Sự phát triển của trẻ: Quan trọng nhất là những năm đầu đời

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi nguyentrunghoa, 14/6/2008.

  1. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Thực tế khoa học đã chứng minh, chiều cao, cân nặng và bộ não có “đạt” hay không, phần lớn được quyết định trong 3 năm đầu đời của trẻ.
    Tại Hội thảo “Khoa học về sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời” do Hội Nhi khoa VN phối hợp với nhãn hàng GainPlus Advance EYE-Q, Abbott tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng từ 21-24/3/2008, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn PGS-TS Alexis L.Reyes (ĐH Y khoa Philippines)…
    PV: Xin bà cho biết khái quát những lĩnh vực liên quan đến sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời?
    PGS-TS Alexis L.Reyes : Có 4 lãnh vực cơ bản nhất liên quan đến sự phát triển trong những năm đầu đời của bé, đó là sự tăng trưởng cơ thể (kích thước, sức khỏe, sự phối hợp), sự phát triển của trí tuệ (suy nghĩ, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề), sự phát triển của nhân cách (mối quan hệ, hiểu biết xã hội, tình cảm), sự tăng trưởng của não bộ (sự phát triển của tế bào thần kinh, khớp thần kinh). Cha mẹ cần tìm hiểu một cách khoa học những kiến thức liên quan đến 4 lãnh vực này, có như thế mới giúp con phát triển một cách toàn diện.
    PV: Thưa bà, phải chăng các bậc cha mẹ chưa có điều kiện chăm sóc con từ bé, sau này con lớn lên, họ có thể chăm sóc “bù”?
    PGS-TS Alexis L.Reyes: Đó là một quan điểm hết sức sai lầm, vẫn còn tồn tại trong không ít phụ huynh. Thực tế khoa học đã chứng minh, chiều cao, cân nặng và bộ não có “đạt” hay không, phần lớn được quyết định trong 3 năm đầu đời của trẻ. Chúng tôi gọi đó là 3 năm “vàng”, bởi sau 3 năm đầu mà con bạn bị còi hoặc ốm yếu, thì dù bạn có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”.

    Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến thời kỳ đầu và đặc biệt là 3 năm đầu tiên của trẻ là vì trong giai đoạn này trẻ có tốc độ phát triển trí tuệ và thể chất cực lớn. Đến năm 3 tuổi não của trẻ đã bằng 85% so với não người trưởng thành. Riêng về chiều cao, lúc bé 2 tuổi, đã đạt được 50% chiều cao lúc trưởng thành. Sau khi sinh 1 năm, trẻ tăng gấp 3 lần trọng lượng lúc mới sinh. Vì vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này đạt kết quả tối ưu so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ.
    PV: Thưa bà, làm sao có thể nhận biết con mình có thông minh hay không khi con còn nhỏ, và thế nào là thông minh?
    PGS-TS Alexis L.Reyes: Phần lớn chúng ta vẫn quan niệm rằng, trẻ thông minh là trẻ có khả năng logic cao (cụ thể là giỏi môn Toán). Thực tế, khái niệm thông minh đối với trẻ rộng hơn nhiều. Ngay sau khi sinh, trí tuệ của trẻ đã hoạt động và hòa hợp để học hỏi từ những sự kiện hoàn toàn mới thông qua mắt, tai, xúc giác.
    Sự trải nghiệm của một đứa trẻ trong những tháng đầu đời quyết định trẻ sẽ ham học hay không, vì vậy, người lớn cần kích thích vận động bộ não của trẻ bằng việc mua các đò chơi, vật dụng có tính kĩ thuật từ thấp đến cao để rèn luyện tư duy của trẻ. Vì vậy, việc đầu tư chuyện vui chơi một cách khoa học cũng chẳng kém phần quan trọng so với một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ.
    (Theo Dân Trí)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyentrunghoa
    Đang tải...


Chia sẻ trang này