Trẻ 5 tuổi phải biết đi giật lùi ít nhất 5 m

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Nấmnem, 5/2/2009.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. Nấmnem

    Nấmnem Hội Rồng 76

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    7,835
    Đã được thích:
    1,349
    Điểm thành tích:
    913
    Ngoài ra trẻ ở độ tuổi này phải biết bật xa tối thiểu 50 cm bằng hai chân, che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp, chọn quần áo phù hợp với thời tiết hay sử dụng cán chổi để làm ngựa phi, dùng chiếu, chăn để làm nhà, lều...

    Đây là nội dung của Dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành. Trẻ năm tuổi là trẻ từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi. Bộ chuẩn này xét đến 4 lĩnh vực phát triển là thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức và sẵn sàng với việc học, gồm 29 chuẩn với 129 chỉ số đánh giá.

    Theo Dự thảo Bộ chuẩn này, về thể chất, trẻ 5 tuổi có thể nhảy xuống từ độ cao 40 cm và tiếp đất an toàn, đi giật lùi ít nhất 5 m theo hướng thẳng hay chạy 18 m với thời gian nhiều nhất 5 giây... Ở kỹ năng vận động tinh xảo và phối hợp vận động mắt tay, bé có thể tô màu được hình có chi tiết nhỏ (tô kín, không chờm ra ngoài nét vẽ) hay cắt được theo đường thẳng và cong của các hình đơn giản...


    Trong sự phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, trẻ phải nói được họ tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố mẹ; cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực (ăn vạ, gào khóc, ném đồ chơi...); có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi...; có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày (không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước...).

    Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, ngoài việc phát âm rõ ràng, không nói tục chửi bậy, trẻ phải tự viết được đúng tên mình, nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt, phát âm đúng phiên âm của các chữ cái, đếm được ít nhất đến 10, gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự...

    Về lĩnh vực phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học, bé phải biết thứ tự các giai đoạn phát triển cơ bản của cây như: hạt nảy mầm thành cây, ra hoa, có quả hay nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa (xuân, hè, thu, đông) trong năm. Ngoài ra, trẻ cũng có thể dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra, chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu.

    Bộ chuẩn này nhằm giúp giáo viên mầm non điều chỉnh nội dung giáo dục phù hợp, giúp phụ huynh nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời, đây cũng là căn cứ cho việc điều chỉnh và phát triển chương trình giáo dục, xây dựng tài liệu liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ; làm căn cứ đánh giá chất lượng cơ sở mầm non.

    Cuối mỗi học kỳ, giáo viên báo cáo kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ với ban giám hiệu, làm căn cứ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục của từng lớp và nhà trường. Kết quả đánh giá sẽ được lưu trong hồ sơ cá nhân của trẻ.

    Ngoài ra, cha mẹ học sinh có thể căn cứ vào đây để đánh giá khả năng của con mình bằng cách cho điểm. Mỗi chỉ số đạt yêu cầu được 1 điểm, không đạt 0 điểm. Trẻ đạt yêu cầu nếu đạt ít nhất 50% tổng số điểm tối đa của mỗi chuẩn, lĩnh vực và của cả Bộ chuẩn.

    Theo kế hoạch đầu tháng 4 này, Bộ sẽ ban hành bộ chuẩn này
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Nấmnem
    Đang tải...


  2. nganbop

    nganbop Thành viên mới

    Tham gia:
    11/4/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Kiểu này về phải bắt bé nhà mình về đi giật lùi thừ mất thôi, hihihihi
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này