Khác: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi lubutan2, 7/12/2011.

  1. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Ba tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng, vì thế đòi hỏi bà bầu cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này.

    Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú... Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá...

    Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.

    Nước: Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt. Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày – uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn.

    Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này

    Bạn nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối... Khi mắc bệnh huyết áp cao, hoặc phù thũng thì nên hạn chế ăn muối. Để hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Cũng có thể ăn một số thức ăn có vị chua, hoặc vị ngọt để thay thế cho thức ăn có vị mặn.

    Bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để không gây áp chế cho thành bụng và dạ dày của mình trong thời gian này, đồng thời giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn.

    Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ, thai nhi và quá trình sinh nở của bạn.
    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lubutan2
    Đang tải...


  2. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Thai nhi to lớn có tốt không?

    ******** Theo các chuyên gia về sản khoa, trong trường hợp bình thường, trọng lượng của trẻ sơ sinh khoảng 3kg. Nhưng có không ít trường hợp hiện nay trẻ sơ sinh to lớn, mập mạp, trọng lượng cơ thể trên 4kg, lâm sàng gọi những đứa trẻ này là trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi. Những đứa trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi, ít nhiều đều có những ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh đẻ và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

    Nguyên nhân dẫn đến thai nhi to lớn

    - Do vóc người của cha mẹ thai nhi cao lớn nên thông qua tác dụng di truyền đã biểu hiện trên cơ thể con cái.

    - Trong nhiều trường hợp chế độ dinh dưỡng của thai phụ trong thời gian mang thai có chứa nhiều chất đường và chất béo hoặc thai phụ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác trong thời gian mang thai. Những dinh dưỡng từ mẹ này được thai nhi hấp thu rất tốt nên cơ thể của thai nhi phát triển nhanh.

    - Trong một số trường hợp là do thai phụ mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tính ẩn chưa được phát hiện. Những thai phụ này do insulin trong cơ thể tiết ra không đủ, nồng độ đường huyết tăng cao, lượng đường thông qua nhau thai vào hệ tuần hoàn máu của thai nhi, làm cho nồng độ đường huyết trong máu của thai nhi cũng ở mức tương đối cao, phản hồi kích thích ở tuyến tụy, làm cho cơ thể thai nhi tiết insulin quá nhiều hình thành nên chứng tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi từ đó làm cho trẻ to lớn.

    Những ảnh hưởng của trẻ to lớn

    Ảnh hưởng thông dụng và dễ thấy nhất là trẻ càng to lớn thì quá trình sinh đẻ bằng con đường sinh đẻ tự nhiên càng khó khăn.

    Trong một số trường hợp, trẻ to lớn sau khi chào đời, không thể có được lượng đường tương đối nhiều thông qua sự tuần hoàn máu, nhưng insulin huyết vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể trẻ, làm cho nồng độ đường huyết trong cơ thể thai nhi giảm, dẫn đến hạ đường huyết. Như thế trẻ sơ sinh có thể xuất hiện phản ứng chậm chạp, tiếng khóc nhỏ, yếu ớt, nhãn cầu chuyển động không bình thường, ngưng thở từng cơn, rùng mình, trường hợp nặng có thể ngất lịm. Nguyên trọng hơn, do nồng độ đường huyết quá thấp, thời gian sinh đẻ kéo dài có thể làm tổn thương tế bào não của trẻ sơ sinh gây ra những di chứng về sau như giảm trí tuệ… có thể thấy thai nhi càng lớn, càng to thì độ nguy hiểm càng tăng.

    Thai phụ cần làm gì?

    Hiện nay, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, dinh dưỡng trong bữa ăn được cải thiện nhiều hơn, thai phụ trong khi mang thai hấp thu quá nhiều dinh dưỡng lại ít vận động, trẻ sơ sinh to lớn ngày càng nhiều. Vì thế, thai phụ phải chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, tham gia vận động thích hợp, đảm bảo sự khỏe mạnh cho thai nhi.

    Bên cạnh đó thai phụ nên thường xuyên khám thai theo định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường, theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi. Đến cuối thai kỳ việc kiểm tra cân nặng của thai nhi và rất cần thiết, thông qua các chỉ số về thai nhi các bác sỹ sẽ cho chỉ định sinh thường hay sinh mổ, thai phụ cần thực hiện theo ý kiến bác sỹ.
    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2013
  3. đĩa thể dục

    đĩa thể dục Giảm Béo Nhanh 0932066389

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    65,251
    Đã được thích:
    27,585
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Thai nhi to lớn có tốt không?

    Em cũng hàng tháng đi khám thai 1 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng lo lắm ah, bà chị em thì ỉ i lắm, chẳng chịu đi khám hôm bữa bị ra máu em dục chứ ko thì sảy mất
     
  4. đĩa thể dục

    đĩa thể dục Giảm Béo Nhanh 0932066389

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    65,251
    Đã được thích:
    27,585
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ

    Em cũng uống nước nhìu lắm, nghe nói uống nước dừa và nước mía nữa, em cũng uống tuốt lun ah, hi vọng là tốt cho cơ thể suốt ngày chồng bắt uống nước thui
     
  5. honganhdangphat

    honganhdangphat con mèo chua chua

    Tham gia:
    15/2/2011
    Bài viết:
    1,350
    Đã được thích:
    537
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Thai nhi to lớn có tốt không?

    nói vậy thui khám hàng tháng kiểm tra lượng đường coi có bị tiểu đường hay ko chứ bé sinh ra to vẫn khỏe và dễ nuôi hơn bé nhỏ con mình 5 tuần cuối giảm ăn nên sinh ra đc 3k8 tuy sinh mổ nhưng bé vẫn khỏe uống sữa ngoài nhưng bé vẫn chắc khỏe 4 tháng răng bắt đầu nhú vì bé trong time mang thai đc cung cấp canxi và chất dinh dưỡng đầy đủ vậy thui....quan trọng là kinh nghiệm ng đi trước thui bạn báo là 1 chuyện thui.
    còn nói thật đẻ mỗ khỏe hôn đẻ thường nhiều. nhìu ng muốn đẻ thường vì chẳng qua time sinh bé thứ 2 là bất cứ lúc nào ko phải đợi 3 đến 5 năm. bạn ko tin thì đẻ bé 3kg coi thế nào có bằng con ng ta ko thì biết à. ng ta trường hợp thai nhỏ là thật ra vì 1 số lý do trong đó có ngoài ý muốn chứ ai chẳng mong con to dễ nuôi. đơn giản thôi bạn đi sinh em bé con bạn to ai cũng trầm trồ ngắm nhìn còn con bé tí chẳng ai thèm nhìn vậy thui đã thấy tủi thân rùi
     
  6. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Hiện tượng thai nhi đầu nổi trong tháng cuối thai kỳ

    Khi mang thai ở tháng cuối cùng, thông thường những phụ nữ sinh con so thì đầu thai nhi đã lọt vào khung xương chậu của người mẹ, khung xương chậu đón nhận và giữ không cho thai nhi chuyển động xoay ngược lại nữa, nhưng một số phụ nữ mang thai lần đầu, đến lúc đủ tháng, đầu thai nhi vẫn không lọt vào khung xương chậu mà lại bập bềnh ngay trên xương mu, hiện tượng này y học gọi là “đầu nổi”.

    Nguyên nhân của hiện tượng này là

    Do một số trường hợp mang thai, đầu thai nhi và khung xương chậu của người mẹ không tương xứng, tức là do hẹp khung xương chậu (chủ yếu hẹp miệng khung xương chậu), làm cho đầu thai nhi dù kích thước bình thường cũng không thể lọt vào khung xương chậu được. Hoặc khung xương chậu phụ nữ mang thai mặc dù bình thường nhưng đầu thai nhi quá to, ngôi thai nhi bất thường, nhau tiền đạo… thì cũng xảy ra hiện tượng này, có thể dẫn đến nước ối quá nhiều, thai nhi dị dạng (như não úng thủy). Ngoài nguyên nhân bệnh lý kể trên có thể còn thấy không ít phụ nữ mang thai sinh con so kiểm tra khung xương chậu bình thường, thai nhi không quá to, nhưng đầu thai nhi vẫn không thể lọt vào khung xương chậu mà không rõ nguyên nhân.

    Thai phụ khi đã ở giai đoạn cuối, đầu thai nhi vẫn nổi bập bềnh nên chú ý như sau:

    Những thai phụ kiểm tra phát hiện thai nhi đầu nổi, trước tiên nên tìm hiểu xem tình hình khung xương chậu và thai nhi thế nào. Nếu kiểm tra thấy bình thường thì không nên quá lo lắng, nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra.

    Gần đến ngày sinh tử cung co thắt làm cho đầu gần lọt vào khung xương chậu, những trường hợp này hầu hết có thể sinh nở tự nhiên.

    Nếu kiểm tra đầu vẫn nổi bập bềnh nhưng có nguyên nhân bệnh lý khó có thể xoay chỉnh ngôi thai nên xin ý kiến bác sỹ, sớm nhập viện và chuẩn bị tốt các phẫu thuật hỗ trợ sinh đẻ.

    Do thai nhi đầu không lọt vào khung xương chậu, dẫn đến đầu thai nhi và khung xương chậu cách nhau một khoảng trống. Do vậy khi xuất hiện tình trạng bong nhau sớm, cuống rốn dễ bị rụng, khiến thai nhi xảy ra sự cố bất ngờ. Những trường hợp này, nếu thai phụ phát hiện thấy tình trạng ra nước ối thì nên nằm im trên giường và kê mông cao, nhờ người thân đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2013
  7. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Trẻ biết đau từ trong bụng mẹ

    Các nhà khoa học đã chứng minh được: Thai nhi đã phân biệt được các cảm giác từ lúc 35 tới 37 tuần trong thai kỳ bởi sự thay đổi trong mạch não các bé.

    Các nhà khoa học đã nghiên cứu 46 em bé, trong đó có một số trường hợp trẻ đẻ non - và thực hiện các xét nghiệm máu tại Bệnh biện Đại học College, London, Anh.

    Theo Mirror, kết quả cho thấy, ở tuần 35 và 37, não của trẻ đã đáp ứng với các tác động bên ngoài và nhận biết được một số cảm giác khác nhau, trong đó có cảm giác đau.

    Theo tiến sĩ Rebeccah Slater, Đại học College London, điều này cho phép chúng ta biết được não của trẻ phát triển như thế nào và biết cách chăm sóc tốt nhất cho các bé.

    Tiến sĩ Lorenzo Fabrizi, tác giả nghiên cứu được đăng trên Current Biology này thì khẳng định: “Ở một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển trong thai, não trẻ đã phản ứng với các loại kích thích nó nhận được”.

    Theo Vnexpress
     
  8. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Giúp phòng ngừa hiện tượng thiếu cân ở thai nhi

    Nếu trẻ sơ sinh chào đời có cân nặng dưới 2.5kg, nghĩa là thai nhi đã bị nhẹ cân. Trọng lượng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau từ kích thước tử cung, sức khỏe, tuổi tác người mẹ... Tuy nhiên, hiện tượng thiếu cân ở trẻ sơ sinh hoàn toàn cóa thể phòng ngừa được nhờ vào việc khám thai, theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi và lưu ý những vấn đề sau:

    Chế độ ăn uống lành mạnh

    Một chế độ ăn uống hợp lí và khỏe mạnh khi mang thai giúp thai nhi phát triển cân nặng đạt mức tiêu chuẩn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung đủ 100-300 calo mỗi ngày. Ăn nhiều rau, trái cây, sữa ít chất béo, protein nạc như thịt gà, thịt bò và các loại chất béo không bão hòa như dầu oliu rất tốt cho thai phụ. Bạn cũng nên tránh những loại thực phẩm chiên, thực phẩm nhiều muối, đường và chất béo.

    Tránh sử dụng thuốc bữa bãi và uống r***

    Việc người mẹ sử dụng r*** và thuốc kháng sinh trong thời gian mang thai cũng làm tăng nguy cơ sinh con có trọng lượng thấp.

    Bổ sung vitamin

    Bổ sung đầy đủ vitamin trước khi sinh để đảm bảo cho bạn và thai nhi được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất là: Axit folic, sắt và canxi.

    Ngừng ngay việc hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc

    Đây là việc cấm kị đầu tiên bạn phải thực hiện ngày từ khi có ý định sinh con. Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ sinh con nhẹ cân tăng gấp đôi ở những người phụ nữ hút thuốc lá. Bạn cần phải ngừng việc hút thuốc trong suốt thời gian mang thai và cho con bú sau này nữa.

    Kiểm tra răng miệng thường xuyên

    Răng miệng của mẹ bầu có vấn đề cũng ảnh hưởng đến trọng lượng của thai nhi. Bạn nên đi khám răng tại các phòng khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm hoặc bất cứ lúc nào bạn có vấn đề về răng miệng. Sâu răng và bệnh ở nướu răng có thể gây nhiễm trùng, trực tiếp ảnh hưởng đến nhau thai qua máu của bạn.

    Giảm căng thẳng và tạo tâm lý thoải mái trong thời gian mang thai

    Bạn nên thường xuyên thực hành bài tập hít thở thoải mái và giảm căng thẳng vì stress là một trong những nguyên nhân chính khiến thai nhi bị nhẹ cân. Hãy ngồi thoải mái và hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng. Trong khi thở, dạ dày của bạn sẽ co bóp giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.

    Khám thai thường xuyên và điều trị các bệnh trong thời gian mang thai

    Bạn cần lên một lịch trình khám thai đều đặn trong suốt thời gian mang thai. Bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm chứng nhẹ cân ở thai nhi từ đó hướng dẫn bạn cách ăn uống và ngủ nghỉ sao cho hợp lý. Nếu bạn bị dấu hiệu của bệnh tiểu đường hay cao huyết áp cũng ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi và cần được chữa trị sớm.
    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2013
  9. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Hội chứng Edwards

    Hội chứng Edwards (HC Edwards, còn gọi là Trisomy 18 (T18) hay Trisomy E xảy ra khi bệnh nhân bị thừa một nhiễm sắc thể số 18 trong bộ gen còn gọi là tam thể 18 hoặc trisomy 18. Bệnh có thể gây chết thai, trẻ sinh ra bị Edwards có thể tử vong sau khi sinh hoặc nguy cơ dị tật bẩm sinh đặc biệt là ở tim và tứ chi là rất cao.

    Tổng quan về bệnh

    Trisomy 18 được bác sĩ John H. Edwards mô tả lần đầu vào 4/1960 trên tạp chí y học Lancet.

    Là trisomy phổ biến hàng thứ hai sau trisomy 21 gây HC Down với tỉ lệ khoảng 1:3000 đến 1:8000 trẻ sơ sinh, HC Edwards thường gây chết thai hoặc tử vong sớm sau sinh. 80% trẻ bị HC Edwards chết trong tuần đầu tiên sau sinh. Một số ít có thể sống hơn một tháng. Khoảng 5 – 10% có thể sống hơn một năm tuổi.

    HC Edwards không thể điều trị khỏi tuy nhiên có thể chẩn đoán ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

    Cơ chế gây HC Edwards

    Bình thường thai được thừa hưởng vật chất di truyền gồm 46 nhiễm sắc thể, trong đó có 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ cha. Tuy nhiên ở 95% các trường hợp HC Edwards thai có 47 nhiễm sắc thể do có thừa một nhiễm sắc thể số 18. Chính sự dư thừa vật chất di truyền này gây nên các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

    Tình trạng khảm có thể xảy ra khi một số tế bào trong cơ thể bình thường với 46 nhiễm sắc thể trong khi những tế bào khác lại có 47 chiếc. Những trường hợp khảm thường ít nghiêm trọng hơn thể thuần nhất. Một số trường hợp khác chỉ có 46 chiếc nhiễm sắc thể nhưng thực sự có một chiếc 18 dư ra và kết nối với một chiếc khác (gọi là chuyển đoạn hòa nhập tâm).

    Bé gái có khuynh hướng bị nhiều hơn bé trai gấp 3 lần. Điều này có thể là do thai có giới tính nam bị trisomy 18 thường bị sẩy sớm.

    Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn này vẫn chưa được xác định cụ thể ở từng người. Một số nguyên nhân có thể là do bất thường nhiễm sắc thể 18 ở cha hoặc mẹ, do sự phân chia và tái tổ hợp trong quá trình tạo trứng hoặc tinh trùng bị bất thường.

    Nguy cơ sinh con bị HC Edwards gia tăng ở phụ nữ mang thai lớn tuổi hoặc có tiền sử bản thân hoặc gia đình đã từng sinh con bị HC Edwards.

    Hình ảnh một thai nhi bị HC Edwards

    Lâm sàng thai nhi bị HC Edwards

    Thai bị trisomy 18 thường chậm phát triển trong tử cung và ngừng phát triển ở khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ.

    Chức năng của não ở trẻ bị HC Edwards không được phát triển hoàn thiện. Một số tế bào thần kinh không phát triển ra ngoài não mà lại khu trú thành các nhóm nhỏ rải rác trong não. Do đó trẻ thường bị rối loạn các chức năng sinh tồn cơ bản như bú, nuốt, thở và thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng.

    Sự hình thành của các cơ quan trong cơ thể cũng bị rối loạn nghiêm trọng. Thường có nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện trong thai kỳ hoặc ngay sau sinh.

    Thai đa ối do bất thường về khả nuốt và nút của thai, thiểu ối do bất thường ở thận, bánh nhau nhỏ, một động mạch rốn duy nhất, thai chậm phát triển trong tử cung, cử động thai yếu hoặc suy thai, sinh nhẹ cân.

    Các bất thường về đầu mặt như đầu nhỏ hoặc có dạng hình trái dâu, cằm nhỏ, tai đóng thấp, nang đám rối mạng mạch ở não.

    Cột sống bị chẻ đôi và thoát vị tủy sống ra ngoài.

    Xương ức ngắn, tim bị thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch hoặc hẹp động mạch chủ.

    Bất thường ở bụng và cơ quan nội tạng như thoát vị rốn, hở thành bụng, teo thực quản, thận đa nang hoặc trướng nước, thận hình móng ngựa, tinh hoàn ẩn.

    Bàn tay co quắp, thiểu sản móng tay, bàn tay quặp, lòng bàn chân dầy.

    Chẩn đoán trước sinh

    Có hai loại xét nghiệm để phát hiện HC Edwards ở thai gồm xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán. Phương pháp tầm soát trước sinh thường được sử dụng là xét nghiệm triple test. Xét nghiệm tầm soát giúp ước lượng được nguy cơ HC Edwards của thai còn xét nghiệm chẩn đoán giúp xác định chính xác có hay không HC Edwards ở thai.

    Mặc dù xét nghiệm tầm soát thường không đau và không xâm lấn nhưng nó lại không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn liệu thai có bị HC Edwards hay không. Vì thế giá trị chủ yếu của xét nghiệm tầm soát là cung cấp thông tin giúp cho các cặp vợ chồng quyết định có thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hay không.

    Các xét nghiệm chẩn đoán có khả năng phát hiện HC Edwards và một số rối loạn nhiễm sắc thể khác với độ chính xác rất cao hơn 99%. Tuy nhiên do xét nghiệm đòi hỏi phải thực hiện một số thủ thuật xâm lấn trong tử cung như chọc hút dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau có liên quan đến nguy cơ sẩy thai và các tai biến khác ở thai. Vì thế xét nghiệm chẩn đoán thường chỉ áp dụng cho các thai phụ có nguy cơ cao sinh con bị HC Edwards qua xét nghiệm tầm soát, thai có dị tật bẩm sinh phát hiện trên siêu âm, phụ nữ trên 35 tuổi hoặc tiền sử gia đình có bất thường di truyền.

    Các xét nghiệm chẩn đoán hiện nay được áp dụng tại Bệnh viện Từ Dũ là phân tích bộ nhiễm sắc thể hay còn gọi là karyotype và kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH).

    Chẩn đoán sau sinh

    Ngay sau khi sinh trẻ bị HC Edwards có thể được chẩn đoán ngay bằng các bất thường biểu hiện ra bên ngoài và được khẳng định bằng cách lập bộ nhiễm sắc thể của tế bào máu để xác định cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể số 18 ở trẻ.

    Những thai nhi có nguy cơ cao

    Những thai nhi có nguy cơ cao đó là tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, các bệnh di truyền như đần độn, chậm phát triển trí tuệ; phụ nữ mang thai lớn tuổi (trên 35 tuổi); thai phụ bị bệnh tiểu đường hay dùng insulin; sử dụng thuốc, các chất kích thích có hại cho thai trong quá trình mang thai; bị nhiễm virut khi có thai như cúm; vợ hoặc chồng sống và làm việc trong vùng có phóng xạ cao trong thời gian trước và trong khi mang thai. Vì vậy khi chuẩn bị mang thai cả vợ và chồng cần tránh xa môi trường độc hại, tránh các chất kích thích, không nên kết hôn và sinh con muộn tuổi, những gia đình có tiền sử có người mắc HC Edwards cần kiểm tra kỹ lưỡng thai nhi, đặc biệt là xét nghiệm triple test trong khoảng từ tuần thứ 14 đến tuần 18 của thai nhi.

    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2013
  10. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Suy dinh dưỡng thai nhi trong tử cung

    Trọng lượng thai nhi khi ra đời trung bình đạt từ 2500g đến 4000g. Giá trị này thường thay đổi tùy theo tình hình sức khỏe của cha mẹ, khả năng kinh tế - xã hội cũng như các đặc điểm chủng tộc, di truyền. Tuy nhiên, khi trọng lượng thai nằm ngoài giới hạn này, nghĩa là có vấn đề bất thường về dinh dưỡng và phát triển trong bào thai. Có thể là thừa cân (nếu trên 4000g) hoặc thiếu cân (nếu dưới 2500g).

    Thế nào là suy dinh dưỡng thai nhi trong tử cung?

    Sự phát triển của bào thai hoàn toàn thuộc vào người mẹ. Do đó, dinh dưỡng của trẻ trong bào thai hầu như phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của mẹ qua ăn uống, tuần hoàn và quá trình trao đổi chất.

    Suy dinh dưỡng thai nhi trong tử cung là hiện tượng trẻ sinh ra đủ tháng, nhưng cân nặng dưới 2,5kg. Nhìn bề ngoài, trẻ không khác một đứa trẻ đủ tháng nhưng vóc dáng bé nhỏ, da hơi nhăn nheo, khô và lớp mỡ dự trữ dưới da mỏng.

    Phân biệt với trẻ đẻ non. Cả hai hiện tượng này đều giống nhau ở cân nặng của trẻ sau khi chào đời. Tuy nhiên, trẻ đẻ non còn liên quan tới yếu tố thời gian (tuần thai). Trẻ đẻ non khi ra đời từ tuần lễ thứ 22 đến hết tuần lễ thứ 36, cân nặng chỉ từ 1kg đến dưới 2,5kg, thậm chí chưa được 1kg. Trẻ đẻ non vóc dáng cũng nhỏ, lớp mỡ dưới da cũng ít nhưng da rất mỏng, có khi còn nhìn rõ các mạch máu ở phía dưới. Trên da còn mọc nhiều lông tơ. Bộ phận sinh dục ở con trai có thể tinh hoàn chưa xuống đến bìu (một hoặc cả hai bên), gan bàn chân trơn lì, rất ít nếp nhăn giống trẻ đủ tháng.

    Các mức độ suy dinh dưỡng và khả năng sống sót của thai nhi

    - Mức độ suy dinh dưỡng nhẹ: Những trẻ có vòng đầu bình thường là suy dinh dưỡng trong tử cung mức độ nhẹ, phần lớn là do mẹ bị bệnh cao huyết áp. Những trẻ này, khi trong thời kỳ bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn lắm. Nếu sống qua được giai đoạn sơ sinh và nuôi dưỡng đúng cách thì sau này có thể phát triển tương đối bình thường về mặt tinh thần và vận động.

    - Nếu suy dinh dưỡng trong tử cung ở mức độ trung bình: Trẻ có thể sống sót, nhưng khi sinh thường dễ bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, hạ đường huyết. Lớn lên chúng có thể xảy ra một số nguy cơ như: chậm lớn, chậm phát triển về tinh thần và thậm chí còn có di chứng thần kinh.

    - Mứa độ cao: Ngay trong bào thai đã có biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào trong cơ quan, chủ yếu là tế bào não. Trẻ có biểu hiện da khô nhăn nheo, vàng; viêm gan; nhiễm trùng hô hấp; đa hồng cầu, dung tích hồng cầu cao. Trẻ có thể bị chết trong giai đoạn sơ sinh do bị ngạt, viêm phổi, hít phải nước ối hoặc bị nhiễm trùng nặng. Những trẻ này thường hay bị dị tật bẩm sinh.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây ảnh hưởng dinh dưỡng thai nhi thường thuộc 4 nhóm:

    - Từ phía người mẹ: Dinh dưỡng kém, bệnh lý nội khoa mãn tính, chất lượng tuần hoàn kém (trong các bệnh lý mạch máu, tim phổi), tiểu đường.

    - Từ tình trạng tử cung: Do u xơ tử cung, tử cung dị dạng... làm giảm chất lượng dinh dưỡng.

    - Từ bánh nhau: Xuất hiện các bất thường tại bánh nhau có liên quan đến hệ thống mạch máu, làm giảm tuần hoàn bánh nhau.

    - Từ phía thai nhi: Xuất hiện những bất thường do di truyền hay do tình trạng nhiễm trùng bào thai, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

    Các nguy cơ có thể gặp khi bị suy dinh dưỡng thai nhi

    Trong lúc mang thai: Thai có thể bị chết đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng.

    Trong lúc chuyển dạ: Thai vẫn có thể chết do ngạt hay các sang chấn như: gãy xương, liệt thần kinh, xuất huyết não. ..

    Khi trẻ ra đời: Đó là các bất thường về tiêu hóa, thường gặp là tình trạng hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay gây vàng da trong giai đoạn sơ sinh.

    Về lâu dài, có thể gặp tình trạng bất thường về các hệ cơ quan, rối loạn tiêu hoá, rối loạn dậy thì.

    Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

    Nếu ở mức độ suy dinh dưỡng nhẹ, khả năng sống của thai nhi rất cao. Tuy nhiên cần phải lưu tâm hơn trong việc chăm sóc chúng, bởi trẻ yếu và sức đề kháng thấp nên có rất nhiều nguy cơ đe doạ. Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt và đầy đủ như đối với trẻ bình thường, trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung cần được quan tâm hơn về nguyên tắc vô khuẩn và sữa mẹ. Cụ thể hơn cần chú ý thực hiện thật nghiêm túc các điều sau:

    - Mọi thao tác chăm sóc và nuôi dưõng phải đảm bảo sạch sẽ, vô trùng.

    - Cần nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Trường hợp bà mẹ không có sữa, hoặc vì lí do bệnh tật không thể cho con bú được cần cho trẻ "bú rình" người trong họ hàng đang cho con bú.

    - Số lần bú hàng ngày phải nhiều hơn. Ba ngày đầu phải cho trẻ bú trên 20 lần/ngày (gần 1giờ/ lần). Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 cũng phải từ 12 - 15 lần/ngày. Sang tuần thứ hai, số lần có thể giảm xuống 8 - 10. Mỗi lần bú cho trẻ bú ít một, bú từ từ. Trường hợp trẻ không tự bú được phải vắt ra và cho trẻ uống.

    - Phải luôn giữ ấm cho trẻ. Đi tất, gang tay, đội mũ cho trẻ. Ngoài ra có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ điều hoà thân nhiệt như điều hoà, đèn sưởi. Tuy nhiên, trong tháng đầu người mẹ nên ấp ủ con trực tiếp vào ngực, bụng mình sao cho da mẹ và da con sát vào nhau để hơi ấm của mẹ truyền sang con, có thể sử dụng phương pháp "chuột túi".

    Cách phòng tránh

    - Từ phía người mẹ: Như đã nói ở trên, việc mẹ thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do vậy, bà bầu cần ăn uống các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng là điều cần thiết. Đồng thời, các chế độ làm việc, nghỉ ngơi cũng cần phải hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi. Nếu thai phụ bị mắc một số bệnh nằm trong danh sách không nên mang thai như: tim, viêm gan... hoặc các bệnh khác thì cần hết sức cẩn thận.

    - Cần đến khám thai định kì: Bằng các kĩ thuật hiện đại, các bác sĩ có thể phát hiện ra sớm tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng. Chẩn đoán thường dựa trên việc xác định kích thước và trọng lượng thai nhi qua các chỉ số đo được bằng siêu âm. Các chỉ số này được so sánh với thông số bình thường (bảng bách phân) như: cân nặng, (cân nặng của thai phụ không tăng đủ mức trung bình), chiều cao tử cung (nhỏ hơn ở người có tuổi thai tương ứng), chu vi vòng bụng và chu vi vòng đầu. Các giá trị khác như: đường kính ngang bụng hay chiều dài xương đùi cũng được dùng để tham khảo. Thêm vào đó còn có thể căn cứ vào độ dày lớp mỡ một số vùng trên cơ thể. Khi tìm ra nguyên nhân họ có thể sử dụng các biện pháp can thiệp trên cơ sở cân nhắc mức độ nguy hiểm đối với mẹ và trẻ, đặc biệt là tương lai của trẻ sau khi chào đời.

    - Một tin vui là nếu có chế độ nuôi dưỡng tốt sau một năm (hoặc có thể sau vài năm) trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn có thể đuổi kịp những đứa trẻ bình thường khác nhờ tiến bộ của ngành khoa học di truyền. Người ta sẽ tiến hành điều trị bằng hormon tăng trưởng. Đa số trẻ sau khi điều trị đã cho kết quả khả quan, cải thiện rõ rệt về tầm vóc.

    - Bất thường dinh dưỡng và phát triển của thai nhi theo hai hướng không đầy đủ, hay quá mức đều có tác động đáng kể đến sức khoẻ thai và diễn tiến của thai kỳ. Phát hiện sớm các tình trạng này thông qua chương trình khám thai đầy đủ và chặt chẽ sẽ giúp chúng ta có hướng can thiệp và dự liệu tốt. Số liệu tại Việt Nam năm 2005 đưa ra: 25% trẻ suy dinh dưỡng có nguồn gốc từ tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.

    Để có được những đứa trẻ khỏe mạnh, chúng ta hãy tích cực phòng tránh trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi trẻ còn trong bào thai.
    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2013
  11. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Suy dinh dưỡng bào thai

    Trong thai kỳ, nếu người mẹ không quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và thường xuyên thì rất dễ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng bào thai.

    1. Thế nào là bào thai suy dinh dưỡng?

    Người ta coi những trẻ sinh đủ tháng, có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g là những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (SDDBT).

    Nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian mang thai, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí hoặc thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật. Thông thường, những người mẹ này có mức tăng cân ở cuối thai kì thấp (dưới 6kg) và dễ dẫn đến bào thai bị SDD.

    SDDBT là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này, các cơ quan như da, cơ, xương, não, gan, thận... đều bị ảnh hưởng mà điều dễ nhận thấy nhất là trẻ sinh ra nhẹ cân.

    SDD xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kì, làm cho bộ não chậm phát triển, sau này trẻ sẽ kém thông minh. Trẻ bị SDD bào thai khi chào đời dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi máu gây co giật.

    2. Cách khắc phục

    Nếu được nuôi dưỡng đúng, trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2 - 3 tháng. Ngược lại, nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị SDD, trẻ ốm đau, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g bị chết trong năm đầu đời.

    Với những trẻ bị SDDBT, việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có tầm quan trọng đặc biệt như:

    - Cần ủ ấm cho trẻ thường xuyên, tốt nhất theo kiểu chuột túi.

    - Theo dõi sát sao để phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt hay hạ đường máu, hạ canxi máu.

    - Tắm rửa bằng nước sạch, thay băng rốn hằng ngày.

    - Cho trẻ bú mẹ sớm, trong nửa giờ đầu sau khi lọt lòng mẹ; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu đời, cho trẻ bú nhiều lần (kể cả ban đêm) hơn những trẻ có cân nặng bình thường. Nếu trẻ bú kém, cần vắt sữa mẹ ra cốc rồi cho ăn bằng thìa.

    - Chỉ cho ăn bổ sung khi trẻ được 5 tháng tuổi, phải bảo đảm khẩu phần của trẻ có đủ dinh dưỡng cả về lượng và chất.

    - Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vaccin phòng bệnh đầy đủ theo quy định của y tế.

    Để chủ động phòng ngừa SDDBT, cần có kế hoạch chăm sóc "bà mẹ" tương lai ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể, không để các em gái bị SDD, nhẹ cân, còi cọc. Khi mang thai thì cần được ưu tiên ăn uống đầy đủ, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình đến cuối thai kì là 10 - 12kg; tránh ốm đau, thiếu máu trước và sau khi sinh.
    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2013

Chia sẻ trang này