Một số vấn đề ở trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Bố khoai, 13/11/2006.

  1. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Thuốc nhỏ mũi

    Bạn nên dùng Nước muối sinh lý (NaCl 9%o) để nhỏ cho bé, không nên dùng nhiều loại thuốc khác cho bé vì nó làm cho mui khô ngay nhưng không tốt cho sau này, nước muối sinh lý có nồng độ muối sinh lý nhẹ để rửa mũi cho bé không có hại, đóng chai nhỏ như lọ thuốc nhỏ mắt, mũi khác.



    Lưu ý khi chọn thuốc nhỏ mũi, xịt mũi cho trẻ em

    Thursday, 14. September 2006, 04:28:18
    Ngạt mũi, chảy mũi ở trẻ em là hai dấu hiệu rất thường gặp, nhất là vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Khi trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi, ngoài việc tìm các nguyên nhân để điều trị, chúng ta cần nhỏ thuốc tại chỗ cho trẻ được khô mũi và thở thông. Các thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hiện có rất nhiều, vì vậy cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng như cân nhắc kỹ khi lựa chọn thuốc.

    Nguyên nhân gây ngạt mũi, chảy mũi ở trẻ em
    - Có thể là một dị vật vào trong mũi. Khi đó trẻ thường ngạt một bên, chảy một bên mũi, 1-2 ngày sau mũi có mùi hôi thối. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do các cháu có thể vô tình nhét vật lạ vào mũi như các loại hạt: hạt đỗ, hạt lạc, hạt ngô..., những mảnh giấy vụn hoặc những đồ chơi nhỏ... Vì vậy khi trẻ bị ngạt mũi một bên có mùi hôi thối nhất thiết phải đến cơ sở tai mũi họng khám để lấy dị vật ra.

    - Còn rất nhiều các nguyên nhân gây chảy mũi, ngạt mũi khác như viêm mũi họng thông thường (hay còn gọi là cảm cúm), nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi, ho, có thể sốt nhẹ, đặc biệt là viêm mũi xuất tiết...

    Các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi thông thường
    Trước hết là những thuốc hoàn toàn mang tính sinh lý bình thường đó là:

    Nước muối sinh lý (NaCl 9%o)

    Là nước muối đẳng trương, có tác dụng rửa mũi làm cho dịch mũi loãng ra và giữ cho niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4-5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2, 3 - 4 lần. Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là trẻ sơ sinh dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không nguy hiểm và có hại gì, có thể dùng lâu dài.

    Sterimar (nước biển phun sương)

    Làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường. Có ưu điểm hơn nước muối sinh lý là có chứa nhiều hoạt chất với các nguyên tố kim loại và nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm có thể kháng viêm, đồng, mangan kháng dị ứng... Dùng theo dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi... vì vậy được dùng trong viêm mũi xuất tiết, sau các thủ thuật ở mũi, sau nạo VA, sau cầm máu mũi... Loại thuốc này hoàn toàn vô hại, có thể dùng lâu được.

    Nhóm các thuốc co mạch gồm sunfarin 1% (cho trẻ em)

    - Eferin 1% giúp cho niêm mạc cuốn mũi co lại làm cho trẻ thở thông thoáng, dễ chịu. Dùng sunfarin và eferin có tác dụng nhanh chữa ngạt mũi nhưng không nên dùng kéo dài quá 2 tuần vì dùng nhiều có thể gây co mạch.

    - Naphazolin 0,05%: loại thuốc này chống ngạt tốt, nhanh nhưng ảnh hưởng đến tim mạch. Đã có những trường hợp cháu bé dùng naphazolin bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

    - Otrivin là loại thuốc gồm xylometazolin cũng có tác dụng co mạch tốt, phòng ngừa không cho virut, vi khuẩn phát triển, làm sạch hốc mũi, mũi thông thoáng nhanh, tuy nhiên không nên dùng kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, chỉ nên dùng không quá 2 tuần để niêm mạc kịp hồi phục.

    - Pivalone là loại thuốc chủ yếu là tixocortol hay dùng để xịt mũi khá tốt vì đây là loại thuốc xịt (spray) làm sạch chất nhày ở mũi, làm thông thoáng mũi, niêm mạc mũi ít bị tổn thương, ít hại cho trẻ em. Thuốc dùng trong điều trị chảy mũi kéo dài như viêm mũi cấp, viêm mũi mạn, viêm mũi theo mùa, viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng.

    Các loại thuốc trên trước khi nhỏ hoặc xịt mũi đều phải hút hết dịch mũi, nói cách khác phải làm sạch hốc mũi trước khi sử dụng thì thuốc mới có hiệu quả.

    - Clorocide (cloramphenicol) 4%o là loại thuốc có kháng sinh dùng để sát trùng mũi. Đặc biệt trong các dịch cúm, sởi có thể dùng đồng loạt cho các vườn trẻ, mẫu giáo. Nhưng nên nhỏ vừa phải (2- 3 giọt) vì thuốc đắng chảy xuống họng các cháu dễ nôn hoặc trớ. Loại này ít có tác dụng làm co mạch.

    - Argyrol 1% là loại thuốc có muối bạc (NO3Ag) có tác dụng sát trùng nhẹ, làm săn niêm mạc, rất tốt cho trẻ trong các trường hợp viêm mũi nhiễm trùng, trong các dịch cúm, sởi. Tuy nhiên cũng không nên dùng thuốc kéo dài quá 2 tuần.

    Ngoài các thuốc thông dụng trên hiện nay còn rất nhiều các loại thuốc dùng để xịt mũi cho trẻ đó là:

    - Locabiotal: trong thành phần có fusafugin rất tốt để sát khuẩn mũi, họng, đề phòng nhiễm khuẩn mũi họng, làm cho niêm mạc mũi họng giữ được độ pH.

    Tóm lại, các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi cho trẻ em hiện rất phong phú và khá phổ biến. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải biết cách lựa chọn và sử dụng cho có hiệu quả và tránh những hậu quả xấu, tốt nhất nên dùng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trẻ em.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bố khoai
    Đang tải...


  2. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Xem lại cho bé

    Cháu đã đánh răng 2 lần/ngày mà vẫn bị thì có thể do cháu bị viêm lợi hoặc viêm họng gây mùi hôi.

    Bạn tham khảo các nguyên nhân khác dưới đây nhé
    Chứng hôi miệng - Nguyên nhân và xử lý

    Rất nhiều người lớn và trẻ em bị chứng hôi miệng. Điều này cản trở cuộc sống cá nhân (thất bại về tình cảm, cô lập về xã hội) cũng như thành công trong nghề nghiệp của họ. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.


    Trong trường hợp này, mùi hôi sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.

    Các yếu tố tạo điều kiện cho sự tồn tại của vi khuẩn kỵ khí bao gồm:

    Thức ăn thừa không được làm sạch.

    Tăng nồng độ protein trong miệng: do loét miệng, viêm lợi, tổn thương nha chu sâu, sâu răng, răng giả không phù hợp hoặc bị hỏng, răng mọc lệch, lưỡi bẩn, chứng khô miệng (do thiếu nước hoặc dùng thuốc).

    Để xác định nguồn gốc của mùi hôi, có thể yêu cầu người bệnh bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi người bệnh bịt mồm, thổi ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân lại là ngoài miệng.

    Các biện pháp xử trí bao gồm:

    Xử lý các nguyên nhân gây thở hôi như: chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu...

    Tăng cường vệ sinh răng miệng: đẩy mạnh việc đánh răng, cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng.

    Thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu).

    Giảm hút thuốc lá và tiến tới bỏ hẳn.

    Dùng đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.



    Các nguyên nhân ngoài miệng:

    1. Bệnh tai mũi họng: viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở mũi họng.

    2. Bệnh phổi: viêm phế quản, viêm phổi.

    3. Bệnh đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày - ruột, thoát vị bẹn.

    4. Thực phẩm: Các thành phần bay hơi (rượu, hành, tỏi...) đi qua đường tiêu hóa vào máu rồi đi ra ngoài qua hơi thở.

    5. Một số trường hợp đặc biệt:

    - Tình trạng nhiễm toan và tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tạo nên các mùi xêton.

    - Tình trạng tăng urê máu trong suy thận cũng đi kèm mùi amoniắc trong hơi thở.

    - Hơi thở của bệnh nhân suy gan có mùi hôi rất đặc trưng.
     
  3. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    NHững bất thường ở trẻ khi ngủ

    Những bất thường ở trẻ khi ngủ
    Những biểu hiện khác lạ trong giấc ngủ của trẻ có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh của trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ quấy khóc, gãi đầu, gãi tai, kèm theo sốt thì có thể là do viêm ống tai ngoài, mẩn ngứa ống tai, hoặc viêm tai giữa.

    Trước khi ngủ, trẻ nóng giận, hay quấy, khi ngủ thì dễ giật mình, tỉnh giấc, mặt đỏ, toàn thân khô, tiếng thở to và gấp, tim đập nhanh: Đó là dấu hiệu báo trước trẻ có thể lên cơn sốt.

    Khi ngủ mồ hôi vã ra như tắm, ngủ không ngon giấc, kèm theo các biểu hiện đầu vật vã, răng mọc chậm, thóp không đầy theo đúng thời gian: Đó là dấu hiệu trẻ có thể bị còi xương.

    Trẻ ngủ chân tay giật giật chứng tỏ ban ngày tinh thần bị kích thích quá mạnh, quá sợ hãi, quá mệt mỏi.

    Thường ngày trẻ thích ngủ, lúc nào cũng có thể ngủ được; nghe thấy tiếng động cũng chẳng phản ứng gì: Coi chừng trẻ có thể bị điếc.

    Hai hàm răng của trẻ nghiến kêu kèn kẹt trong lúc ngủ: có thể là biểu hiện bệnh ký sinh trùng đường ruột hoặc có dị hình hàm răng, hàm trên hàm dưới không khớp nhau. Tình trạng này chỉ có tính chất nhất thời, khi thay toàn bộ răng sữa thì đa số trường hợp sẽ hết chứng nghiến răng.

    Khi ngủ trẻ thường gãi vào vùng mông, hậu môn: Có thể trẻ có giun kim.

    Trẻ nằm ngửa, ngủ say, tiếng ngáy to không ngớt, thở há miệng lộ bộ mặt ngây ngô, sống mũi rộng phẳng bẹt: Có thể đang bị viêm amidan, V.A hay có thịt thừa ở mũi, họng, cần khám tai mũi họng.

    Trẻ 6 tháng tuổi trở lại trong quá trình ngủ nếu vừa vươn vai vừa khóc thì chỉ do buồn ngủ, xoa đầu, vỗ mông là trẻ ngủ ngay.

    Nếu trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi khóc ê a, hai mắt lim dim, nước mắt giàn giụa, cựa quậy luôn luôn là do chăn chiếu không êm, không ngủ yên được; nên sửa lại chỗ nằm hay đặt trẻ ra nói khác.

    Nếu trẻ khóc ê a, hai mắt lim dim, khóc có nhịp cao thấp như hát là lúc mỏi mệt, đói hay khát, không ngủ được, nên cho trẻ bú.

    Nếu thấy trẻ ngủ khóc thét lên, cau mày rụt cổ hoặc run rẩy khóc là trẻ ngủ mê, giật mình kinh sợ, nên lên tiếng trấn an và ẵm lên vỗ về, xoa dịu nỗi kinh sợ của trẻ.

    Trong quá trình ngủ, nếu thấy trẻ thể hiện tiếng khóc, động tác lạ, khác thường, nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để tham khảo ý kiến và điều trị nếu cần thiết.

    (Theo Nông Nghiệp Việt Nam)
     
  4. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    anhgioto trích bài xin ghi rõ nguồn gốc để các mẹ biết rõ thông tin trích từ nguồn nào và đảm bảo tôn trọng chủ sở hữu bài viết nhé :D
     

Chia sẻ trang này