Lệch lạc giới tính ở trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi lethithanhhai, 6/2/2009.

  1. lethithanhhai

    lethithanhhai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2008
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Vì sao trẻ bị mập mờ về giới tính?
    Ảnh: Inmagine

    Nhiều đứa trẻ sinh ra có dương vật quá bé hoặc cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng (ái nam ái nữ) mặc dù xét về nhiễm sắc thể, đó là em bé trai. Nguyên nhân có thể là bất thường về hoóc môn hoặc nhiễm sắc thể.

    Thông thường, những trẻ có nhiễm sắc đồ là 46, XX khi sinh ra sẽ là con gái; trẻ có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ là con trai. Nhưng đôi khi, do những trục trặc trong tiến trình biệt hóa giới (diễn ra trong 6-7 tuần lễ đầu của thai kỳ) nên trẻ 46, XY có cơ quan sinh dục không ra nữ, không ra nam. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này.

    Hội chứng không nhạy cảm bộ phận với androgen: Hội chứng này ảnh hưởng đến những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY, khiến trẻ sinh ra có cơ quan sinh dục ngoài lớn hơn âm vật nhưng nhỏ hơn dương vật, có thể có dính một phần môi lớn/bìu. Nguyên nhân là có những bộ phận không đáp ứng với androgen. Hai tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu, lỗ niệu đạo lạc chỗ đến tầng sinh môn. Ở tuổi dậy thì, bệnh nhân có vú phát triển kiểu nữ cùng với lông mọc thưa ở mu và nách.

    Nếu mắc hội chứng không nhạy cảm hoàn toàn với androgen, những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ phát triển cơ quan sinh dục ngoài kiểu nữ, mặc dù vẫn có tinh hoàn trong ổ bụng.

    Loạn sản không hoàn toàn tuyến sinh dục: Đặc trưng của bệnh này là sự biệt hóa không hoàn toàn tinh hoàn nên thường có cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng khi sinh ra. Ở những bệnh nhân bị loạn sản tuyến sinh dục hoàn toàn, cơ quan sinh dục ngoài lại phát triển theo kiểu nữ do lượng androgen không đủ để nam tính hóa các mầm mống sinh dục.

    Thiếu hụt enzym 5-reductase: Khi thai phát triển, các tuyến sinh dục biệt hóa để thành tinh hoàn bình thường. Tuy nhiên, những cá thể thiếu enzym 5-reductase không thể chuyển testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) - một chất cần thiết để cơ quan sinh dục ngoài được nam tính hóa bình thường. Kết quả là trẻ ra đời với tinh hoàn hoạt động nhưng dương vật bé giống như một âm vật và bìu giống như môi lớn.

    Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân cũng có cơ bắp phát triển, giọng nói trầm, dương vật to ra (mặc dầu khó có thể đạt được chiều dài bình thường); có sản xuất tinh trùng nếu tinh hoàn không bị tổn thương. Lông mọc khá nhiều ở mu và nách nhưng không có hoặc ít râu.

    Thiếu sót trong sự tổng hợp testosterone: Testosterone được tạo ra từ cholesterol qua nhiều bước chuyển tiếp sinh hóa. Ở một số cá thế, một trong những enzym cần cho sự chuyển tiếp nói trên bị thiếu nên không thể tạo ra lượng testosterone bình thường, mặc dù vẫn có tinh hoàn. Việc thiếu hoàn toàn sự tổng hợp testosterone ở những cá thể 46, XY sẽ sinh ra những trẻ có cơ quan sinh dục hoàn toàn kiểu nữ. Còn tình trạng thiếu không hoàn toàn sẽ khiến cơ quan sinh dục của trẻ bị mập mờ.

    Thiếu androgen: Hoóc môn này rất cần thiết ở 2 thời điểm phát triển của thai, đảm bảo sự tạo thành một dương vật bình thường. Ở giai đoạn sớm, nó giúp nam tính hóa các mầm mống bài thai, chuẩn bị chuyển thành dương vật và bìu. Ở giai đoạn muộn, nó làm cho dương vật to ra. Nếu thai nhi có bài tiết androgen ở giai đoạn sớm nhưng về sau lại bài tiết ít thì dương vật không phát triển được về kích thước. Trẻ vẫn là con trai thực sự và có 2 tinh hoàn.

    Đến tuổi dậy thì, nếu được điều trị bằng testosterone thì có thể làm cho dương vật to ra, tuy khó đạt được kích thước bình thường.

    Thiếu sót về thời điểm biệt hóa: Tiến trình biệt hóa nếu không diễn ra đúng thời điểm sẽ gây trở ngại đến sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục ngoài. Nếu biệt hóa chậm vài tuần, trẻ sinh ra có thể bị mập mờ về cơ quan sinh dục ngoài.

    Quá sản bẩm sinh tuyến thượng thận: Trong trường hợp này, androgen nguồn gốc thượng thận quá nhiều, dẫn đến sự không rõ ràng ở cơ quan sinh dục ngoài; trẻ có âm vật to và môi lớn dính nhau trông giống như bìu, mặc dù vẫn có nhiễm sắc đồ 46, XY.

    Có nhiễm sắc đồ hình khảm 45, XO/46, XY: Hình khảm nghĩa là có 2 hay hơn 2 nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cá thể. Hình khảm 45, XO/46, XY thể hiện bệnh cảnh pha trộn liên quan đến nhiễm sắc thể Y, với sự biệt hóa giới không rõ ràng. Một phần tinh hoàn đã biệt hóa, có androgen bài tiết ở mức độ nhất định, cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng. Trẻ có thể sinh ra với bề ngoài là nam, nữ hay không rõ ràng. Đến tuổi dậy thì, nếu được điều trị bằng liệu pháp estrogen thì trẻ sẽ nữ hóa, điều trị bằng testosterone thì nam hóa.

    Hội chứng Kinfelter: Xảy ra ở những người có nhiễm sắc đồ 47, XXY. Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân có vú phát triển kiểu nữ, bài tiết androgen ít, tinh hoàn bé và tinh trùng ít. Mặc dù bệnh nhân có sự biệt hóa bình thường ở cơ quan sinh dục ngoài nhưng dương vật thường bé hơn so với người bình thường.

    Theo BS. Đào Xuân Dũng (SK&ĐS)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lethithanhhai
    Đang tải...


  2. lethithanhhai

    lethithanhhai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2008
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Dạy bé trai thái độ tôn trọng người khác phái


    Một trong những điều mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm khi dạy dỗ con cái, đó là: Chúng ta đang nuôi dạy những cô bé, cậu bé mà tương lai sẽ trở thành vợ, chồng hoặc những ông bố bà mẹ. Cuộc sống gia đình luôn hàm chứa sự ảnh hưởng lẫn nhau thông qua những những mối quan hệ. Những gì mà bé trải nghiệm cùng cha mẹ, anh chị và những người thân khác của mình sẽ dạy bé cách ứng xử đối với người khác. Bé sẽ học được cách phân biệt cách cư xử đối với người lớn thế nào, với nam và nữ khác biệt ra sao, những thái độ nào là không lịch sự. Nếu con bạn là bé trai, thì cách mà bé cư xử với những bạn gái của mình sẽ phản chiếu ít nhiều cách mà chồng và những người đàn ông khác trong nhà đối xử với bạn. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể giúp con trai mình học được cách ứng xử tích cực và lịch thiệp với người khác phái:

    Dạy bé bất cứ khi nào có cơ hội: Những nghiên cứ về hành vi trẻ em đã chỉ ra rằng một trong những cách hay nhất để dạy một đứa trẻ cách ứng xử phù hợp đối với người khác phái là cho bé lĩnh hội dần dần điều đó thông qua mối quan hệ hàng ngày giữa cha mẹ. Thái độ của người cha đối với người mẹ sẽ góp phần hình thành nên thái độ cư xử của trẻ đối với người khác phái. Vì vậy, bạn và chồng/vợ nên tận dụng mọi cơ hội có thể hàng ngày để thể hiện cho con thấy những khuôn cách cư xử đúng mực và tôn trọng giữa những người khác phái.

    Khuyến khích trẻ trò chuyện với cha mình: Chẳng khi nào là quá sớm để dạy cho trẻ những hiểu biết đúng đắn về giới tính cả. Chồng bạn có thể dạy con trai ngay từ nhỏ cách thể hiện sự tôn trọng giữa một người đàn ông và một người đàn bà, giữa một bé trai và một bé gái. Nếu con bạn nói hoặc hành động thiếu lễ độ đối với một người khác phái, người cha nên lập tức can thiệp vào và bảo cho con biết làm thế là sai trái. Con bạn cần có được những sự chỉ dẫn chính xác từ cha mẹ mình về những gì nên và không nên làm.

    Mẹ con cùng trò chuyện: Người mẹ cũng nên có vai trò định hướng trong việc chỉ dẫn cho trẻ cách cư xử đứng đắn với người khác phái. Nhắc cho bé nhớ là những bạn gái thường thích những cậu trai nào có thái độ dễ thương đối với mình thôi. Từ đó, bé sẽ để ý hơn đến hành động của mình và thái độ của người khác mỗi khi bé làm điều gì không hay. Bé có thể nhận ra rằng cách nói chuyện của mình như vậy là không tốt, rằng các bạn không thích khi mình nói thế. Tương tự như với vai trò của người cha, bé cần hiểu được cách nói chuyện và cách ứng xử nào mà một người khác phái muốn ở mình thông qua những điều mẹ trò chuyện cùng bé.

    Giám sát bạn bè của trẻ: Có thể bé đang chơi với một số người bạn trai có ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ. Bạn nên chú ý đến các mối quan hệ bạn bè của trẻ khi ở nhà cũng như ở trường, ngay cả những người bạn lớn tuổi hơn bé. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bé không tiếp xúc với những người đàn ông tỏ ra thô lỗ hay thiếu tôn trọng phụ nữ, bởi bé có thể bị ảnh hưởng nhiều từ những gì rất nhỏ bé nhìn thấy xung quanh mình. Cách đối xử với người khác phái với một thái độ tôn trọng và lịch thiệp là một trong những đức tính quan trọng mà bạn nên uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ.
     
  3. lethithanhhai

    lethithanhhai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2008
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ có thể thủ dâm từ 3 tuổi

    Bé Gấu "say sưa" sờ chỗ ấy của mình, miệng lầm bầm: "Sao mày xinh thế, sao mày không giống bạn Hoa"... Hơn 1 lần phát hiện hành vi lạ trên của cậu con trai 5 tuổi , chị Phương, ở quận 7, TP HCM, hoảng hốt đưa con đi khám.

    Chị Phương kể: "Từ 4 tuổi, sau mỗi lần đi vệ sinh hay đi tắm, cháu thường đưa tay tự sờ mó chỗ ấy. Tôi vừa ngượng vừa giận nên đã đánh cháu và không cho làm thế nữa. Từ đó cháu không dám công khai mà lén lút chui vào nhà vệ sinh để hành động, tôi nhiều lần rình xem và bắt gặp". Chồng chị Phương cũng tỏ ra lo lắng không kém vì cho rằng con mình hư hỏng quá sớm nên mang đến bệnh viện để chữa trị.

    Tương tự, vợ chồng anh Dũng chị Lý nhà ở quận 1, cũng bấn loạn tinh thần khi phát hiện ra cậu con trai 4 tuổi, đứa con đầu mà anh chị chăm chút từng tí một có dấu hiệu lạ.

    Anh Dũng cho biết, cả nhà đã phát hoảng cho rằng thằng Tí bị "biến thái" khi thấy bé thường khoe bộ phận sinh dục với mọi người. Chưa hết, mỗi khi tắm, Tí thích tự tay xoa chỗ ấy cho cương cứng lên rồi khoe với mẹ: "Chị Thủy con bác Hai không có cái này giống con"

    "Tôi đã dùng mọi biện pháp răn đe con. Lúc đầu Tí nghiêm túc nghe theo nhưng thi thoảng cháu vẫn lén hành động", anh Dũng than thở với các bác sĩ.

    Theo nghiên cứu mới nhất tại Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM do bác sĩ Phạm Ngọc Thanh và chuyên gia tâm lý người Mỹ, Audrey Hauchecorne đảm trách, thủ dâm (tự sờ mó bộ phận sinh dục) ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi được xem như một nhu cầu tò mò khám phá giới tính đầu đời. "Hành vi này thường không kéo dài, mức độ cảm giác đạt được cũng không giống với thủ dâm ở người lớn", bác sĩ Thanh khẳng định.

    Theo bác sĩ Ngọc Thanh, sự thăm dò thường xuất hiện từ khi trẻ 3 tuổi kéo dài đến hơn 5 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu biết phát hiện và thấy có khác biệt với trẻ khác phái.

    Đối với bản thân, trẻ thường khám phá cơ thể tại một số vùng có cảm giác mạnh như hậu môn, cảm giác của bộ phận niệu và sinh dục. Những thử nghiệm này ban đầu chỉ là vô tình ngẫu nhiên, nhưng sau đó trẻ thường có khuynh hướng tìm kiếm hoặc tái tạo lại cảm giác đó.

    Phụ huynh không nên mắng hoặc phạt trẻ bởi việc kết án chỉ khiến trẻ có cảm giác phần thân thể này dơ bẩn hoặc cấm kỵ hoặc sợ hãi, gây rối loạn phát triển.

    Một nguyên nhân khác khiến trẻ thủ dâm là để trấn an mình trước sợ hãi. Theo bác sĩ Thanh, khi sợ hãi trước bóng đêm; trước một cảnh phim gay cấn hay chứng kiến cảnh cha mẹ đánh nhau, một số trẻ cũng thường dùng tay thủ dâm; cọ quậy trên giường liên hồi hoặc chà thân người lên vải trải giường.

    "Phụ huynh vì thế cần phân biệt để tránh hiểu nhầm con mình bị hư hỏng. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa đến các bác sĩ tâm lý để hiểu nguồn gốc nhằm sớm trấn an trẻ thoát khỏi cơn sợ hãi", bác sĩ Thanh nói.

    Tuy nhiên cũng theo bác sĩ Thanh, nguy hiểm hơn cả là những trường hợp trẻ thủ dâm do tác động của gia đình hoặc bị lạm dụng tình dục.

    Việc bị người lớn thường xuyên âu yếm hôn vào bộ phận sinh dục hoặc chứng kiến cảnh bố mẹ ân ái, dễ khiến trẻ bị tò mò, ám ảnh, sau đó tự thủ dâm hoặc áp dụng ngay với mẹ, bố trong tư thế kích thích.

    Đối với trường hợp này, ngoài việc điều chỉnh lối sinh hoạt, nếu phát hiện trẻ thủ dâm thường xuyên kèm theo biểu hiện buồn bực, hung bạo, quyến rũ quá mức với người lớn, sa sút học tập, thì phụ huynh cần đưa đến các chuyên gia tâm lý khám ngay vì có thể trẻ đã bị rối loạn tâm lý do tác động từ ngoại cảnh.

    Theo Phương Nghi, VNE - http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2008/03/3BA00B8D/
     

Chia sẻ trang này