc nhẹ nhưng thường xảy ra sớm hơn. Tình trạng nhiễm độc mỗi ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thức ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.

    Đối với tình trạng nhiễm độc thai nghén nhẹ, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, nên ăn nhẹ và chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Có thể sử dụng một ít thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ, bao gồm các triệu chứng sau:

    Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay. Ở những người bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay. Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên sẽ hết phù. Còn ở những bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi. Cân nặng tăng nhanh tới 500 gam mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.

    Protein niệu: Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.

    Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.

    Biến chứng của nhiễm độc thai nghén

    Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật.

    Tiền sản giật: Sản phụ choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn, nhưng chưa có cơn giật.

    Nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.

    Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.

    Khi bị sản giật, toàn thân co cứng, mắt đảo, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời, rồi ngừng thở, sau đó chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển sang thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật. Hiện tượng này nếu không được xử lý thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí tử vong.

    Đối với sản giật trước đẻ, những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. Nếu được điều trị tốt, sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống.

    Đối với sản giật trong khi chuyển dạ, cơn giật sẽ làm cơn co tử cung mạnh. Vì vậy nếu cổ tử cung của sản phụ mở chậm phải xử trí bằng mổ lấy thai ngay.

    Sản giật sau đẻ thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ. Vì vậy đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp, thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, đồng thời phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị.

    Để phòng sản giật

    Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt. Khi có thai cần chú ý đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axit folic...). Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ cho an toàn.

    Cách xử trí

    Dùng một cái nẹp dài hoặc một que to bản như cái đè lưỡi cuốn băng ở bên ngoài để ngáng miệng, đề phòng sản phụ trong cơn sản giật cắn vào lưỡi. Nếu là mùa đông, cần giữ ấm cho sản phụ. Tiêm ngay một trong các thuốc an thần như morphin 0,01mg x 1 ống, hoặc thuốc như barbituric, seduxen rồi nhanh chóng chuyển sản phụ lên bệnh viện có chuyên khoa sản.

    Cần lưu ý, những sản phụ có lên cơn giật thì phải đề phòng chảy máu nhiều sau đẻ. Nhiễm độc thai nghén không được điều trị, theo dõi có thể dẫn đến tiền sản giật và sản giật. Những thai phụ ở tháng thứ 7 hoặc tuần thứ 30 mà huyết áp tối đa tăng thêm 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng thêm 15mmHg so với trước khi có thai và những thai phụ có huyết áp trên 140/90mmHg thì phải được theo dõi và điều trị ngay để phòng tránh tai biến sản giật.

    BS. Bích Ngọc (báo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  3. nguyenleanh

    nguyenleanh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/4/2010
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thế nào là ngộ độc thai nghén ạ,mẹ nào biết chia sẻ em nhé

    Mình cũng mang thai tháng thứ 5 rồi mà không biết chút gì về nhiễm độc thai nghén, ngy hiểm quá :(
     
  4. mommy_daddy

    mommy_daddy YẾN TRÂM- HÀNG THÙNG XỊN

    Tham gia:
    29/12/2009
    Bài viết:
    8,149
    Đã được thích:
    1,431
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thế nào là ngộ độc thai nghén ạ,mẹ nào biết chia sẻ em nhé

    ấy cũng tháng thứ 5 à? ấy lên bnh kg rồi,tớ lên mới có 3 cân bụng bé xíu ý,ra đường ko mặc váy bầu có khi chẳng ai biết mình đang bầu nữa ý. em bé ấy đã máy chưa? lúc 16 tuần bé đc bnh gr? bé nhà tớ đc 126gr thôi . hihi nếu tớ hỏi nhìu quá thì xin lỗi trc nhé,tại đang lo lắng lắm rùi
     
  5. Mẹ Nấm Bông

    Mẹ Nấm Bông (Mẹ Sóc và Bim)

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    6,167
    Đã được thích:
    3,207
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Thế nào là ngộ độc thai nghén ạ,mẹ nào biết chia sẻ em nhé

    Mình cũng đang ở tháng thứ 5 (hơn 18 tuần rồi), chưa lên được cân nào cả. ở cơ quan, có người còn ko biết tớ có bầu vì bụng nhỏ quá. Hồi 16tuần 3 ngày, bé được 167g đấy, giờ bé đã biết đạp rồi đấy, có lúc đạp mạnh, bụng nhô tưng lên rõ cao. Thích lắm.
     
  6. vaytindung2010

    vaytindung2010 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/5/2010
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thế nào là ngộ độc thai nghén ạ,mẹ nào biết chia sẻ em nhé

    Cái này trên google hoặc 1 số trang về y tế có nói rất nhiều
     

Chia sẻ trang này