Hãy Để Con Cái Chúng Ta Chơi!

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi chut_chit, 11/8/2005.

  1. chut_chit

    chut_chit Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/6/2005
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng sống !

    Giáo dục truyền thống của ta là bắt con cái học. Hết đến trường, về nhà phải học. Hết học thêm, rồi học phụ đạo. Suốt ngày con cái chỉ biết đến sách vở. Thậm chí hè mà trẻ cũng không được chơi, lại phải học trước chương trình. Tất nhiên không thể đổ lỗi cho bố mẹ, mà đó là do sức ép cạnh tranh học đường. Nào là phải học trường điểm, thi chuyển cấp, thi vào đại học. Thế nhưng những khảo sát gần đây cho thấy một số học sinh có dấu hiệu bất thường do bị sức ép quá lớn trong việc học.

    Chơi đùa tưởng chừng vô bổ, thực ra rất tốt cho trẻ. Chơi tạo điều kiện cho trẻ khám phá và mày mò tìm hiểu những cái mới. Việc chơi giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Chơi cùng nhóm sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội quan trọng như giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm. Chưa kể, khi chơi trẻ nếu có năng khiếu sẽ bộc lộ khả năng lãnh đạo, tổ chức, nói chuyện trước công chúng... Đây là yêu cầu không thể thiếu của những người quản lý tầm cỡ sau này.

    Chơi còn giúp phát hiện ra thiên hướng của trẻ

    Việc định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam đôi khi không được chú ý đúng mực. Định hướng nghề nghiệp không phải bắt đầu từ khi vào đại học. Lúc đó có thể nói là đã trễ. Nó phải được phát hiện và bồi dưỡng ở tuổi rất sớm.

    Khi chơi, nếu quan sát, bố mẹ có thể dần dần phát hiện nhiều điều lý thú ở trẻ. Trẻ chơi gì thể hiện một phần quan tâm và năng khiếu của chúng. Nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ngay từ bé đã thích khâu vá, vẽ vời, trang trí. Không ít những nhà phát minh lớn khi còn bé thường mày mò lắp ráp máy móc, vật dụng. Hoặc có những nhà nghiên cứu sinh vật mà còn nhỏ luôn tay với những chú gà con, vịt con. Tương tự nhiều cầu thủ bóng đá nổi tiếng hồi còn nhỏ suốt ngày bị la vì lấm lem quần áo với quả bóng và sân bãi.

    Ngoài ra, quan sát thói quen đồ vật của trẻ thường cất giữ trong túi áo, túi quần, bố mẹ có thể phát hiện ra sự quan tâm và sở thích của chúng.

    Cho trẻ chơi như thế nào ?

    Theo các nhà nghiên cứu thì chơi đùa ngoài trời có kiểm soát thì rất tốt cho trẻ. ở ngoài trời, trẻ không bị gò bó bởi 4 bức tường. Trẻ sẽ thích nhảy nhót, chạy nhảy, đuổi bắt, xịt nước, chạy xe đạp, xích đu... Nhiều khu chung cư mới, kiến trúc sư bao giờ cũng dành hẳn một diện tích làm sân chơi cho trẻ trong cộng đồng vì đơn giản đó là nhu cầu của chúng.

    Chơi trong nhà cũng rất tốt. Nếu trẻ thích vẽ thì sắm cho trẻ bút vẽ, màu nước và giấy. Thậm chí trẻ muốn vẽ bằng tay cũng được. Đừng sợ bẩn mà làm mất tính sáng tạo của trẻ. Đừng can thiệp sâu vào việc chúng chơi vì trẻ cũng muốn bộc lộ cá tính của mình. Hãy tập cho trẻ tính tự lập, có trách nhiệm bằng cách hướng dẫn trẻ làm những công việc nhà đơn giản như sắp xếp lại vật dụng, dọn dẹp giường, phơi quần áo

    Tóm lại hãy để cho trẻ chơi vì đó là nhu cầu chính đáng của chúng. Những người thành công đều có một thời thơ ấu hài hòa giữa chơi và học !



    HNM
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chut_chit
    Đang tải...


  2. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mình rất muốn cho con bé nhà mình chơi các món đồ chơi giúp phát triển trí tuệ nhưng con bé chẳng thèm chơi đồ chơi, toàn thích đi phá tivi, tủ lạnh, tủ quần áo, máy móc, băng đĩa ....vv. Làm sao đây ???
     
  3. hang

    hang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/1/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Biết đâu bé nhà chị Mami sẽ trở thành nữ kĩ sư điện tử
     
  4. ConBe

    ConBe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/12/2004
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Con mình cũng vậy Mami ơi, toàn phá những thứ không phải đồ chơi của nó :( Ngoài sự cảnh cáo và phạt ra thì nếu không muốn con phá nữa chỉ có cách là dẹp băng đĩa lên chỗ nào con không với tới và TV hay tủ lạnh thì tìm cách khoá lại, chứ không lẽ phạt nó hoài mà đồ đạc thì cứ lù lù ra đó mời gọi sự tò mò táy máy của nó :?:
     
  5. toi

    toi Thành viên mới

    Tham gia:
    5/10/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Thi lay may cai dia cho no choi di cac me. De rieng mot goc la goc cua no. Hay la mot cai ngan keo chi rieng no thoi. Thich thi ra day choi, cho khac khong phai cua minh thi khong duoc dong vao.
    Nha em cung lam vay day a. No biet ro cai gi cung minh, cai gi khong
     
  6. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Có thể thu xếp cho trẻ một góc chơi trong phòng ngủ hay phòng khách, cung cấp cho trẻ những đồ chơi đơn giản và có thể biến đổi theo suy nghĩ của trẻ ( các loại lắp ráp, các khối xếp hình , đặc biệt là bút vẽ và giấy ).
    Một mặt cho trẻ tự do trong góc chơi ( có thể đập phá tuỳ thích các đồ chơi đơn giản ) một mặt giám sát và hướng dẫn trẻ cách sử dụng các đồ dùng trong nhà - đồng thời nhắc nhở, đôi khi phải cương quyết ngăn cấm khi trẻ có thể gây ra những nguy hiểm qua việc sử dụng các đồ dùng dễ bể, vỡ hay liên quan đến điện.
    theo sự quan sát của tôi ( trên mấy đứa con và đám học sinh nhí ở nhà ) thì đồ chơi hấp dẫn trẻ không phải là đẹp, là có tính giáo dục cao mà là đơn giản, có thể thay đổi hình dạng, có thể qua đó nghĩ ra những thứ khác nhau ( trẻ rất thích chơi các miếng lắp ráp ) và các đồ chơi các công cụ gia đình ( chén, dĩa ... ) và vẽ ( vẽ trên giấy, trên tường, trên bảng ... ) vì vậy ta nên quan sát cách chơi của trẻ rồi dựa vào đó, đưa ra những vật dụng mà trẻ có thể chơi được ( tốt nhất là cùng chơi với trẻ trong thời gian đầu )
     
  7. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48

    :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol:
     
  8. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Đúng rồi Anh Khanh. Con em thích chơi chén dĩa và thau. Em phải cho con bé mấy cái thau nhựa & rổ nhựa - bé có, lớn có - mấy cái chén bằng nhựa và muỗng.

    Còn vẽ thì không chịu vẽ lên giấy tập, hay bảng con, chỉ thích vẽ lên tường nhà và tay chân !!

    Nhà em dọn trống trơn, còn những món không thể dọn đi đâu được như tủ lạnh, tủ chén, tủ quần áo ngăn thấp ...vv thì đành chịu. Phải canh chừng, mỗi khi cô nàng sáp tới là kéo ra. Giải pháo duy nhất vì giải thich hay răn đe cũng không làm giảm bớt tình hình. Phá chịu không nổi !!
     
  9. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2005
    Bài viết:
    1,236
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    48
    Su cũng thế, lúc nào không cho phá thì la điếc tai mẹ luôn. Mà chị chàng ít tuổi hơn bé nhà Mami đấy nhé :lol:
     
  10. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Anh Khanh ơi có phải đó là bước phát triển tất nhiên của bé không ? Có phải là trẻ con bây giờ "năng động" hơn không vì em nghe người lớn nói trẻ con ngày trước không phá như bây giờ ! Không phải riêng bé của em phá mà em cũng nghe nhiều bà mẹ than thở con mình quậy quá.
     
  11. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cũng có thể gọi đó là một bước phát triển của trẻ, vì đây là giai đoạn học hỏi, và trẻ có khá nhiều năng lực để làm chuyện này - trước đây, các cha mẹ ít quan tâm đến chuyện chơi của con và cũng có thể do trẻ có nhiều cơ hội để chạy nhảy ngoài trời ( TD: thuở nhỏ của tôi ) nên có thể ít quậy phá trong nhà - Còn bây giờ, sống trong thành phố, trẻ ít có điều kiện vận động một cách tự do, nên quay sang quậy lung tung đồ đạc trong nhà ( tôi có cháu bé 3 tuổi cũng rất năng động, nhưng nhà có nhiều người " xa luân chiến" với cháu nên cũng không mệt lắm ) Vì vậy, ngoài những giờ gửi trẻ đi Nhà trẻ, nếu bố mẹ quan tâm đến con, cũng nên chia nhau để cùng "quậy" với trẻ bằng một số trò chơi - đồng thời cung cấp cho trẻ một số công cụ ( bằng gỗ và nhựa dẻo, đất nặn, giấy bút ... ) để trẻ tuỳ nghi sử dụng. Để tránh việc trẻ vẽ lung tung lên tường, nên có một vài tấm bảng to ( 1m2 X 80 ) đặt ở sát đất ( để trẻ có thể ngồi dưới đất vẽ được ) và những tờ giấy trắng ( tờ lịch hay giấy đã dùng 1 mặt ) để sẵn, trẻ có thể lấy vẽ linh tinh - khi trẻ vẽ, đừng yêu cầu trẻ phải vẽ theo đúng ý mình mà để trẻ tự do vẽ theo cái nhìn của trẻ -
     
  12. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Cám ơn Anh Khanh. Vậy em cũng yên tâm, truớc đây cứ lo lo vì thấy con gái mà phá quá, không có vẻ gì là "yểu điệu thục nữ" cả ! Dạy cho con chơi quả không dễ chút nào. Anh Khanh có biết tài liệu gì tham khảo về vấn đề này không, giới thiệu cho bà con với. Em có đọc qua các bài trên LCM Toy, nhưng vẫn cảm thấy còn chung chung (Sorry Thu Hien nhe !!! :lol: :lol: :lol: :lol: )
     
  13. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Anh đang tập trung trong tuần này để xong bản thảo cuốn sách Cách chơi với con để đưa NXB đây ( có phần đóng góp của Mami nữa đấy ) - Có đỉều các chương mục mình viết bằng font VNI nên không post lên mạng được - vì anh không biết chuyển qua font Unicode - còn gõ lại thì !!!! Nếu Mami thích thì anh sẽ gửi mail cho. ( Nhưng không gửi được các hình minh họa ) ráng wait and see đưọc không ? độ 2 tháng nữa thôi - Bà con ai thích sẽ gửi tặng với chữ ký đàng hoàng !
     
  14. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Bác Khanh vào đây download Unikey, sau đó chỉ cần copy/paste là nó sẽ chuyển từ VNI sang Unicode.
    http://unikey.sourceforge.net/bdownload.php

    Nếu dùng Vietkey thì bác phải có thêm cái VietkeyOffice, có thể convert từ fonts này sang fonts khác. Nhưng nhìn chung dùng Unikey convert nhanh và tiện hơn.

     
  15. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bác TanNg ơi
    Tôi đang dùng bô font Unikey 3.55 - muốn chuyển từ font unicode sang VNI và ngược lại thì phải làm sao ?
    Bác có thể hướng dẫn được không ạ ?
    Cám ơn bác nhiều
     
  16. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Thiết lập bảng mã tiếng Việt chuyển đổi

    1. Bấm chuột phải vào biểu tượng Unikey
    2. Chọn Công cụ (hoặc bấm Control+Shift+F6)
    3. Chọn Bảng Mã Nguồn VNI, Đích Unicode
    4. Đóng.

    Chuyển đổi đoạn văn bản
    1. Copy đoạn văn bản cần chuyển
    2. Thực hiện convert: bấm chuột phải vào biểu tượng, chọn chuyển mã nhanh (hoặc bấm Control+Shift +F9)
    3. Paste đoạn văn bản vào nơi cần


     
  17. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Ôi, nôn quá đi Anh Khanh. Chắc chắn là em thích rồi, Anh Khanh nhớ tặng em nhe ! :lol: :lol: :lol:
     
  18. MeMi

    MeMi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/8/2005
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ôi thế thì tuyệt quá còn gì, Nếu được thì Mẹ Mi xin đăng ký 1 cuốn nhé.
    Mẹ Mi rất quan tâm đến các vấn đề về giáo dục bé, kể cả trong cách chơi đùa.
    Cho Mẹ Mi đang ký nhé :D Cảm ơn Lê Khanh nhiều lắm
     

Chia sẻ trang này