5 cách giúp bé bỏ tật mút tay

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi liti85, 22/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    5 cách giúp bé bỏ tật mút tay


    Mút tay là hành vi khá phổ biến với các bé dưới 2 tuổi. Giai đoạn 2-4 tuổi, nhiều bé vẫn tiếp tục duy trì thói quen này. Có bé còn thích cắn móng tay, nhai thú bông hoặc những đồ vật trong tầm tay của bé.

    5 gợi ý sau sẽ giúp bạn “cai” mút tay cho bé, từ Family.

    1. Khiến bé chú ý đến đồ vật khác

    Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ đi ngủ, bạn nên để bé cùng dùng tay giữ sách trong lúc bạn đọc sách cho bé. Những lúc cả nhà xem tivi, bạn thử giữ đôi tay của bé “bận rộn” bằng cách cho bé ôm gấu bông.




    [​IMG]


    Ảnh: GettyImages.


    2. Sự hỗ trợ của bạn bè

    Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé. Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này.

    3. Hỏi bé về hành vi mút tay

    Không nên trách mắng bé mà thay vào đó, bạn nên gợi ý để bé hiểu, bé đã lớn (lúc bé không cần đóng bỉm, uống sữa trong bình sữa hoặc ngồi trên chiếc ghế riêng) với kết luận “Con lớn rồi nên sẽ không mút tay nữa”. Bạn có thể chỉ cho bé thấy những “tấm gương” không mút tay như anh (chị) hoặc bạn bè của bé.

    Nếu bé chưa nhận là mình lớn và cần "cai" mút tay, bạn không nhất thiết phải tranh cãi với bé, thay vào đó, bạn chuyển sang phương pháp khác giúp bé "cai nghiện".

    4. Chọn thời điểm bé đã sẵn sàng

    Nếu bé nói “Mẹ ơi, mút tay là xấu phải không? Con không muốn ‘xấu’” thì bé đang cần sự trợ giúp của bạn. Lúc này, bé đã biết xấu hổ, vì thế, 2 mẹ con nên có những "ám hiệu" riêng; ví dụ, khi bé đưa ngón tay lên miệng một cách vô thức, bạn thử tìm cách ra hiệu bí mật để bé "tỉnh ra".

    5. Biện pháp khác

    Quấn vào băng dính vào ngón tay mà bé hay mút, nhắc bé đây là hành vi không được phép. Nếu hành vi mút tay tái diễn nghiêm trọng, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ. Để ngăn ngừa chứng mút tay vô thức, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một loại dung dịch bôi vào ngón tay cho bé.

    Với bé lớn hơn (4 tuổi), bạn có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn. Sau đó, bạn giải thích cho bé hiểu, vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng của bé, làm răng bé bị đau.

    Nếu lên 6 tuổi bé còn thích mút tay, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý.
    Phương Thảo
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


Chia sẻ trang này