Ngôn ngữ không lời của bé

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Hai Yen, 25/3/2009.

  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Khi bé chưa thể giao tiếp với bạn bằng lời, bạn có thể phán đoán tâm trạng của con dựa vào các hành vi của bé.

    Bé đá chân

    1. Bé đang chống đối. Khi bạn đưa bé đi tắm, bé có thể giơ cao chân như một phản ứng muốn khước từ.

    Bạn nên để bé được tự do hành động theo ý thích. Hành vi đá chân sẽ giúp bé phát triển các cơ. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét dấu hiệu cảm xúc trên khuôn mặt bé. Nếu bé quá khó chịu, bạn nên tìm cách giúp bé thư giãn trước đã.

    2. Bé muốn được bạn bế. Nếu thấy khó chịu khi phải nằm cũi, bé thích đá cao chân lên.

    Bạn nên ôm bé vào lòng và hát cho bé nghe một bài. Bé sẽ rất khoái chí đá chân lên – xuống theo nhịp điệu của bài hát.



    Bé quay mặt đi

    1. Bé muốn thư giãn ít phút trong quá trình “ti mẹ”. Nhiều người mẹ nghĩ đây là dấu hiệu bé đã bú no nhưng điều này không hoàn toàn đúng. “Bé cũng thích trêu mẹ bằng suy nghĩ: ‘Mẹ để cho con nuốt xong ngụm sữa này đã. Rồi con sẽ quay lại bú tiếp” – Paul C Holinger (tác giả cuốn sách Ngôn ngữ của bé sơ sinh) cho biết.

    Ngoài ra, bé quay mặt đi cũng có thể vì bé muốn tò mò nhìn ngắm thế giới xung quanh.

    Bạn nên kiểm tra xem có đồ vật nào xung quanh khiến bé xao nhãng việc ti mẹ không. Đôi khi, bé có phản ứng quay mặt đi chỉ vì phát hiện ra một chiếc gương hoặc một món đồ chơi mới. Sau khi chắc rằng bé đã tập trung hơn, bạn nên tiếp tục cho bé bú.

    2. Bé đang bị những người xung quanh làm phiền. “Các bé cũng có cảm giác khó chịu nếu phải ở trong môi trường quá ồn ào” – David Burnham (bác sĩ trung tâm sức khỏe ở Minnesota, Mỹ) cho biết.

    Bạn có thể đưa cho bé một món đồ chơi để bé vui vẻ hơn.

    Bé che tay vào mắt

    1. Bé có thể bắt chước bạn thử chơi trò “ú òa”. Khoảng 8-9 tháng tuổi, bé có xu hướng lặp lại rất nhanh những động tác từ người đối diện.

    Bạn có thể chùm một chiếc khăn mỏng vào đầu bé và chờ xem: bé sẽ dùng tay kéo khăn và thích trí cười vui với bạn. Hoặc bạn có thể chùm chiếc khăn mỏng lên đầu mình, bé sẽ biết cách kéo khăn khỏi đầu mẹ và cùng cười vui.

    2. Bé buồn ngủ.

    Bạn có thể ôm bé vào lòng, hát ru hoặc đọc cho bé nghe một câu chuyện. Điều này sẽ giúp bé dễ ngủ hơn.

    Bé dùng tay xoắn tóc

    1. Bé cảm thấy đang khó chịu.

    Bạn cứ để bé được nghịch tóc nếu điều này không gây hại cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể ôm bé vào lòng, nói chuyện và giúp bé thư giãn.

    2. Bé bị căng thẳng vì những yếu tố xung quanh như, bé phải làm quen với một người trông trẻ mới hoặc một nhóm bạn chơi ồn ào.

    Bạn có thể đưa cho bé một món đồ chơi yêu thích để bé cân bằng tâm lý. Bạn cũng nên trò chuyện trấn an bé như: “Đừng lo con ạ. Có mẹ ở đây cùng con rồi mà”. Bé chưa hiểu được lời bạn nói nhưng giọng nói trầm ấm của bạn sẽ giúp bé đỡ căng thẳng.

    Bé dang rộng tay

    1. Bé đang rất thoải mái. Nếu các ngón tay của bé đã mở ra thì có thể bé đang định “tóm” lấy một vật gần đó.

    Bạn hãy đặt bé xuống để bé được tự do. Nếu bé đã biết bò, bạn có thể để xung quanh bé nhiều món đồ chơi, bé sẽ tha hồ “chộp” lấy chúng.

    2. Bé đòi bế.

    Bạn có thể đưa tay cho bé và đỡ bé từ từ đứng lên. Sau đó, bạn có thể bế hoặc dắt tay bé tùy vào mong muốn của bé.

    Bé dùng tay kéo tai

    1. Có điều gì “quá sức” đối với bé; chẳng hạn như, sữa quá nóng hoặc bé chuẩn bị trớ.

    Bạn nên kiểm tra xem có điều gì bất thường với bé không để tìm cách điều chỉnh hợp lý.

    2. Bé bị đau tai. Bé có thể mắc chứng bệnh về tai, cổ họng hoặc đường ruột.

    Bạn nên kiểm tra xem bé có bị chấn thương vùng tai không; bé có mắc các chứng bệnh kể trên không… Nếu bé quấy khóc nhiều, bạn nên đưa bé đi khám.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


Chia sẻ trang này