Hãy chia sẻ với trẻ khiếm thính

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Chích Bông, 1/8/2006.

  1. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Thật buồn, Em bé nhà tôi bị khiếm thính :cry: , tôi rất muốn tìm các tài liệu liên quan đến vấn đề này và đặc biệt là các tài liệu hướng dẫn nuôi dạy trẻ khiếm thính. Có bác nào biết nguồn tài liệu này không? xin được chỉ giáo!!!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Chích Bông
    Đang tải...


  2. anhhong

    anhhong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/1/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
  3. Cun & Lu

    Cun & Lu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    5/12/2005
    Bài viết:
    8,114
    Đã được thích:
    6,805
    Điểm thành tích:
    3,063
    Xin chia sẻ với mẹ Chích Bông .. :cry: Bạn có thể ra các quầy sách ( số 2 Đinh Lễ ) hoặc nhà sách y học ở cuối dốc Bà Triệu thử tìm mua các cuốn sách về tâm lý xem sao ..
     
  4. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cảm ơn mẹ Cun & Lu và anhhong nhiều, em sẽ tìm tài liệu để chăm sóc cháu được tốt.

    Rất mong được chia sẻ từ các mẹ, đặc biệt các mẹ có cùng hoàn cảnh để cùng bàn luận về cách chăm sóc, dạy dỗ cho các cháu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bạn cần phải biết rõ mức độ khiếm thính của cháu ở cấp nào - từ lãnh tai, nặng tai cho đến hoàn toàn không nghe được ( do hỏng dây thần kinh dẫn truyền chẳng hạn ) bằng cách đưa cháu đi khám ở BV chuyên khoa.
    Về chuyện giáo dục, thì quan trọng nhất là việc giao tiếp - vì vậy bạn nên cho cháu đi học ở các trung tâm giáo dục đặc biệt hay các trường dạy trẻ KT, để cháu học được khả năng giao tiếp : Sử dụng ngôn ngữ tay ( múa dấu ) nhận biết thông điệp của người khác qua việc đọc hình môi -
    Trẻ Khiếm thính thường có khả năng vẽ rât tốt , vì vậy nên tập cho cháu vẽ, vừa để giải trí, giải tỏa ức chế vừa là một phương tiện truyền thông hiệu quả .
    Nếu cháu chỉ bị nặng tai, thì việc đeo tai nghe và tập phát âm là điều cần thiết , nếu cháu bị điếc hoàn toàn thì phải học cách ra dấu thật tốt.
    Chúc bạn có nhiều nghị lực và kiên trì trong việc chăm sóc cháu.
     
  6. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cảm ơn chị Le Khanh,
    Em đã cho cháu đi kiểm tra tại BV chuyên khoa
    Hiện cháu mới được 1 tuổi, đã đeo máy trợ thính được 2 tháng rồi nhưng vì muốn có sự can thiệp sớm, dạy cháu nói hoặc giao tiếp bằng cử chỉ cho tốt mà chưa có tài liệu nào cả :( .
    :( :(
    thanks
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Khi cho cháu đeo tai nghe lúc 1 tuổi, đó đã là hoạt động can thiệp sớm rồi ! Vì cháu còn nhỏ nên chưa có khả năng giao tiếp bằng tay, vì vậy khi muốn giao tiếp với cháu, chị phải đối diện, nói bằng lời một cách rõ ràng , ngắn gọn - lập đi lập lại nhiều lần cho đến khi biết chắc là cháu đã nhận biết được âm thanh đó -
    Điều quan trọng là chị cần quan sát thật kỹ các phản ứng của cháu, để có thể đáp ứng kịp thời -
    Việc tập cho cháu nghe bằng tai nghe nếu được tiến hành tốt, có phương pháp và có chừng mực, thì khi lớn lên cháu có khả năng hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ như người bình thường ( dĩ nhiên là phải có tai nghe ! ) -
    Ở Hà Nội thì tôi không rõ, nhưng ở TP.HCM thì các trường dạy trẻ khiếm thính thường chỉ nhận trên 3 tuổi - Vì vậy chủ yếu là ôố mẹ giao tiếp tích cực ơới trẻ ở nhà thôi
    Trẻ chưa cần học thủ ngữ và múa dấu ở độ tuổi này
    Chúc chị có sự kiên nhẫn để chăm sóc cháu
     
  8. Chips

    Chips Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/6/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ Chích bông ơi, anh Lê Khanh là chuyên gia tâm lý cỡ bự của VN đấy! Tranh thủ mà học hỏi kinh nghiệm của bác ấy nhé! :wink:

    Chúc 2 mẹ con vượt qua đc giai đoạn khó khăn!
     
  9. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cam on nhung loi khuyen quy bau cua cac Le Khanh va dong vien cua me Chips
    Bac Le Khanh oi, bac hoat dong trong linh vuc gi ma dua ra nhung loi khuyen "chuyen nganh" the, em cung duoc mot so nha can thiep som tu van nhu vay do, Phuc ba qua [-o<

    Em cung dang co gang het suc day, em khong tuyet vong dau, chi hoi buon mot ti thoi
    Mong nhan duoc nhieu loi khuyen cung nhu dong vien kip thoi cua cac bac. Em thay yen tam hon nhieu roi. :p
     
  10. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bác Chip ơi - đừng phong cho tôi làm chiên gia kẻo các đại chiên gia (những ngài thích gắn cái chức TS với MS ở phía trước í ) yêu cầu làm kiểm điểm thì chết !
    Tôi làm việc trong ngành giáo dục đặc biệt ( dạy trẻ khuyết tật ) được 7 năm, tuy không chuyên về trẻ khiếm thính nhưng cũng biết một chút trong việc chăm sóc các em nên mới dám góp ý -
    Theo tôi thì ngoài những kỹ năng chuyên biệt cho từng loại trẻ KT ( Chậm khôn - khiếm thính - khiếm thị - bại liệt ) cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ KT là chăm sóc các em Như một trẻ bình thường - chúng ta đừng quá chú trọng đến vấn đề của trẻ ( nếu có thương xin để trong lòng ) mà hãy tạo cho trẻ sự tự tin : Con sẽ làm được điều đó !
    Chỉ khi nào một người KT biết tự tin vào bản thân, thì lúc đó mới có thể nói đến chuyện hội nhập vào cuộc sống đời thường .
     
  11. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bác Le Khanh nói đúng đó, em rất sợ lớn lên cháu sẽ bị mặc cảm, nên em luôn hướng cháu thành một người tự lập, tự tin, ngay từ bây giờ. Cháu cũng thích được tự làm mọi việc (hay là tuổi này đứa trẻ nào cũng thế?).
    Hy vọng sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm nữa từ Bác, em cũng công tác trong ngành khoa học được 6 năm rùi (chắc kém tuổi bác đấy). Nhiều khi hay bị các Cụ la mắng vì làm khoa học mà không khoa học chút nào :cry: :cry: :cry:
     
  12. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Đó cũng là chuyện thường tình thôi - Vì Bác sĩ chuyên đi chữa cho con người khác, khi con mình đau có khi phải nhờ đồng nghiệp chữa dùm !
    Đứng trước vấn đề của người khác, ta dễ dàng có sự khách quan, còn việc của mình thì đôi khi lại hết sức cảm tính !
    Có điều giúp cho trẻ khuyết tật và người KT có sự tự tin vào bản thân là điều cực kỳ khó - không phải vì mình không muốn giúp ( theo cách để tạo sự tự tin ) mà môi trường xã hội và cách ứng xử của những người chung quanh khiến cho Người KT cũng khó mà xây dựng và củng cố sự tự tin nơi mình .
    Chính lòng thương hại người KT đã làm hại họ ! ( kêu gọi sự giúp đỡ bằng vật chất vô điều kiện cũng là 1 sự thương hại ! ) - Một hình ảnh thường gặp là một vài người xúm vào giúp một người KT ngồi trên xe lăn lên cầu thang chẳng hạn - ai cũng cho đó là sự tự nhiên - nhưng điều đó sẽ tạo sự ỷ lại - giá như có 1 cái bậc dốc để người KT tự mình đi lên thì hay hơn rất nhiều .
     
    Share thích bài này.
  13. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ok, em đồng ý với bác, em sẽ chú ý đến điều này trong khi ứng xử với cháu. Em biết rất khó khăn, nhưng biết làm sao, trời bắt "phong trần" thì phải "phong trần" thôi. :lol: :cry: :(
     
  14. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chúc bạn Thành công và tự tin - cha mẹ chỉ có thể tập cho con điều mà mình có !
     
  15. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Em chỉ đồng ý 1/2 với ý kiến đó của Bác thôi, vai trò của bố mẹ (gia đình) là hết sức quan trong, nhưng chưa đủ cho một đưa trẻ, còn có cộng đồng, xã hội, và cả các chuyên gia nữa chứ. Em nghĩ vậy có đúng không bác :?:
     
  16. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bạn nói đúng, vai trò của cộng đồng và của các nhà chuyên môn rất cần thiết - Chính sự đáp ứng của cộng đồng và những ý kiến chuyênmôn sẽ giúp cho cha mẹ ổn định để có được những định hướng đúng cho con mình - Nhưng nếu cha mẹ chỉ biết dựa vào các yếu tố bên ngoài ( trăm sự nhờ thầy hay tôi phải tìm ra được cơ sở chăm sóc, trị liệu tốt nhất cho con và "gửi trọn niềm tin " nơi đó ) mà quên đi một môi trường cần sự hòa nhập trước tiên và quan trọng nhất là gia đình - thì sự phát triển ( nếu có) của trẻ sẽ bị lệch hướng .
    Đó là tôi nói trong trường hợp có một môi trường XH tốt ( ứng xử không có sự phân biệt với trẻ KT ) và có những sự chăm sóc chuyên môn tốt ( giáo dục đặc biệt và y học phục hồi chức năng ) còn ở Việt Nam thì hai yếu tố này vừa yếu lại vừa thiếu ! - Sự ứng xử với người KT, đặc biệt với trẻ KT của Việt Nam chỉ nặng về nuôi và chăm sóc theo tinh thần ban phát - còn các cơ sở phục hồi chỉ mới ở giai đoạn cung cấp một số công cụ ( thí dụ với trẻ khiếm thính là tai nghe ) nhưng cũng chưa thật sự thích hợp cho từng trường hợp cá biệt .
    Vì vậy, yếu tố hội nhập với gia đình phải được xem là quan trọng nhất, vì chỉ có bố mẹ mới đủ kiên nhẫn để quan tâm đến con mình - Nhưng bố mẹ phải được hỗ trợ về kiến thức để có thể quan tâm đúng cách .
    Còn nếu bố mẹ cho rằng mình kém khả năng chăm sóc giáo dục con, để bỏ công bỏ của chạy tìm kiếm những cơ sở loại xịn ( kể cả chuyện bay ra nước ngoài ) thì đó là việc bỏ sở trường, chạy theo sở đoản .
    Cơ sở tốt chỉ có khả năng cung cấp các phương tiện phục hồi thích hợp, nhưng không có khả năng giúp trẻ tái hòa nhập xã hội nếu mối quan hệ của trẻ không được nối kết xuyên qua sự tương giao và hỗ trợ của bố mẹ .
     
    Share thích bài này.
  17. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    hu hu :cry: bác nói làm em vừa buồn, vừa lo. Buồn vì cái yếu, cái thiếu ở VN mình, lo là không biết mình có làm được như những gì mình mong muốn hướng tới không.
    Cũng nhờ các mẹ cho địa web, cộng với công hì hục đi tìm tài liệu của 2 vợ chồng, em cũng có chút ít tài liệu về vấn đề chăm sóc, nuôi dạy trẻ KT, nhưng sao em vẫn thấy chưa yên tâm lắm, nếu bác có nguồn nào, cho em chút thông tin nhé.
    Phải công nhận rằng quan điểm "trăm sự nhờ thầy" của một số gia đình cũng có hai mặt của nó, nhưng bác ơi nếu không thầy chỉ bảo thì biết làm ntn hả bác? vì trước khi gặp hoàn cảnh này, em (và tin chắc rằng 1 số gia đình khác) chẳng có chút kiến thức, hay thông tin gì về lĩnh vực đó cả.
    Khi biết tin con mình như vậy, em như lạc vào một mớ hỗn mang vô cùng, em mất phương hướng vì không có chút kiến thức gì, không biết tìm tư liệu ở đâu nhưng rồi dần dần có sự tư vấn (của cả bác nữa) em đã có chút kiến thức, sự tự tin và tiến hành vạch chiến lược nuối dạy con cho mình và gia đình.
    Cho nên em quyết định phân chia thế này: gia đình 1/2, chuyên gia 1/4, cộng đồng, xã hội và các yếu tố khác 1/4. Được không bác :?:
     
  18. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bạn cũng làm tôi vừa buồn vừa lo !
    Buồn là vì thực sự là gánh nặng đè lên vai của những bậc phụ huynh có con KT quá lớn - trong quá trình công tác trước đây của tôi ( tại BV Tâm thần TP HCM và sau đó là TT Nghiên cứu TL Trẻ Em ) tôi đã chứng kiến biết bao sự lo lắng và hoang mang của phụ huynh và cũng cảm nhận được nỗi bất lực của chính mình, khi không thể giúp gì cho họ, ngoại trừ vài lời khuyên ! ( sự trợ giúp trẻ KT cách đây 10 năm chỉ là hình thức )
    Lo là vì với sự quan tâm quá tích cực của bạn về vấn đề của con ( lúc này, gần như chỉ có bạn và tôi trao đổi) thì bạn có khả năng sẽ hụt hơi sau một vài năm nữa.
    Hiện nay cháu chỉ mới hơn 1 tuổi, bạn hãy chuẩn bị tâm - thế để cùng đi với con ít ra là 15 - 20 năm nữa trên con đường hòa nhập vào cuộc sống !
    Mặc dù, có thể nói dạng KT của cháu là " nhẹ" nhất trong các loại KT - Cháu không bị tổn thương về tâm trí , đó là điều may mắn nhất - việc hòa nhập hầu như chỉ mang tính kỹ thuật ( phương tiện nghe - cách dạy phát âm - đọc hình miệng - cách múa dấu ...) và khi cháu biết đọc biết viết, thì khả năng tiếp thu kiến thức là gần như trẻ bình thường.
    Một mặt, sự lo lắng, lục lọi trên internet, tìm kiếm sự góp ý ... vừa có giá trị giúp bạn có nhiều thông tin trong việc dạy cháu vừa làm bạn dần dần tê liệt đi một ý thức quan trọng nhất trong tâm trí mình : Coi con mình là một trẻ bình thường ! Bạn hãy xem và phải xem cháu là một trẻ bình thường, thậm chí giỏi giang nữa !
    Hiện nay người ta không muốn dùng danh từ khiếm thính để chỉ trẻ điếc - mà chỉ gọi đó là những trẻ hạn chế về nghe !
    vâng - cháu chỉ bị hạn chế về nghe, còn mọi thứ khác vẫn còn " xịn" mà !
    Bạn muốn mọi người xem con bạn là một trẻ khuyết tật đáng thương hay sẽ ngưỡng mộ con bạn khi cháu có thể vượt qua được sự hạn chế của mình để trở thành một con người giỏi giang ?
    Chắc bạn cũng đã từng có dịp nghe - đọc và biết thông qua các phương tiện truyền thông về những người KT vượt qua số phận, họ không chỉ bằng người BT, mà còn làm được những điều mà ít có người BT làm được - Họ đã vươn lên bằng nghị lực và quyết tâm của mình - Tôi không thích chuyện " ra ngõ gặp anh hùng" nhưng họ là những anh hùng mà tôi ngưỡng mộ -
    Vậy, bạn đừng lo và buồn nữa nhé, đừng chạy đông chạy tây để tìm những tài liệu, kỹ thuật ( vì đôi khi bạn sẽ rối lên trước những quan điểm khác nhau về học thuật về phương pháp khác nhau của Hòa Lan, của Nhật, của Anh, Mỹ trong việc dạy trẻ Khiếm thính ) vì với việc được đeo tai nghe sớm, được nghe những âm thanh trước khi tập nói - Khả năng phục hồi ngôn ngữ của cháu là rất lớn - Miễn là cháu phải được đối xử như một trẻ bình thường !
     
    Share thích bài này.
  19. Chích Bông

    Chích Bông Thành viên mới

    Tham gia:
    11/5/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bác ơi, em chạy Đông,, chạy Tây cũng chỉ là bổ túc kiến thức cho mình thôi mừ, vì em đã nói là trước khi biết bé bị như thế thì kiến thức của em về lĩnh vực này là trắng hoàn toàn. Chỉ khi nào mình nắm bắt rõ vấn đề thì mới thực thi tốt được chứ bác.
    Thú thực với Bác là sau khi nghiên cứu 1 số tài liệu, vài hôm nay em có mời 1 nhà "can thiệp sớm" đến để hướng dẫn thêm cho cháu và gia đình thì em lại thấy những gì cô ấy cung cấp cho gia đình toàn là những thứ mình biết rồi, em không biết hiểu ra sao nữa, có mấy cách giải thích như thế này:
    - 1 là cô ấy còn "giữ miếng", chưa giở hết "võ" ra
    - 2 là cô ấy không nhiệt tình
    - 3 là cô ấy còn "non"
    - 4 là (hay là) mình đã trang bị cho mình kha khá kiến thức rồi :oops:
    Dù thế nào đi nữa, một vài buổi nữa mà tình hình không tiến triển thì có lẽ em quyết định tự gia đình sẽ "can thiệp sớm" cho cháu, em buồn vì những gì em chông cậy ở cô ấy vẫn chưa thấy xuất hiện. Chắc tại em nôn nóng quá.
    Em những gì bác lưu ý em về việc luôn luôn phải coi trẻ là một trẻ bình thường thì hiện nay gia đình cũng đang cố gắng cư xử với cháu như thế đây (ít nhất là trước mặt cháu). Vì cũng chỉ mới có mỗi mình cháu nên vấn đề công bằng với các trẻ khác trong gia đình em chưa phải đối mặt, nhưng đối với những trẻ hàng xóm em cũng để cho cháu chơi và hoà đồng như bình thường, nó nghịch ngợm và "đánh đá" lắm, bắt nạt cả các anh chị lớn hơn.
     
  20. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Về kiến thức giáo dục trẻ Khiếm thính, tôi không dám có ý kiến - nhưng theo tôi nhận định thì những nguyên tắc về Can thiệp sớm ( CTS) không nhiều, vì đó chỉ là bước khởi đầu cho một quá trình giáo dục hội nhập lâu dài ( Thực ra thì nhờ các biện pháp CTS mà quá trình này sẽ được rút ngắn đáng kể - đó là mục tiêu của CTS mà ! ) vì vậy, qua việc chạy Đông chạy Tây, chắc chi cũng đã biết gần hết - vì vậy việc mời 1 nhà " CTS" đến có lẽ hơi bị dư !
    Còn việc đối xử với trẻ như trẻ bình thường, dĩ nhiên là chỉ có thể áp dụng ở nhà và sau này, nếu may mắn là ở trường -chứ còn cộng đồng chung quanh thì làm sao buộc họ xem con mình là trẻ BT được ! Họ không phân biệt đối xử, cho con chơi với con mình là may rồi ! Nhưng mà cháu mới 1 tuổi thôi mà - chuyện chơi với con hàng xóm chắc phải 3,4 năm nữa ! Quả thực là tôi thấy chị quá lo lắng ! Hãy thư giãn...thư giãn....thư giãn... Chịu khó vào topic Vui chơi giải trí - chịu khó ọp ẹp với các mẹ trong diễn đàn một chút - Toàn bộ sức nặng của tình thương của cả gia đình mà đè lên cháu thì e rằng cháu bị ngộp đấy !
     

Chia sẻ trang này