Con tôi 25 tháng nhưng mới chỉ nói được vài t

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi bush2209, 20/10/2006.

  1. bush2209

    bush2209 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/11/2005
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Có mẹ nào biết về những nơi dạy trẻ chậm nói thì chỉ dùm mình với. Con trai mình 25 tháng rồi mà mới chỉ nói được vài từ trong khi cháu biết gọi mẹ từ hồi 10 tháng.
    Xin đa tạ các mẹ nhiều nhiều ạ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bush2209
    Đang tải...


  2. xuantruongtravinh

    xuantruongtravinh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/1/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Theo mình thì phải kiên trì bạn ạ, mình chọn những từ dễ nói như cha, mẹ bà.. thường những từ có dấu huyền thì bé dễ nói hơn, kinh nghiệm nhà mình cho bé xem đĩa ca nhạc, xem truyền hình nhiều lần trong ngày cũng giúp bé một phần . Còn một điều này là kinh nghiệm dân gian thôi là chọn em bé nào hay nói lấy đồ ăn của bé đó về cho con mình thì cũng mau biết nói, ví dụ lấy bánh keo của bé đó. Chào bạn
     
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bạn nên đưa cháu đến bệnh viện nhi ( khoa Tâm lý ) hay một phòng khám tâm lý nào đó để kiểm tra khả năng phát triển vận động, giao tiếp và ứng xử của cháu.
    Chậm nói là một biểu hiện cho nhiều vấn đề rối nhiễu khác nhau, ( chậm khôn, hiếu động kém chú ý, tự kỷ ... ) do nhiều nguyên do khác nhau ( sinh học, tâm lý và môi trường ) cần phải xác định được là trẻ có rối nhiễu về vấn đề gì vì giáo dục trẻ chậm khôn khác trẻ tự kỷ.
    Việc giáo dục chủ yếu là kích thích khả năng giao tiếp, cung cấp vốn từ, cải thiện môi trường sống về mặt tâm lý mà chủ yếu là diễn ra tại gia đình. Nói cách khác, việc giáo dục trẻ 70% tại gia đình - 20% tại các phòng trị liệu ( tuần 1 lần ) và 10% tại lớp học ( chủ yếu chỉ là để trẻ đỡ buồn và kích thích phần nào khả năng giao tiếp ).
    Còn về việc xem đĩa ca nhạc, xem truyền hình thì chỉ làm trẻ rối thêm, thụ động thêm, có thể trẻ sẽ bắt chước được vài bài hát, vài câu nói ( đặc biệt là trong các đoạn quảng cáo ) nhưng chỉ lập lại như két mà không hiểu là mình nói gì, và cũng không cần biết là nói để làm gì - Đây chính là một trong những tác nhân gây thêm sự rối nhiễu cho trẻ -
    Có thể nói, việc chăm chữa trẻ chậm nói thì bố mẹ và môi trường gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng - nếu trông mong vào một liệu pháp ngoài gia đình thì sẽ sớm thất vọng.
    Bạn có thể vào trong mục các câu lạc bộ - tìm topic câu lạc bộ đom đóm để trao đổi thêm.
    Chúc bạn đủ kiên nhẫn và tìm ra được phương pháp thích hợp cho cháu.
     
    wallstreet thích bài này.
  4. Mẹ Minh Týt

    Mẹ Minh Týt Thành viên mới

    Tham gia:
    9/5/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chẳng có gì phải lo lắng đâu mẹ nó ạ . Bé nhà mình 26 tháng mới bập bẹ tiếng đầu tiên đấy . Bây giờ cháu được 30 tháng rồi và bắt đầu nói nhiều làm mọi người trong nhà nhức cả đầu đấy . Cứ để cháu phát triển tự nhiên nếu cháu đã nói được vài từ rồi .
     
  5. buonbuon

    buonbuon Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/4/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hic ! Con mình 21 tháng mà nói được chừng 5 từ thôi à:(, trong khi nó kêu "ê cha " từ hồi 10 tháng :). Mình nói với nó suốt đấy mà giờ cũng chỉ ngần ấy từ thôi! Đọc bài của bạn mình thấy đỡ lo 1 chút!
     
  6. wallstreet

    wallstreet Thành viên mới

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn bài viết của Lekhanh, hữu ích quá
     
  7. Chipbebong

    Chipbebong Đồng phục gia đình

    Tham gia:
    22/8/2007
    Bài viết:
    1,086
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    103
    Em nghĩ bố mẹ, ông bà cũng phải nói chuyện thật nhiều với con. Nên duy trì đọc sách cho con mỗi ngày. Nhưng đọc sách ko chỉ là đọc xuông, đọc xong phải hỏi lại và gợi ý cho con trả lời theo sách đã đọc nữa
     
  8. ME JACKY

    ME JACKY Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/4/2009
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Đọc bài các chị em cũng đỡ lo!Bé nhà em cũng 19 tháng rồi mà chỉ bập bẹ vài từ thôi!Bố mẹ chưa biết gọi!Mọi người cứ bảo là chậm nói,những trẻ khác 1 tuổi biết gọi bố mẹ rồi!Xong cứ nói mang đến bác sĩ kiểm tra xem,làm em cang sốt ruột hơn!Bây giờ em yên tam rùi!Cứ bình tĩnh từ từ các chị nhi!Trẻ con khả năng của mỗi bé là khác nhau!Không nên so sánh.
     
  9. seucoi246

    seucoi246 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/4/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    "Nghị lực phi thường giúp con thoát bệnh tự kỷ"

    Mình đọc đc bài này từ vnexpress.
    Ko biết chị này có là thành viên của lamchame hay webtretho ko nhưng nghe chuyện rất quen.

    Mình post lên cả nhà cùng tham khảo nhé.
    Theo mình thì bạn nên đưa cháu đi kiểm tra, để chắc chắn rằng cháu phát triển bình thường để yên tâm. Vì nếu sau này có vấn đề gì mình sẽ ân hận lắm.

    > Nghị lực phi thường giúp con thoát bệnh tự kỷ

    Nhìn con trai hơn 5 tuổi nói cười, đùa nghịch với bạn, chị Hoàng Anh vẫn không thể quên những ngày đen tối khi mới biết con mắc tự kỷ. Suốt 3 năm, bằng tình yêu, sự nhẫn nại và quyết tâm của người mẹ, chị đã dạy và giúp con khỏi bệnh.

    Lúc 4 tháng tuổi, Tuấn - con trai thứ hai của chị Hoàng Anh (giáo viên ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc) đã nặng 10 kg, rất kháu khỉnh và hay chuyện. Thế nhưng khi 14 tháng, chị giật mình vì bé không hề bập bẹ được từ nào, khi gọi không quay lại, ít cười hơn và đi lao đầu về phía trước, hay vấp ngã.

    Chị tâm sự với chồng và những người xung quanh về nỗi lo của mình nhưng đều được trả lời: "Con trai chậm nói hơn con gái, nó mới biết đi, nặng mông nên hay ngã", thậm chí có người còn mắng: "Mày hâm à, con thế kia mà đi khám gì?".

    "Mình cũng cố gắng gạt bỏ mối lo và hy vọng con không sao. Nhưng trong thâm tâm, mình rất sợ bé đang mắc căn bệnh nào đó vì khi mang thai mình đã bị sốt virus mấy ngày, trong khi sinh, bé lại bị ngạt", chị Anh bồi hồi kể lại.

    Nhưng 18 tháng, rồi 24 tháng... Tuấn vẫn không nói được lời nào. Bé hay chơi một mình, muốn gì thì cầm tay người khác đặt vào, không biết chỉ. Cháu chạy nhảy leo trèo suốt ngày, không hề biết sợ, ban đêm thì gào khóc, không vừa ý điều gì là đập đầu ăn vạ, thậm chí cắn người.

    Mối lo sợ của chị ngày một lớn. Đưa con đi khám ở bệnh viện tỉnh, chị được bác sĩ bảo bé bị động kinh và cho uống sirô an thần nhưng sau 1 tuần vẫn không đỡ. Nhìn con gầy sọp, hốc hác, đôi mất vô hồn, cứ im lặng giữa đống đồ chơi, có khi lại dán mắt vào màn hình TV, chị Anh sợ hãi quyết gọi chồng (đang đi làm xa) về đưa con đi Hà Nội khám.

    Tại phòng khám Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ cũng nói con chị bị động kinh và chuyển vào khoa thần kinh của bệnh viện. Tuy nhiên, trong suy nghĩ, chị vẫn không tin vào kết luận này và cho rằng con bị bệnh khác. Đúng như linh cảm của người mẹ, khi đưa con khám lại và đánh giá tâm lý ở khoa Tâm bệnh, viện Nhi, chị được biết Tuấn mắc tự kỷ. Vợ chồng chị phải thuê nhà, mỗi ngày đưa con vào viện để điều trị.

    "Khi đó mình hoang mang lắm. Đêm nào cũng mất ngủ, khóc ròng. Nhưng một lần, vô tình nghe được câu chuyện của hai bác sĩ nói về tình trạng con: 'Cháu này tự kỷ điển hình, muốn tiến bộ thì cái gì cũng phải dạy, trừ lúc ngủ', mình như được thức tỉnh. Từ lúc ấy, trong đầu mình luôn đinh ninh: không ai khác mà chính mình phải cứu lấy con", chị bộc bạch.

    Nhưng khó khăn đầu tiên và lớn nhất mà chị vấp phải lại là sự phản đối từ phía chồng và gia đình anh trước ý định này. Mọi người muốn đưa Tuấn vào một trung tâm chữa tự kỷ và không tin chị có thể tự dạy con vì chẳng có chuyên môn gì.

    "Lúc ấy thấy mình đơn độc quá, không được ai ủng hộ cả. Dạy con thì phải nói luôn mồm suốt ngày, và nhiều khi bắt gặp ánh mắt vừa khó chịu vừa nghi ngờ của mọi người, mình vẫn phải giả vờ như không biết. Có lúc, muốn bế con đến một nơi nào đó thật xa để dạy cháu, nhưng không được. Chữa bệnh này của con cần sự giúp đỡ của nhiều người. Lại tự dặn mình phải cố gắng", chị Anh chia sẻ về những ngày đầu tiên đưa con về nhà.

    Tham khảo ý kiến bác sĩ, học hỏi kinh nghiệm từ các bà mẹ khác, đọc tài liệu... chị chuẩn bị mọi thứ và bắt đầu lên kế hoạch dạy con, vạch ra một thời khóa biểu cho cả nhà. Đầu tiên, chị đến trường xin mỗi tuần chỉ dạy 3 buổi sáng, thời gian còn lại, chị dành cho con.

    Là cô giáo tiếng Anh ở trường, lúc này, chị coi việc dạy con nói như dạy ngoại ngữ cho một người chỉ biết tiếng mẹ đẻ.

    Để con biết chỉ đồ, chị cầm ngón trỏ của cháu, chỉ vào các đồ vật... đồng thời cho con chơi các trò chơi có âm thanh, bắt chước âm thanh của các con vật, như ú óa, ba ba, chi chi chành chành, trốn tìm...

    Để dạy con biết nhận ra tên mình, chị liên tục gọi tên và hỏi con như "Tuấn đâu?" rồi tự cầm tay bé và chỉ vào ngực nói "đây". Muốn con biết "ạ", "xin", chị cầm 2 tay bé khoanh lại trước ngực, miệng nói "ạ" sau đó kéo 2 tay con hướng về phía trước, nói "xin". Ngoài ra, mẹ và mọi người trong nhà tự nói "ạ" và "xin" khi muốn bé đưa cho thứ gì.

    Để tăng hiệu quả, khi bé thực hiện được bất kỳ yêu cầu nào hay có âm bật ra hoặc mấp máy môi, chị lại khen và thưởng cho con. Phần thưởng là những gì bé thích như mút kẹo, một chút bim bim, nếm một ít mật ong, ôm chặt bé vào lòng... Với những điều khác như dạy con nhận biết các bộ phận trên cơ thể hay những người thân trong gia đình... chị cũng phải dạy con từng bước như thế và điều gì cũng phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi con nhớ và làm được.

    Các thành viên trong gia đình từ chỗ phản đối, nghi ngờ, dần dần thấy rõ Tuấn đã tiến bộ nên đã bắt đầu tin chị. Được chị thuyết phục và hướng dẫn, mọi người đều cố gắng dành thời gian vui chơi và củng cố các bài học cho Tuấn.

    Lúc này, để con hòa nhập nhanh, chị muốn cháu được tiếp xúc với các bạn hàng xóm và đi lớp nhưng việc này không đơn giản.

    Những gia đình cạnh nhà chị đều nhắc con họ không được đến gần Tuấn vì sợ cháu sẽ đánh, cắn chúng. Chị tìm cách gần gũi mọi người và thuyết phục họ là con mình sẽ không gây hại gì cho lũ trẻ nhưng không ai tin. Kỳ nghỉ hè năm ấy, chị đến từng nhà thuyết phục cho mình được dạy học và trông con miễn phí cho họ. Nhiều người ngần ngại, có người muốn thử. Họ đưa con đến nhà chị rồi đứng ngoài quan sát. Rồi họ cũng dần nhận ra, con mình ngoan hơn, các cháu còn được học ngoại ngữ và quan trọng hơn, không hề bị Tuấn đánh như vẫn tưởng.

    Chị tiếp tục xin cho con đi mẫu giáo nhưng nhà trường nhất định không nhận. Và suốt mấy tháng liền, chị phải đi lại thuyết phục rồi xin được đến trường vừa giúp các cô giáo dạy trẻ, vừa chơi với con, giúp con hòa nhập cùng các bạn. Cứ thế, chị được nhà trường tin, Tuấn được nhận vào lớp, mẹ cũng theo vào.

    "Điều quan trọng nhất là mình dành hết tình cảm cho con, chính mình phải có niềm tin là sẽ giúp được con. Khi dạy con phải biết bé thích gì, nếu không cũng phải tìm mọi cách để bé thích một cái gì đó. Mọi người trong gia đình cũng cần dành thời gian vui chơi với bé", chị chia sẻ kinh nghiệm với các phụ huynh trong câu lạc bộ cha mẹ có con tự kỷ của viện Nhi.

    Gương mặt rạng rỡ, chị cho biết, sau 3 năm cả nhà cùng cố gắng, Tuấn giờ đã thoát khỏi hội chứng tự kỷ. Ở lớp, bé rất hòa đồng với các bạn và hay giơ tay phát biểu. Điều làm chị hạnh phúc nhất là cậu con trai này rất tình cảm với mẹ và mọi người trong nhà.


    Theo Vnexpress.
    http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/04/3BA0DF00/
     
  10. Himeomeo

    Himeomeo Banned

    Tham gia:
    24/3/2009
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Chăm sóc và nuôi dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi

    Giai đoạn từ 1-3 tuổi là một trong những thời kỳ quan trọng trong suốt quá trình phát triển của bé. Việc nuôi dạy của cha mẹ giai đoạn này không chỉ giúp bé phát triển tốt mà còn có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của bé.
    Việc tham gia một khóa học "chăm sóc và nuôi dạy trẻ từ 1-3 tuổi" sẽ giúp bạn có đầy đủ kiến thức để chăm sóc bé về mặt dinh dưỡng, sức khoẻ, tinh thần...giúp bé phát triển toàn diện nhất.
     

Chia sẻ trang này