Thông tin: Tác dụng của âm nhạc!

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi amnhacbinhminh, 11/10/2011.

  1. amnhacbinhminh

    amnhacbinhminh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2011
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con người. Nó được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạckhí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng.


    Tác dụng của âm nhạc đối với đời sống.
    Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Chỉ có con người mới có khả năng hưởng thụ âm nhạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.
    Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cỗ vũ, khích lệ để họ lấy đuợc tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sỹ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên.
    Giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh giữa Hán và Sở, Trương Lương là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất thời đó cũng đã dùng tiêu để thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng bạc, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy bỏ chốn và đầu hàng Hàn Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu quá nhiều.
    Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tâm thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tầm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.
    Âm nhạc cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ

    Học chơi một nhạc cụ nào đó sẽ giúp trẻ nâng cao đáng kể kỹ năng ngôn ngữ của chúng, và thậm chí có thể giúp khôi phục trí nhớ ở những người bị tổn thương não. Các nhà tâm lý học tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong vừa tuyên bố như vậy trên tạp chí Neuropsychology.

    Nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sĩ Agnes Chan, được tiến hành trên 90 nam học sinh, tuổi từ 6 đến 15. Một nửa trong số chúng được đào tạo về âm nhạc trong dàn nhạc dây của nhà trường trong vòng 1-5 năm. Nửa còn lại chưa hề học qua về âm nhạc. Tất cả các cậu bé này được kiểm tra về trí nhớ từ. Người ta sẽ đọc cho chúng nghe một danh sách các từ và yêu cầu chúng đọc lại càng nhiều càng tốt sau 10 phút, rồi 30 phút sau thí nghiệm. Tiếp đó, tất cả các em được xem một seri ảnh và yêu cầu nhớ lại các bức ảnh này. Mỗi em được kiểm tra 3 lần.

    Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy, những học sinh từng học qua âm nhạc nhớ được nhiều từ hơn hẳn so với số em còn lại, ngay cả ở thời điểm 30 phút sau thí nghiệm. Thêm nữa, họ cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa thời gian học nhạc và khả năng nhớ từ của học sinh: thời gian càng dài, số từ nhớ được càng nhiều. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hai nhóm trong việc gợi lại hình ảnh.

    Phát hiện này cho kết quả tương tự một khảo sát khác cũng của nhóm nghiên cứu, được thực hiện năm 1998 trên 60 sinh viên nữ tại Đại học Hong Kong. Một nửa trong số đó đã có ít nhất 6 năm học nhạc và nửa kia chưa từng học qua nhạc cụ nào. Tất cả cô gái đều phải tham gia những cuộc kiểm tra về trí nhớ thị giác và trí nhớ từ. Trong những bài kiểm tra về từ, những nữ sinh chơi nhạc có thể nhớ trung bình hơn nhóm còn lại là 16%.

    Vậy bằng cách nào âm nhạc lại hỗ trợ các em trong việc liên tưởng từ? Chan tin rằng việc học nhạc đã kích thích thùy thái dương trái, là nơi xử lý các thông tin thính giác: quá trình này thúc đẩy sự phát triển của một phần thùy thái dương trái gọi là planum temporale, nơi chịu trách nhiệm về trí nhớ từ. Nói cách khác, việc nhớ từ là một loại “sản phẩm phụ” trong quá trình não tư duy âm nhạc. Ủng hộ cho nhận định này là kết quả của một nghiên cứu năm 1995 theo phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI). Nó cho thấy vùng planum temporale trên não của các nhạc sĩ lớn hơn trên não người thường.

    Cũng theo Chan, không phải loại nhạc cụ, hay loại nhạc được học, mà chính quá trình rèn luyện đã giúp nâng cao khả năng ghi nhớ từ ngữ. Bà tin rằng phát hiện này có thể làm nền tảng cho một cách tiếp cận mới, nhằm giúp những người mất trí nhớ sau khi bị tổn thương não có thể phục hồi tư duy của mình. Đây cũng là tin vui cho các vị phụ huynh có thiên hướng về âm nhạc, mong muốn truyền thụ năng khiếu cho con cái mình.
    ....
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi amnhacbinhminh
    Đang tải...


  2. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tác dụng của âm nhạc!

    Đúng là âm nhạc có những tác dụng rất quan trọng mà không ai phủ nhận được

    [​IMG]

    Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng. Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cỗ vũ, khích lệ để họ lấy đuợc tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sỹ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên.

    Giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh giữa Hán và Sở, Trương Lương là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất thời đó cũng đã dùng tiêu để thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng bạc, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy bỏ trốn và đầu hàng Hàn Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu quá nhiều.[cần dẫn nguồn] Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tâm thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tầm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.
     
    amnhacbinhminh thích bài này.
  3. amnhacbinhminh

    amnhacbinhminh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2011
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tác dụng của âm nhạc!

    Thật tuyệt quá........ôi cuộc đời có những tâm hồn đồng cảm X:X::X:X:X
     
  4. kho.di_me.dat.con.di

    kho.di_me.dat.con.di Banned

    Tham gia:
    25/10/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Tác dụng của âm nhạc!

    chính xác.............>>>>>>>>
     
    amnhacbinhminh thích bài này.
  5. meomimi

    meomimi Sữa-Đồ ăn dặm-0906222468

    Tham gia:
    4/10/2011
    Bài viết:
    6,099
    Đã được thích:
    1,263
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tác dụng của âm nhạc!

    cho mình hỏi là có thể xin phép đến lớp xem 1 buổi học xem ntn rồi mới đang kí hơcj đc ko?
     
    amnhacbinhminh thích bài này.
  6. amnhacbinhminh

    amnhacbinhminh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2011
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tác dụng của âm nhạc!

    xin lỗi mẹ bé giờ em mới vào diễn đàn được, mẹ bé cứ đến xem lớp thoải mái, nếu muốn mẹ bé có thể học thử 1 đến 2 buổi xem tình hình thế nào rồi mới quyết định. Mẹ bé định đi học hay cho bé đi vậy ah?
     
  7. amnhacbinhminh

    amnhacbinhminh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2011
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tác dụng của âm nhạc!

    được bạn à, âm nhạc bình minh có chương trình học thử miễn phí đó bạn
     
  8. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tác dụng của âm nhạc!

    Tại các lớp học thanh nhạc, học hát karaoke của trung tâm Mr Thương, mình được giao lưu với rất nhiều tâm hồn yêu âm nhạc như vậy

    ngoài ra, có cả những người "ghét" âm nhạc nữa... họ chia sẻ: vì không biết hát nên ghét phải hát => nhưng mỗi lần bạn bè rủ đi hát là từ chối, khi không đừng được mà phải hát thì bị mọi người chê nên quyết định phải đi học để lần sau hát không ai chê được nữa :)
    )

     

Chia sẻ trang này