bé đi ị có chất nhày màu vàng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi haidung, 13/10/2008.

  1. haidung

    haidung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/7/2008
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Be nha minh 8.5 thang,dang uong Friso gold 2 ma may nay thay di i phan co chat nhay mau vang vang. Khong biet co van de gi khong mong cac me chi giup
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi haidung
    Đang tải...


  2. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,319
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
    Có thể là bé bị sống phân , rối loạn tiêu hóa. Mẹ nó thử xem lại chế độ ăn của mẹ và bé. Thử theo dõi xem sao. Nếu bé bị lâu thì nên xét nghiệm phân để tìm hiểu rõ nguyên nhân trị cho dứt kẻo ảnh hưởng đến đường ruột của con .
     
    Lonelyplanet thích bài này.
  3. Linh_korea

    Linh_korea Thành viên mới

    Tham gia:
    1/10/2008
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    18
    Phân em bé
    Friday, 15. June 2007, 15:37:54

    I.Thức ăn vào đường tiêu hóa sẽ được thấm mật, có màu xanh của bilirubin. Trong quá trình tiêu hóa, bilirubin sẽ chuyển hóa thành stercobilinnogen (có màu vàng), vì vậy nên phân có màu vàng. Trong một số trường hợp, phân xuống ruột quá nhanh, bilirubin không kịp chuyển thành stercobilinnogen nên phân có màu xanh.

    BS Minh Nguyệt, SK&ĐS

    2. Phân không bình thường

    Trừ trường hợp cháu bé đi táo hoặc đi tướt, còn những NGÀY BÌNH THƯỜNG, PHÂN CHÁU CÓ THỂ NHƯ THẾ NÀO ?

    PHÂN MềM, íT - Chứng tỏ sự tiêu hóa BÌNH THƯỜNG.

    PHÂN Có CHấT NHầY TRắNG HAY XANH - Rối loạn tiêu hóa hoặc Bé bị sổ mũi. Nếu sự hô hấp cháu vẫn bình thường mà lại đi phân nhầy thì cần phải nói cho bác sĩ biết vì cháu có thể bị RỐI LOẠN NGAY Ở MÀNG NHẦY CỦA RUỘT.

    PHÂN Có Mủ - Nếu trong chất nhầy lẫn TRONG PHÂN, CÓ CẢ MỦ THÌ CHÁU ÐÃ BỊ VIÊM Ở một bộ phận nào đó của cơ quan tiêu hóa. Mủ là các bạch huyết cầu, các vi trùng đã chết lẫn với các mảnh niêm mạc bị bong ra.

    PHÂN Có MáU - Nếu bạn thấy tã hay trong "bô" của cháu bé có máu, hoặc rõ hơn là có máu chảy ở HẬU MÔN CỦA CHÁU BÉ RA, CẦN PHẢI ÐƯA cháu tới bác sĩ ngay. Nên giữ tã lại và lấy một ít phân trong bô vào một lọ nhỏ đã rửa sạch, mang tới bệnh viện để làm xét nghiệm.

    Nếu cháu bé vẫn khỏe bình thường, không sốt thì trong đoạn trực tràng có thể có một cục thịt thừa (pô líp). Bác sĩ sẽ giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật nhỏ.

    Việc lấy nhiệt độ cho cháu bé bằng đường hậu môn cũng có khi làm trực tràng bị thương nhẹ (dù nhiệt kế không bị vỡ). Vết thương như vậy cũng mau lành.

    Ngoài ra còn có các nguyện nhân khác như: cháu bé đi táo, đi tướt, làm ruột bị tổn thương nhẹ. Trường hợp này, phải chữa bệnh táo hay đi tướt.

    Một khả năng nữa cũng có thể xảy ra là cháu bị lồng ruột.

    * PHÂN XANH - Phân xanh không hẳn là điều đáng lo ngại vì chỉ thể hiện việc di chuyển quá nhanh của chất thải qua ruột, làm cho phân không đủ thời gian có được mầu bình thường. Hơn nữa, nên chú ý rằng việc ôxy-hóa của phân trong không khí ngoài trời, cũng có thể làm phân của cháu bé có màu xanh.

    PHÂN XáM - Cháu bé ăn sữa bò cô ÐẶC CÓ THỂ LÀM CHO PHÂN CÓ MÀU XÁM.

    PHÂN MÀU NhẠT HOẶC MÀU TRẮNG - Phân mầu trắng có thể là biểu hiện của gan hoạt động yếu, có bệnh gan hoặc tắc ỐNG MẬT Ở CÁC TRẺ SƠ SINH.

    PHÂN CÓ MÀU SẮC - Rau, củ cải đường, cà rốt đều làm cho phân có mầu sẩc của chúng. Chất sắt làm phân có màu đen.

    Nếu bạn thấy phân của cháu bé khác thường, nên lấy mẫu, và mang tới bác sĩ để nếu cần thì làm xét nghiệm.

    (Y khoa net)

    Phân màu gì không thành vấn đề (chẳng hạn ăn rau nhiều thì phân màu xanh, ăn cà rốt nhiều thì phân màu đỏ...), cần nhất là phải chú ý đến mùi và đặc hay bình thường hay loảng hoặc nhay, hoac nhiều nước. Nếu thấy mùi thối, tức là bé đã chuyển hoá được thức ăn. Nếu mùi tanh thì có thể là phân sống, bé không hấp thụ được thức ăn... Các mẹ chú ý nhé.


    Thông thưòng trẻ đi đại tiện ngày 1-2 lần( nếu nuôi bộ), và 2-4 lần( nếu nuôi bằng sữa mẹ), phân thường có màu vàng hoặc mầu nâu nhạt, chất mềm.
    - Khi lượng phân ít, sắc màu xanh sẫm, có dính nhày, khi bú hoặc sau khi bú trẻ bị quấy khóc quằn qoại thì đó là trẻ bị đói ăn. CHỉ cần tăng lượng sữa thích đáng thì sẽ trở lại bình thường.
    - Khi phân có màu nâu nhạt ở dạng vón hạt thường do trẻ uống quá ít nước hoặc trời nóng, mặc nhiều quần áo cho trẻ quá nên ra nhiều mồ hôi gây mất nước, hoặc trong thức ăn tinh bột và chất xơ quá ít.Nếu phân trắng xám hoặc mầu trắng trơn như sữa vón cục thì báo trước tiêu hoá của trẻ không tốt.
    - Khi phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt, không có chất nhày, ngày đi 3-4 lần đó là do trẻ ngủ để bụng bị lạnh. CHỉ cần đắp ấm bụng, cho ăn giảm đi đôi chút, giảm thức ăn dầu mỡ, rau xanh, cho uống chút nước chè tươi như người lớn uống, rang gạo vàng lên mấu nước uống hoặc dùng pha vào sữa cho trẻ ăn một vài ngày là khỏi.
    - Khi phân lỏng, màu xanh cỏ úa, hoặc phân không thành hình, màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm có chút thức ăn chưa tiêu hoá, mùi hôi thối là do cho trẻ ăn quá nhiêù, phải giảm lượng ăn đi.
    - Khi phân có bọt lại có ít phân sống đó là hiện tượng ăn quá nhiều chất đường, chất bột. Nên giảm lượng đường và chất bột, cho ăn cháo ngó sen, hoặc nước cháo gạo, chỉ 1-2 ngày sẽ khỏi.
    Khi phân nửa thành hình, nửa như nước thì đó là trẻ bị bệnh cảm cúm, lên sởi.. hoặc dinh dưỡng thiếu điều hoà. Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần đó là ngộ độc.
    - Nếu phân như nước vo gạo, số lần đại tiện và số phân nhiều lại kèm nôn mửa đó là bị bệnh tả.
    - Khi phân cứng táo bón, lượng ít, mặt ngoài có nhầy hoặc máu là táo bón. CÓ thể do ăn quá nhiều protein và canxi. Có thể cho ăn tăng cháo ngũ cốc, nước rau xanh, trái cây nghiền nát (để cả xơ sợi của nó) hoặc uống kèm nước hoa kim ngân. Nếu trẻ bị táo bón nặng có thể cho uống 60-7ml mật ong ( chỉ với trẻ 1 tuổi trở lên) hoặc 5-10ml dầu vừng, dầu lạc đã nấu chín để nguội là được.
    - Khi phân ra như mỡ màu trắng xám, nhìn ngoài như bơ có màu sắc bóng nhẫy của mỡ là do công năng tuyến tuỵ bị trở ngại.
    - Khi phân như chất làm đồ gốm sứ trắng, nước tiểu bị vàng nhiều đó là đường mật bị tắc nghẽn.
    - Khi phân như bã đậu hoặc phân loãng có màu vàng xanh lẫn chất nhày là bị viêm nhiễm loại cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm. Phần nhiều thấy ở trẻ dinh dưỡng kém hoặc dùng kháng sinh lâu ngày.
    - Khi phân như nước mũi đặc trong suốt, màu trông bẩn thỉu đó là bị viêm mạc đường ruột.
    - Khi phân có lẫn máu mủ, chất nhày, khi đại tiện trẻ quấy khóc, đau bụng, buồn nôn, đại tiện nhiều lần, phát sốt là trẻ bị kiết lị.
    _ Nếu phân như nước quả màu đỏ, có lẫn chất nhày, quấy khóc từng cơn, nôn mửa nhiều lần, sắc mặt trắng bợt là trẻ bị lồng ruột.
    - Nếu phân như canh đỗ đỏ hoặc phân đen thường là trẻ bị viêm dạ dày, viêm ruột, xuất huyết bên trong..
    CHú ý: khi phân có máu như trên, ngoài những khả năng nêu lên đó cần phải kiểm tra đầu vú mẹ có bị nứt chảy máu hoặc miệng trẻ có bị chảy máu mà bé nuốt vào. Mặt khác cũng xem trẻ có ăn gan lợn, tiết động vật, uống viên sắt không, vì những trưòng hợp này cũng làm cho phân đen.
    Mẹ đừng lo quá nhé. Chúc em bé hay mum chóng lớn.
     
    Lonelyplanet thích bài này.
  4. hn999

    hn999 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: be di i co chat nhay mau vang

    Bài thuốc đi ỉa cho trẻ em



    Mình mách các mẹ một bài thuốc chữa đi ỉa rất tốt và mình đã áp dụng cho bé nhà mình rồi. Mình sẽ cho các mẹ biết tình hình bé nhà mình để các mẹ xem nếu thấy tình trạng của các bé giống như bé nhà mình thì thử dùng xem.


    Bé nhà mình bị đi ỉa phân nhầy,có bọt ngày đi 4-5 lần và kéo dài 7 ngày, bé sút đi 2kg nhìn bé hốc hác gầy tọp hẳn đi nhìn mà sót ruột, đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa, uống nhiều loại thuốc, tiêu tốn hơn 1 triệu mà vẫn không khỏi. Mình đã gọi điện cho bà ngoại kể cho bà nghe và thế là bà đi hỏi ông thầy lang, ông ấy bảo chỉ cần uống bài thuốc lá chỉ 2 ngày sau là khỏi hẳn (nếu bé nào còn ty mẹ thì bé uống được bao nhiêu còn mẹ uống để bé ty sữa).Quả thật là đúng, mình đã hãm lấy nước và cho bé uống 2 ngày sau khỏi hẳn mình mừng quá.


    Mẹ nào có bé đang bị như vậy cứ Fone cho mình, mình bảo bà lấy giúp cho, chỉ 200K là khỏi luôn, mà không hại đến sức khỏe của bé. LH: 0987 290 785 ( Hằng Moon)



    P/S: Bài thuốc này bao gồm lá, rễ cây thuốc nam. Tùy từng trường hợp (bé bị nặng hay nhẹ, tháng tuổi…) thầy sẽ cho mẹ và bé: cách uống, liều lượng cụ thể
     

Chia sẻ trang này