Kiểm tra khả năng vận động của bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi tamsau, 4/5/2009.

  1. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Để theo dõi đánh giá sự phát triển về khả năng vận động của trẻ bạn có thể làm các bài kiểm tra cho bé dưới đây:



    Kiểm tra về khả năng đứng khi trẻ 40 tuần tuổi:

    Hãy đưa ngón tay của bạn cho bé cầm vào, để tự bé kéo mình đứng dậy từ tư thế ngồi.

    Phản ứng của trẻ: Khi bé có thể nắm vào đồ đạc vững chắc thì trẻ sẽ đứng dễ dàng và vững chắc. Đến 13 tháng tuổi, khi đã thực hành với những đồ chơi di động hoặc với những đồ đặc có cạnh tròn để trụ vững, trẻ sẽ có tứ tin đứng một mình mà không cần trợ giúp.

    Kiểm tra về khả năng đi khi 48 tuần tuổi

    Trẻ bắt đầu bước đi thông qua hoạt động di chuyển đi di chuyển lại một bên, bám vào các đồ đạc trong nhà. Vì thế bạn hãy đặt đồ đặc trong nhà cạnh nhau để xem liệu trẻ có thể di chuyển dọc theo các đồ vật không. Hãy đứng trước mặt trẻ và đưa hai tay ra để khiến trẻ cảm thấy an toàn và xem liệu trẻ có bắt đầu bước đi về phía trước không.

    Phản ứng: Trẻ sẽ bắt đầu bước dạng một bên bằng cáhc nắm vào các đồ đặc và sẽ bước tiến lên phía trước nếu như hai tay được giữ.

    Khả năng nhanh nhẹn

    Kiểm tra sự nhanh nhẹn của trẻ bằng cách dạy trẻ nưhngx hoạt động mới ví dụ như: bước giật lùi, nhảy lò cò, nhảy cao…, khuyến khích trẻ bắt chước lại và tham gia vào những hoạt động đó

    Phản ứng: Khi được 21 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể bước đi giật lùi dễ dàng. Khi được 2 năm tuổi, trẻ sẽ yêu thích di chuyển theo giai điệu và rất thích thú khi nhảy và quay tròn theo tiếng nhạc, vỗ tay và hát. Khi được 2 tuổi rưỡi, trẻ có thể nhảy và đi bằng ngón chân; còn khi được 3 tuổi trẻ có thể nhảy lò cò và chơi các trò cần thể lực.

    Kiểm tra sự linh hoạt và khả năng phối hợp giữa các cơ

    Cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời và mua cho trẻ những đồ chơi như xe đạp, bóng…

    Phản ứng: Khi trẻ được 3 tuổi cơ bắp của trẻ sẽ đủ khoẻ và dẻo dai để có thể đi xe đạp 3 bánh. Được 4 tuổi, trẻ sẽ tỏ ra rất hiếu động và có thể thực hiện được các động tác đòi hỏi khả năng phối hợp giữa các cơ như: nhảy lò cò, nhảy cao…. Khi được 5 tuổi trẻ phát tienr tốt khả năng phối hợp giữa các cơ và trẻ thích tham gia vào các hoạt động ngoài trời và sẽ thực hành các động tác di chuyển trên bàn trượt và cà kheo mặc dù trẻ chỉ có thể thực hiện trong một thời gian ngắn.
    Theo http://thegioidochoi.vn/news/7694987E9E30E43D3F0E493A1C251B/Kiem-tra-kha-nang-van-dong-cua-be.aspx
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tamsau
    Đang tải...


  2. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Những bài tập vẽ đơn giản cho bé.

    Những bài tập vẽ đơn giản cho bé.

    Việc cho bé tập vẽ không chỉ phát triển những năng khiếu của bé mà còn tạo cho bé nhiều yếu tố cần thiết khác như: giúp trí não và thị giác phát triển, rèn luyện trí nhớ, đôi tay cứng cáp khéo léo….

    Dưới đây là một số bài tập vẽ của Joy Sikorski về các con vật, đồ vật gần gũi bằng hình ảnh đơn giản dễ học thegioidochoi.vn giới thiệu với các bạn

    Chuẩn bị: Bạn hãy in bài tập vẽ này rồi hướng dẫn cho bé vẽ hoặc bạn có thể tập vẽ cùng bé như vậy không chỉ tạo sự hứng thú cho bé khi học mà còn tạo sự thân thiết giữa bạn và bé nữa đấy.

    Nhớ chuẩn bị cho bé cả những đồ dùng dụng cụ vẽ nữa nhé



    Bài tập vẽ chú chó

    Bài tập vẽ thỏ con

    Bài tập vẽ chú chim non

    Bài tập vẽ chiếc bánh

    Theo http://thegioidochoi.vn/news/7694987E9E30E43D3E1631232D0C0C/Nhung-bai-tap-ve-don-gian-cho-be.aspx
     
    AnhLinh thích bài này.
  3. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Giúp phát triển sự khéo léo của đôi tay

    Khi mới trào đời, trẻ có những phản xạ tự nhiên mà sẽ phải mất đi trước khi trẻ học được các kỹ năng khéo léo. Phản xạ cầm nắm vật ở trẻ sơ sinh là rất mạnh và đây là dấu tích của loài vượn cần phải loại bỏ trước khi bé biết cầm nắm sự vật có chủ ý.



    Ban đầu trẻ bắt đầu dùng miệng làm cơ quan xúc giác chính; về sau thì dùng đến các đầu ngón tay. Trong suốt năm đầu, bé sẽ trau dồi kỹ năng cầm nắm của mình để thay vì tóm khối vuông trong lòng bàn tay, bé sẽ cầm nắm bằng ngón cái và các ngón khác một cách chính xác và khéo léo hơn.

    Một bước tiến lớn nữa là bé biết buông đồ vật ra một các dễ dàng; lúc này những cơ giúp thả đồ vật ra đang phải học cách hoạt động ngược lại những cơ kiểm soát động tác cầm nắm, để hai nhóm cơ đối lập này có thể làm việc kết hợp với nhau.

    Bạn có thể giúp trẻ học tập và hoàn thiện những kỹ năng này – là những điều bé rất thường dùng khi ăn uống, thay đồ, và chơi đùa hàng ngày, và là những điều cần thiết để bé trở nên tự lập.

    Dưới đây là sự phát triển cử động đôi bàn tay của bé ở từng giai đoạn, qua đây bạn có thể hiểu và giúp bé có đôi tay linh hoạt khéo léo ngay trong những tháng đầu:

    Bé 4 tuần

    Bàn tay bé luôn nắm chặt lại. Để giúp các ngón tay bé dần mở ra, bạn hãy chơi trò lần lượt mở từng ngón tay bé ra, giống như trò “đếm ngón”.

    Bé 8 tuần tuổi

    Bàn tay bé đã bắt đầu nhận thức được. Cho bé sờ vào nhiều đồ chơi hoặc đồ vật có độ trơn nhám, nhiệt độ, và chất liệu khác nhau.

    Bé 12 tuần tuổi

    Bé sẽ cầm nắm vật có ý thức hơn và cầm giữ đồ được vài phút.

    Giúp bé cầm nắm giỏi hơn hãy:

    - Cho bé chơi lúc lắc và lắc nó vài lần. Bé sẽ bị lôi cuốn bởi bề mặt và âm thanh của nó. - Chơi đùa với các ngón tay của bé khi bé nằm ngửa, và bé sẽ tìm hiểu chúng.

    - Treo một món đồ chơi lủng lẳng trên đầu bé cho bé hoặc đặt ngang giường để bé với chụp lấy.

    - Cho bé chơi nhiều đồ chơi có bề mặt khác nhau.

    Bé 16 tuần tuổi

    Bắt đầu kiểm soát tay chân mình: bé cùng lúc di chuyển tay chân, vắt chân này lên đầu gối chân kia, đặt lòng bàn chân xuống nệm. Bé biết cầm lắc các đồ chơi nhưng chưa biết nhặt lên. Bé sẽ kéo áo lên mặt để chơi đùa.

    Đưa cho bé nhiều đồ vật khác nhau để khuyến khích bé với lấy chúng. Có thể bé sẽ với quá mức; khi ấy hãy đặt vật vào tay bé.

    Bé 20 tuần tuổi.

    Bé sẽ nắm lấy mọi thứ trong tầm với và cho vào miệng. Để khuyến khích bé mở các ngón tay và buông vật ra, hãy chơi với bé đưa đồ vật rồi lấy lại.

    28 tuần tuổi

    Những cử động của bé đã tinh xảo hơn cầm nắm mọi vật chuẩn hơn. Biết cầm nhặt đồ chơi lên chuyền vật từ tay này qua tay kia một cách dễ dàng. Có thể tự ăn bằng thìa giỏi hơn.

    Hãy để bé tiến bộ theo nhịp độ của riêng mình. Cho thức ăn vào chén, đặt một cái muỗng kế bên, và để bé tự xoay sở với nó. Bé có thể bốc tay hoặc dùng muỗng.

    Bé 36 tuần tuổi

    Bé thích đập đồ chơi với nhau để gây tiếng ồn, biết xé giấy cầm vật thật chắc bằng các ngón tay. Biết dùng ngón trỏ để chỉ vào vật, có thể cúi xuống nhặt vật nhỏ một cách dễ dàng. Và bé biết đặt vật gần nhau như để so sánh cái này với cái kia.

    Cho bé chơi các đồ chơi bằng tạo âm thanh như trống, đàn và các đồ chơi hình khối viên gạch có kích cỡ bằng nhau dạy cho bé biết xếp chồng các khối lên nhau. Chơi trò chỉ vào đồ vật.

    Bé 40 tuần tuổi

    Biết nhặt đồ vạt nhỏ bằng cách kẹp ngón cái và nón trỏ lại với nhau. Và gần như biết xây toà tháp bằng hai hình khối. Bé sẽ tích cực khám phá những đồ chơi phát ra tiếng nhạc như thọc tay vào lúc lắc.

    Giúp bé tập buông đồ vật bằng cách cho bé nắm nhiều đồ chơi để ném. Chỉ cho bé biết cách cất những đồ vật nhỏ vào hộp rồi lấy chúng ra.

    từ 48 tuần tuổi đến 1 tuổi.

    Giờ bé có thể chủ động ném vật đi. Không còn cho mọi thứ vào miệng và cố gắng cầm hai khối gạch một lúc bằng một tay.

    Để giúp bé tập cầm nhiều khối vật, hãy cho bé cầm một lúc hai khối bằng một tay. Khuyến khích bé ăn thìa nhiều hơn.
    Theo http://thegioidochoi.vn/news/769498.../Giup_phat_trien_su_kheo_leo_cua_doi_tay.aspx
     
  4. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh từ 5 tháng: Phát triển lồng ngực.

    Mục đích của bài tập thể dục là làm khoẻ hai cánh tay, tập luyện các cơ ngực và cơ bụng, làm tăng khả năng hoạt động của phổi, thúc đẩy sự tăng trưởng phần thân trên.



    Động tác chuẩn bị: Nắm lấy hai cổ tay bé, đặt ngón tay út của bạn vào trong lòng bàn tay của trẻ để cho trẻ nắm chắc lấy, hai tay bé đặt dọc theo thân mình.

    - Đặt tay trẻ dọc theo thân mình, lòng bàn tay ngửa lên.

    - Kéo hai tay trẻ chụm lại trước ngực và vỗ nhẹ vào nhau.

    - Lặp lại động tác thứ nhất

    - Trở về trạng thái chuẩn bị.

    Chú ý: Khi tập cần chú ý để hai tay bé vươn thẳng, bạn phải chú ý không được kéo tay bé quá mạnh đề phòng trật khớp.
    Theo www.thegioidochoi.vn
     
  5. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    ác thời kỳ quan trọng phát triển trí tuệ của bé.

    Theo các nghiên cứu trong quá trình phát triển ở mỗi giai đoạn các trẻ đều có một thời kỳ quan trọng nhất để phát triển năng lực trí tuệ. Cha mẹ nắm bắt được các giai đoạn này và giáo dục trẻ kịp thời, đúng cách sẽ có hiệu quả gấp đôi, trẻ sẽ phát huy hết khả năng của vốn có của mình.



    Dưới đây là các thời kỳ mấu chốt để phát triển một số khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ:

    1 -1,5 tuổi: Là thời kỳ giúp bé phát triển khả năng tập trung có ý thức và khả năng ghi nhớ. Trẻ có khả năng nhớ được một vài bài thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn nếu được nghe thường xuyên khả năng ghi nhớ và tập trung sẽ phát triển nhanh hơn.

    2-3 tuổi: Là thời kỳ mấu chốt phát triển khả năng khẩu ngữ, đây là lúc trẻ học nói nhanh nhất. Ngượi lại, nếu trẻ bị tách khỏi môi trường ngôn ngữ trong giai đoạn này thì về sau khó mà học nói được.

    Và khả năng phân biệt các hình vẽ, đồ vật bằng mắt nhanh nhất.

    4-5 tuổi là giai đoạn học ngôn ngữ sách vở nhanh nhất.

    Từ 5-6 tuổi có khả năng vững từ ngữ nhanh và các khái niệm.

    Trẻ bị điếc nếu được phát hiện sớm trước 1 tuổi và cho trẻ đeo máy trợ thính thì có thể học phát âm và học nói bình thường. Nếu sau 1 tuỏi mới phát hiện thì trẻ sẽ học phát âm rất khó khăn
     
  6. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Chuẩn bị các kỹ năng cho bé vào lớp ba

    Dưới đây là một số các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho bé vào lớp ba, bạn có thể giúp bé phát triển tốt các kỹ năng trong dịp hè này.



    Kỹ năng tập đọc và ngữ văn:

    - Tăng cường kỹ năng đọc thông qua tự đọc các cuốn sách của trẻ em - kịch, thơ, thần thoại, trích đoạn sách v.v...

    - Các kỹ năng nhận dạng từ nâng cao, bao gồm phát hiện tiền tố, hậu tố, và các trường hợp đặc biệt của từ.

    - Sử dụng quy tắc phát âm và văn cảnh để giải mã từ có nhiều âm tiết (đây là dành cho trẻ học tiếng Anh, tiếng Việt dễ hơn...)

    - Đọc các cuốn sách nghiêm túc và sách giáo khoa, sử dụng các quy tắc để tìm thông tin và phát hiện các điểm cốt yếu.

    - Sử dụng các tài liệu tham khảo: Từ điển, từ điển đồng nghĩa, từ điển bách khoa toàn thư, bản đồ, niên giám

    - Đọc sách giả tưởng và phân tích được câu chuyện, nhân vật, ý tưởng chính, xung đột, quan điểm và các thành phần khác của câu chuyện

    - Viết chuyện và báo cáo với mở bài, thân bài và kết luận

    - Sử dụng được các công đoạn của nghệ thuật viết, bao gồm lên dàn ý, viết nháp, sửa, và duyệt lại một bài viết.

    - So sánh và tìm ra sự tương phản trong thông tin lấy từ văn bản, đồ thị, bảng hay bản đồ.

    - Sử dụng máy tính để tìm kiếm về một chủ đề nào đó, và tạo ra những văn bản đơn giản.

    Kỹ năng học toán

    - Nhớ bảng cửu chương

    - Nhân và chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số

    - Làm tròn tới số nguyên gần nhất

    - Nhận biết và viết phân số và các dạng thể hiện phân số khác nhau

    - Nói được giờ tới phút gần nhất

    - Giải toán có một ẩn số

    - Sử dụng toán trong các tình huống và vấn đề hàng ngày

    Kỹ năng về các môn khác

    - Phân tích và thể hiện dữ liệu bằng cách vẽ biểu đồ

    - Bắt đầu các kỹ năng suy nghĩ khoa học như làm thế nào để đưa ra một giả thuyết đơn giản, dự đoán và thu thập số liệu

    - Học về hành tinh và hệ mặt trời

    - Học về cơ thể con người

    - Khám phá chu kỳ sống của thực vật

    - Học về chu trình nước bốc hơi và tạo thành mây

    - Giới thiệu về các cộng đồng sinh học (như sa mạc, thảo nguyên v...), các loại động thực vật thường thấy trong đó

    - Giới thiệu về địa lý cơ bản

    - Giới thiệu về lịch sử cơ bản (các nhân vật và sự kiện trọng đại)
    Theo www.thegioidochoi.vn
     
  7. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Kỹ năng học tập của trẻ 7 tuổi

    Đây là giai đoạn học đường nên trẻ tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức, và hoạt động nhiều. Các kỹ năng học tập của trẻ cũng có nhiều sự thay đổi để làm nền tảng cho giai đoạn học đường tiếp theo. Dưới đây là những kỹ năng mà trẻ ở lứa tuổi này cần có:



    Những kỹ năng cần có trước khi bắt đầu lớp Hai

    - Kiểm soát hành vi trong thời gian làm bài tập và khi thầy cô đang nói

    - Khả năng làm việc chung trong một nhóm nhỏ một cách hiệu quả để hoàn tất một dự án hoặc giải quyết một vấn đề

    - Khả năng đọc hiểu cơ bản, bao gồm phát âm và nhận dạng các từ cơ bản

    - Khả năng viết tay với khoảng cách giữa các từ, và tạo ra câu hoàn thiện.

    - Đếm và viết số tới 100, thực hiện cộng và trừ tới 10

    - Sử dụng đồ thị đơn giản và nhận dạng được các phân số đơn giản

    - Khả năng điều khiển vật thể

    - Tò mò và thích thú về khám phá khoa học cơ bản về các loài động vật, sâu bọ, đá, khủng long và các chủ đề khoa học phổ thông khác

    - Có khả năng trao đổi các sự kiện trong thế giới của trẻ với người lớn và với bạn và khả năng nói chuyện trước một đám đông

    - Khả năng tự chuẩn bị và sắp xếp đồ dùng học tập

    Trẻ học được gì khi hết lớp Hai?

    - Thực hành rất nhiều trong việc tự đọc hoặc đọc có sự hướng dẫn. Nhận dạng các từ quen thuộc, và có khả năng tự giải mã những từ không quen thuộc thông qua âm đọc và trong văn cảnh (đây là đối với ngôn ngữ như tiếng Anh, khi cách viết không nhất thiết trùng với cách đọc. Tiếng Việt viết và đọc trùng nhau, nên đơn giản hơn).

    - Các quy tắc để đánh vần

    - Phân chia từ theo bảng ký tự và dùng tự điển

    - Thực hành viết các đoạn văn ngắn, đúng chính tả, câu cú đầy đủ và sử dụng dấu chấm phảy hợp lý.

    - Nhận dạng được các thành phần cơ bản của câu và cấu trúc câu

    - Viết chữ thảo (viết chữ thường và liền mạch, thay vì viết từng ký tự như ở lớp Một).

    - Cộng và trừ nhẩm tới 20

    - Cộng trừ có nhớ trên giấy

    - Biết thế nào là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn

    - Thực hành nhận dạng và sử dụng phân số

    - Đọc giờ và sử dụng lịch

    - Dùng đồ thị và các toán tử để giải toán

    - Học về các nhóm bài toán, các cách để nhiều số khác nhau tổng hợp lại thành cùng một số.

    - Đo đạc chính xác bằng các dụng cụ đo lường thông dụng hàng ngày

    - Phân biệt các loại động vật và các phần của thực vật, biết chức năng của chúng.

    - Bắt đầu học vật lý và hóa học qua các đồ vật quen thuộc để tìm hiểu trọng lực, khối lượng, nhiệt, không khí, nam châm...

    - Có kỹ năng khoa học căn bản như quan sát, ghi nhận và đặt câu hỏi

    - Biết về các nhóm thực phẩm và có khái niệm về hàm lượng dinh dưỡng của chúng

    - Hiểu biết về vệ sinh và mối liên quan giữa bẩn và bệnh tật

    - Biết về một số danh nhân trong lịch sử và các sự kiện đang diễn ra


    Theo www.thegioidochoi.vn
     
    Exa2204 thích bài này.
  8. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Trò chơi giúp cơ thể bé phát triển cân đối (bé 3 – 6 tháng tuổi)

    Dưới đây là trò chơi có tên “bé đi ô tô” trò chơi đơn giản nhưng rất hữu ích. Trò chơi sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ, phát triển kỹ năng vận động, tập luyện thể chất… . Nào chúng ta bắt đầu chơi với bé nhé.

    Chuẩn bị:

    Một chăn mềm hoặc khăn bông xốp

    Cách chơi:

    Cho bé nằm ngửa trên chăn hoặc khăn bông.

    Chỉ mặc tã cho bé.

    Bạn hãy đọc bài thơ vần như sau

    (Bạn hãy cử các bộ phận cơ thể của bé khi hát)



    Những bánh xe lăn lăn trên đường

    Cứ lăn tròn lăn tròn đi mãi

    Những bánh xe lăn lăn trên đường

    Chở bé đi vào trong thành phố

    (Động tác kèm theo khi đọc bốn câu này là dùng tay hướng dẫn chân bé cử động như đạp xe đạp)

    Người trên xe đi lên rồi xuống

    (Nhấc chân bé lên rồi hạ xuống)

    Cần gạt nước gạt tới gạt lui

    (Xoay người bé sang trái sang phải)

    Chú lái xe bám còi bíp bíp

    (Chạm tay vào mũi bé)

    Miếng bé cười vui thế là vui

    Bạn có thể dùng bài hát và các bài thơ khác để bổ sung thêm nhiêu động tác đối với cơ thể bé.

    Chú ý: Hãy nhẹ nhàng với những cử động của bé
    Theo www.thegioidochoi.vn
     
    Nắng&Gió thích bài này.
  9. tamsau

    tamsau Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Mục mới:Trả lời những câu hỏi của bé

    Tại sao bầu trời lại màu đỏ lúc bình minh và màu xanh vào ban ngày?
    Vào lúc bình minh và hoàng hôn bé sẽ thấy bầu trời có màu đỏ và cam ở phía mặt trời, còn những lúc ban ngày bé sẽ thấy bầu trời có màu xanh. Bé sẽ không khỏi thắc mắc về điều này đúng không?

    Thực ra, ánh sáng trắng của mặt trời hợp thành bởi nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi ánh sáng đi xuyên qua bầu khí quyển, nó bị khuếch tán bởi những phân tử bụi, lúc đó, các sắc độ của ánh sáng được tách biệt ra. Những màu sắc mà bé nhìn thấy được tùy thuộc vào độ dày của lớp bụi và vào vị trí của mặt trời lúc đó. Ban ngày, khi mặt trời ở trên cao, màu xanh bị tách biệt ra nhiều nhất, nhưng vào lúc hoàng hôn hay lúc bình minh, mặt trời nằm gần phía chân trời, bé nhìn thấy mặt trời qua một lớp bụi dầy hơn, lúc này; màu đỏ và màu cam xuyên qua nhiều hơn, vì thế, bé sẽ thấy bầu trời có màu đỏ rực.

    Có bao nhiêu ngôi sao trên dãy Ngân hà?
    Bé thử đoán xem trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao tất cả. Có rất nhiều, khoảng 100 tỷ ngôi sao tất cả đấy, trong đó có cả mặt trời của chúng ta.

    Hàng trăm tỷ ngôi sao này nằm theo một một hình xoắn ốc mênh mông có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Vô số ngôi sao của dãy Ngân hà này chuyển động liên tục. Chúng xoay quanh trung tâm của thiên hà, phải mất từ 200 đến 230 triệu năm ánh sáng mới xoay hết một vòng. Những ngôi sao nào mà bé nhìn thấy rõ và sáng nhất đó là những ngôi sao ở gần với trái đất của mình đấy.

    Thiên nhiên thật kỳ diệu phải không bé? Còn rất nhiều những bí mật thú vị mà chúng ta mà chúng ta chưa biết.

    Theo www.thegioidochoi.vn
    http://thegioidochoi.vn/news/7697997DE82626/The_gioi_quanh_em.aspx

    Vì sao trong nước ngọt sủi bọt lại có bong bóng?
    Khi bé uống mở nắp nước ngọt ra bé sẽ thấy nước ngọt sẽ sủi bọt và có bong bóng không. Vì sao lại thế nhỉ?

    Bé biết không, những bong bóng này không phải tự nhiên mà có đâu. Nhà máy sản xuất thêm vào trong nước một chất nổ xèo xèo tạo cảm giác nhột nhột. Trước tiên, họ dùng áp suất để nén chất khí carbon dioxide vào trong chai nước ngọt và niêm chai lại. Chất khí này nằm trong chai cho đến lúc nào ta mở nắp chai ra, thì tiếng “xiịit”, chất khí thoát ra ngoài. Nhưng nó thoát đi đâu? Nó đi theo những cái bong bóng ấy.

    Khi bé vừa uống nước ngọt xong, tự nhiên bé “ợ” tức là chất khí vẫn còn và lúc bé ợ là để chất khí thoát ra ngoài đấy.

    Theo "Thế giới quanh em" www.thegioidochoi.vn
    http://thegioidochoi.vn/news/7697997DE82626/The_gioi_quanh_em.aspx
     
    Sửa lần cuối: 26/6/2009
  10. Exa2204

    Exa2204 Thành viên mới

    Tham gia:
    20/6/2009
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cảm ơn bài viết có ích quá vì bé Chu nhà em năm sau cũng học lớp 2 rồi
     
    bongsunghong thích bài này.
  11. bongsunghong

    bongsunghong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/9/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cam on bai viet cua ban. Con minh cung sap buoc vao lop 2 ma
     

Chia sẻ trang này