Bài tập nâng cao, làm giàu sức khỏe thích hợp cho những người hay ngồi máy vi tính, ít thờ

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi wallmart113, 30/4/2011.

  1. wallmart113

    wallmart113 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2011
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Phương pháp rèn luyện sức khỏe đơn giản mà hiệu quả

    Có một phương pháp rèn luyện nâng cao sức khỏe rất đơn giản mà lại hiệu quả cao gọi là phương pháp “Vảy tay dịch cân kinh”. Tên gọi đúng là “Đạt ma dịch cân kinh”, hoặc “Phất thủ liệu pháp”. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách vảy tay đơn giản, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau (suy nhược thần kinh, hen suyễn, tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…). Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn, giới thiệu về cách tập vảy tay dịch cân kinh cũng như truyền đạt lại một số kinh nghiệm về cách tập. Trong các tài liệu này có một số nội dung trái ngược nhau, nhất là về kỹ thuật thực hiện. Dựa trên các tài liệu giới thiệu và qua một số thực tiễn, tôi biên tập lại như sau:

    Công dụng: Lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, nâng cao sức khoẻ từ suy nhược thành sung mãn, từ đó cơ thể sẽ tự chữa được một số bệnh.

    Nội dung cơ bản của phương pháp: Đứng thẳng, bàn chân bấm xuống đất, vẩy mạnh tay ra sau, thu về trước theo quán tính, thở tự nhiên, vừa vẩy tay vừa đếm.

    Kỹ thuật tập:

    1. Đứng thẳng, hai chân dang ngang vai, mười ngón chân bám chặt xuống giầy hay dép (thế đứng tấn của người luyện võ), hậu môn hơi nhíu lại, bụng dưới hơi thót, đầu thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí, vai xuôi tự nhiên, hai môi chạm nhẹ vào nhau, hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau, đầu lưỡi chạm nướu răng trên. Hai cánh tay duỗi thẳng tự nhiên, các ngón tay khép lại, luôn dính vào nhau, không được xòe ra. Nên mặc quần áo rộng rãi, chân đi giầy mềm, chọn nơi thoáng mát, không khí trong lành (ngoài trời hoặc trong nhà đều được).

    2. Đưa hai cánh tay về phía trước tạo với thân một góc chỉ 30-40 độ, lòng bàn tay hướng về phía sau (mu bàn tay hướng về trước), bàn tay bẻ cong hết mức về trước. Vẩy mạnh hai cánh tay ra phía sau (chỉ dùng sức của cánh tay), sao cho tạo với thân người một góc lớn hơn 45 độ, vảy lòng bàn tay hướng mạnh lên trên. Như vậy, khi đưa tay ra trước chỉ là quán tính phản hồi cân bằng của việc vảy mạnh tay ra sau và vảy mu bàn tay hướng mạnh lên phía trên.

    3. Vảy liên tục nhiều cái, vừa vảy vừa đếm. Mỗi lần tập cần vảy được ít nhất 500 cái. Tập để duy trì và nâng cao thể trạng thì phải tùy thuộc thể trạng cụ thể của từng người nhưng cần vảy được 500 đến 1000 cái mỗi lần và mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu vảy tay để chữa bệnh thì mỗi lần phải vảy trên 1.000 cái (theo những người có bệnh truyền lại là cần vảy 1800 đến 2500 cái và phải 2 đến 4 lần tập mỗi ngày).

    Chú ý: Động tác vảy tay phải nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẩy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, không nhất thiết phải tương ứng với nhịp thở. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập. Khi mới bắt đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái mỗi lần tập, sau tăng dần lên. Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức và khi còn có thể tập nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình. Thời gian tập nên từ 15 đến 30 phút một lần. Có tài liệu nói vảy tay phải theo nhịp thở. Tôi thấy rằng cách hướng dẫn này không phù hợp lắm với trường hợp tập để duy trì và nâng cao thể trạng vì làm như vậy tốc độ vảy rất chậm, chỉ thích hợp cho người già yếu hoặc bị bệnh nặng mà thôi.

    (Sưu tầm và biên tập lại theo các tài liệu trên mạng, báo sức khỏe và đời sống...)

    Bạn nào đã và đang tập vảy tay dịch cân kinh thì trao đổi kinh nghiệm nhé./
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi wallmart113
    Đang tải...


Chia sẻ trang này