bé có phát triển trí tuệ bình thường

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi mequan123, 27/10/2008.

  1. mequan123

    mequan123 Banned

    Tham gia:
    3/10/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào các me, mình muốn nhờ các mẹ tư vấn cho mình 1 việc nhẹ Mình có 1 đứa cháu năm nay được 10 tháng, hơn 9kg, mọc 6 răng, chưa biết đựng. Cháu phát triển về thể chất bình thường nhưng đến nay đã 10 tháng cháu chẳng biết làm trò gì như là hoan hô, tạm biêt. không biết như thế trí tuệ của cháu có phát triển bình thường ko?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mequan123
    Đang tải...


  2. me cua mit

    me cua mit Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/3/2008
    Bài viết:
    2,139
    Đã được thích:
    547
    Điểm thành tích:
    823
    Chị ơi, có thể nhờ anh Lê Khanh tư vấn vụ này. Những thông tin chị đưa ra ít quá nên rất khó phỏng đoán. Em chưa thấy chị nói về việc bố mẹ cháu dạy dỗ hay trò chuyện để cháu bắt chước làm theo k? Vì nếu bố mẹ k dạy thì bé sẽ k biết đâu.
     
  3. Mẹ Chún Chún

    Mẹ Chún Chún Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/8/2008
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Bé biết thế là tốt lắm, phát triển bình thường.
    Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới (áp dụng cho cả trẻ em Việt Nam)

    Độ tuổi Giới tính Cân nặng Chiều cao
    Trẻ vừa sinh ra Bé trai 3,3kg 49,9cm Bé gái 3,2kg 49,1cm
    6 tháng tuổi Bé trai 7,9kg 67,6cm Bé gái 7,3kg 65,7cm
    1 tuổi Bé trai 9,6kg 75,7cm Bé gái 8,9kg 74cm
    18 tháng tuổi Bé trai 10,9kg 82,3cm Bé gái 10,2kg 80,7cm
    24 tháng tuổi Bé trai 12,2kg 87,8cm Bé gái 11,5kg 86,4cm
    36 tháng tuổi Bé trai 14,3kg 96,1cm Bé gái 13,9kg 95,1cm
     
  4. dttvn

    dttvn Thành viên mới

    Tham gia:
    6/4/2007
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Bé ở tháng thư 10 biết làm gì ở tuổi này?
    Tự ngồi dậy được. Bò rất tốt.
    Leo lên bàn ghế và cầu thang mỗi khi bé có thể.
    Thử nghiệm với tất cả những vật thể và bất kỳ những gì tìm thấy trong nhà. Biết bỏ sách lại vào kệ, bỏ đồ vật vào trong toilet…
    Có một vài đồ chơi ưa thích, có sự phân biệt rõ ràng.
    Biết bắt đầu làm quen với trò chơi giấu và tìm đồ. Có thể bé sẽ “giấu” bằng cách lấy tay che mắt khi bé không muốn bạn thấy bé
    Biết hỗ trợ bạn khi bạn mặc đồ cho bé
    Tìm kiếm sự quan tâm và bầu bạn.

    Những thay đổi quan trọng:

    Bé càng ngày càng bắt chước người khác nhiều hơn. Bé bắt chước giọng nói, điệu bộ, nét mặt của bạn. Bé sẽ cố làm những gì bé thấy bạn làm. Bé cố gắng cho bạn ăn chỉ vì bạn đã cho bé ăn.
    Sự thưởng thức âm nhạc và nhạc điệu của bé đang phát triển. Khi bạn cho bé nghe nhạc với những tiết tấu mạnh, bé sẽ lắc lư, nhún nhảy hay ngâm nga
    Khả năng đoán trước sự việc của bé tốt hơn. Ví dụ như bé biết bạn sẽ đi đâu đó mỗi khi bạn thay đồ. Bé mong muốn được cho ăn khi bé nghe tiếng động do bạn chuẩn bị thức ăn trong bếp
    Bé của bạn đang bước vào tuổi của những cảm xúc, bé thường khóc khi bé mong muốn đạt được điều gì cho đến khi được bạn chấp thuận.

    Đây là 1 đoạn trích về sự phát triển của bé 10 tháng mình tiện tay post lên để bạn tham khảo.
    Biết đứng thiên về phát triển vận động hơn là về trí tuệ bạn à ;)

    Nếu cảm thấy bé chậm phát triển hơn các bạn cùng lứa, trước hết bố mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi và dạy bé hơn, rồi ko thấy tiến triển hãy tính chuyện khác (hỏi bác sỹ, nhờ chuyên gian can thiệp..)
     
  5. mẹ Gấu A Gư

    mẹ Gấu A Gư Me LƯỜI

    Tham gia:
    12/5/2008
    Bài viết:
    1,119
    Đã được thích:
    285
    Điểm thành tích:
    123
    Mình nhờ mọi người tư vấn giúp một chút, nhóc nhà mình được gần 4 tháng rồi. Bé ăn uống bình thường nhưng có một vấn đề mình hơi lo, những khi bé chơi đồ chơi hoặc nói chuyện với người lớn bé thường đập chân tay rất mạnh, hai tay khua lung tung như to vẻ rất phấn khích, có người nhìn thấy bé lúc đó bảo mình nên cho bé đi kiểm tra về thần kinh. Mình lo quá, bé chỉ hay như vậy lúc buổi tối thôi, còn thì mọi sinh hoạt của bé đều bình thường. 4 tháng bé nói ê a rất nhiều, thỉnh thoảng gọi từ mẹ mẹ, bé biết nhận ra bố, mẹ, biết thể hiện yêu, giận dỗi, biết bắt chước một số hành động của mọi người trong gia đình, thích nhìn những vật có màu sắc, biết cầm nắm đồ vật. Trong thời kỳ mang thai mình đi khám thấy bé phát triển bình thường, bây giờ mình không biết đó là do con hiếu động nên vậy hay là có vấn đề gì về thần kinh của bé. Mình vẫn chưa đưa con đi khám vì muốn tìm hiểu cho kỹ hơn, mọi người tư vấn giúp mình nhé. Thực sự cảm ơn mọi người rất nhiều.
     
  6. dttvn

    dttvn Thành viên mới

    Tham gia:
    6/4/2007
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Thần kinh??? :twisted: Bạn đọc bài này nhé:
    Tâm lý bé 4 tháng tuổi : http://www.*********/beta/index.php/news/view/4835
    nhớ đọc kỹ phần Ngôn ngữ không lời:
     
    mẹ Gấu A Gư thích bài này.
  7. mẹ Gấu A Gư

    mẹ Gấu A Gư Me LƯỜI

    Tham gia:
    12/5/2008
    Bài viết:
    1,119
    Đã được thích:
    285
    Điểm thành tích:
    123
    Mình vừa đọc bài bạn gửi cho, cảm ơn bạn nhiều nhé. Từ hôm nghe người bạn bảo vậy mình lo quá. Cảm ơn bạn rất nhiều.
     
  8. hoangha13

    hoangha13 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/11/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    3
    Bạn có thể đọc về sự phát triển của bé 10 tháng tuổi ở đây:

    10 tháng: Kiểm soát việc đi vịn vào các vật khác

    Hãy xem xét giọng bạn cần nghiêm ở mức nào để nhận được phản ứng tốt nhất từ bé: Một giọng nhẹ nhàng "không được, không được" sẽ làm bé làm ngơ với món đồ chơi hay một bài hát? Hoặc một giọng mạnh hơn “Không được, nguy hiểm lắm” sẽ làm bé tránh ra khỏi chậu hoa hay ổ điện mà bé đang có ý định đến gần tìm hiểu? Kiên quyết, kiên trì, và đưa ra một vài giới hạn quan trọng hơn những quy tắc, cách thức cụ thể bạn chọn dùng. (Một lần nữa, điều này cũng đúng cho trẻ tuổi teen).

    Có thể bé dường như còn nhỏ để học các nguyên tắc, cấu trúc, nhưng nhớ là bạn đang giúp trẻ học cách được an toàn cũng như là đang đặt nền tảng cho sự tự kiểm soát, tính cách tốt và một ý thức phân biệt đúng sai của bé. Nói cách khác, bạn đang xây dựng một công dân tí hon tốt. Cũng nên nhớ là nếu bé không được nghe thường xuyên thì những lời bạn nói sẽ trở nên ít hiệu quả. Dành những lời nói cho những vấn đề quan trọng, còn những thứ ít quan trọng hơn hãy cho phép bé nhiều lựa chọn mà bạn có thể đưa ra và tìm cách thay thế để điều chỉnh lại hành vi bé: “Điều đó không an toàn cho trẻ nhưng con có thể chơi được.”

    Kỹ năng ngôn ngữ của bé cũng tiếp tục phát triển nhanh. Bé có thể chỉ trỏ hoặc sử dụng cử chỉ có nghĩa như ngôn ngữ ký hiệu hay vẫy tay tạm biệt. Bé có thể nói- và thật sự có ý nghĩa - từ ”ba”, “mẹ” và hiểu những cấu trúc đơn giản như: “Bụng con đâu nào” hay ” sờ mèo con đi con”. Nhưng bé cũng nghe và hiểu – và chọn cách phớt lờ lời bạn nói! (Bạn cũng phải sẵn sàng gặp lại chuyện này khi bé đến tuổi teen nhé). Hãy nhớ là bé không cố tình nghịch ngợm; bé chỉ muốn thử xem mức giới hạn của nó tới đâu. Và điều đó có nghĩa là đã đến lúc nói cho bé biết những quy tắc cơ bản trong cuộc sống của bé. Giờ bé đã đủ tuổi để nhớ những gì bạn nói và làm (sớm hơn tháng tuổi này thì lời nói bạn sẽ bị quên ngay khi chúng vừa được nói ra).
    Hãy xem xét giọng bạn cần nghiêm ở mức nào để nhận được phản ứng tốt nhất từ bé: Một giọng nhẹ nhàng” không được, không được” sẽ làm bé làm ngơ với món đồ chơi hay một bài hát? Hoặc một giọng mạnh hơn “Không được, nguy hiểm lắm” sẽ làm bé tránh ra khỏi chậu hoa hay ổ điện mà bé đang có ý định đến gần tìm hiểu? Kiên quyết, kiên trì, và đưa ra một vài giới hạn quan trọng hơn những quy tắc, cách thức cụ thể bạn chọn dùng. (Một lần nữa, điều này cũng đúng cho trẻ tuổi teen).

    Có thể bé dường như còn nhỏ để học các nguyên tắc, cấu trúc, nhưng nhớ là bạn đang giúp trẻ học cách được an toàn cũng như là đang đặt nền tảng cho sự tự kiểm soát, tính cách tốt và một ý thức phân biệt đúng sai của bé. Nói cách khác, bạn đang xây dựng một công dân tí hon tốt. Cũng nên nhớ là nếu bé không được nghe thường xuyên thì những lời bạn nói sẽ trở nên ít hiệu quả. Dành những lời nói cho những vấn đề quan trọng, còn những thứ ít quan trọng hơn hãy cho phép bé nhiều lựa chọn mà bạn có thể đưa ra và tìm cách thay thế để điều chỉnh lại hành vi bé: “Điều đó không an toàn cho trẻ nhưng con có thể chơi được.”

    Còn những tháng khác các mẹ vào đây tham khảo nhé, dài quá mình không đưa sang hết được.
     
    Sửa lần cuối: 20/12/2008
    honggai thích bài này.
  9. Galuoi

    Galuoi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/10/2008
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Mình nghĩ mỗi em bé phát triển theo 1 kiếu, con rạ khác con so, mẹ đừng nên lấy em bé này so sánh với em bé kia hoặc so sánh với sách vở rồi thấy bé nhà mình không được như thế này như thế kia . Hãy dạy bé, nói chuyện với bé thật nhiều, rồi bé sẽ biết hết . Bé nhà mình hồi đó cũng suốt ngày ở nhà với ông, ông đâu có nói chuyện hay dạy bé gì đâu, 9 tháng mới biết vẫy vẫy tay tạm biệt...rồi con bé 9 tuổi cạnh nhà sang chơi với bé nhà mình, nó dạy đủ thứ, thế là bé biết nhanh lắm, nhiều khi mình còn thấy nó"láu cá' nữa đó . Nên bạn đừng lo, rồi bé cũng sẽ như những em khác thôi.
     
  10. honggai

    honggai Banned

    Tham gia:
    17/12/2008
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Mình biết là không nên so sánh, nhưng cũng phải theo dõi các tin tức mới, nếu bé phát triển chậm hơn nhiều quá thì cũng nên hỏi bác sĩ, dạo này con nít bị trầm cảm nhiều quá, nhiều lúc cũng thấy sợ sợ.
     

Chia sẻ trang này