Uống sữa ngoại có thực sự thông minh?

Thảo luận trong 'Sữa cho bé' bởi BiBo, 9/7/2005.

  1. BiBo

    BiBo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/1/2005
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Tin từ VNexpress.net đấy các mẹ à:
    Thị trường đang tràn ngập các loại quảng cáo sữa. Khi một sản phẩm bổ sung DHA "tăng cường trí tuệ", thì lập tức sản phẩm khác có thêm ARA và Tourine "giúp trẻ thông minh vượt trội". Giá thành cứ thế đua nhau đội lên. Trong khi thực tế, Việt Nam vẫn chưa thể kiểm định các thành phần này.

    Bà Hà Thị Anh Đào, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Dinh Dưỡng, thừa nhận Việt Nam chưa thể kiểm tra chính xác các vi chất như DHA, ARA, Taurine trong sữa bột trẻ em - những thành phần mà các doanh nghiệp quảng cáo là cải thiện trí thông minh, nhằm thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với các hãng khác.

    Hiện tại, Trung tâm chỉ đánh giá chất lượng sữa bột trẻ em theo tiêu chuẩn của năm 1998 về vi sinh vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm, nhóm dinh dưỡng (đường, đạm, béo, vitamin) và một số chỉ điểm vệ sinh khác. Ngoài ra, Trung tâm cũng kiểm nghiệm chất lượng sữa dựa trên nhãn mác của sản phẩm, nhưng chỉ giới hạn trong một số thành phần.

    Mặc dù là một đơn vị chủ chốt trực tiếp đánh giá chất lượng sữa nhập khẩu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện luôn ở thế thụ động trong những trường hợp đột xuất do không có sẵn kinh phí kiểm định. Mỗi đợt kiểm tra một sản phẩm sữa khá tốn kém, ví dụ giá của một chỉ tiêu vi sinh vật là 40.000 - 60.000 đồng, kim loại nặng 70.000 -100.000 đồng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật là 200.000 đồng. Trong khi một sản phẩm sữa có đến vài chục chỉ tiêu cần đánh giá. Mặt khác, chuyên môn kiểm định của cán bộ Việt Nam cũng có hạn, chưa bắt kịp với công nghệ sản xuất sữa mới.

    Trong tình trạng "bó tay" này thì đối sách duy nhất là "tin vào nhà sản xuất", ông Nguyễn Đắc Lực - Phó trưởng phòng Đăng ký cấp phép, Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cho biết. Để được lưu hành trên thị trường Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu phải trình phiếu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất.

    Bên cạnh đó, hướng dẫn của Nghị định 163 của Chính phủ có quy định: Nếu nhập khẩu cùng một sản phẩm của một doanh nghiệp trên 6 lần thì bỏ qua khâu kiểm định chất lượng, chỉ cần đối chiếu hạn sử dụng (còn 2/3 thời gian) và bộ chứng từ hải quan. Mục tiêu là nhằm giảm bớt tốn kém về thời gian và tiền bạc cho cả doanh nghiệp và cơ quan kiểm định. Quy định này sẽ khó tránh khỏi "hạt sạn", do các doanh nghiệp có thể vô tình nhập phải lô hàng kém chất lượng, ông Lực thừa nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, cán bộ kiểm định sẽ phải thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm từ đầu.

    Tình trạng sữa bột cho trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc không đạt tiêu chuẩn đang gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận cái chết thương tâm của hai trẻ sơ sinh ở Pháp và một ở New Zealand. Tất cả đều ăn phải sữa bột nhiễm khuẩn. Mới đây nhất, Thái Lan đã thu hồi một số loại sữa bột dành cho trẻ của Mead Johnson và Dumex do nhiễm khuẩn Enterobacter sakazakii, gây tiêu chảy và viêm não. Trước đó, Tập đoàn thực phẩm và nước uống danh tiếng của Thuỵ Sĩ Nestle đã phải xin lỗi người tiêu dùng Trung Quốc vì trong một số sản phẩm có hàm lượng iốt vượt quá tiêu chuẩn dinh dưỡng của nước này. Quá ít hay quá nhiều iốt đều có thể gây bệnh bướu cổ. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có tiêu chuẩn sữa cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi nên không có căn cứ gì để đánh giá các sản phẩm ngoài độ tuổi này.

    Để ngăn chặn tình trạng chất lượng sữa bị bỏ ngỏ, WHO mới đây đã ra nghị quyết yêu cầu tất cả các loại sữa bột dành cho trẻ phải có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng và phòng tránh nhiễm khuẩn trên bao bì... Nhà sản xuất phải thông báo chi tiết về khả năng nhiễm khuẩn cho người sử dụng, đặc biệt là đối với trẻ có nguy cơ cao. Thông tin cảnh báo phải được in rõ ở nơi dễ nhìn nhất trên bao bì. Tất cả các quốc gia thành viên của WHO đã thông qua nghị quyết này.

    Tuy nhiên, ông Lực thừa nhận Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm VN chưa biết về khuyến cáo mới của WHO. Hiện nay, Cục vẫn thực hiện theo Nghị quyết 74 của Chính phủ, yêu cầu tất cả thức ăn thay thế sữa mẹ phải có thông tin: "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ".

    Trước thông tin về rắc rối của hãng Mead Johnson và Dumex tại Thái Lan, ông Lực cho biết sẽ gửi ngay công văn đề nghị lấy mẫu sữa trên thị trường để đánh giá. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, Cục sẽ lập tức đình chỉ lưu hành và buộc doanh nghiệp nhập khẩu phải thu hồi toàn bộ lô sản phẩm liên quan.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi BiBo
    Đang tải...


  2. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Mình nghĩ sữa không nhất thiết sữa ngoại hay sữa nội để bé thông minh trí thông minh là tùy thuộc vào dinh dưỡng mỗi ngày mẹ cung cấp cho bé.Cho bé uống một lượng sữa cần thiết và hợp với bé bạn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho bé thì bé mới phát triển trí thông minh.
     

Chia sẻ trang này