Thông tin: Những Điều Cần Chú Ý Sau Khi Đẻ Mổ

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi duonggiabao, 7/12/2010.

  1. duonggiabao

    duonggiabao Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/11/2010
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Sau khi tiến hành phẫu thuật mổ để đưa thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ, 7 ngày có thể tiến hành cắt chỉ, nếu không có vấn đề gì thì 9 - 10 ngày có thể tiến hành xuất viện. Sau khi mổ đẻ, để tránh các di chứng các sản phụ cần chú ý những điều sau đây:

    Không nên nằm ngửa
    Sau khi mổ, tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Vì thế, việc nằm ngửa dưới giường là không tốt, nó sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, tử cung co thắt. Các sản phụ nên nằm nghiêng, được kê gối cao sau lưng, giảm chuyển động cơ thể.

    Không nên nằm cố định

    Sau khi phẫu thuật thì các sản phụ nên nghỉ ngơi ở giường. Nhưng nằm và ngủ lâu cũng không tốt, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung của người mẹ. Sau khi phẫu thuật 24 giờ, người mẹ nên tiến hành một số động tác đơn giản như: trở mình, ngồi dậy, đi vài bước nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của dạ dày, ruột, điều tiết khí huyết, phòng bệnh dính ruột.

    Không nên ăn quá no
    Khi đẻ mổ, ruột của người mẹ bị va chạm mạnh, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột bị giảm. Do đó, sau phẫu thuật, sản phụ không nên ăn nhiều, sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hoá, thức ăn tích tụ lâu sẽ dẫn đến bị táo bón, tăng khí trong ruột, dễ bị đầy hơi, sức khoẻ lâu hồi phục. Vì thế sau khi phẫu thuật trong 6 giờ thì thai phụ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống lại.

    Chú ý nước ối tiết ra
    Nếu tử cung co rút không tốt, nước ối sẽ bị tích lại trong tử cung và bài tiết dần dẫn đến sản phụ có thể bị viêm nhiễm. Vì thế sản phụ nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể mỗi ngày, nếu vượt qua 38 độ C thì có thể đã bị viêm nhiễm.

    Cẩn trọng với viêm nhiễm vết mổ
    Nếu khi sản phụ không hoạt động nặng mà vết mổ ở bụng bị trướng lên hay đau dữ dội thì có thể sản phụ đã bị viêm nhiếm vết mổ. Chú ý nếu vết mổ có màu hồng, sưng, đụng vào đau, xung quanh bị tấy cứng… thì nên đến viện điều trị.

    Nên đại tiện kịp thời
    Sau khi phẫu thuật, nếu không thể đại, tiểu tiện ngay thì dễ bị táo bón. Cho nên sau khi phẫu thuật, nên kịp thời đại, tiểu tiện.
    Không nên làm việc nhà sớm
    Mổ đẻ rất có hại đối với cơ thể, vì thế nên chú trọng đến việc khôi phục sức khoẻ để vết thương nhanh khỏi, tránh làm các việc nhà nặng nhọc quá sớm.

    Phòng trị cảm[/B
    Sản phụ sau khi mổ cần hết sức giữ gìn tránh bị cảm mạo, bởi cảm mạo sẽ làm giảm sức đề kháng của thân thể, vết thương dễ bị viêm nhiễm. Sản phụ đã bị cảm mạo thì nên uống thuốc kịp thời để trị khỏi bệnh.

    Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ

    Sản phụ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương chưa lành và âm đạo. Không được bôi thuốc gì lạ lên vết thương mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Không được cởi bỏ hết băng bó ở vết mổ cũng như không được băng quá chặt vết mổ. Sau khi phẫu thuật chừng 3 - 4 tuần thì được tắm rửa, gội đầu.

    Chú ý khi âm đạo bị chảy máu
    Nếu âm đạo bị chảy máu thành dòng hoặc đột nhiên chảy máu, sản phụ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra trị liệu, đề phòng các bệnh thời hậu sản.
    (Nguồn http://********/so-sinh-va-nhu-nhi/...6c547/nhung-dieu-can-chu-y-sau-khi-de-mo-i318 )
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi duonggiabao
    Đang tải...


  2. mumy

    mumy Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/11/2010
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Những điều cần chú ý sau khi đẻ mổ

    sau khi mổ đẻ các mẹ cũng cần tập luyện thêm. Các mẹ có thể tham khảo 1 số cách sau:
    Bài tập cho sản phụ sau sinh từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4

    Khởi đầu, hãy tập ngồi dậy sau đó đứng lên và tập bước đi. Từ từ chuyển sang tập những động tác đơn giản. Nên tập chậm rãi, từ từ nhưng chính xác. Lưu ý rằng trong giai đoạn đầu khi luyện tập, cảm thấy mệt mỏi là một hiện tượng hết sức bình thường, hãy kiên trì luyện tập thêm.

    Bài tập 1: Xoay tròn và nghỉ ngơi

    Công dụng
    Bài tập này giúp gia tăng sự lưu thông của máu trong cơ thể, đặc biệt là ở chân và ngăn ngừa tình trạng chuột rút.

    Cách luyện tập
    Nằm trên giường hoặc trên ghế, thả lỏng cơ thể và xoay tròn từng chân. Hãy tưởng tượng bạn đang vẽ một vòng tròn bằng ngón chân cái, luôn phiên theo hai hướng ngược chiều nhau. Sau đó gập bàn chân bằng cách kéo các ngón chân về hướng cẳng chân rồi lại hướng thẳng ra phía trước. Với động tác này bạn sẽ cảm nhận cơ ở bắp chân co lại. Thực hiện 2 – 3 lượt, lặp lại hai lần mỗi ngày.

    Bài tập 2: Thở sâu

    Công dụng
    Thở sâu sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng lừ đừ vì thuốc mê và sẽ cảm nhận những cảm giác ở vùng bụng. Lúc đầu sẽ thở nhẹ rồi từ từ thở sâu hơn.

    Cách luyện tập
    - Nằm ngửa, hai đầu gối hơi co lên, hai tay đặt trước ngực rồi hít vào. Cố đưa hơi thở về hướng hai tay rồi từ từ thở ra.
    - Tiếp theo bạn hãy đưa hơi thở xuống thấp hơn một chút . Đặt hai tay lên vùng xương sườn để cảm nhận buồng phổi to ra khi bạn hít vào, sau đó thả ra như lần trước.
    - Hãy đưa hơi thở xuống bụng để kích thích các cơ quanh vết thương. Đặt nhẹ hai tay lên vết thương để xoa dịu. Sau đó hít vào thật sâu và thở ra từ từ để cảm nhận được luồng khí đi vào bụng. Thực hiện 3 – 4 lượt.

    Bài tập 3: Ngồi thẳng lưng

    Công dụng
    Tư thế này rất khó thực hiện khi mới bắt đầu, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn khoẻ khắn hơn.

    Cách luyện tập
    - Gập gối vừa phải, nghiêng người sang một bên đồng thời xoay gối theo.
    - Xoay đầu lại và dùng hai tay chống đỡ để nâng người lên tư thế ngồi. Ở thao tác đầu tiên khi nhón người dậy, vết thương có thể bị động và gây đau nhưng hãy tiếp tục chống tay để ngồi dậy. Giữ tư thế này trong chốc lát.
    - Ở tư thế này bạn hãy dùng hai tay chống đỡ cơ thể để dịch chuyển hông về sau theo ý muốn. Ngồi càng thẳng lưng càng tốt. Thở sâu và bắt đầu nâng người lên để lưng duỗi thẳng ra. Thả lỏng và hạ vai xuống khi nhấc người lên.
    Giữ yên tư thế này và thở 5 nhịp sau đó thả lỏng.

    Bài tập 4: Bước ra khỏi giường

    Công dụng
    Khi bạn đã có thể ngồi dậy được thì bước kế tiếp là ra khỏi giường để bạn có thể đứng thẳng người lên. Càng tập đứng thẳng người sớm chừng nào thì bạn càng mau bước đi trở lại sớm chừng ấy.

    Cách luyện tập
    - Bắt đầu bằng tư thế ngồi, sau đó di chuyển chân dần dần ra mép giường. Dùng hai tay đẩy người ra phía trước, chống chân xuống sàn nhà rồi từ từ đẩy cả người đứng thẳng lên. Thời gian đầu có thể bạn phải khom người lại khi đứng lên.
    - Áp một chiếc gối lên vết mổ và giữ chặt để nâng đỡ vết thương. Khi thực hiện thao tác này hãy cố nâng phần thân trên thẳng lên, duỗi thân mình rồi sau đó thẳng chân ra. Có thể phải nhiều lần bạn mới làm được tư thế này, mỗi lần tập hãy nhớ luôn giữ thẳng người.
    - Bước đi: Sau khi đã đứng thẳng người thoải mái bạn hãy tập bước đi giúp bạn tránh tê liệt và tập cơ chân. Bạn vẫn giữ chiếc gối trước bụng và bước đi chầm chậm. Khi bước đi nhớ giữ thẳng đầu và thở bằng miệng. Hãy cố gắng đi sau đó quay lại giường để nghỉ rồi bắt đầu lại.

    Bài tập 5: Động tác thót bụng

    Công dụng
    Lúc đầu động tác này sẽ gây cho bạn một vài khó chịu vì vết mổ làm giới hạn các cử động ở vùng bụng. Tuy nhiên kiên trì bài tập này sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục cơ bụng.

    Cách luyện tập
    - Bạn hãy nằm ngửa, co đầu gối lại, áp hai bàn chân xuống giường. Sau đó bạn hãy co các cơ lại, thắt xiết lại như khi nín tiểu. Bạn tưởng tượng như mình đang cố kéo cái gì đó vào âm đạo, hơi kéo vào một tí, rồi nghỉ, rồi kéo. Bạn hãy làm một lúc rồi thả ra từ từ.
    - Nếu bạn không biết mình có đang thóp bụng lại hay không thì hãy áp hai tay lên vết mổ và thóp bụng lại ở vị trí thấp hơn hai tay. Lặp lại 5 lượt sau đó nghỉ mệt. Tập hai lần mỗi ngày.
    (Theo http://********/so-sinh-va-nhu-nhi/...-danh-cho-san-phu-sau-khi-de-mo-(phan-1)-i567 )
     
  3. yeumaii

    yeumaii Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/11/2015
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    đẻ mổ ko tốt mờ
     

Chia sẻ trang này