Vì sao bé khóc?

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Mẹ Sóc Nâu, 27/2/2009.

  1. Mẹ Sóc Nâu

    Mẹ Sóc Nâu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/11/2008
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    43
    Một số trẻ lớn quá nhanh hay khóc vì đói, thường xảy ra lúc 2 tuần, 6 tuần và 3 tháng tuổi. Trẻ tỏ ra rất đói, khóc đòi bú thường xuyên. Nếu bà mẹ chịu khó cho bú nhiều lần hơn thì sau vài ngày, lượng sữa sẽ tăng, trẻ no và dần hết khóc.

    Sau khi sinh, trẻ đã cất tiếng khóc chào đời, trẻ khỏe mạnh thường khóc to. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, khóc là biểu hiện của sự không hài lòng, hờn dỗi hoặc kêu ca phàn nàn do người mẹ chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của bé, hoặc do bệnh lý.

    Có nhiều nguyên nhân làm trẻ khóc, các bà mẹ cần theo dõi và biết cách khắc phục xử lý đúng:

    Môi trường không thuận lợi đối với trẻ: Nhiệt độ buồng nằm chưa phù hợp, quần áo, tã lót quá nhiều hay quá ít sẽ làm bé thấy nóng hoặc lạnh. Do vậy, cần kiểm tra nhiệt độ phòng ở của trẻ, thích hợp nhất là 28-30 độ C; cho trẻ ăn mặc hợp lý tuỳ theo thời tiết.

    Các em bé cũng thường khó chịu và khóc sau mỗi lần ỉa đái ẩm ướt, cần thay tã lót ngay.

    Sau khi ra đời, bé vẫn muốn được nghỉ ngơi yên tĩnh như khi còn nằm trong bụng mẹ. Nhưng nếu môi trường ồn ào, bạn bè, họ hàng thăm hỏi quá nhiều, bé sẽ mệt mỏi và khóc. Vì vậy, cần để bé nằm ở buồng yên tĩnh, ấm áp, không để người ngoài tiếp xúc quá nhiều.

    Nhu cầu của bé chưa được đáp ứng: Trẻ có thể khóc vì đói, do bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các bữa bú quá dài. Trước tiên, cần giúp bé bú đúng cách và chú ý theo dõi dấu hiệu chứng tỏ bé sẵn sàng muốn bú, chứ không nên đợi đến khi trẻ khóc mới cho bú.

    Một số trẻ khóc vì đòi bế hoặc muốn được ru ngủ. Đây là nhu cầu thực sự chứ không phải do bà mẹ quá nuông chiều. Vì vậy, nếu bé muốn được bế, hãy bế bé lên.

    Bé bị ốm: Bé khóc có thể do có sang chấn sản khoa. Chẳng hạn, nếu em bé của bạn bị gãy xương, xương đòn, xương cánh tay thì khi bạn bế con lên, chạm vào chỗ xương gãy, bé sẽ đau và khóc; nếu thay đổi tư thế bế ẵm thì trẻ sẽ hết khóc.

    Một số trẻ trong vài tuần đầu sau đẻ khóc liên tục, thường vào buổi tối. Trẻ vẫn phát triển tốt và khóc ít dần khi được 2-3 tháng tuổi. Đó là do trẻ có cơn đau bụng sinh lý. Các bà mẹ cần bế trẻ và xoa bóp nhẹ nhàng vào bụng.
    Nếu có bệnh lý, bé thường quấy khóc, bỏ bú, không chịu ăn. Nếu bé khóc từng cơn, khóc thét, khóc liên tục hoặc khóc yếu thì phải đưa đến khám ở cơ sở y tế.

    Mẹ bé hơi vụng: Đôi khi bà mẹ ăn một loại thức ăn nào đó làm cho trẻ khó chịu khi bú sữa. Em bé có thể bị dị ứng với protein trong thức ăn của bà mẹ như sữa bò, trứng, cua, cá... Mẹ nên ngừng thức ăn đó trong 1 tuần, bé sẽ dần hết khóc (nếu bé vẫn khóc thì nguyên nhân không phải là thức ăn của mẹ).

    Một số thuốc mà mẹ dùng làm thay đổi mùi vị của sữa, khiến bé khóc không chịu bú. Thuốc lá cũng gây tác hại tương tự.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ Sóc Nâu
    Đang tải...


Chia sẻ trang này