Nhờ tư vấn : Có nên dạy bé học chữ sớm??

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Mami, 20/1/2006.

  1. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mình lăn tăn mãi về chuyện học chữ của con.

    Con bé nhà mình 2,5 tuổi, theo mình thì rất có khiếu về văn chương, trí nhớ rất tốt, rất ham sách vở. Trong khi dạy con bé những hình ảnh, con thú, màu sắc, bà ngoại .. sẵn tiện ... dạy cháu học cả chữ cái ABC :roll: :roll: . Thật bất ngờ, trong 2-3 ngày con bé đã thuộc lòng thứ tự 24 chữ cái và có thể nhận dạng mặt chữ, thậm chí còn thuộc lòng cả quyển vần lớp 1 ! Bây giờ thì con bé thích chí đi vòng vòng nhà, thấy chữ trên tủ lạnh, tivi, bếp gas... thì cứ đọc vanh vách, nhưng không biết ghép vần vì bà ngoại ... chưa dạy !

    Mình ngăn bà ngoại vì thấy cháu còn nhỏ quá, chưa đến tuổi học hành, sợ dạy sớm nghe có vẻ "nhồi nhét" quá. Vả lại bà cũng dạy cháu theo kiểu của 50 năm về trước :lol: :lol: , e mai mốt đi học thì lại khổ !

    Nhưng mặt khác thì mình lại lý giải "đâu phải mình ép con, tự con bé có khả năng và rất thích việc học chữ" !

    Cứ vậy mà nghĩ tới nghĩ lui cả tuần nay và cũng đang tìm thêm tư liệu về chuyện này ! Nhờ mọi người tư vấn giúp là có nên dạy cháu học tiếp hay không ? Cám ơn mọi người nhiều nhiều !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mami
    Đang tải...


  2. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Cái này cũng khó thật, nhưng mình cũng nghĩ đi nghĩ lại việc này mãi rồi có có ý kiến như sau:

    Trí thông minh là một thứ được ban cho con người ngay từ lúc sinh ra và không thể cải thiện được, thế nên có học sớm cũng không thông minh hơn được bao nhiêu, học sớm thì cũng chỉ giúp cho kiến thức đến sớm hơn, chứ không giúp người ta biết nhiều hơn, sâu hơn, cũng như sử dụng các kiến thức đó một cách hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình hơn.

    Bên cạnh kiến thức còn nhiều thứ khác bé cần có như: sức khỏe, đạo đức, thẩm mỹ, niềm vui, tình cảm, v.v... . Vì thế nếu bé thông minh, học nhanh thì tốt nhất là dạy bé ít đi, dành thời gian thừa ra cho bé làm các việc khác mà bé thích: chơi công viên, chạy nhảy, xem phim, học đàn, v.v... hoặc những thứ khác mà bạn cho là có thể hữu ích cho bé.

    Ngoài ra, với trẻ con thì chữ ABC, số 123 hay con hổ, con lợn cũng đâu có khác gì nhau, đều là mấy cái hình cả.
     
  3. me_mickey

    me_mickey Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/1/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    mình hoàn toàn nhất trí với TanNG [-o< [-o<

    bé nhà mình hiện nay đã 5 tuổi rưỡi rồi mà bọn mình vẫn chưa cho cháu học chử ,dự định qua tết sẽ cho cháu học qua cách nhận mặt chử và ráp vần để chuẩn bị vào lớp 1 ,thời gian còn lại bọn mình cho cháu tham gia các lớp ngoại khóa là chính .

    @Mami ơi ăn tết xong đưa cháu lên hả ? ở các nhà văn hoá thường có những lớp năng khiếu Mami cho cháu vào đó sinh hoạt đi
    Mong mẹ con Mami sớm đoàn tụ :lol: :lol:
     
  4. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Vậy mà các hãng sữa cứ quảng cáo ầm ầm nào là gain IQ, nào là não trái não phải .... :?: :?:

    Mình nghĩ chắc không hẳn là vậy đâu. Nếu thế thì chúng ta cũng không cần phân cấp độ để dạy trẻ. Thực tế là đầu tiên chúng ta dạy trẻ cách nhận dạng những đồ vật xung quanh, các chi tiết trên cơ thể, các con thú .... sau đó dạy cách phân biệt màu, rồi đến hình thể ... rồi đến số đếm rồi mới đến dạy chữ ! Vì thế, mình nghĩ là nên tuần tự dạy trẻ thì hay hơn.

    Nhưng với con bé của mình thì mình đắn đo một chút vì con bé rất ham thích, mình không muốn chặn lại sự hứng thú tìm tòi của con bé.
     
  5. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mami,

    Cái chuyện cho bé học chữ bây giờ hay không mình thấy đúng là khó thật.
    Bản thân mình cũng thiên về phần không dạy quá sớm, mình thích cho trẻ con nó được sống cuộc đời trẻ con cho nó sung sướng, đúng tuổi thì học cũng không muộn và đỡ vất vả hơn. Hơn nữa mình thì quan niệm học rộng nhưng cũng phải hiểu sâu thì mới thích, mà để hiểu sâu thì không vội được.

    Mình cứ hình dung bé nhà Mami, bây giờ mà biết đọc, rồi sau đó học biết viết thì liệu có bé quá không ? Và vấn đề là định hướng tiếp theo cho bé thế nào ? Chả lẽ đến 4 tuổi thì vào lớp 2 à ?

    Mình cũng thiên về ý của Tanng là nên tận dụng thời gian cho con học những thứ khác trong cuộc sống. Hoặc cũng có thể cho bé đầu tư ít thời gian vào học thêm sinh ngữ nói ấy, tuổi này học sinh ngữ thường tiếp thu rất nhanh đấy.

    Mình cũng hiểu ý Mami nói, "bé đang hứng thú học, nếu không dạy bé mất hứng thú đi" ...cái này chắc gây phân vân cho Mami nhiều nhất phải không ? Theo kinh nghiêm của mình, một bé phát triển tốt có nhiều hứng thú học tập lắm Mami ạ. Ví dụ Luti nhà mình nhé, biết nói từ lúc 8 tháng, 1 tuổi đã nói đâu vào đấy rồi, hàng xóm lúc nào cũng bảo Luti phát triển sớm, lúc được 14 tháng tự nhiên một hôm Bà cụ hàng xóm chạy sang bảo "cô ơi, thằng bé chơi bên nhà tôi, thấy chị Uyển (5 tuổi) học đếm, thằng cu nhà cô chen vào đếm theo, nó đếm vèo một cái đến 20, nhanh hơn cả chị Uyển", thế là chị con dâu của bà cụ là giáo viên cứ nói với mình là "Luti nó phát triển sớm đấy em ạ, cho cháu học đi kẻo nó mất hứng". Mình chỉ cười vì mình biết con mình, chả là có một thời gian cậu được uống hydrosol, mẹ hay đếm từ 10 -20 giọt, thế là cậu nghe rồi thuộc, thuộc ở đây là thuộc vẹt ấy mà, nếu hỏi sau 20 là số nào thì Luti chịu vì mẹ chả cho uống quá 20 giọt hydrosol bao giờ :p . Rồi đến 2 tuổi Luti cũng biết mặt một số chữ, chả ai dạy cả, lúc người lớn đọc truyện cho nghe Luti cứ nhìn theo rồi thuộc thôi, lúc ấy đi đâu cũng hay tìm chữ để đọc lắm vì thực tình thì cũng thích được Ông Bà khen mà. MC mình bảo "hay là dạy Luti đi con ạ, cho nó biết đọc sớm để nó tự đọc truyện cho nó thích",; mình cũng phải gàn ngay, xin Bà cứ để cháu tự nhiên. (Vì mình biết cách làm test trí tuệ nên mình biết con mình không phải thần đồng mà) Thời gian đấy Luti học được bao nhiêu thứ khác hay hơn. MC mình cũng hay trách mình gàn dở vì Bà cũng lý luận như Mami, Bà bảo mẹ này làm con mất hứng học.

    Nhưng mình thì tự tin vì mình cũng tham khảo ý của nhiều người nên mình dạy con mình theo hướng của mình, quả là cái hứng học chữ nó lại quay trở lại với Luti vào lúc lớp 1 đấy Mami ạ, lúc ấy mới là hứng thật vì học chung với cả lớp mà. Vậy là Luti biết đọc tiếng Pháp chỉ trong vòng có hơn một thàng học thôi mà lúc vào lớp 1 Luti mới biết nói bập bẹ vài câu tiếng Pháp thôi đấy.

    Nhưng mình lại nghĩ, so sánh thế cũng chỉ là chung chung thôi Mami ạ, Luti là Luti, Luti chỉ có chỉ số phát triển trí tuệ loại tốt và thuộc loại thích học hành thôi chứ không phải là xuất sắc, biết đâu bé nhà Mami xuất sắc thật. Vì vậy theo mình, Mami nên cho bé đi đến tư vấn hẳn hoi với một nhà tâm lý nào đó (chỗ anh Khanh chẳng hạn), nói chuyện với các anh chị ấy, nhờ các anh chị ấy quan sát trực tiếp bé, làm test trí tuệ (nếu cần) để xem bé phát triển thế nào ? Nếu thực sự bé có mức độ IQ cao vượt trội lên thì cũng nên tìm cho bé con đường thích hợp với bé hơn.

    Chúc Mami tìm được đường hướng cho con nha
     
  6. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mẹ Luti ơi, em cám ơn chị rất nhiều. Chị nói quả là "trúng tim đen". Con bé ham quá làm em cũng ... nôn ruột theo.

    Một điều cũng rất khó khăn với em, mà em nghĩ với một số bà mẹ khác cũng thế, là làm sao nhận biết được con mình có khả năng đến đâu, mức phát triển trí tuệ hiện tại là bình thường hay vượt trội hay tụt hậu để mà điều chỉnh cho phú hợp ? Năng khiếu của con mình là ở đâu.

    Em cũng đọc một số tài liệu đưa ra các chuẩn mực chung chung về sự phát triển bình thường của trẻ ở từng độ tuổi, nhưng nếu so sánh với các chuẩn mực đó thì cũng đúng là "mù mờ". Có khi em cảm thấy con mình "bình thường", đọc bài viết khác lại thấy con mình .. thần đồng, có lúc lại đâm lo "sao con mình ở tuổi này chưa tự đi xuống cầu thang được, chẳng nhẽ phát triển vận động không tốt". Khổ vậy đó !

    AX nhà em thì nói "em lo xa quá ! lo làm chi cho mệt, con mới 2 tuổi hơn thôi !". Cũng có thể AX nhà em đúng ! Càng đọc nhiều tài liệu, càng thấy rối rắm, càng lo lung tung ! Không biết các bà mẹ khác có thế không ? Có lẽ chất lượng thông tin của các ấn phẩm ngày nay cần phải xem lại !
     
  7. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mami,

    Đúng là để xác định được con mình phát triển đến đâu là điều rất khó, vì thiếu chuyên môn, kinh nghiệm nhưng cũng vì người nhà thì hay thiên lệch, hay để cảm xúc xen vào nên thiếu tính khách quan. Vì vậy về nguyên tắc, để biết rõ đứa trẻ phát triển đến đâu cần phải qua một nhà chuyên môn, có kinh nghiệm cơ Mami ạ. Ngày trước chị có được học kha khá về các loại test nên chị tự xác định cho Luti. Mà chị cũng để ra nhiều ngày để làm cho khách quan nhất có thể được.

    Việc sách vở viết về các mốc phát triển tâm vận động của trẻ con ở nhà mình còn hơi lộn xộn cũng là dễ hiểu vì :

    - chưa đủ phần trải nghiệm thực hành trên chính trẻ con VN và trên trẻ con bây giờ.

    - Đa phần sách chỉ là dựa theo tài liệu của nứoc ngoài, có nhiều điều không hợp với trẻ con nhà mình, người viết sách đôi khi chỉ dịch tư liệu, thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế với trẻ con nên mang tính lý thuyết nhiều hơn là mang tính dạy cho cha mẹ một cách thực tiễn.

    - Tài liêu có thể đã cũ, không còn mang tính thời sự với trẻ con bây giờ, trẻ con bây giờ khác trẻ con ngày trước nhiều điểm lắm.

    - Hơn nữa đánh giá trí tuệ của một đứa bé sống ở thành phố lớn phải khác với việc đánh giá TT một đứa bé sống ở TP nhỏ, nông thôn...

    Phần nữa các loại sách viết cho cha mẹ chỉ là để tham khảo thôi, trên cái nền đó, đối chiếu với con mình, thấy gì đặc biệt cần tìm đến nhà chuyên môn. Chính vì vậy chị mới khuyên Mami đi tìm một nhà tâm lý tin cậy để nhờ xem thế nào mà. Cái chính là người tin cậy, có trình độ và biết cách làm việc ấy Mami ạ.

    - Việc Mami thấy rối lên trong đánh giá cũng chưa hẳn do sách nói sai, mà có thể là do sách không chịu giải thích kỹ lưỡng thôi. Trong quá trình phát triển, hai bán cầu não của trẻ thường phát triển theo kiểu nhường nhau về mặt mốc thời gian, nếu BC não phụ trách ngôn ngữ, vận động tinh phát triển trội lên thì bên kia đành nhường bước và phát triển chậm đi một chút, các cụ nhà mình vẫn tổng kết rằng thường bé nào chậm biết nói thì nhanh biết đi hơn và ngược lại. Luti nhà chị ngày trước biết nói rất sớm, vận động tinh tế thì vượt trội lên hẳn nhưng đoạn leo trèo, đá bóng, thể thao thì kém hơn các bạn. Vì vậy nếu chỉ dùng cái việc "biết leo cầu thang hay chưa để đánh giá sự phát triển của bé thì sẽ bị lệch lạc.

    Chính vì vậy khi làm test phát triển người ta thường đánh giá ra làm nhiều phần : Vận động, ngôn ngữ, trí lực, cảm xúc...Rồi mới đến đánh giá chung.

    Tóm lại theo chị, nếu chưa tìm được người giúp đánh giá đúng khả năng của bé, Mami có thể cứ dạy cho bé từng ít một để đừng triệt tiêu hứng thú của bé, trong lú đó xen vào dần dần các hoạt động khác như học sinh ngữ nói, âm nhạc, vẽ ...Rồi trong quá trình đó sẽ xác định thêm dần dần đường hướng cho bé. Dù sao thì chị nghĩ chỉ đến khi bé ở gần, Mami có điều kiện quan sát con hàng ngày có lẽ mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn.
     
  8. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Con bé nhà em, gần 28 tháng, cũng có nhiều biểu hiện giống bé nhà chị Mami. Em cũng không muốn dạy số và dạy chữ cho cháu khi nó còn nhỏ như vậy, nhưng nó luôn mồm hỏi "cái gì đây?", "chữ gì đây?" ... đến khi nào có được câu trả lời thì thôi. Không trả lời con thì sợ làm mất hứng thú của nó, mà trả lời thì nó nhớ ngay :roll: . Bây giờ cháu nhận dạng được rất nhiều chữ cái và các số từ 1-9.

    Nhưng đúng như các chị nói, ở tuổi này có biết thì cũng chỉ là "học vẹt". Đếm vanh vách từ 1-50 nhưng hỏi sau số 1 là số mấy thì không biết, đưa cho 4 quả cam hỏi nó bao nhiêu quả nó đếm một mạch từ 1-10 :roll: . Sở dĩ nó thuộc lòng được nhiều như thế là vì nhà em ở trên tầng, mỗi lần đi xuống cầu thang con nhà em toàn bắt mẹ bế, mà em thì không thích bế ẵm nhiều nên mới lừa nó bằng chiêu "đếm bậc" :lol: .

    Một điều làm em băn khoăn nhất là cách phát âm bảng chữ cái. Từ trước đến nay người ta đã thay đổi cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt nhiều lần nên em cũng không biết bây giờ phát âm như thế nào mới chuẩn. Chẳng hạn A-B-C (trước thì là a-bê-xê, sau lại là a-bờ-cờ), chữ Q ("quy", "quờ", rồi bây giờ lại là "cu") :? .

    Vì thế cho nên nếu như dạy cháu sớm mà lại dạy không chuẩn thì không những sẽ gây khó khăn cho bản thân cháu trong quá trình tiếp thu chương trình giáo dục ở trường lớp sau này, mà còn gây khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên. Không ít cô dở khóc dở cười vì nói mãi mà trò không chịu nghe lại còn cãi "ở nhà ông bà / bố mẹ cháu dạy khác cơ", rồi cứ nhất nhất làm theo cái cách đã học được ở nhà. Một số cháu khác vì biết trước cả rồi nên đến lớp chẳng chịu chú ý, không có hứng thú nghe giảng, dần dần kiến thức cũ cũng mai một lại không tiếp thu được kiến thức mới nên trở thành tụt hậu hơn những bạn bè khác. (Đây là kinh nghiệm "xương máu" của em đấy, mà lúc đó đi học đại học rồi, không còn là trẻ con nữa đâu. Cũng vì chủ quan được rèn luyện quá kỹ từ 3 năm cấp III nên đến năm thứ nhất đại học em chẳng có ý thức học hành gì cả vì thấy dễ quá. Cũng may là đã kịp tỉnh ngộ :wink: ).
     
  9. Bim's mother

    Bim's mother Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Em thì rất đồng ý với bác TanNg.
    Con nhà em cũng biết đếm từ 1 đến 10 từ lúc 18 tháng! ( vì đếm theo bà lúc tập thể dục) nhưng em cũng không dạy thêm chữ hay số nữa mà cứ để cháu học những điều đơn giản đã! Em thấy cháu đi học ở lớp mẫu giáo cô cũng dạy nhiều thứ lắm: phân biệt các loại quả, các loại hoa, màu sắc....Còn về nhà thì cứ việc chạy nhảy, chơi đùa thoải mái. Sau này còn khối thời gian để học mà. :)
     
  10. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Vấn đề lại không đơn giải như thế mẹ Bim ạ. Con nhà mình nó cũng chạy nhảy, chơi đùa nhưng một lúc rồi cũng chán. Mình cũng đã nghĩ ra nhiều trò vận động chân tay để lôi kéo sự chú ý của nó, nhưng cũng chỉ được một lúc. Mình có ngồi hát hò, múa máy thì nó cũng chỉ nghe được vài bài. Kể chuyện cho nó thì nó bắt phải vừa kể vừa giở sách ra và thuyết minh theo tranh ... Cuối cùng thì cái mà nó thích nhất và chơi được lâu nhất lại là các loại sách vở, báo chí, tờ rơi, quảng cáo ... Rồi lại cái điệp khúc "Mẹ ơi, cái gì đây, con gì đây, màu gì đây, chữ gì đây ..." ? Mặc dù không chủ định dạy nó học hành sớm đâu, nhưng cứ giải đáp hết những thắc mắc của nó thì cũng giống như nhồi nhét vào đầu nó thêm những kiến thức mới rồi còn gì.
     
  11. Bim's mother

    Bim's mother Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Việc giải đáp thắc mắc thì tất nhiên phải làm rồi, mình cũng phải làm hằng ngày. Nhưng nó khác với việc dạy dỗ một cách có hệ thống như dạy chữ chẳng hạn. Mà đa phần các bậc phụ huynh lại chưa biết phải theo hệ thống chuẩn nào!
     
  12. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Con nhà mình thì rất thích xem tivi, có thể ngồi lỳ cả buổi để xem hoạt hình được, dụ được nó chơi đồ chơi, đạp xe đạp, chạy nhảy rất khó, vì muốn nó chạy nhảy thì mình phải chạy nhảy hò la cùng nó hoặc đưa nó đi công viên. Thế nhưng từ ngày sửa cái sân rộng rãi thì mấy đứa trẻ con vứt ngay cái phòng tối om ra chơi sân thường xuyên hơn, chạy nhảy, trèo leo, đi xe các kiểu. Từ đó mình nghĩ rằng chắc là môi trường trong nhà chưa đủ để nó thích, chứ nếu có điều kiện môi trường phù hợp thì những trò hát hò, múa máy nó cũng ham đấy. Trẻ con có nhiều cái ham thích khác nhau (đến cả người lớn còn thế) vì thế nếu bố mẹ có sức thì nên tìm cách làm sao để tạo điều kiện và lái cho bé ham thích những cái có lợi thật sự cho bé hơn.

    Cụ thể thì tớ thì có thể: đưa con đi chơi thường xuyên hơn, đưa đến các câu lạc bộ gửi ở đó, tìm cách thay đổi môi trường sinh hoạt (mua cho nó một cái trèo leo chẳng hạn), tìm thêm một vài bạn hoặc anh chị để bọn nó hò reo với nhau.

    Nói thực là muốn làm được phải có lòng kiên trì, mà kiên trì thì chỉ có các mẹ vĩ đại thôi. Các bố thì chỉ hò hét được 3 câu là chán rồi.

    Chú ý là quan điểm này của tớ chỉ áp dụng với trẻ con bé thôi đấy, càng lớn chắc càng phải lo học hành nhiều hơn.

     
  13. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trong việc nuôi dạy con, cha mẹ thường hay để cho cảm tính chi phối : Thấy con mình "hay quá " hoặc "tệ quá " ( có một vài hạn chế về ngôn ngữ, vận động = Không khéo bị hội chứng tự kỷ ! Có một vài ưu điểm + kỹ năng giỏi = chắc là thần đồng ! ) Mặc dù chính chúng ta không thừa nhận chuyện đó nhưng chính động cơ ( ngấm ngầm ) thúc đẩy con tập đếm, tập đọc, tập múa tập hát hay sự nuông chiều con là kết quả của lòng mong muốn : con mình phải hơn con người khác.
    Bên cạnh đó, một hệ thống giáo dục rập khuôn, cứng nhắc, không tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát triển, một mặt vừa hạn chế đưá trẻ, một mặt vừa là cái cớ để chính cha mẹ phải " vùng lên" bằng cách cho con đi học các trường "xịn" ( trường chuyên - trường quốc tế ...) xét về lý, đó là chuyện phải làm - nhưng xét về tình, thì trong nhiều trường hợp là " ép người thái quá " - một trẻ có khả năng trung bình - thậm chí giỏi một số môn, có thể học thoải mái hơn ở một trường bình thường - nhưng vì nỗ lực vào trường chuyên, có khi lại sinh ra " tâm thần".
    Vì vậy, đứng trước những khả năng phát triển trên trung bình của trẻ, cha mẹ cần phải " vừa mừng , vừa lo" mừng vì con minh không " ngu" lo vì có thể mình sẽ có những lầm lẫn trong việc vạch ra một con đường giúp trẻ vào đời.
    Còn việc áp dụng những Test tâm lý để đánh giá - có những test khá đơn giản, và cũng có những test rất phức tạp ( dân chuyên môn còn ngán ) nhưng kết quả đều mang tính tham khảo - Và hầu như chưa có 1 loại test nào của người VN , mà tất cả đều lấy nguyên xi từ nước ngoài hay sao chép, lấy ý tưởng ( kiểu nhạc sĩ lấy nhạc người - thơ người thành của mình), điều đó không hề gì - Cha mẹ cũng có quyền làm như vậy, nhưng nếu sau đó tự hào vỗ ngực là "công trình nghiên cứu" của mình thì !!!!!! ( thậm chí còn có những " chiên gia" mang ra kinh doanh - cứ 1 test là 80.000 và luôn tự hào là chính xác 100% )
    Vì vậy, để đánh giá đúng về trẻ là 1 điều cực kỳ khó, vì bản chất của đưá trẻ là " liên tục phát triển" - có thể hôm nay là " thần đồng" nhưng 5 năm sau thì cũng " bình thường thôi!" - Có thể một trẻ giỏi về mặt này nhưng lại kém về mặt khác - Và yếu tố một môi trường ( gia đình) lành mạnh là cực kỳ cần thiết cho sự liên tục phát triển ấy.
    Tóm lại, thấy con khôn chưa vội mừng, thấy con ngu đừng vội lo, nên bình tĩnh để tạo cho con một nền tảng phát triển vững chắc trên sự ổn định của gia đình - xây dựng các mối quan hệ vợ & chồng - cha mẹ & con cái tốt đẹp ( đừng làm ra vẻ mầu mè, đóng kịch vì có thể qua mặt người lớn - và tự lừa chính mình -nhưng với trẻ thì không đâu) , để trẻ hoàn toàn thoải mái và tự tin phát triển những cái gì mà chính bé cảm nhận được đó là điều tốt nhất cho mình và cha mẹ phải tôn trọng điều đó.
     
  14. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Vâng, nguyên nhân một phần cũng ở chỗ này. Những cái gì mình có và những cái gì mình làm không đủ để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của nó. Nhà tập thể, diện tích hạn chế, không có chỗ chơi riêng cho con, ít cơ hội tiếp xúc vui chơi cùng các bạn ... Nhưng cũng khó, bởi những cái đó không thể thay đổi trong ngày một ngày hai được.
     
  15. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Với những bố mẹ phải đi làm nhiều thì đúng là khó, ngày trước con mình nhỏ, nhà mình cũng chật, có cái sân thật nhưng không có bạn chơi thì chơi vài ngày trong sân nó cũng chán. Vì vậy mình cứ hay phải trốn việc về nhà chiều chiều dắt con ra công viên chạy nhảy, làm quen với các bạn ở công viên. Bây giờ con mình lớn, chiều nào làm bài xong cũng chạy xuống sân chơi với các bạn chứ không ngồi trong nhà. Chơi mà học, học và chơi phối hợp được với nhau thì đúng là thích nhất đấy.
     
  16. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Cái này hỏi các cô giáo dạy lớp một cũng được mà Brightmoon ơi.


    Cái này khó tránh khỏi lắm vì ngay cả mình có không cho con mình học trước thì đến một ngày nào đó nó vẫn biết trước nhiều điều hơn các bạn nếu nó là đứa bé thông minh. Vì vậy theo mình vấn đề là gây dựng ý thức học hỏi đến nơi đến chốn cho con, có biết hơn nguời cũng không chủ quan thì mới được. Cái này mất nhiều công để giúp con nhận ra nhưng tránh được bệnh kiêu ngạo.
     
  17. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Cho con vào trường chuyên thì đúng là phải xét khả năng của con, nhưng trường quốc tế thì em nghĩ nhiều bố mẹ cho con vào đó để tránh cái nền GD dập khuôn, cứng nhắc như anh nói đó thôi ạ. Em cũng đang trên con đường tìm trường học cho con em lúc về nước nên em hiểu chút ít ạ, tìm được cái truờng bình thường mà tốt cho con mình bây giờ ở nhà mình vẫn còn khó lắm ạ. Vì vậy bản thân em nếu có đủ tiền cũng cho con học trường nước ngoài, phần Việt trong con người cháu thì bố mẹ và Ông Bà dạy vậy.
     
  18. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Cho trẻ học và tiếp thu từ từ, phù hợp với sự phát triển của bé chứ k nên cho bé học trước mọi thứ, vì sẽ làm trẻ mất hứng thú vì đã biết trước rùi
     
  19. vozer_net

    vozer_net Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/4/2023
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    88

Chia sẻ trang này