Dành cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Bố khoai, 9/1/2007.

  1. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Nuôi dưỡng trẻ không được bú sữa mẹ như thế nào?

    Trong thực tế có một số trẻ khi sinh ra đã không được bú sữa mẹ vì mẹ chết do những tai biến sản khoa khi đẻ hoặc vì mẹ mất sữa hoàn toàn do mổ lấy thai, hay mắc phải các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, lao phổi nặng, bệnh tâm thần nặng, nhiễm HIV/AIDS... Trong trường hợp này, người thân cần nắm được một số kiến thức nhất định để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

    Sữa cho trẻ?

    Trước tiên phải xác định nuôi dưỡng những trẻ này khó khăn, vất vả, tốn kém gấp nhiều lần so với trẻ được bú sữa mẹ. Về nuôi dưỡng sau sinh, tốt nhất là cho trẻ bú trực ngay (bú trực có nghĩa là bú sữa của người mẹ khác cũng đang cho con bú). Có thể đó là người trong gia đình họ hàng (cô, dì, bác...) đang nuôi trẻ dưới 2 tuổi, hoặc xin sữa người trong làng, xóm, cơ quan... Thuận lợi nhất là trẻ được bú trực tiếp, nếu không có điều kiện thì xin sữa vắt ra. Sữa này có thể để từ 3-4 giờ mà không cần phải đun lại cho trẻ ăn vẫn tốt.

    Với trẻ không có điều kiện bú trực thì bắt buộc phải dùng sữa ngoài. Ở những nơi nuôi được bò sữa, hoặc trâu đẻ, dê đẻ có thể dùng sữa tươi của các con vật đó đem đun sôi để nguội, vớt bỏ hết bơ (mỡ của sữa) ở phía trên rồi pha loãng theo tỷ lệ 1/3 (có nghĩa là 1 phần sữa bò tươi cho thêm 3 phần nước sôi) rồi pha đặc dần 1/3 rồi 2/3... đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi thì có thể dùng sữa bò tươi nguyên không cần pha loãng. Có thể cho thêm ít đường với vị ngọt nhẹ (tỷ lệ khoảng 10%, nghĩa là một lít sữa cho 100g đường).

    Nếu không có sữa bò tươi thì dùng sữa bột (có 2 loại: một loại dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và một loại khác dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi). Dùng sữa bột thì thuận tiện hơn, nhất là trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa bột thích hợp và cách pha chế có hướng dẫn cụ thể kèm theo. Ngoài sữa bột có thể cho trẻ ăn thêm sữa đậu nành.

    Không cho trẻ nhỏ ăn sữa đặc có đường vì sữa này chỉ thích hợp với trẻ lớn. Sữa đặc có tỷ lệ đường rất cao để bảo quản, nếu pha loãng để giảm độ ngọt thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, còn nếu pha đặc để bảo đảm dinh dưỡng thì trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn nước cháo với đường hoặc mì chính. Vì ngoài thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ... cháo đường lại luôn làm cho trẻ có cảm giác no, đầy bụng nên trẻ sẽ lười ăn. Những trẻ này sẽ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, thiếu vitamin A, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến khô mắt, mù lòa...

    Có thể bạn chưa biết

    Chú ý cho trẻ tắm nắng mỗi ngày từ 5-10 phút vào buổi sáng và xoa bóp tập thể dục cho bé.


    Nhưng trẻ không được bú mẹ, thường có nhu cầu uống nước nhiều hơn nên ngoài các bữa ăn, cần cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước hoa quả (cam, chanh...) uống từ từ ít một. Mỗi ngày cho uống thêm 2-4 lần, mỗi lần từ 10-30ml. Để phòng còi xương, cần cho trẻ uống thêm vitamin D (dùng theo chỉ định của thầy thuốc) cho đến lúc trẻ được 2 tuổi và cho uống vitamin A 2 đợt trong một năm, trong các chiến dịch uống vitamin A toàn quốc (vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm) cho đến lúc trẻ được 3 tuổi để phòng khô mắt, đồng thời tăng sức miễn dịch của trẻ.

    Cho trẻ ăn

    Khi cho trẻ ăn, nên tập cho trẻ ăn bằng thìa cốc cho quen dần, hơn nữa thìa cốc dễ cọ rửa, bảo đảm vệ sinh. Không nên cho trẻ bú bình và dùng núm vú cao su để tránh cho hàm răng phát triển lệch lạc. Hơn nữa việc vệ sinh cọ rửa bình cũng khó khăn hơn, nên trẻ dễ mắc tiêu chảy.

    Cho trẻ ăn sữa hoàn toàn đến 4 tháng tuổi và sau đó cho ăn thêm các thức ăn khác. Cho ăn bột từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và luôn nhớ tô màu cho bát bột. Ngoài ra, vẫn tiếp tục cho ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành, mỗi bữa từ 200-250ml, mỗi ngày cho ăn thêm từ 2-3 bữa. Ở những gia đình có điều kiện nên cho ăn thêm sữa chua, rồi dần dần tập cho trẻ ăn các thức ăn khác giống như thức ăn của người lớn, nhưng cần ninh nhừ hơn, dễ tiêu hóa, vệ sinh và phù hợp với lứa tuổi.

    Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, thường hay bị táo bón, màu phân ít vàng mà thường giống màu đất thó, số lượng phân nhiều hơn bình thường, mùi phân hơi thối chứ không chua như trẻ bú sữa mẹ (vì chưa tiêu hóa hết đạm).

    Nói tóm lại, nuôi trẻ không được bú mẹ là một công việc hết sức khó khăn, cần nhiều thời gian chăm sóc, tốn kém hơn và đòi hỏi phải có kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Nếu nuôi dưỡng không tốt, trẻ không được ăn đủ về số lượng cũng như chất lượng sẽ bị suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều trẻ sẽ bị bệnh béo phì, sau này dễ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch.

    Tham khảo bài viết của BS. Trần Thị Nguyệt
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bố khoai
    Đang tải...


  2. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

    Trẻ mới sinh thường hay mắc các bệnh về da bởi làn da của bé rất mỏng manh, ít khả năng chống lại các vi khuẩn và các chất có hại trong môi trường đặc biệt khi da bị kích thích.

    Nếu bé của bạn có mắc phải các bệnh này thì bạn cũng đừng có quá lo lắng bởi đó là hiện tượng bình thường ở trẻ và rất dễ xử lý:

    Rôm sảy: Những nốt nhỏ màu hồng, thường nằm dọc cơ thể. Bệnh này xuất hiện do nhiệt độ và độ ẩm cao cùng với tuyến mồ hôi chưa phát triển. Không mặc cho bé quá nhiều quần áo hay ở phòng có nhiệt độ cao. Mặc cho bé những bộ đồ rộng, thoáng. Vệ sinh làn da bé thật sạch sẽ và khô ráo.

    Mụn: Những nốt hồng li ti trên mặt. Khi sinh ra, trẻ vẫn còn giữ lại những hormone của mẹ trong một thời gian ngắn vì vậy mà mụn có thể xuất hiện. Các đốm mụn này thường sẽ tự mất đi trong một vài tuần đầu tiên. Nếu không, bạn cần hỏi ngay chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

    Trầy xước, phồng rộp: Bệnh thường xuất hiện khi có sự cọ xát giữa quần áo và làn da của bé, hoặc các vùng da chà vào nhau. Cách tốt nhất là giảm thiểu các tác nhân gây hại là bỉm hay những trang phục quá bó, cọ vào da bé. Luôn giữ da bé sạch và khô và thoa phấn rôm hoặc kem chuyên dụng dành cho trẻ em.

    Eczema (Chàm bội nhiễm): Da có vẩy, tấy đỏ. Chứng viêm da do dị ứng hay còn gọi là eczêma là trạng thái đã được xác định về mặt di truyền học nên gần như không thể chữa khỏi.

    Cách tốt nhất là luôn giữ cho làn da của bé được sạch sẽ và khô ráo. Có thể nói chuyện với bác sĩ khoa nhi hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm dành cho da nhạy cảm được chỉ định đặc biệt cho trẻ.

    Theo IVillage
     
  3. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Hướng dẫn cách nuôi trẻ từ 4-6 tháng tuổi

    Con của bạn đã được 4 tháng tuổi và cần thêm thức ăn phụ vào sữa mẹ để tiếp tục lớn nhanh... Bạn nên cho bé ăn những gì?...

    Khi nào có thể tập cho bé ăn dặm?

    Nếu bạn thấy: bé có thể uống chút nước súp, nước cháo hay trái cây từ muỗng. Bé dòm miệng khi mọi người ăn uống vậy là bé đã sẵn sàng để nếm thử thức ăn đặc.

    Vạn sự khởi đầu nan:

    Thức ăn đặc không giống sữa mẹ chút nào. Vậy bạn hãy kiên nhẫn và bình tĩnh giúp bé vượt qua giai đoạn này.

    Thức ăn để tập ăn nên đơn giản, dễ làm và bạn đừng chú ý tới thành phần dinh dưỡng vội vì bé mới chỉ tập. Sữa mẹ vẫn cung cấp toàn bộ nhu cầu cho bé. Lúc này điều quan trọng là cho bé tập làm quen với độ đặc, vị thức ăn và ăn bằng muỗng thay vì cho mút, bú. Nên cho bé ăn đặc trước cữ bú lúc đói nhất, sau đó cho bú đủ như bình thường.

    * Một số thức ăn để bé "tập":

    Chuối nạo, hoặc đu đủ, xoài nạo bằng muỗng.

    Một miếng nhỏ khoai lang hoặc khoai tây tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa tươi hoặc sữa mẹ nặn ra.

    Một muỗng bột trẻ em đã chín với vài muỗng nước chín hoặc sữa.

    Vài muỗng nước cơm chắt với sữa.

    Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.

    Vài muỗng tàu hũ nước đường.

    * Tập cho bé như thế nào?

    Lựa một trong các thức ăn trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu, tăng dần từ 1 lên 3 muỗng. Nên dùng muỗng nông để đưa thức ăn vào giữa lưỡi để bé dễ nuốt.

    Trẻ cần 7-10 ngày để làm quen với 1 loại thức ăn đặc mới.

    Khi trẻ đã quen với 1 loại thức ăn, bạn hãy tập cho trẻ nếm loại mới với cách như trên. Dần dần bé đã quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Vậy là bạn đã vượt qua khó khăn đầu tiên.

    * Bé có thể gặp vài trục trặc:

    Nếu bé chống cự lại, không chịu ăn, bạn có thể đổi qua loại khác, thay vì dùng muỗng, hãy lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé muốt. Nếu không thành công, bạn tạm lùi lại 1-2 tuần và bắt đầu thử lại. Không bao giờ cưỡng ép bé.

    Nếu bé tiêu có hơi lỏng một chút, màu sắc có thay đổi bạn vẫn yên tâm cho bé tiếp tục ăn nếu bé vẫn khỏe, vẫn chơi.

    Tập cho bé ăn đủ chất trong mỗi bữa khi bé đã ăn giỏi. Tuy nhiên, phải tuân thủ nguyên tắc kéo dài 3-5 ngày với chỉ 1 loại thức ăn mới để bé quen dần và để phát hiện ra loại thức ăn nào có thể gây dị ứng ở trẻ để loại trừ.

    Trứng phải được nấu chín kỹ, không cho bé ăn "lòng đào". Nếu phát hiện bé bị dị ứng với trứng như nổi mề đay, lác sữa, tạm ngưng một thời gian.

    Trứng có thể được thay bằng sữa bột, tàu hũ ở tháng đầu và sau đó là cá, thịt, tép... ớ các tháng kế tiếp.

    Nếu trẻ nghẹn, khó nuốt, có thể là do bột quá đặc, bạn cần làm cho bột loãng hơn bằng một chút nước chín, nước canh hoặc sữa.

    Có bữa bé không muốn ăn, có lẽ là bé chưa đói, bạn hãy bình tĩnh chờ tới bữa ăn sau bé sẽ ăn ngon lành. Sự căng thẳng, gò ép của mẹ sẽ làm bé sợ dần bữa ăn và thức ăn. Thói quen ăn uống tốt quan trọng hơn nhiều việc phải ăn hết suất trong lúc trẻ không muốn ăn.

    Ngoài thức ăn dặm, bạn cho bé ăn thêm 50-100ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn giữa các bữa ăn.

    (Theo "Nuôi con mau lớn")
     
    havyconyeu thích bài này.
  4. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Làm Gì Khi Trẻ Bị Nôn - Trớ?

    LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ NÔN - TRỚ?

    Khi bú quá no hoặc nuốt nhiều không khí do chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú của mẹ, trẻ có thể bị trớ. Khi đó, hãy kiên trì vỗ nhẹ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú.

    Nguyên nhân và cách xử lý

    Trước tiên, cần phân biệt hiện tượng nôn và trớ ở trẻ. Nôn là khi nhiều sữa bị đẩy ra ngoài miệng, trong khi trớ là chỉ một lượng sữa nhỏ chảy ra mép một cách tự nhiên. Trớ sữa là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khiến sữa dễ dàng chảy ngược từ dạ dày ra thực quản và tới miệng được chia làm 3 nhóm:
    Dạ dày của bé lúc này còn nằm ngang, dung lượng nhỏ, cơ và thần kinh chưa trưởng thành.
    Cơ co thắt ở thượng vị (chỗ nối thực quản và dạ dày) chưa phát triển.
    Bú quá no.
    Nuốt nhiều không khí: do khi bú mẹ, trẻ chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú, hoặc khi bú bình, đầu vú không đầy sữa.
    Sau khi ăn, trẻ vô tình bị đột ngột thay đổi tư thế.

    Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện một số động tác sau:

    - Khi cho bé bú, cần để bé ngậm sâu vào quầng vú.

    - Vỗ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế trẻ thẳng đứng, bụng ép vào ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó, vỗ vào lưng trẻ cho tới khi nghe tiếng ợ lớn. Cần kiên trì vỗ cho bé ợ được một tiếng, nhiều khi phải mất đến 5-7 phút. Lúc ợ, bé có thể trớ ra một chút sữa, vì vậy đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo.

    - Giữ bé ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao trong khoảng 15-20 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Trên thực tế, không ít trẻ cần được bế tới 30 phút sau khi ăn để không bị nôn, trớ.

    Nếu các biện pháp trên không có kết quả, cần cho bé đi khám để xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc để cải thiện. Ngoài ra cần theo dõi cân nặng của bé hằng tuần. Nếu bé lên cân đều thì không có gì đáng ngại. Còn nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như sút cân, sốt, đi ngoài phân lỏng... thì đưa bé đi khám ngay.

    (Theo SK & ĐS)
     
  5. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Xử Lý Khi Bé Bị Tiêu Chảy

    XỬ LÝ KHI BÉ BỊ TIÊU CHẢY

    Một vài vấn đề dưới đây bạn cần nắm rõ để có thể xứ lý tốt trong trường hợp bé bị tiêu chảy...

    Tiêu chảy đơn giản là tiêu phân lỏng?
    - SAI. Gọi là tiêu chảy cấp khi trẻ đi phân lỏng trên 3 lần/ngày, nhưng kéo dài không quá 14 ngày.

    Tiêu chảy là do bị ngộ độc thực phẩm?
    - SAI. Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do ngộ độc thực phẩm.

    Tiêu chảy có ói mửa là dịch tả?
    - SAI. Tiêu chảy có ói mửa thường là do ngộ độc thực phẩm. Dịch tả là đi tiêu phân lỏng ồ ạt, nhiều lần trong ngày, đục như nước vo gạo và mùi rất tanh, tử vong nhanh.

    Mọc răng làm cho trẻ tiêu chảy cấp?
    - SAI. Mọc răng đôi khi khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ (đi tước), có thể do sự tăng tiết quá mức của các tuyến nước bọt, nhưng đa phần trẻ bị tiêu chảy cấp khi mọc răng là do nhiễm vi khuẩn hay virus. Thời kỳ mọc răng cũng là thời điểm kháng thể của mẹ truyền sang đã không còn và đó cũng chính là thời điểm trẻ bắt đầu vơ lấy bất cứ thứ gì trong tầm tay để cho vào miệng, làm gia tăng khả năng tiếp xúc với vi trùng…

    Nên cho trẻ đi khám ngay khi trẻ bị tiêu chảy?
    - SAI. Chỉ nên cho trẻ đi khám khi cơ thể có dấu hiệu mất nước.

    Khát chính là dấu hiệu mất nước?
    - SAI. Khát chỉ là một trong những dấu hiệu mất nước, đôi khi không chính xác do trẻ không đòi, không thích uống hoặc muộn khiến mất nước nặng, trẻ không uống được. Cần xem xét tổng thể từ dấu hiệu toàn thân (quấy khóc hay lừ đừ…) cho đến mắt trũng, lưỡi miệng khô, không có nước mắt khi khóc và dấu véo da chậm trở về bình thường. Khi ấy mới biết cơ thể có mất nước hay không và mất nước nhẹ hay nặng.

    Cho trẻ uống dung dịch ORS khi bị tiêu chảy để bù lại lượng nước và muối khoáng mất đi qua phân?
    - ĐÚNG. Nhưng nếu không có ORS, vẫn có thể cho bé uống nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt muối hoặc ngay cả nước đun sôi để nguội còn tốt hơn là không cho bé uống gì. Có thể tự pha bằng 1 lít nước chín + 3g muối + 18g đường hoặc 1 lít nước chín + 3g muối + 80g bột.

    Trẻ bị tiêu chảy bằng mọi giá phải làm cho ngưng tiêu chảy?
    - SAI. Làm ngưng tiêu chảy lúc này sẽ khiến chất độc trong cơ thể không thải dược ra ngoài, độc tố vào máu càng làm tình hình trầm trọng hơn.

    Nên kiêng ăn nhiều và kiêng sữa, yaourt khi trẻ bị tiêu chảy vì đường ruột đang yếu?
    - SAI. Trẻ bệnh nói chung cần ăn nhiều hơn bình thường để mau phục hồi và tăng sức đề kháng. Chỉ sử dụng sữa không đường lactose khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài mà thôi. Yaourt hay sữa chua rất cần cho việc tái lập cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột trẻ lúc này. Chỉ tránh dùng các loại nước có gas nhiều đường, các thực phẩm nhiều xơ hoặc chế biến sẵn (chả, xúc xích, thịt hun khói, patê…)

    Với trẻ còn bú bị tiêu chảy, cần tăng lượng sữa ăn vào và cho ăn càng nhiều càng tốt.
    - ĐÚNG. Cho trẻ tiếp tục bú mẹ hoặc bú bình, tăng số lần bú. Thức ăn mềm, nấu kỹ và loãng hơn bình thường một ít.

    Theo BS. Thanh Vân
     
  6. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Trị chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh

    Trị chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh



    Một nghiên cứu mới đây đã cho kết quả: Dùng men đường ruột dòng vi khuẩn Lactobacillus reuteri có thể cải thiện chứng đau bụng cho trẻ sơ sinh.

    Men đường ruột là một loại men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột đã bị rối loạn, có tác dụng hồi phục lại các sinh vật đã bị chết vì một lý do nào đó (chủ yếu là do thuốc kháng sinh). Chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh hiện chưa thể xác định chính xác nguyên nhân nhưng có thể phát hiện dựa trên biểu hiện khóc quá nhiều mặc dù trẻ vẫn ăn tốt, sức khỏe bình thường.

    Thực nghiệm trên gần 90 trẻ sơ sinh có cùng tuổi, cân nặng, giới tính và thời gian khóc được chia thành 2 nhóm: 41 trẻ dùng men đường ruột và 42 trẻ dùng thuốc chống đầy hơi, chướng bụng trong 28 ngày. Kết quả cho thấy:

    - Chỉ sau 7 ngày điều trị, chứng đau bụng giảm rõ rệt hơn hẳn ở nhóm dùng men đường ruột L.reuteri so với nhóm thuốc chống đầy hơi, chướng bụng với tỉ lệ dứt cơ đau bụng lên tới 95% so với 7%.

    - Những trẻ uống men đường ruột sau 28 ngày điều trị khóc ít hơn trẻ điều trị bằng thuốc đầy hơi, chướng bụng là 51–145 phút.

    Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nếu các bà mẹ hạn chế tối đa các thực phẩm có thể gây dị ứng thì triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh cũng sẽ giảm bớt.

    Mặc dù men đường ruột được đánh giá là an toàn hơn hẳn thuốc trị đầy hơi, chướng bụng nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể khẳng định rằng men đường ruột là loại thuốc điều trị chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

    (Theo Dân trí)
     
  7. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Những Nguy Cơ Thường Gặp ở Trẻ Sinh Non

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ ra đời trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng là sinh non. Các em thường rất yếu ớt, tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao, đặc biệt là những trẻ không quá 32 tuần thai và nặng dưới 2.000g lúc chào đời.

    Tỷ lệ trẻ sinh non ở Việt Nam hằng năm là 10% (khoảng 150.000 em). Việc chăm sóc và nuôi dưỡng các em gặp rất nhiều khó khăn do các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển chín muồi.

    Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da của trẻ quá mỏng, khả năng sản sinh nhiệt kém, trong khi sự mất nhiệt do bức xạ và bốc hơi lại rất lớn. Trung tâm điều hóa thân nhiệt của trẻ hoạt động yếu. Nhiệt độ môi trường dễ khiến trẻ bị lạnh và phù cứng, vì lớp mỡ dưới da chứa nhiều acid béo no nên rất mau đông cứng. Việc sưởi ấm cho trẻ sinh non cực kỳ quan trọng và cách hiệu quả nhất là người mẹ ôm trẻ vào lòng.

    Bé sinh non có nguy cơ hạ đường huyết và calci huyết cao do năng lượng dự trữ thiếu và ăn uống quá ít. Để khắc phục tình trạng này, trẻ cần được cho ăn sớm và nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ chưa tự dung nạp thức ăn qua đường tiêu hóa thì nên tiến hành nuôi bằng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu (việc này chỉ thực hiện được trong bệnh viện). Khi bắt đầu ăn được qua đường miệng, trẻ cần bú sữa mẹ ngay. Sữa mẹ rất cần cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non vì nó chứa nhiều protein, nhất là protein kháng khuẩn. Protein giúp trẻ sinh non phát triển nhanh, còn protein kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể yếu ớt của trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm.

    Trẻ sinh non thường bị suy hô hấp. Tuổi thai càng thấp thì tỷ lệ suy càng cao, dễ dẫn đến tử vong do bị xẹp phổi và hội chứng màng trong. Những trường hợp này cần được điều trị tích cực tại bệnh viện.

    Ngoài ra, những trường hợp sinh thiếu tháng có nguy cơ xuất huyết cao, nhất là xuất huyết màng não và phổi. Tình trạng xuất huyết sẽ càng trầm trọng nếu trẻ bị thiếu oxy hoặc hạ thân nhiệt.

    Để giảm tỷ lệ trẻ sinh non, thai phụ cần được chăm sóc tốt, nhất là trong thời kỳ thai nghén; cần đi khám thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu sinh non và có biện pháp xử lý kịp thời.

    BS. Nguyễn Thị Kiểm, SK&ĐS
     
  8. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Trẻ Sơ Sinh Nhẹ Cân

    Bạn hiểu gì về trẻ sơ sinh nhẹ cân? Có phải tất cả những trẻ nhẹ cân đều khó phát triển? Khi sinh ra bé nhẹ cân, bạn cần phải hiểu rõ tình trạng của bé để chăm sóc bé tốt hơn...

    Thế nào là trẻ sơ sinh nhẹ cân?

    Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 2.500gr. Trẻ có cân nặng lúc sanh giữa 1.000gr và 1.499gr gọi là trẻ rất nhẹ cân, và trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 1.000gr là trẻ cực nhẹ cân.

    Những trẻ này có thể đủ tháng hoặc non tháng, trẻ có thể bình thường hoặc có dị tật bẩm sinh đi kèm. Nguyên nhân gây nhẹ cân có thể do chậm phát triển trong tử cung hoặc không.

    Các dạng trẻ nhẹ cân

    Trẻ nhẹ cân được phân loại theo tuổi thai (trẻ nhẹ cân đủ tháng và trẻ nhẹ cân non tháng), theo sự cân đối (nhẹ cân cân đối và nhẹ cân không cân đối) và theo tình trạng suy dinh dưỡng (nhẹ cân có gầy mòn và không gầy mòn). Trẻ nhẹ cân dưới 37 tuần tuổi thai gọi là trẻ nhẹ cân non tháng. Trẻ nhẹ cân và không cân đối hoặc trẻ gầy mòn là những trẻ chỉ có cân nặng thấp, còn chiều cao và vòng đầu bình thường. Trẻ nhẹ cân cân đối là những trẻ giảm cả cân nặng, chiều cao và vòng đầu. Trẻ sinh đủ tháng nhẹ cân có thể cân đối hoặc không cân đối. Những trẻ non tháng nhẹ cân thường là nhẹ cân cân đối.

    Quan sát trẻ nhẹ cân không cân đối sẽ thấy có sự khác biệt so với trẻ nhẹ cân cân đối. Trẻ nhẹ cân không cân đối bề ngoài trông gầy mòn, giảm mô dưới da, da nhăn, đầu to, móng dài, da khô tróc vẩy. Trẻ nhẹ cân cân đối thường có khe khớp sọ giãn, thóp trước rộng, chậm phát triển hành xương, trẻ lùn và vòng đầu nhỏ.

    Những nguyên nhân làm trẻ nhẹ cân

    Khả năng phát triển thai thay đổi cũng như việc cung cấp dinh dưỡng không đủ cho thai nhi chính là những nguyên nhân làm trẻ nhẹ cân. Ngoài ra, yếu tố di truyền, môi trường... cũng sẽ làm trẻ sơ sinh nhẹ cân.


    Mặc dù có rất nhiều yếu tố di truyền, về thai, dinh dưỡng, môi trường, về nhau - tử cung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, nhưng trong một vài trường hợp, người ta không rõ nguyên nhân gây nhẹ cân. Những nguyên nhân gây nhẹ cân thường gặp là:

    1. Khả năng phát triển thai thay đổi:

    Bất thường về di truyền.
    Dị tật bẩm sinh.
    Bất thường nhiễm sắc thể.
    Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
    Nhiễm trùng trong tử cung.
    Tiếp xúc với chất gây ung thư hoặc thuốc.
    Rối loạn điều hòa nội tiết.
    2. Cung cấp dinh dưỡng không đủ:

    Chức năng nhau không đủ.
    Đa thai.
    Sinh già tháng.
    Bất thường bánh nhau.
    Viêm bánh nhau (do vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng).
    Suy dòng máu qua bánh nhau hoặc giảm vận chuyển oxy.
    Mẹ bị sản giật.
    Mẹ bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận.
    Sống trên vùng cao.
    Mẹ hút thuốc lá.
    Sự tăng trưởng thai trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa thai kỳ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi khả năng phát triển liên quan đến di truyền của thai. Nhiễm trùng trong tử cung hoặc tiếp xúc độc chất (như chì) xảy ra trong giai đoạn phân chia tế bào có thể làm thay đổi khả năng phát triển liên quan đến di truyền của thai. Trẻ sinh ra từ bà mẹ có điều trị thuốc (Hydantoin, thuốc chống chuyển hóa, hoặc thuốc có cocain, heroin, alcohol) thường bị chậm phát triển.

    Quá trình tăng trưởng của thai trong 3 tháng cuối ảnh hưởng chủ yếu bởi sự cung cấp dinh dưỡng qua nhau. Do đó, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi chức năng của bánh nhau, sự thay đổi mạch máu tử cung hoặc cả hai. Chức năng bánh nhau không đầy đủ có thể do nhồi máu bánh nhau, u mạch máu, thuyên tắc mạch máu, dây rốn bất thường, nhau bong non.

    Hãy chú ý đến các bệnh lý của mẹ: sản giật, tiểu đường, cao huyết áp, thận... có thể làm thai chậm phát triển.


    Các bệnh lý của mẹ gây thay đổi mạch máu như: sản giật, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận có thể gây giảm lưu lượng máu tử cung - bánh nhau và làm thai chậm phát triển. Tình trạng mẹ mập, ốm ít ảnh hưởng đến sự phát triển thai. Tuy nhiên, năng lượng bà mẹ nhận trong thai kỳ có liên quan đến sự tăng cân của mẹ, của bánh nhau và cân nặng của trẻ. Bà mẹ mang thai hút thuốc lá sẽ làm giảm rõ rệt cân nặng lúc sanh của trẻ (có thể giảm cả chiều cao và vòng đầu). Nguyên nhân có thể do áp lực của khí CO (carbon monoxide) đối với Hemoglobin cao hơn oxy, gây thiếu oxy máu thai và do tác động gây co mạch tử cung của nicotine.

    Những tình trạng làm thay đổi khả năng phát triển thai hoặc gây giảm phát triển thai sớm (trước 34 tuần thai) làm giảm cả cân nặng, chiều cao và vòng đầu. Tuy nhiên, những tình trạng gây giảm cung cấp dinh dưỡng của thai hoặc giảm tưới máu tử cung - bánh nhau thường ảnh hưởng đến cân nặng trước (gây nhẹ cân không cân đối)

    Hầu hết trẻ nhẹ cân cân đối không tìm được nguyên nhân, còn trẻ nhẹ cân không cân đối thường có nguyên nhân do mẹ bị sản giật, cao huyết áp.

    Chức năng trẻ nhẹ cân có gì thay đổi?

    Tỷ lệ nhẹ cân ở các nước đang phát triển cao hơn ở các phát triển. Một số nơi, trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500gr chiếm tỷ lệ hơn 10%. Trong nhóm nhẹ cân, trẻ đủ tháng chiếm từ 17-80%.


    Trẻ nhẹ cân có sản phẩm nitrogen trong máu cao như ammonia, urea và acid uric, chứng tỏ có tăng dị hóa protein. Những trẻ này có rối loạn tân tạo glucose và phân hủy glycogen. Do đó, trẻ có khuynh hướng hạ đường huyết kéo dài trong nhiều tuần. Ở bào thai suy dinh dưỡng, tim, phổi, thận to hơn trẻ bình thường ở cùng cân nặng, trong khi lách, gan, thượng thận, tuyến ức thì nhỏ. Dự trữ glycogen trong tim và gan giảm, sợi cơ tim nhỏ hơn bình thường.

    Tỷ lệ nhẹ cân ở các nước đang phát triển cao hơn ở các phát triển. Một số nơi, trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500gr chiếm tỷ lệ hơn 10%. Trong nhóm nhẹ cân, trẻ đủ tháng chiếm từ 17-80%.

    Điều trị bệnh lý mẹ lúc mang thai, theo dõi sự phát triển thai có thể giúp giảm tỷ lệ trẻ nhẹ cân.

    Trẻ nhẹ cân và nguy cơ tử vong

    Các vấn đề thường gặp ở trẻ nhẹ cân là ngạt, viêm phổi, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đa hồng cầu, những bệnh lý do dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai.

    Nguyên nhân chính gây tử vong là ngạt. Trẻ chậm phát triển càng nặng thì tỷ lệ thai lưu, hạ đường huyết, hạ calci/máu, da hồng cầu càng tăng đáng kể.

    Trong nhóm trẻ chậm phát triển nặng, hầu hết là trẻ nhẹ cân không cân đối.

    Sự phát triển của trẻ nhẹ cân sau khi sinh cũng sẽ đặc biệt hơn trẻ bình thường. Trẻ có những thay đổi trong thành phần cơ thể và sự phát triển thần kinh bị hạn chế.


    Trẻ nhẹ cân cân đối thường bị tổn thương khả năng tăng trưởng từ giai đoạn đầu của bào thai. Còn trẻ nhẹ cân không cân đối bị tổn thương khả năng tăng trưởng chỉ trong giai đoạn ngắn ở cuối thai kỳ. Do đó, trẻ nhẹ cân không cân đối thường có dự hậu tốt hơn.

    Sự phát triển sau sanh: Đa số trẻ nhẹ cân sẽ tăng trưởng nhanh, bắt kịp trẻ bình thường trong 3-6 tháng đầu sau sanh. Tuy vậy, sau giai đoạn nhũ nhi, lúc 15-18 tháng tuổi và có thể kéo dài tới 7 tuổi, trẻ nhẹ cân sẽ có cân nặng, chiều cao và vòng đầu nhỏ hơn trẻ bình thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng chậm phát triển trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ.

    Trẻ nhẹ cân không cân đối dễ phát triển sau sinh hơn trẻ nhẹ cân cân đối.

    Những thay đổi trong thành phần cơ thể: Khi so sánh trẻ sinh non nhẹ cân và trẻ sinh non đủ cân cùng cân nặng, người ta thấy sự tăng cân của trẻ nhẹ cân bao gồm: tăng nước nhiều hơn, và tăng chất béo, chất đạm ít hơn trẻ đủ cân.

    Sự phát triển thần kinh: Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn, vận động, phối hợp động tác kém, khó tập trung. Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, thường có đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh nhiều hơn trẻ đủ cân. Trẻ chậm phát triển trong tử cung có tỷ lệ chậm phát triển tâm thần cao, không có khả năng học tập lúc 12-14 tuổi.

    Tóm lại, sự hiểu biết về căn nguyên, kiểu tăng trưởng, sự phát triển thần kinh tâm lý của trẻ nhẹ cân có vai trò rất quan trọng đối với cả nhân viên y tế và các bậc cha mẹ, để từ đó chúng ta biết cách chăm sóc và tạo những điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển bình thường.

    Theo BS. Cam Ngọc Phượng SK&DS
     
  9. M&M

    M&M Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/10/2006
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    150
    Điểm thành tích:
    83
  10. M&M

    M&M Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/10/2006
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    150
    Điểm thành tích:
    83
  11. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Kéo topic này lên thôi
     
  12. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Kéo topic này lên tý rơi sâu quá
     
  13. TomDuyanh

    TomDuyanh Banned

    Tham gia:
    18/4/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    chế độ ăn cho bé 4 tháng rưới

    Bố Khoaivà các mẹ ơi giúp em vơi. Con em được hơn 4,5 tháng rồi, nhưng cháu mới được 6,5kg thôi. Đây là chế độ ăn của con em, nhờ Bố Khoai và các mẹ tư vấn giúp cho em xem có cần phải điều chỉnh gì không vì em thấy con em tăng cân ít quá (cháu sinh được 3,4kg):
    5h00: ăn sữa (120-140ml)
    8h00 - 8h30: ăn bột (khoảng 100ml)
    10h00: uống nước cam (20-30ml)
    11h00: ăn sữa (120-140ml)
    14h30: ăn sữa (120 - 140ml)
    16h00: uống nước cam (30ml)
    17.30: ăn bột (khoảng 100ml)
    20h30: ăn sữa (100 - 120ml)
    23h00: ăn sữa (100 - 120ml)
    Đây là lịch ăn của con em đấy, tuy nhiên có những hôm con ăn gần 1h mới xong vậy nên nhiều khi bị bỏ bữa .
    Bố Khoai và các mẹ thấy em có cần phải thay đổi hay điều chỉnh chế độ ăn cho con không? Hiện tại em đang cho cháu ăn bột ăn liền của Hipp . và em dùng nước cháo loãng pha với sữa cho con .
    Em có cần phải cho con đi khám dinh dưỡng không ah? em không biết khi nào thì phải cần bổ sung canxi cho con .
    Em rất mong nhận được lời khuyên của các anh chị .
     
  14. nyvan

    nyvan Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bạn ơi bé nhà bạn có bú mẹ k ? Tớ nghĩ k biết bạn cho bé ăn như thế các bữa ăn có gần nhau quá k nhỉ ? có thể vì thế nên mỗi bữa bé ăn k được nhiều.
    Bé nhà tớ sinh có 3,1kg thôi mà bây giờ tròn 3 tháng được 6,2kg rồi đấy, nhưng tớ cho ăn các bữa cách nhau 4-5 tiếng cơ, nên mỗi lần bé ăn được 150-180ml đấy (trộm vía con), giữa các bữa tớ cũng cho uống thêm 50-100ml nước lavie hoặc trà Hipp, đến giờ trộm vía thấy con lên cân đều, k biết đến tháng sau cho ăn bột thì thế nào, có gì mình cùng trao đổi nhé.
     
  15. Hai Anh

    Hai Anh 0904173789

    Tham gia:
    27/7/2005
    Bài viết:
    8,992
    Đã được thích:
    736
    Điểm thành tích:
    823
    @ Nyvan: hồi con Linh nhà mình chưa được 6 tháng, mình chả dám cho nó uống gì ngoài sữa và trà Hipp cả. Kể cả nước lọc cũng không dám. Hi hi hi, nhưng nó uống sữa kém lắm, cả ngày có 600cc thôi, đánh vật, ừ thì cũng bú mẹ nhưng gọi là ngửi hít tí tẹo. Toàn phải vắt ra để cho bú bình đấy. 2 tháng đầu lên mỗi tháng 8-9 lạng, rồi tụt dần đều, kekeke, 1 năm có 8.4kg thôi. Nhưng bắp vế nên ai nhìn ảnh cũng tưởng bụ lắm ý.
     
  16. nyvan

    nyvan Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tại tớ ít sữa nên bé nhà tớ bú mẹ chỉ để giải khát thôi, còn thì đến bữa cứ phải làm 1 bình 180ml, bữa đêm thì 150ml thôi cho dễ ngủ. Chắc tại bé bú sữa công thức nên hay khát nước, tớ cho uống ngày 2-3 bình trà Hipp rồi mà bé vẫn muốn uống nữa nên phải cho uống thêm nước lọc. Bé nhà tớ tiêu thụ Farley nhà cậu hơi nhanh đấy nhé kekeke.
    Mà tớ tưởng 4 tháng là bắt đầu cho ăn dặm được rồi chứ nhỉ, hay tại tớ lâu k nuôi trẻ con quên sạch mất rùi nhỉ ???
     
  17. Hai Anh

    Hai Anh 0904173789

    Tham gia:
    27/7/2005
    Bài viết:
    8,992
    Đã được thích:
    736
    Điểm thành tích:
    823
    Đâu có, tôi vẫn biết từ 4 tháng có thể cho con ăn dặm. Nhưng con nhóc nhà tôi nó còi, tôi ko dám cho ăn sớm. 4 tháng rưỡi mới cho ăn bột gạo nhũ nhi pha sữa, bí đỏ nghiền. Sang tháng thứ 5 mới cho ăn 1 bữa ngọt/ngày. Chủ yếu cứ ti mẹ và ti bò thôi.
    Tròn 6 tháng mới cho ăn sang bột mặn = cách quấy nước rau củ, thịt xay với bột gạo ăn liền, chưa cho ăn bột quấy đâu nhé. Hết tháng 6 sang 7 tháng mới cho ăn bột quấy. Bột quấy kéo dài được 2 tháng thì chuyển sang cháo xay. Rồi cháo hạt, 1 tuổi ăn cháo hạt, mì nui các loại rồi.
    Farley tiêu thụ nhanh thì okie rồi, hihi, tks nhé.
     
  18. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    làm dấu để có time đọc mà biết cách chăm sóc con sau này, hi hi, mình sắp làm mẹ rồi mà !!!!!!!!!
     
  19. Mẹ Cu Phệ

    Mẹ Cu Phệ CHĂN LƯỚI:0982372734

    Tham gia:
    28/7/2009
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Các mẹ cho em hỏi bột gạo nhũ nhi dùng như thế nào được ko ạ?
     

Chia sẻ trang này