Giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Hai Yen, 28/4/2009.

  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Những chiếc răng mới mọc lên sẽ khiến lợi bé bị sưng tấy, khó chịu. Vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp cha mẹ cách giảm cảm giác bứt rứt cho bé khi mọc răng.

    - Bạn có thể chuẩn bị một chiếc khăn mềm, sạch, ẩm làm đồ vật cho bé nhai. Bạn nên đặt chiếc khăn này vào khăn mát tủ lạnh (không phải ngăn đá) trước mỗi lần cho bé nhai.

    + Hoặc bạn có thể cho bé ngậm nướu bằng chất liệu mềm, nhân tạo. Bạn cũng có thể cho những chiếc nướu này vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi cho bé ngậm. Ngậm nướu mát sẽ giúp bé bớt đâu và cảm giác dễ chịu hơn.

    + Bạn nên tránh cho bé ngậm bình sữa hoặc ti giả khi ngủ. Nó sẽ khiến miệng bé bị vi khuẩn tấn công dễ hơn.



    - Với bé trên 9 tháng tuổi (đã làm quen với quá trình ăn bốc), bạn có thể cho bé gặm những miếng carrot, táo, dưa chuột lấy từ tủ lạnh (trong ngăn mát chứ không phải ngăn đá để không gây hại cho lợi của bé).

    Hoặc bạn có thể cho bé sử dụng những món có vị mát như sữa chua, rau quả nghiền nhuyễn và được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh…

    - Với bé khoảng 18 tháng tuổi (tiếp tục mọc chiếc răng thứ 10 trở lên), bạn có thể chế biến nước hoa quả từ dâu tây, dưa hấu, dưa vàng; sau đó, bạn đổ nước hoa quả vào những chiếc khuôn hình ngôi sao, mặt trăng, nhân vật hoạt hình, cất vào ngăn đá thành món kem cho bé. Khi chiếc răng mới nhú lên, lợi của bé sẽ vừa đau vừa nhức. Lúc này, việc mút món kem hoa quả giống như liều thuốc tê, xoa dịu cảm giác nóng rát trong miệng bé.

    Bạn nên nhớ để những khối hình này không quá cứng hoặc nhỏ, dễ gây hóc cho bé. Bạn cũng không nên cho bé mút kem lạnh thường xuyên, phòng bé bị viêm họng.

    Với mỗi loại kem hoa quả tự chế, bạn cũng có thể dạy bé học thêm được một từ mới; chẳng hạn, dưa hấu hay dâu tây…

    - Bạn nên dùng đầu ngón tay trỏ (hoặc đầu ngón tay út) sạch, nhẹ nhàng xoa bóp vùng lợi bị sưng đỏ cho bé. Bạn nên để cho bé được “nhay nhay” ngón tay của mẹ.

    Bạn có thể dùng chiếc gạc (hay miếng vải mềm, sạch) nhúng nước lọc pha ấm, quấn quanh ngón tay, nhẹ nhàng massage lợi (nướu) cho bé.

    - Cảm giác đau, nhức khi mọc răng sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc; vì vậy, bé càng cần được cha mẹ yêu thương, vỗ về nhiều hơn.

    - Nếu cho bé bú bình, bạn nên rút bình ra khỏi miệng bé thật nhẹ nhàng ngay sau khi bé vừa bú xong. Rút bình sữa ra khỏi miệng bé mạnh, đột ngột sẽ khiến tình trạng đau lợi ở bé nghiêm trọng hơn.

    + Bạn cũng nên cho bé ăn bột (hoặc cháo) thật loãng và nhớ là không nên ép bé ăn đủ khẩu phần ăn như bình thường.

    + Nếu bé đau tới mức không thể ăn cháo hoặc bột, bạn nên cho bé uống sữa tăng cường. Chỉ 1-2 ngày, bé sẽ bớt đau và ăn uống tốt hơn.

    - Bạn nên lau nước dãi chảy quanh miệng bé bằng chiếc khăn sạch, mềm. Cách này sẽ giúp hạn chế những nốt ban nhỏ xuất hiện quanh miệng bé.

    - Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc gây tê (dạng gel hoặc xịt), bôi vào lợi khi bé mọc răng. Thuốc giảm đau, hạ sốt cho bé khi mọc răng thường có dạng siro, dạng bột, cốm hoặc thuốc nhét hậu môn.

    Việc dùng thuốc đường uống và hậu môn cùng lúc để hạ sốt cho bé là rất nguy hiểm. Các bác sĩ giải thích rằng, bản chất của hai loại thuốc này đều có hoạt chất chính là paracetamon. Khi dùng liều cao, bé sẽ bị thay đổi thân nhiệt đột ngột, khiến cơ thể của bé không kịp thích nghi. Hơn nữa, việc dùng thuốc quá liều có thể khiến bé bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ; tuyệt đối tránh nghe theo những kinh nghiệm truyền miệng hoặc tăng liều thuốc với mục đích nhanh hạ sốt cho bé.

    Lưu ý: Nếu bé tròn 12 tháng mà chưa có dấu hiệu mọc răng thì nguyên nhân chậm mọc răng ở bé có thể là do thiếu dinh dưỡng, còi xương. Bạn nên đưa bé đi khám; đồng thời, bạn nên chú ý cân bằng dưỡng chất trong thực đơn của bé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


Chia sẻ trang này