Phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Mẹ Sóc Nâu, 22/12/2008.

  1. Mẹ Sóc Nâu

    Mẹ Sóc Nâu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/11/2008
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    43
    Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ trẻ em. Tuy nhiên, một số cách có hiệu quả với trẻ này nhưng vô hiệu với trẻ khác. Mỗi phương pháp phải được áp dụng thích hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

    Đáp ứng nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ

    Đây là vấn đề quan trọng nhất trong việc phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ. Giao tiếp là một phần cuộc sống. Ở một số trẻ, nếu không đạt được những nhu cầu về thể chất, tâm lý và cảm xúc, trẻ sẽ không thể nói và giao tiếp với người khác. Trên thực tế, một vài trẻ học nói chậm và một số khác nói tốt. Nhưng nhìn chung, những trẻ được yêu thương, được cha mẹ và người thân dành thời gian quan tâm chăm sóc, sống trong môi trường ngôn ngữ thuận lợi và có thể chất khỏe mạnh sẽ bảo đảm phát triển ngôn ngữ bình thường. Những yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ trong 4 năm đầu đời của trẻ.

    Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình

    Đây là vấn đề không dễ thực hiện vì có những tình huống khó khăn nằm ngoài ý muốn hoặc không thể thay đổi như: cha mẹ ly dị hoặc chết, trẻ bị bệnh và phải nằm viện vào những thời điểm quyết định trong giai đoạn phát triển cảm xúc, mối quan hệ căng thẳng giữa cha mẹ... Môi trường kiểu mẫu là tạo cho trẻ nếp sinh hoạt điều độ về ăn, ngủ, chơi vào thời điểm cố định trong ngày. Đây là bước tích cực mà bố mẹ và người thân cần làm để phòng ngừa sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

    Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi

    Vấn đề phát triển ngôn ngữ phụ thuộc vào khả năng của trẻ và môi trường xung quanh. Nếu sống trong môi trường ngôn ngữ bất lợi thì mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ không bằng những trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ thuận lợi.

    Ngôn ngữ được phát triển tốt nhất khi trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc

    Cách hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ là thông qua việc chăm sóc sức khỏe của bà mẹ trong thai kỳ và suốt thời thơ ấu của trẻ. Một trẻ ra đời ngoài sự mong đợi của người thân có thể bị rối loạn ngôn ngữ về sau. Sau khi ra đời, trẻ cần được nuôi dưỡng phù hợp cả về thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ và người chăm sóc cần thường xuyên động viên trẻ cùng trò chuyện. Có thể bắt đầu bằng việc gọi tên các đồ vật thông thường, những hành động và sự kiện xảy ra xung quanh.

    Các gợi ý cụ thể:

    Duy trì tốt thể chất và tinh thần của thai phụ trong thai kỳ và sức khỏe của trẻ.
    Đề ra mức độ phù hợp về phát triển thực tế của trẻ, không đặt ra những kỳ vọng quá cao.
    Nói với trẻ về những đồ chơi, tranh ảnh, kinh nghiệm và hoạt động xảy ra hàng ngày. Dùng điệu bộ hay hành động thích hợp nhằm diễn đạt các sự vật cho trẻ hiểu khi trẻ mới tập nói. Gọi hay dán tên những vật, đồ chơi, đồ đạc thường sử dụng trong nhà cho trẻ tập nói. Mô tả hay giải thích những việc trẻ hoặc người khác đang làm.

    Khi nói chuyện với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, câu ngắn và từ dễ hiểu. Mở rộng câu ngắn bằng cách thêm từ thiếu khi bạn lặp lại câu đó. Tạo cơ hội cho trẻ có đủ thời gian để tự diễn đạt một điều muốn nói.

    Dạy cho trẻ biết hỏi và trả lời bằng cách thường sử dụng những câu hỏi như: cái gì, ở đâu, của ai?... và trả lời cho trẻ ở các giai đoạn sớm. Nhớ quan tâm, tập trung về cả chất lượng và số lượng ngôn ngữ. Bắt đầu tập cho trẻ nói các từ ngắn và dễ, cụ thể như tên, hành động, từ bổ nghĩa.

    Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những hoàn cảnh và con người khác nhau. Không khuyến khích trẻ để người khác nói thay. Tập cho trẻ dùng từ đúng thứ tự và ngữ pháp, dù đó là câu ngắn.

    (Theo Vnexpress)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ Sóc Nâu
    Đang tải...


Chia sẻ trang này