Xây dựng tính kiên nhẫn cho con

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi liti85, 12/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Xây dựng tính kiên nhẫn cho con


    Ban đầu, tính kiên nhẫn với bé có thể chưa mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, khi lớn lên, nó có thể là yếu tố giúp bé thành công; chẳng hạn, bé sẽ không nản lòng khi phải đối mặt với một bài toán khó.


    Ngoài ra, tính kiên nhẫn còn giúp bé học cách kiểm soát hành động của bản thân. Bé hiểu được nguyên tắc chờ đợi trong cuộc sống (như chờ khi nhà có khách, chờ xếp hàng khi bé cùng mẹ thanh toán trong quầy của siêu thị…).
    Kiên nhẫn cũng có tác dụng giúp bé vượt qua những hoàn cảnh không thuận lợi trong tương lai (khi bé trưởng thành). Nó cũng giúp bé xây dựng kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong xã hội.




    [​IMG]

    Giai đoạn 3-6 tuổi

    Độ tuổi này, nhiều bé tỏ ra thiếu kiên nhẫn, cho dù bé mắc lỗi. Nếu bé biết lắng nghe người đối diện nói thì đó là dấu hiệu lòng kiên nhẫn ở bé.

    Bên cạnh đó, việc tuân thủ lịch sinh hoạt hàng ngày cũng có tác dụng kiềm chế hoạt động bột phát ở bé.

    Ví dụ, bé muốn chạy ra ngoài chơi trong khi bạn yêu cầu bé phải thu dọn đồ chơi trước đó.
    Bạn có thể kiểm soát tính ham vui của bé bằng cách cùng bé thu dọn đồ chơi (nhưng không nên tự làm giúp bé). Hoặc bạn có thể nhấn mạnh với bé rằng: “Mẹ sẽ cho phép con rời khỏi nhà trong vòng 2 phút nữa. Vì vậy, con hãy giúp mẹ thu dọn đồ chơi thật nhanh”.
    Nếu cùng bé ngồi đợi khi đi khám bệnh, bạn nên trao đổi cùng bé trước: “Mẹ con mình sẽ vào phòng bác sĩ sau 5 người nữa. Con cùng mẹ ngồi đợi cho đến khi được gọi tên nhé”. Để khoảng thời gian chờ đợi trôi qua nhanh, bạn có thể đọc cho bé nghe một cuốn sách.


    Giai đoạn bé học lớp 1 đến lớp 3

    Độ tuổi này, bé bày tỏ sự quan tâm đến những thứ bé mong muốn một cách rõ nét hơn. Cụm từ mà bé hay sử dụng là “Của con, ngay bây giờ” hoặc “Mẹ, nhanh lên”… Bé cũng xuất hiện tâm lý nôn nóng khi mong đợi kết quả sau đó.

    Trò chơi xây nhà, dọn phòng hoặc bất kỳ công việc nào đòi hỏi thời gian cũng hữu ích cho bé. Nếu bạn duy trì điều đó từ ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác thì bé sẽ biết cách kiểm soát thời gian để hoàn thành công việc.
    Cách khác, bạn có thể trò chuyện với bé về những kế hoạch chuẩn bị cho ngày sinh nhật, ngày lễ hoặc những sự kiện quan trọng của các thành viên khác trong gia đình. Ngồi xuống cùng bé; tiếp đến, bạn đưa cho bé một quyển lịch và cùng bé đếm ngược số ngày diễn ra sự kiện đặc biệt đó. Cảm giác phải chờ đợi sẽ khiến bé háo hức hơn.
    Những bài tập số học mang tính hóc búa hoặc những quyển sách nhiều trang cũng giúp bé biết kiên trì.
    Phương Thảo (Theo Howteachkid)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


Chia sẻ trang này