Sự phát triển của trẻ 3 đến 6 tháng tuổi

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi twophuong, 14/5/2009.

  1. twophuong

    twophuong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    21/9/2008
    Bài viết:
    2,371
    Đã được thích:
    674
    Điểm thành tích:
    773
    *********) - Từ 3 đến 6 tháng tuổi, sự phát triển của bé trở nên dễ dàng nhận thấy hơn. Nhất là trong việc di chuyển, thói quen ăn uống… Đây là thời kỳ cực kỳ thú vị đối với bố mẹ bởi lúc này, bé yêu của họ đã bắt đầu tập nói những tiếng đầu tiên.


    1. Những thay đổi của bé yêu từ 3 đến 6 tháng tuổi:

    a. Phát triển trong khả năng di chuyển

    Lật: Thông thường, các bé 4 tháng tuổi biết lật ngửa từ bụng lên lưng và đến 6 tháng tuổi thì bé biết lật úp lại từ lưng xuống bụng. Cũng ở 4 tháng tuổi, bé bắt đầu học cách ngồi dậy khi đang nằm úp bằng cách chống đỡ cánh tay ra phía trước.

    Bò: Sau khi biết lật, bé sẽ dần phát triển khả năng di chuyển của mình lên những cấp độ cao hơn. Bé có thể học bò hoặc tự kéo thân mình về phía trước bằng cách dùng lực đỡ ở bụng và sự cố gắng vươn về trước của cánh tay.

    Giữ thăng bằng khi được đỡ đứng dậy: Ở tuổi này, bé yêu tất nhiên chưa đủ khoẻ để có thể tự đứng dậy được. Tuy nhiên, nếu bé được người lớn đỡ thẳng dậy, bé sẽ tự biết học cách giữ thăng bằng và dồn lực xuống đôi chân yếu ớt của mình. Đây là sự tập luyện cơ bản và cần thiết đầu tiên để bé học đi trong những giai đoạn tiếp theo.
    Thích nằm ngửa: Nếu đang nằm úp, bé rất thích được tự lật ngửa mình lại và chơi đùa với những ngón tay, ngón chân bé xíu của mình.

    b. Biết ngồi

    Không cần đến 6 tháng như nhiều người vẫn nghĩ, bé yêu có thể tự học ngồi sớm hơn thế. 6 tháng thường là cột mốc đánh dấu khả năng tự ngồi dậy của bé bằng cách chống cánh tay ra trước ngực làm thành giá ba chân đỡ toàn bộ phần thân người thẳng lên. Sẽ thật tuyệt vời nếu bé nhận được sự giúp đỡ của bạn trong việc tập ngồi này. Đến khi bé có thể ngồi lên được, một lời khuyên không bao giờ thừa là bạn không nên để bé một mình trên những sàn cứng bởi bé rất dễ bị đổ về một bên bất cứ khi nào.

    c. Phát triển cân nặng

    Khoảng được 4 tháng tuổi, các bé thường đạt trọng lượng gấp đôi so với lúc vừa sinh ra. Và trọng lượng của bé sẽ gấp 4 khi bé được 2 tuổi.

    d. Khóc ít hơn và dễ tìm ra nguyên nhân

    Ở tuổi này, bé yêu tỏ ra “dễ hiểu” hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. Vì thế khi bé khóc, bố mẹ có thể dễ dàng tìm hiểu được nguyên nhân vì sao (mỏi mệt, đói, sốt, hay khó chịu vì tã ướt…). Khoảng 3 đến 4 tháng tuổi, một trong những nguyên nhân thường thấy nhất của việc bé khóc là do bé bị sốt (do tác động của môi trường hoặc do sự hoạt động của hệ thống miễn dịch).



    e. Bắt đầu khám phá thế giới


    Một cách rất buồn cười và đáng yêu, các bé từ 3 đến 6 tháng tuổi rất thích đưa tất cả những gì cầm trong tay lên miệng. Một số nhà khoa học giải thích rằng điều này là do bé yêu bắt đầu khám phá thế giới của mình bằng vị giác. Khi được 6 tháng tuổi, bé chuyển sang xu hướng chuyển đồ chơi từ tay này qua tay kia.
    f. Thích làm ồn

    Hầu hết các bé rất ồn ào trong giai đoạn này. Bé thường bắt đầu bằng cách bập bẹ bằng những phụ âm như n, d, p, b. Các bé đã có thể tạo ra được mối liên kết giữa những phụ âm đó và những đồ vật có tên gọi tương đồng. Đây được xem là một lý do giải thích các bé thường biết gọi “bà” trước khi biết gọi “mẹ”. Đến 6 tháng tuổi, bé có thể bắt chước được những từ mà người lớn nói ra.

    2. Chăm sóc sức khoẻ thể chất cho bé

    Nếu trong 3 tháng đầu tiên bé yêu thường bị sốt thì ở giai đoạn này, bé hay bị cảm cúm nhiều hơn. Những chiếc răng đầu tiên xuất hiện và đặc biệt là não của bé phát triển rất nhanh ở tuổi này.

    a. Phát triển thể chất

    Khi được 4 tháng tuổi, trọng lượng của bé tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Trong khoảng 4 đến 6 tháng, bé tăng khoảng hơn 1 kg và dài ra khoảng 2,5 cm cho mỗi tháng. Các bé trai thường nặng hơn và cơ thể cũng dài hơn các bé gái.

    b. Cảm cúm và những cơn sốt

    Đến tuổi này, hệ miễn dịch trong cơ thể bé hoạt động mạnh mẽ. Cơ thể bé tự sản sinh ra nhiều kháng thể để chống lại sự tác động từ môi trường. Tuy nhiên, những kháng thể này chưa thực sự khoẻ mạnh. Đó cũng là lý do mà những bé có anh/chị ruột hoặc hay tiếp xúc với những đứa trẻ lớn tuổi hơn thì thường bị cảm cúm. Lời khuyên cho các bậc cha mẹ là luôn giữ cho tay bé và những đồ chơi của bé luôn sạch sẽ, đồng thời không để bé tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm. Những bé được thường xuyên bú sữa mẹ ít bị cảm cúm hơn do được truyền nhiều kháng thể rất tốt từ sữa mẹ.

    c. Chăm sóc khi bé mọc răng

    Cùng với việc bị thò lò mũi xanh, đây cũng là giai đoạn bé đón nhận sự xuất hiện của những chiếc răng đầu tiên của mình. Điều này cũng dẫn đến việc bé yêu có thể bị sốt nhẹ trong suốt thời kỳ mọc răng. Bạn có thể cho bé ngậm một viên kẹo cứng hoặc trao đổi với bác sĩ để có cách khiến bé yêu cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian quan trọng này.
    d. Cẩn thận khi bé chơi một mình

    Như đã đề cập ở trên, giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi chứng kiến sự linh hoạt của bé trong việc lật, bò và tự di chuyển về phía trước. Vì thế, bạn nhớ đừng để bé chơi trên sàn gạch cứng hay trên chiếc giường không có thành bảo vệ. Nhiều bé ở tuổi này có thể bò khá thành thục nên rất háo hức được bò xa hơn. Trong trường hợp này, bạn hãy khoanh vùng an toàn cho bé, tránh để bé có cơ hội tiếp xúc với các vật có cạnh nhọn hoặc sắc trong nhà.

    e. Chăm sóc giấc ngủ của bé

    Bé yêu thường ngủ khoảng 14 đến 16 tiếng trong giai đoạn này, trong đó nhiều thời gian bé ngủ ngày. Lời khuyên cho bố mẹ để chăm sóc giấc ngủ của bé là hạn chế đến mức tối đa những sự tác động từ bên ngoài đối với bé khi bé ngủ vào buổi tối và hạn chế việc cho bé ăn đêm. Bạn cũng có thể rèn cho bé yêu thói quen ngủ đúng giờ vào giai đoạn này bằng cách ru bé ngủ vào những thời điểm nhất định trong ngày.
    f. Bắt đầu cho bé ăn dặm

    Do mỗi lần bé yêu ăn nhiều hơn trước nên số lần cho bé bú sữa cũng nên giảm đi, đồng thời độ dài thời gian mỗi lần cho bé bú cũng rút ngắn lại không quá 15 đến 20 phút.

    Nếu bé yêu liên tục khóc vì đói hoặc thức giấc nửa đêm nhiều hơn vì đói, bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Thường là giữa khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Lúc này, bé dần bỏ thói quen đẩy đầu lưỡi của mình ra ngoài – một trong những lý do giải thích vì sao cứ khi cho gì đó vào miệng bé là bé đều dùng lưỡi ấn ra. Thay vào đó, bé bắt đầu biết điều khiển lưỡi của mình và giữ thức ăn ở trong miệng. Tuy nhiên, bạn nên cho bé bú trong lần ăn đầu tiên trong ngày của bé.

    Ăn dặm rất quan trọng đối với bé vì những thức ăn đó sẽ cung cấp thêm dưỡng chất giúp cơ thể bé phát triển đầy đặn và đúng quy luật. Nếu bé yêu từ 3 đến 6 tháng tuổi có triệu chứng béo lên, bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều bởi điều đó không có nghĩa rằng bé sẽ thừa cân khi lớn lên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra sự phù hợp trong cân nặng của bé nếu bạn cảm thấy lo lắng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi twophuong
    Đang tải...


Chia sẻ trang này