Nói chuyện nhiều với trẻ có thể bồi dưỡng năng lực tư duy cho trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi be bim, 8/1/2009.

  1. be bim

    be bim Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/8/2006
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Có một số bà mẹ trẻ như tôi luôn nhẫn nại trò chuyện cùng con họ. Xin hỏi: "Phải chăng là năng nói chuyện với trẻ có thể trợ giúp cho bồi dưỡng tư duy của chúng?"


    Ngữ ngôn là công cụ giao tiếp của loài người, nhất là công cụ của tư duy lôgích trìu tượng, cũng là biểu hiện của năng lực tư duy. Do đó muỗn bồi dưỡng năng lực tư duy của trẻ thì cần phải bồi dưỡng cho trẻ sư dụng ngôn ngữ cho chuẩn xác, lưu loát, tâm lý học gọi là “năng lực ngôn ngữ”.

    Trẻ từ rất sớm đã biểu hiện tính mẫn cảm đối với ngữ ngôn, nhất là với ngữ âm giọng nữ cao thì có mẫn cảm đặc biệt. Những nghiên cứu mới nhất chứng tỏ trẻ 2 tháng tuổi có thể phân biệt được một số từ thường dùng, như “cha”, “ mẹ”, mặc dù chúng chưa biết nói, nhưng moi kích thích ngữ ngôn đều có hiệu quả đối với chúng, có thể kích thích hoạt động “ Ngữ ngôn được bồ trí” sau khi tiếp thu kích thích của tài liệu ngữ ngôn, có thể hình thành một số tích lũy cơ bản và tích lũy từ vựng, sáng tạo ra ngữ ngôn. Như vậy, trẻ thơ đã có được ngữ ngôn.

    Sau khi đứa trẻ sinh ra, các bậc phụ huynh nên cùng “trò chuyện” cùng chúng, để chúng cảm thụ bí mật của ngữ ngôn, có được niềm vui của sự giao lưu. Điều đó đỗi với sự nắm vững ngữ ngôn và phát triển tư duy của chúng là tuyệt đối cần thiết.

    Một số phụ huynh tận tâm thường biết ghi chép quan sát về sự phát triển ngữ ngôncủa trẻ: đó là một công việc rất thú vị. Bạn có thể từ những ghi chép đó nhận ra năng khiếu, tiến bộ trong năng lực ngôn ngữ của trẻ.


    (theo veesano.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi be bim
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Tôi không hiểu, ngữ ngôn có khác gì ngôn ngữ không ? và ngôn ngữ thì có đến hai loại: Ngôn ngữ bằng lời nói và ngôn ngữ không lời - việc giao tiếp bằng lời nói với trẻ cũng phải đi đôi với những giao tiếp phi ngôn ngữ, và ngôn ngữ có lẽ cũng không quá phức tạp đến độ phải trò chuyện thật nhiều mới giúp trẻ "cảm thụ bí mật của ngữ ngôn" ( tôi cũng không hiểu bí mật của ngữ ngôn là gì luôn ! ) Có chăng, là khi trò chuyện một cách trọn vẹn ( cả bằng lời và bằng cử chỉ ) thì trẻ có thể cảm thụ được tình cảm mà mẹ dành cho mình - đó mới là nguồn năng lực để giúp trẻ phát triển tốt.
     
  3. me be Tiep

    me be Tiep Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/5/2008
    Bài viết:
    718
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    E đồng ý với ý kiến này của bác Khanh.
     
  4. photods

    photods Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/1/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    theo tôi cũng vậy,phải vừa trò tuyện công thêm cử chỉ âu yếm nữa thì mới có hiệu quả.
     
  5. me bive

    me bive mẹ của bé Bive

    Tham gia:
    30/1/2009
    Bài viết:
    3,434
    Đã được thích:
    548
    Điểm thành tích:
    773
    chắc ngữ ngôn là ngôn ngữ bằng lời và bằng hành động âu yếm. Nhưng đúng là từ bé giờ em chưa nghe thấy từ này thật!
     

Chia sẻ trang này