Thói quen mút tay ở trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi methongoc2008, 29/4/2009.

  1. methongoc2008

    methongoc2008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/4/2009
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Thói quen mút tay của trẻ

    Hiện nay thói quen của trẻ ngày một phổ biến. Vậy mút tay có lợi hay có hại?

    Mút tay không phải là một thói quen hoàn toàn xấu, phải xét ở độ tuổi và mức độ phát sinh hiện tượng này. Nếu xét về góc độ tâm lý và sinh học, ý nghĩa việc mút tay của trẻ sơ sinh và trẻ trên 6 tháng tuổi hoàn toàn khác nhau.

    1. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi

    Việc mút tay của bé ở giai đoạn này là để đáp ứng nhu cầu thói quen của miệng. Điều này càng được thể hiện rõ ở những em bé được nuôi bộ( không ăn Sữa mẹ), và những em bé đang bị đói.
    Mút tay chính là phản xạ không điều kiện , là một bản năng tất yếu để duy trì sự sống. Khi thấy bé mút tay, bạn phải cho bé ăn ngay nếu không bé sẽ tìm đồ vật khác để thay thế( mút vai bố,…). Khi bé được 3 tháng tuổi thì nhu cầu mút tay sẽ giảm dần, đến 6-7 tháng thì mất hẳn.

    Cách khắc phục:

    Bạn không nên tỏ ra lo lắng quá vì thói quen này của bé sẽ dần dần mất đi. Bạn cần tăng cường cho bé bú sữa, cố gắng nuôi bằng Sữa mẹ. Nếu nuôi bộ bạn nên chọn những núm vú bằng cao su có lỗ nhỏ một chút để thời gian bú kéo dài hơn, thoả mãn đầy đủ tính bẩm sinh thích mút tay của bé.
    Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý : không nên bôi các chất cay , đắng vào tay trẻ, không nên đeo găng cho bé.Vì những cách làm này không những không đem lai hiệu quả mà con rất có hại đối với bé.

    2. Đối với bé trên 6 tháng tuổi

    Lúc này bé tiếp tục mút tay không phải để thoả mãn nhu cầu được mút mà là để biểu hiện sự an ủi. Khi đó bé rất cần tình cảm, rất sợ phải xa bố mẹ và người thân. Khi bé thấy mệt mỏi, căng thẳng, đói, sợ hãi, thường có động tác mút tay để tìm sự an ủi, giải toả nỗi sợ hãi. Khi làm việc này sẽ khiến bé có cảm giác dễ chịu hơn.

    Cách khắc phục

    Khi được 6 tháng tuổi bé đã bắt đầu mọc răng, nếu thường xuyên mút tay sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé. Bạn nên gần gũi, vuốt ve không nên dùng những hành vi thô bạo, nóng giận đối với bé. Hãy tìm cách giải toả những căng thẳng, sợ hãi bằng cách cho bé chơi đồ chơi, đi dạo
    Sau khi bé bú no nên dùng đồ chơi để thu hút sự chú ý của bé.
    Đối với những em bé nếu không được mút tay sẽ không ngủ được, thời gian ngủ buổi tối không nên quá sớm, nên đợi tới khi bé buồn ngủ hãy cho bé đi ngủ. Khi ngủ nên cầm bàn tay bé để bé thay đổi thói quen.


    Theo: Kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ 0-3 tuổi
    Nuôi con mau lớn, dạy con thành tài​
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi methongoc2008
    Đang tải...


Chia sẻ trang này