Thông tin: 'Hỏng' vùng kín vì vệ sinh không đúng cách

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi honeynguyet, 22/5/2009.

  1. honeynguyet

    honeynguyet Con cò bé bé

    Tham gia:
    11/5/2009
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Hỏng' vùng kín vì vệ sinh không đúng cách
    '

    Lấy chồng được 2 năm nhưng Hà (28 tuổi, Thái Bình) vẫn chưa có con. Đi khám, bác sĩ cho biết cô bị tắc ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh. Nguyên nhân chỉ vì cô thường xuyên dùng vòi nước xịt rửa âm đạo.
    > Vệ sinh vùng kín đúng cách/Ngứa ngoài vùng kín

    Sau mỗi lần quan hệ, đi vệ sinh Hà đều dùng vòi xịt nước xối thẳng vào vùng âm đạo để rửa trôi hết vi khuẩn. Vì cô nghĩ như thế là sạch nhất, bằng chứng là cô chưa từng thấy ngứa ngáy hay viêm nhiễm ở bên ngoài.

    Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (18/178 Thái Hà, Hà Nội), dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen tia nước nhẹ rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu dùng vòi nước mạnh xối thẳng vào vùng kín lại rất hại. "Vi khuẩn vô tình đã bị đẩy ngược lên trên vào tử cung. Trường hợp của Hà, bên ngoài rất sạch sẽ, không hề bị viêm nhiễm nhưng tử cung lại bị viêm loét, tắc ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh", bác sĩ Dung cho biết.

    Có chị em lại có thói quen dùng khăn ướt lau sau khi đi vệ sinh mà không biết rằng đây cũng là một nguyên nhân gây nấm. Nga (20 tuổi, Hà Nội) cho biết cô hay bị nấm, mặc dù đã đi chữa rất nhiều nơi. Cứ đi khám, bôi thuốc chữa khỏi được một thời gian lại bị.

    "Mỗi lần bị như thế ngứa ngáy khó chịu, nhiều khi chỗ đấy đỏ lên, đau rát. Mà có phải tại lười vệ sinh đâu, sau mỗi lần đi ngoài, tôi đều lấy khăn ướt lau thật sạch", cô nói.

    Theo bác sĩ Dung, nhiều chị em cũng có cách nghĩ như Nga, cho rằng dành riêng một chiếc khăn sạch để lau vùng âm đạo là sạch nhất. Nhưng khăn lại không được giặt thường xuyên, nhiều khi một tuần mới giặt một lần, không phơi ra ngoài nắng, mà lúc nào cũng để trong nhà vệ sinh. Chính điều kiện ẩm ướt như vậy là môi trường vi khuẩn dễ sống nhất, là nguồn lây lan nấm.

    "Vì thế nhiều chị em hay bị nấm mà không hiểu vì sao. Đặc biệt là trẻ em 6,7 tuổi dễ bị nấm tái phát vì da vẫn còn mỏng. Nếu thích dùng khăn ướt để lau, chị em nên thường xuyên giặt khăn sạch, phơi ra nắng để diệt vi khuẩn", bác sĩ Dung nói.

    Cũng theo bác sĩ, việc vệ sinh vùng kín tưởng là đơn giản, ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều khi cách chị em áp dụng nghĩ là sạch nhất nhưng thực tế lại là nguồn gây viêm nhiễm. Đơn giản như việc dùng nước rửa vùng âm đạo, nhiều người pha nước muối loãng hoặc ngâm nước lá trầu không để rửa vốn rất khoa học, nhưng lại biến nó thành phản khoa học chính vì cách vệ sinh này.

    Thay vì lấy nước ra rửa từ từ vùng kín, chị em lại ngâm cả cửa mình vào trong chậu để rửa. Như vậy, vô tình, những vi khuẩn vốn rất sẵn ở hậu môn có thể lan vào nước và tấn công lại vùng kín.

    Ngoài ra, một số chị em hay dùng xà bông để rửa, tuy nhiên không nên dùng quá thường xuyên. Vì xà bông có tính chất rửa mạnh, sẽ khiến cho âm đạo bị mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển.

    Bác sĩ Dung cũng khuyến cáo, để phòng tránh bệnh phụ khoa chị em nên vệ sinh âm đạo đều đặn ít nhất mỗi ngày 2 lần, và đặc biệt hình thành thói quen rửa âm đạo sau mỗi khi đi vệ sinh. Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công, tuy nhiên cũng cần lưu ý khi chùi giấy vệ sinh bạn phải chùi từ đằng trước ra sau, tránh chùi ngược lại.

    Nam Phương - Theo Vnexpress.net
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi honeynguyet
    Đang tải...


  2. honeynguyet

    honeynguyet Con cò bé bé

    Tham gia:
    11/5/2009
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn đã vệ sinh vùng kín đúng cách?

    Bạn đã vệ sinh vùng kín đúng cách?


    Nhiều phụ nữ hiểu biết rất tốt về cách chăm sóc da mặt trong khi rất lờ mờ về vệ sinh vùng kín, một việc rất hệ trọng với sức khỏe sinh sản. Bạn hãy kiểm tra xem mình có thực hiện đúng như các nguyên tắc dưới đây không nhé.

    Không sử dụng xà phòng bình thường khi vệ sinh vùng kín

    Độ cân bằng axit-kiềm (độ pH) ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ pH trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Thiên nhiên đã tạo ra môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để có những vi khuẩn gây hại không sống được, nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng.

    Sữa tắm làm cho môi trường tại đó trở nên kiềm hơn, mở đường cho các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến viêm đường tiểu và âm đạo, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Do đó, bạn cần sử dụng những chất chuyên dụng có tính axit để làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc.

    Sản phẩm vệ sinh vùng kín không dùng để chữa các bệnh lây qua đường tình dục. Vì vậy nếu nghi có bệnh, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa.

    Rửa vùng kín ít nhất 2 lần/ngày

    Lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu không thể, hãy chuẩn bị sẵn khăn giấy ẩm tẩm thuốc khử trùng. Trong nước này không có cồn gây kích thích niêm mạc, có nhiều dầu thực vật làm ẩm, có các tinh dầu thảo dược làm dịu và axit sữa giúp khôi phục cân bằng pH.

    Chỉ mua loại khăn giấy có ghi rõ ràng "dùng cho vệ sinh vùng kín của phụ nữ".

    Thay băng vệ sinh hằng ngày sau mỗi 4 giờ

    Không được để lâu hơn vì tất cả những chất mà băng thấm vào là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho băng vệ sinh dùng trong ngày hành kinh

    Nếu bạn dễ bị dị ứng, hãy thiên về loại băng bình thường, không tẩm chất thơm.

    Nên lưu ý số giọt in trên vỏ băng vệ sinh

    Ký hiệu giọt trên vỏ băng vệ sinh không phải chỉ số ngày hành kinh mà cho biết lượng chất lỏng mà băng có thể thấm được. Loại băng rất mỏng dùng hằng ngày có ký hiệu 1 giọt, hoặc không có ký hiệu này. Các băng dùng ban đêm có ký hiệu 6 giọt hoặc ghi chữ "night", rộng hơn loại dùng ban ngày và được thiết kế để không làm bẩn đồ lót từ tối đến sáng.

    Trong những ngày hành kinh đầu tiên, khi máu ra nhiều, nên dùng loại băng có 4 giọt hoặc nhiều hơn; trong những ngày còn lại, dùng loại 2-3 giọt.

    Chỉ dùng tăm-pông trong những ngày hành kinh đầu tiên

    Với loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo, cần thay sau mỗi 2 giờ. Việc để quá lâu gây khô âm đạo và kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm do kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh. Những chất độc do vi khuẩn đó tiết ra có thể thâm nhập hệ tuần hoàn, gây sốc nhiễm độc

    Không dùng băng vệ sinh dạng tăm-pông khi bị các bệnh viêm âm đạo và cổ tử cung.

    Hạn chế đồ lót dạng dây

    Các chuyên gia phụ khoa đang phàn nàn nhiều nhất về loại quần lót kiểu dây vốn là mốt hiện nay. Với một số người, loại đó đẹp và gợi tình; nhưng khi đi lại, dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu.
     
  3. Bông Mập

    Bông Mập Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/6/2009
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Oái, toàn làm thế này.... cứ tưởng....
     

Chia sẻ trang này