Cho con học nhạc ? Cùng thảo luận nhé !

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Mami, 5/4/2006.

  1. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mình nghĩ nhiều bố mẹ chắc cũng có ý muốn cho con học nhạc/nhạc cụ, nên mình mở topic này để các bố mẹ cùng chia sẻ thông tin.

    Mình mở hàng nhé : Mình rất muốn con mình học đàn piano, nhưng mình không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mami
    Đang tải...


  2. Mẹ Cún TuMi

    Mẹ Cún TuMi Thành viên mới

    Tham gia:
    20/1/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    18
    Con gái Mami mấy tuổi rồi? Đã học nhạc bao giờ chưa?
    Cún nhà mình 5 tuổi rưỡi, mới học đàn Organ mấy tháng nay ở trường mẫu giáo, mỗi tuần khoảng 20' thôi. Mình cũng đang băn khoăn là có nên mua đàn không, và học như thế nào. Bây giờ thì cô nàng đang rất thích, nhưng không biết có thích được lâu dài không. Mình chỉ muốn con học nhạc để có khả năng cảm thụ âm nhạc/cái đẹp thôi chứ không phải để theo "con đường âm nhạc". 8) . Mình cũng định sẽ trao đổi với cô giáo dạy nhạc ở trường Cún xem cháu có "tai nhạc" không hay lại tai giống tai mẹ :lol: , liệu cháu có đủ hứng thú để học lâu dài cái môn này không, nhưng chưa gặp được cô nên vẫn chưa dám mua đàn. :p
     
  3. Mẹ Sao Khuê

    Mẹ Sao Khuê Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/4/2005
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Mình thấy mấy đứa nhỏ nhà mình học piano từ khi 5 tuổi. Hình như đó là tuổi bé nhất để học thì phải. Vì con bé thích học nhạc từ khi 3 hay 4 tuổi gì đó, mà cô giáo bảo đợi đến 5 tuổi mới học được.
    Mà kinh nghiệm cũng ngay từ con bé em họ này thôi, mê học nhạc từ bé, cứ tưởng là tương lai dạt dào lắm, nhưng hóa ra...cái đam mê thuở nhỏ chả liên quan gì tới năng khiếu cả. Mới đầu học thì rất tiến bộ, nhưng đến khoảng...8, 9 tuổi là coi như đứng chựng :roll: và sau đó thì tiến bộ rất chậm cho đến năm 14, 15 tuổi thì bắt đầu đi...giật lùi :p Đến bây giờ học nhạc cũng mười mấy năm rồi mà cũng chỉ như ....bật bông thôi :p :p
    Nhà mình thì ngược lại với Me Cun, có đàn piano sẵn rồi, nhưng con còn bé quá chưa học được. Với lại còn phải xem con bé sau này có thích nhạc hay không nữa, chứ không thì chỉ tốn tiền và thời gian vô ích thôi. Mình cũng chỉ thích cho bé học cho vui, giải trí thư giãn thôi chứ không định học chuyên nghiệp đâu.
     
  4. Me Nice

    Me Nice Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/12/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Bé của mình sắp 4 tuổi, mình cho theo học lớp làm quen và chơi với âm nhạc. Mình thấy rất hay, chị Luti cứ khuyến khích ghi chép lại những gì đã học nhưng thấy khó thực hiện quá vì đầu tiên là mình không thuộc tất cả các bài hát cô hát thứ hai là ở nhà thì mình không có các điều kiện như ở lớp của cô giáo. Bây giờ Mami mở Topic này, mình ghi lại 1 số cái mình biết được để đóng góp nhé.

    Ở lớp học này các bé có thể theo học từ 2 tuổi để "chơi" với âm nhạc thông qua các trò chơi với ba mẹ. Mỗi tuần 1 buổi, bé đến lớp cùng mẹ. để chơi với các bạn khác xung quanh các bài hát, âm thanh, nhạc cụ (trong vòng 1 tiếng). Như vậy mình nghĩ các bà mẹ bọn mình cũng có thể thực hiện ở nhà với các bé. Nhưng cái chính là nội dung trò chơi. Mình bận việc nên cho cu Nice tham gia hơi trễ vậy nên chưa "tích tụ" được nhiều nội dung cô dạy. Mình sẽ kể từ từ vậy nhé.
    À trước khi nói về các bài học, mình nói tiếp 1 chút về quá trình học nhạc. Lớp học như cu Nice tham gia kéo dài đến 4 tuổi. Sau đó lên 1 "trình độ" hơi khác, nhưng vẫn thuộc lớp "thức tỉnh âm nhạc" như trước. Lúc này các bé đến lớp một mình, không có ba mẹ. Các bé đã có thể học các nốt nhạc, rồi đến ký xướng âm. Mình chưa biết rõ về lớp này, nhưng cô giáo nói lớp này không quy định tuổi nên có khi có bé học đến 5,6 năm (tức là đến khoảng 10 tuổi). Còn học nhạc cụ thì bắt đầu khi bé lên lớp 1 hoặc lớp 2.

    Bây giờ mình bắt đầu bằng bài học mới nhất của ngày hôm nay vì còn nhớ :)

    - 1 cách để các bé làm việc theo nhịp điệu (cái này là mình tự nghĩ thôi, chứ khi chơi thì cô giáo không giải thích là để làm gì cả :) ) : Vừa vẽ vừa đọc (ở lớp học theo tiếng Pháp, mình ghi lại bằng tiếng Việt nhé) :
    " Tôi vẽ khuôn mặt của bạn" ( vừa đọc vừa vẽ 1 hình tròn ra giấy, khi đọc xong thì vẽ xong)
    " một hình tam giác nhỏ cho cái mũi của bạn" (vẽ xong)
    " hai con cá nhỏ cho 2 mắt của bạn" (vẽ xong)
    " và một hình vòng cung như mặt trăng cho nụ cười của bạn" (vẽ xong)
    " Bây giờ tôi có hình của bạn trong túi của tôi rồi" (kết thúc).

    - Cho bé ôm con gấu bông hay búp bê, mở nhạc hát ru êm êm lên và nói bé đung đưa em bé theo điệu nhạc để ru em ngủ. Cái này thì chắc nên có nhiều bé để tạo không khí cho đỡ chán.

    - Một trò chơi mà mình cũng không rõ có tác dụng gì, nhưng cũng vui vui. Chắc để nhận ra các bộ phận trên cơ thể!?! Cần 1 khăn mùi xoa để chơi. Cũng lại vừa đọc vừa làm.
    "Đây là 1 cái mùi xoa nhỏ " (cầm khăn lên quơ qua quơ lại)
    "Khi để trên đầu, ô hô tôi là cái mũ" (để khăn lên đầu)
    "Khi ở trên gối, buổi tối tôi bảo vệ các giấc mơ của bạn" (để khăn lên bên má nghiêng đầu như ngủ)
    "tôi dùng để xì mũi" (làm như xì mũi thật)
    "khi bạn khóc, tôi lau nước mắt cho bạn, bạn thấy có đỡ hơn không?" (làm như khóc thật: huhu..)
    Mình thấy là cô giáo hay tạo ra các âm thanh như thật (chắc để luyện tai?!?) như khi cười ô hô thì cười buồn cười lắm, khi xì mũi cũng giả bộ làm như thật, v.v
    Sau khi cùng đọc chung, cô giáo nói "mùi xoa nhỏ, tôi nói bạn hãy dấu..." 1 bé nói lên 1 bộ phận trên người như "cái mũi", các bạn khác cùng nói "dấu đi" và để khăn lên mũi để dấu. Cứ như vậy dấu mọi thứ, buồn cười nhất là dấu cái mông vì các bé nằm chổng mông lên để mùi xoa nằm lên. :)

    - Lại bật nhạc nhẹ nhẹ, cầm các khăn voan, cùng nghiêng người qua lại theo nhạc. Sau đó cố gắng để tất cả cùng nghiêng giống như nhau như bị gió thổi. Cho bé đứng 1 mình hoặc mẹ và bé cầm tay nhau, đứng đối diện.

    Mình tạm ngừng nhé, lúc nào nhớ ra thì lại viết tiếp, nếu các mẹ ủng hộ. :)
     
    sususukem thích bài này.
  5. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mẹ Nice ơi, post tiếp nữa đi. :lol: :lol: Hay quá ! :lol:

    Qua 3 ý kiến của các mẹ, mình thấy có chung một : độ tuổi học đàn là khoảng 5 tuổi.

    Mình muốn nêu thêm một câu hỏi nữa : Làm sao để nhận biết con mình có khiếu âm nhạc hay không ?

    Mình không nghĩ là ở Việt Nam có những phương pháp dạy nhạc như Mẹ Nice kể. Con nít cho vào trường học đàn, thông thường là việc bắt đầu một cách cứng nhắc về nhạc lý, sau đó đàn thuộc lòng vài bản nhạc hay hay... Việc truyền cho bé sự cảm thụ cái hay của âm nhạc và giúp phụ huynh xác định con mình có năng khiếu hay không chắc là không có !
     
  6. Mẹ Cún TuMi

    Mẹ Cún TuMi Thành viên mới

    Tham gia:
    20/1/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    18
    Đúng đấy Mami à, trẻ em VN thiệt thòi thế đấy. Mình cũng đã quan sát 1 buổi dạy đàn ở trường mẫu giáo rồi, khô khan và sách vở lắm, mà mình thì chẳng biết cách nào để truyền thụ và nuôi dưỡng cái ý thích mới nhen nhóm của con cả.
    Phương pháp mà Me Nice mô tả quá hay, phù hợp với tuổi mẫu giáo và còn có thể áp dụng cho nhiều môn học khác như ngoại ngữ chẳng hạn. Mình sẽ copy lại để áp dụng từng phần, nhưng cũng hơi khó, vì phải trong môi trường đông vui bạn bè thì mới tạo được hiệu quả nhỉ. À, thế thì mình sẽ copy cho các cô giáo của Cún, có thể giúp các cô trong việc tạo trò chơi VUI-HỌC đấy.
    Mẹ Nice ơi, mẹ Nice cập nhật "tài liệu" thường xuyên nhé, mình rất thích phương pháp này đấy.
     
  7. hana

    hana Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2005
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Bé lớn nhà mình học đàn từ năm 4 tuổi. Mình cũng chỉ nghĩ cho bé tập làm quen mà thôi. Nên sau này khi bé tỏ ra chán không thích học nữa thì mình cũng không ép. Mặc dù cô giáo (ở trường mẫu giáo)dạy bé lúc ban đầu rất khen ngợi rằng bé có năng khiếu, cô chưa dạy ai lại học mau như vậy. Bé học còn giỏi hơn cả cô giáo phụ trách lớp mẫu giáo của bé nữa... Khi bé dừng học đàn, mình chỉ nói rằng Mẹ nghĩ rằng vài năm nữa khi con lớn con sẽ cảm thấy tiếc đấy.

    Hơn 1 năm sau, có 1 lần bé ngập ngừng nói với mình: Mẹ ơi có 1 chuyện mẹ bảo vài năm sau con sẽ thấy tiếc nhưng bây giờ con đã tiếc rồi. Mình nói ngay: đàn phải không? Và mình cũng nói, vậy con học lại đi. Nếu lần này mà cảm thấy yêu, say mê thì mẹ sẽ đổi đàn mới cho.

    Sau đó bé đi học ở nhà thiếu nhi Q1 (lúc trước thầy kèm tại nhà). Được 1 thời gian thì không học ở đó nữa mà bé mua sách về nhà tự học thêm. Ngày nào cũng tự đàn.

    Thật ra, thời điểm này do bé có bạn học cũng học đàn nên đó cũng là 1 động lực để bé ham hơn trước.

    Theo mình các mẹ cũng không nên ép bé quá, mình chỉ hướng cho bé thôi. Nếu ham thích tự bé sẽ cố gắng. Việc bé có năng khiếu hay không chắc là phải nhờ vào nhận xét của thầy dạy, ngọai trừ việc cha mẹ bé cũng là người 'trong nghề'.
     
  8. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Bởi thế em mới băn khoăn "Làm sao để biết con mình có khiếu hay không ?". Nhiều khi quan điểm chủ quan của cha mẹ bị chi phối bởi tình cảm (con mình lúc nào cũng tuyệt :lol: ). Hơn nữa, em cũng không biết những biểu hiện cụ thể ra sao thì mới xác định là có khiếu ?

    Em cũng có nghe một quan điểm "Thử đi rồi mới biết". Em chưa tán đồng với cách này. Chẳng nhẽ lại bắt con học nhạc, võ, múa, vẽ, hát ... tất tần tật, mỗi thứ học 1 thời gian, rồi mới biết môn nào có năng khiếu ?
    :roll: :roll:
     
  9. Me Nice

    Me Nice Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/12/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Mami ơi, chắc chỉ có người chuyên môn, trong ngành thì mới nhận biết được bé có năng khiếu hay không thôi. Nhưng mình biết 1 trò chơi để có thể đánh giá xem tai bé có thính, bé có nghe và tiếp thu nhanh về nhịp điệu không vì lúc trước mẹ mình hay chơi với mình như thế.
    Các mẹ có thể thử như 1 trò chơi với bé: Mẹ vỗ tay theo các tiết tấu khác nhau và đố bé vỗ lại cho giống. Lúc đầu 1 đoạn ngắn thôi, sau đó dài và phức tạp hơn. Khi thấy bé đã làm được, có thể chơi phức tạp hơn là 2 mẹ con cùng vỗ tay 1 lúc nhưng mỗi người theo 1 nhịp điệu khác nhau. Mình thấy như vậy luyện tai rất hay và cũng có thể đánh giá sự cảm thụ về tiết tấu của tai bé. Vì khi mình lớn, tham gia văn nghệ, cũng có tập như vậy, mình làm được ngay, còn 1 số bạn rất khó khăn, mà người ta nói nếu khó bắt được nhịp điệu thì cũng khó cảm được nhạc.
    Bây giờ mình lại kể 1 số nội dung học được ngày hôm nay nhé.

    1- Lại hát và chơi với các bộ phận trên người. Nhưng rất tiếc là bài hát tiếng Tây Ban Nha, mình chẳng nhớ được. Nhac rất hay nhưng mình cũng chẳng có bài nhạc nên không thể "hát" cho các mẹ nghe. Chắc mình đánh tạm nội dung rồi các mẹ "phổ nhạc" cho hay nhé :) . Vì nhiều khi mình quên nhạc cũng hay tự sáng tác để chơi với bé.
    Chơi như thế này:
    - Ngồi, duỗi chân ra và hát: "Hãy hỏi cái chân của bạn, cái chân có thể trả lời: Có". Bàn chân gập xuống như gật đầu 3 cái theo tiết tấu tiếng động làm ở miệng (mình không biết diễn tả tiếng động thế nào :) ). Tiếng động do lưỡi bật mạnh từ trên vòm họng xuống đó. "và Không". Bàn chân nghiêng quan trái phải và cũng theo nhịp điệu như lúc nãy. Lặp lại như vậy nhưng lần này thay vì làm tiếng động thì nói "có" (1 lần) và "không không không không không" (hát từ nốt nhạc cao xuống thấp để kết thúc).
    - Cũng y như vây nhưng thay chân bằng bàn tay, rồi đến đầu, mắt (mắt thì chớp để nói có và liếc qua lại để nói không).

    2- Hai mẹ con ngồi dưới đất chơi vói nhau. Cả hai cùng hát (phần nhạc lại tự sáng tác các mẹ nhé :) ) "Tí xế xô xế xô". Hát câu này xong thì 1 người đưa 1 nắm tay ra, để trên đất. Hát câu thứ 2 xong thì người khác chồng nắm tay của mình lên nắm tay của người kia. Cứ như vậy khoảng 5,6 lần để thay nhau chồng nắm tay lên xen kẽ như vậy. Lần hát cuối cùng sẽ là "Tí xế xô xế xô xế xô.... " vừa hát như vậy, vừa di chuyển tay đi xuống ngược lại hồi nãy: nắm tay ngừoi này xuống rồi đến người kia nhưng phải nhanh theo lời của câu hát lần này, cứ "xế xô" đến khi nào tay ai xuống đến đất trước thì thắng.

    3- 1 trò chơi hơi giống Kéo cưa lừ xẻ: Hai mẹ con ngồi dưới đất, cầm tay nhau, và kéo đẩy người nhau cùng hát: "Mấy con mèo, mấy con chó làm ồn không cho chúng ta ngủ. Mấy con mèo, mấy con chó làm ồn làm chúng ta không ngủ được. và bù...m" Khi bùm thì hai mẹ con thả tay nhau ra và ngã dài ra đất.

    4- Trò này chơi với nhiều cặp mẹ con thì vui hơn và phải có 1 người điều khiển. Lấy một miếng vải to như cái chăn đơn để làm tổ cho con chim. Mẹ và con lầy vải quấn lại như tổ chim. Người diều khiển (NDK) nói: trời tối rồi, các chú chim ngủ đi thôi. Thế là mấy con chim trốn vào tổ ngủ. Các bé thường rất thích trùm chăn lên để trốn. NDK nói: "Lúc này chỉ có 1 chú chim thức thôi, là chim cú, nó bay đi và kêu hú hú." Người điều khiển bay đến các tổ kêu hú hú, các bé thích lắm. NDK lại nói: bây giờ sáng rồi, các chú chim thức dậy đánh răng, rửa mỏ, rửa lông, rửa chân (NDK nói đến đâu, các bế làm những việc này ) và... bay đi kiếm ăn. Lúc này nhạc nhẹ nhẹ bật lên. Tát cả chim con chim mẹ cùng bay vòng vòng như múa. NDK có thể thay đổi vị trí các tổ chim để khi tắt nhạc đi, các chú chim phai tìm đúng tổ của mình để bay về. Và lại lặp lại đi ngủ.... Trong lớp cu Nice, có 1 bé khi thấy tổ của mình bị dời đi đã tha nó về vị trí cũ rồi mới chịu ngủ, giống y mấy con chim con hay chó con quen hơi, phải đúng chỗ của mình :) .

    5- Cuối buổi hôm nay cô giáo giới thiệu 1 loại nhạc cụ. Cô rất hay làm việc này qua các nhạc cụ mà cô có hoặc nghe đĩa. Hôm nay là các con cóc, con rùa, con chim làm bằng gỗ, ở trên lưng đều có mấy cái đốt gồ lên để đánh vào và phát ra tiếng. Các bé thích lắm. Mình nghĩ các mẹ nếu có nhạc cụ hay mượn được để giới thiệu thì bé sẽ rất thích. Nhưng khi giới thiệu cũng phải làm ra vẻ bí mật, chuẩn bị khám phá 1 cái gì rất mới mẻ thì càng kích thích các bé. Cô giáo của Nice thường làm như vậy, đến các mẹ cũng cảm thấy thích thú vì khám phá được nhiều cái mới lắm. Có lần làm quen với nhạc cụ Châu Phi, lúc thì là mấy con chim làm bằng đất nung và rỗng trong bụng, đổ nước vào rồi mình thổi vào cái lỗ ở cổ nó, phát ra tiếng như chim hót.


    À theo mình, quan điểm thử đi mới biết cho việc học nhạc cũng hay vì nếu bé không thích thì lúc đó hẵng dừng nhưng nó cũng vẫn có tác dụng tốt vì bé được tiếp xúc với âm nhạc. Mà nhiều người đã nói âm nhạc rất tốt. Lúc nhỏ, chưa có điều kiện nên mình chưa được học đàn, chỉ học ký xướng âm (rất khô khan), nhưng sau này mình cư thầm cảm ơn mẹ mình vì nhờ vậy mình cũng có cơ bản một chút. Khi ai nói chuyện cũng biết được các nốt nhạc, nhịp điệu, v.v. Và chưa chắc bé đã theo nghề mà cần năng khiếu, nhưng nó thành 1 khả năng phụ cho bé, cũng rất hay ví dụ như tham gia văn nghệ sau này, sẽ làm bé lanh lẹ, hòa đồng với tập thể.
    Hẹn các mẹ kỳ sau nhé!
     
  10. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mình tìm thấy đoạn này, ngắn gọn, cơ bản.

    -----------------------------------------------------------

    Với trẻ, biết chơi một nhạc cụ không đơn thuần là giải trí. Âm nhạc giúp trẻ dễ hòa nhập với cuộc sống và tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Vì vậy, nên coi âm nhạc là một phần quan trọng trong đời sống của trẻ.

    Giúp trẻ học nhạc cho tốt không thể chỉ là trang bị nhạc cụ, thiết bị hỗ trợ xịn hay tìm thầy dạy giỏi. Các bậc phụ huynh còn phải biết cách động viên, khuyến khích kịp thời cho sự phát triển tài năng ở trẻ. Larry Newman, một chuyên gia về nhạc và nhạc cụ ở Mỹ đưa ra một số lời khuyên:

    * Giúp trẻ tìm hiểu về âm nhạc : Năm đầu tiên làm quen với nhạc cụ có thể coi là thời gian thám hiểm. Vì thế, không thể đòi hỏi ở trẻ một sự thành thạo, mà quan trọng nhất là giúp trẻ có được sự yêu thích qua việc tìm hiểu về âm nhạc.

    * Cho trẻ học theo nhóm: Hầu hết trẻ đều thích khi được học theo nhóm vì giữa những người bạn, chúng vừa được thể hiện mình vừa học hỏi được nhiều điều ở bạn.

    * Cùng học với trẻ: Cha mẹ nên tham gia cùng trẻ ở những bài học đầu tiên về âm nhạc để hiểu rõ yêu cầu của môn học cũng như yêu cầu của giáo viên, nhằm giúp con thực hiện bài tập về nhà và tự luyện tốt hơn.

    * Giúp trẻ học một cách bài bản: Việc học một cách cơ bản bắt đầu từ những bài học lý thuyết và những động tác đơn giản rất quan trọng. Chẳng hạn, một người chơi violin đầu tiên sẽ phải biết cách cầm cây vĩ ở tư thế đúng.

    * Có sự liên kết với giáo viên: Một việc rất quan trọng để giúp con học tốt là phụ huynh phải có sự liên lạc thường xuyên với người hướng dẫn trẻ học, từ đó biết rõ tình hình học của trẻ nhằm kịp thời chấn chỉnh những nhược điểm nếu có cũng như khuyến khích sự phát huy ưu điểm ở trẻ.

    * Không ép buộc: Ở năm đầu tiên học nhạc, đừng bắt trẻ phải thực hành liên tục. Thay vì bắt ép, cha mẹ nên khuyến khích bằng cách nói với con rằng bạn rất thích thú khi xem và nghe con luyện tập.

    Bản thân cha mẹ đừng nản lòng và nên động viên trẻ nếu có sự trục trặc trong quá trình học tập của trẻ. Khắc phục được những trục trặc đó, trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh, thêm yêu và càng hăng hái hơn trong luyện tập
     
  11. Cantho

    Cantho Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/12/2005
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Giúp trẻ học nhạc

    @mami oi!
    Em goi chi bai nay tham khao nè :


    Biết sử dụng (chơi) một loại nhạc cụ, đối với trẻ em, không chỉ đơn thuần là sự giải trí. Âm nhạc không chỉ là một thú vui, một sự giãi bày mà còn giúp con người ta hòa nhập với cuộc sống một cách dễ dàng đồng thời tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Vì vậy, nên coi âm nhạc là một phần quan trọng trong đời sống của trẻ.


    Tuy nhiên, giúp trẻ học nhạc cho tốt không thể chỉ là việc trang bị những nhạc cụ, thiết bị hỗ trợ tốt hay tìm thầy dạy giỏi, các bậc phụ huynh còn cần phải biết cách động viên khuyến khích kịp thời cho sự phát triển tài năng ở trẻ. Larry Newman - Giám đốc Children's Music Workshop, một tổ chức lớn chuyên cung cấp nhạc cụ chất lượng và tài liệu hướng dẫn sử dụng ở Los Angeles, đồng thời là một chuyên gia kèn trumpet, đưa ra một số lời khuyên đối với các bậc cha mẹ trong việc giúp con học nhạc:

    - Giúp trẻ tìm hiểu tìm hiểu về âm nhạc: Năm đầu tiên làm quen với nhạc cụ có thể coi là thời gian thám hiểm. Vì thế không thể đòi hỏi ở trẻ một sự thành thạo, mà quan trọng nhất là giúp trẻ có được sự yêu thích qua việc tìm hiểu về âm nhạc.

    - Cho trẻ học theo nhóm: Hầu hết trẻ đều thích khi được học theo nhóm vì giữa những người bạn, chúng vừa được thể hiện mình vừa học hỏi được nhiều điều ở bạn.

    - Cùng học với trẻ: Cha mẹ nên tham gia cùng trẻ ở những bài học đầu tiên về âm nhạc để hiểu rõ yêu cầu của môn học cũng như yêu cầu của giáo viên nhằm giúp con thực hiện bài tập về nhà và tự luyện tốt hơn.

    - Giúp trẻ học một cách bài bản: Việc học một cách cơ bản bắt đầu từ những bài học lý thuyết và những động tác đơn giản rất quan trọng. Chẳng hạn, một người chơi violin đầu tiên sẽ phải biết cách cầm cây vĩ ở tư thế đúng.

    - Có sự liên kết với giáo viên: Một việc rất quan trọng để giúp con học tốt là phụ huynh phải có sự liên lạc thường xuyên với người hướng dẫn trẻ học, từ đó biết rõ tình hình học của trẻ nhằm kịp thời chấn chỉnh những nhược điểm nếu có cũng như khuyến khích sự phát huy ưu điểm ở trẻ.

    - Không ép buộc: Ở năm đầu tiên học nhạc, đừng bắt trẻ phải thực hành liên tục. Thay vì bắt ép, cha mẹ nên khuyến khích bằng cách nói với con rằng bạn rất thích thú khi xem và nghe con luyện tập.

    - Bản thân cha mẹ đừng nản lòng và nên động viên trẻ nếu có sự trục trặc trong quá trình học tập của trẻ. Khắc phục được những trục trặc đó, trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh, thêm yêu và càng hăng hái hơn trong luyện tập.

    K.H (theo fineliving
     
  12. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    @ Thytruc : He he !!!! Thuytruc post trùng với bài chị post ở trên rùi ! Mắt nhắm mắt mở ngủ gật hả ??? :lol: :lol:

    @ Me Nice : Phần trò chơi ở trên của Mẹ Nice rất hay. Nếu không tính đến mục đích dạy nhạc, thì cũng là 1 trò thú vị rồi. Mình vẫn tìm các trò chơi với bé tuổi mẫu giáo, nên thấy trò chơi của Mẹ Nice là "chộp" ngay. Tks. nhé. :lol: :lol:
     
  13. MeCunBong

    MeCunBong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/4/2006
    Bài viết:
    1,005
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    48
    Thế túm lại mẹ Mami đã cho con học nhạc chưa ? Có dự định cho con đi học nhạc trong dịp hè này không? Cho con học nhạc lý căn bản? học sử dụng nhạc cụ luôn: Organ? Piano?
     
  14. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Không biết trả lời thế nào !

    - Cách ông bà ngoại đang làm (từ lúc bé 2 tuổi) và không biết như thế là đúng chưa
    * Cho bé nghe nhạc từ đĩa (từ trong bụng mẹ đến bây giờ)
    * Tập cho bé hát xướng âm thông qua các bài hát (nghĩa là hát lời và hát nốt nhạc). Cái này rất dễ và bé rất thích.
    * Tập cho bé bắt theo tông nhạc bằng cách đàn bái đó, nhưng đổi tông khác nhau xem bé có vào đúng tông không.
    * Cho con bé vọc phá đàn (nhưng vẫn phải giám sát kẻo đập tan bàn phím :lol: :lol: )
    * Học tiết tấu : Dùng trống lèng xèng hay dùng ở các nhà trẻ/mẫu giáo khi hát, thay đổi bài thì thay đổi tiết tấu.
    * Đàn cho bé hát.

    Mình đoán con bé nhà mình có khiếu âm nhạc vì thấy con bé thích thú với âm nhạc lắm, học cũng mau. Nhưng đó là ý chủ quan thôi. Cũng chẳng biết dựa vào cơ sở nào để xác định.

    Mình định cho bé bắt đầu học chính thức, nhưng không biết thời điểm nào thì hợp lý và bắt đầu thế nào.

    Mình muốn con bé học nhạc như một môn chính thức chứ không phải học cho biết hay để giải trí. Nhưng cũng còn phải tuỳ sở thích của con và sự lựa chọn.

    Nói tóm lại là còn nhiều "băn khoăn" lắm ! Mecunbong co kinh nghiệm gì chỉ với !
     
  15. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Kinh nghiệm của mình đây :

    Luti nhà mình từ nhỏ đã được nhiều người khen có khiếu âm nhạc vì cứ nghe bài hát một hai lần là thuộc ngay, hát lại rất đúng nhạc và giọng cũng khá hay. Mình có chị gái mình cũng có khiếu âm nhạc, ngày trước đã từng đi thi tuyển vào nhạc viện được nhận nên chị cũng biết vài cách thử tai nhạc của trẻ. Lúc bé nhà mình được hơn ba tuổi mình cũng bắt đầu băn khoăn chuyện có học nhạc hay không vì Bà nội cháu khuyên nên cho học. Chị mình bày lại cho mình cách thử tai âm nhạc bằng cách gõ nhịp phách cho bé gõ lại, hai mẹ con ngồi chơi với nhau, mình dùng tay gõ xuống bàn nhẹ nhẹ, theo các nhịp từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh để bé gõ lại, nếu mà thấy bé gõ theo đúng nhịp, đúng cường độ, số lượng.... Thì có nghĩa là khá tốt rồi.

    Nhưng mà theo mình biết thì trẻ con ba tuổi thì các cô giáo dạy piano đều chưa muốn nhận, chỉ các cô dạy đàn organe nhận thôi. Mình thì không muốn cho con học organe vì mình thấy thích tiếng của piano hơn.
    Cô giáo dạy piano khuyên nên bắt đầu từ 5 tuổi, khi trẻ đã đủ trí tuệ để ghi nhớ và tay đủ độ mạnh để gõ đàn thì trẻ mới không bị chán.
    Vì vậy Luti nhà mình chỉ học piano từ lúc gần 6 tuổi.
    Từ ba tuổi trở ra thì chỉ chơi các trò chơi âm nhạc, diễn theo thơ, theo điệu nhạc và hát thôi.

    Trước khi học tất nhiên cũng nói chuyện với con nhiều về chuyện học nhạc, mình cũng dẫn bé đến vài chỗ bán đàn để bé thử xem có thích không, đến đâu có đàn cũng cho bé thử một tý để làm quen, sau đó gặp cô giáo để cô thử xem có học được không.

    Mình thấy con mình học piano cũng thích, tuy nhiên không đầu tư nhiều nên chắc chỉ biết theo kiểu nghiệp dư.
    Hihi, bây giờ Luti đang chờ lớn lớn một chút để học ghi ta đây, thấy ai chơi ghi ta cu cậu cũng thích nhưng chưa có chỗ nào nhận dạy vì còn ít tuổi quá.

    Ngoài ra mình thấy cũng không nhất thiết phải học piano, cho bé học đàn gõ dân tộc như đàn tam thập lục ấy cũng thích lắm. Mình có chị bạn có con học tam thập lục, mỗi lần xem bé chơi, mình cũng phải mê. Mà mua một cái đàn tam thập lục cũng không đến nỗi kinh hoàng như mua đàn piano, nhà mình có Bà Nội Luti tặng cháu cái đàn chứ nếu riêng bố mẹ thì cũng chịu.

    Thêm nữa, nếu đã quyết đinh cho con học thì cũng cần xác định mình phải bỏ thêm thời gian vào đó nữa đấy mọi người ạ. Vì như con mình thì thỉnh thoảng mẹ phải ngồi chơi cùng con mới có đủ hứng thú tập, nếu không thì cũng có lúc chán. Nhưng mà đến khi chơi được vài bài thành thạo thì bắt đầu thích chơi.
    Nghe tiếng đàn của con thánh thót trong nhà cũng thích lắm mọi người ạ.

    Mẹ nào ở Hà Nội, trong khu vực quận Hoàn kiếm mà muốn cho con học thì mình có thể giới thiệu cho cô giáo cũ của Luti, cô dạy cũng hay và nhẹ nhàng với trẻ con.
     
  16. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Chị ơi, vấn đề này thì em không lo. Em chỉ lo mai mốt mẹ con giành nhau cái đàn :lol: :lol:
    Cám ơn chị về bí quyết thử tai của bé. Em đã làm cách giống giống của chị, nhưng chơi với con bé bằng trống xập xèng, em không biết rằng đó là cách thử tai.
     
  17. Me Nice

    Me Nice Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/12/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thấy mấy cách ông bà ngoại của Gia Khánh thực hiện cũng hay và chuyên nghiệp quá, chắc ông bà cũng biết ít nhiều về nhạc, và Mami cũng vậy nên mới sợ giành đàn của con đúng không? :)
    Bây giờ mẹ Nice lại tiếp tục các mẹ nhé!

    1)- Trò chơi với cái dây (dùng dây thun nhảy dây). Hai mẹ con cầm mỗi người 1 đầu. Cả 2 cùng hát: "Nào ta cùng quấn dây vào, nào ta cùng quấn dây vào; nào ta cùng tháo dây ra, nào ta cùng tháo dây ra; rồi kéo, rồi kéo, rồi đập đập đập". Khi hát quấn dây thì cả 2 mẹ con để dây ngang eo và cùng quấn vào sẽ đụng nhau đấy. Khi hát tháo dây thì quấn ngược ra để tháo dây ra. Rồi làm dộng tác kéo co, rồi đập dây xuống đất theo lời bài hát. Có thể hát 2 lần thật chậm, làm động tác cũng chậm như hát, sau đó làm 2 lần thật nhanh cũng vui lắm.

    2)- Chơi với 1 loại đàn mà mình quên tên rồi! Người ta cũng hay làm cho em bé chơi, nó bằng thanh gỗ, nó giống đàn Tam thập lục và đàn T'rưng ấy. Nó gồm các thanh gỗ hay thanh kim loại xếp liên tiếp nhau và dùng que để đánh lên. Mình vừa đánh đàn vừa đọc bài thơ. Đọc từng câu thơ, đọc xong thì đánh đàn.
    - " Es-ca-wa-wa là một con hà mã thật to": đọc xong thì đánh vào nốt thật trầm như tiếng kêu của con hà mã, ví dụ như: "bùm bùm bùm" nghe ồm ồm.
    - "Es-ci-wi-wi là một cậu bé thổ dân bé nhỏ": đánh vào nốt cao ở để nghe được âm thanh trong, cao, ngược với hồi nãy.
    - "Es-ci-wi-wi ném một cái mũi tên vào Es-ca-wa-wa": kéo cái thanh từ nốt cao (là vị trí hồi nãy đánh khi giới thiệu Es-ci-wi-wi về phía thanh giới thiệu Es-ca-wa-wa) và tiếng nhạc nghe liên tục như mũi tên bay đi.
    - "Es-ca-wa-wa bị té xuống nước": lại đánh tiếng ồm ồm.
    -"Es-ci-wi-wi rất vui và cười hô hô hô": đánh tiếng trong và cao (tiết tấu theo như mình thích và sáng tác).
    - "Nhưng Es-ca-wa-wa lại biết bơi : cờ-chi cớ-cha" lập đi lập lại "cờ-chi cớ-cha" càng ngày càng nhanh như đang bơi đi đồng thời đánh nhạc theo nhịp điệu đó.
    - "Thế là Es-ci-wi-wi thật là buồn" lại kéo thanh giống như hồi nãy phóng mũi tên nhưng thật chậm tỏ vẻ buồn phiền.

    3)- Hai mẹ con cùng chơi. Đi lại trong phòng dáng dấp như 1 con gấu to lớn và nói: "Bùm bùm bùm" nói theo tiếng bước chân, ban đầu chậm và chắc, sau đó nhanh dần rồi dừng và hỏi "Ai sợ con chó sói nào?", cùng trả lời "không phải tôi, không phải tôi". Thực hiện 2 lần như vâỵ , đến lần thứ ba thì trả lời "tôi sợ, tôi sợ" rồi tìm chỗ trốn. Lúc này con trốn, mẹ làm chó sói, đi tìm con (nhưng giả bộ không thấy) và nói: "chó sói đây, có em bé nào không? Sao không thấy ai hết vậy? Thôi chó sói đi đây nhưng sẽ trở lại đó nha!"

    Hôm vừa rồi cô giáo cho chơi lại mấy trò chơi cũ nên mẹ Nice không có nhiều "vốn" để kể cho các mẹ nghe. Bây giờ lại nghỉ Xuân rồi nên hẹn các mẹ 1 thời gian nữa nhé.
    Mẹ Nice.
     
  18. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mẹ Nice ơi, trò thứ nhất có mục đích gì vậy ? :oops: :oops:
     
  19. theredrose

    theredrose Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/11/2011
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cho con học nhạc ? Cùng thảo luận nhé !

    bé nhà mình đang cho học đàn guitar được hợn 1 năm rồi. Bé học khá giỏi nha. chơi được cả mấy bài của người lớn cơ. mấy chú trong miền nam ra thăm cứ khen hoài.
    mà từ khi học đàn bé ngoan và ý thức hơn. người ta bảo học nhac giúp trẻ thôn minh hơn đó, mình cũng thấy bé nhà mình thế, hay là do be lớn tuổi hơn không biết.;)
     
  20. nhaccutamphat

    nhaccutamphat Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/4/2013
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Cho con học nhạc ? Cùng thảo luận nhé !

    Các mẹ ơi! hiện nay thời buổi tiên tiến xx hội phát triển nên các pé được tiếp xúc với âm nhạc và nhạc cụ rất sớm trong trường, ngay từ khi học mẫu giáo rồi. Nhiều pé có năng khiếu học rất nhanh, con những pé ko có thì học chậm hơn.Cho nên các Mẹ hãy quan tâm tới cảm giác của các pé.Cá mẹ hãy tạo điều kiện cho pé tiếp xúc với âm nhạc và nhạc cụ nhiều hơn để bù lại những thiệt thòi mất mát của pé, pé ko cảm thấy thua thiệt với bạn bè. Nếu cần giúp đỡ cứ liên hệ
    ĐT: 0974390772 ( mình làm trong môi trường âm nhạc nên rất và tiếp xúc nhiều với các pé nên rất rành..:)) cứ LH nếu ko ngại
     

Chia sẻ trang này