Thông tin: Dạy tiếng anh cho thiếu nhi: 6 nguyên tắc vàng

Thảo luận trong 'Tiếng Anh cho con' bởi TopicaAmazing, 4/6/2012.

  1. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Đề án “Dạy và học ngoại ngữ” trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008. Đặc biệt, trong đề án, dạy và học tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy và học cho thiếu nhi. Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho thiếu nhi để việc dạy và học có hiệu quả.
    1. Chơi hơn dạy.
    Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.

    2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết.
    Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép.Các hoạt động đa dạng sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập

    3. Học cụ hơn giáo trình.
    Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.
    Cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của học sinh, nhất là cần khuyến khích học sinh tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập.
    Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.

    4. Nói nhiều hơn nghe-viết.
    Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp đối với nhiều thế hệ đi trước.
    Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, học sinh cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn.
    Một cách hạn chế việc phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...

    5. Bắt chước hơn ngữ pháp.
    Bắt chước là không thể thiếu được đối với thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
    Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để học sinh tự xác định và hành động phù hợp.

    6. Vui hơn cho điểm.
    Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.
    Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên học sinh nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, học sinh có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.
    Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho thiếu nhi như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh thiếu nhi để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh
    PGS-TS Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO-Việt Nam)

    Các mẹ có thể tra cứu thêm 1 số kinh nghiệm khác tại mục lục sau:

    [​IMG]


    1. Để học tốt Tiếng Anh

    2. Những yếu tố cần thiết để học giỏi Tiếng Anh

    3. Những cụm từ tiếng lóng trong Tiếng Anh

    4. Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    5. Một số từ tiếng Việt khó dịch sang tiếng Anh

    6. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

    7. "Yes", "No" trong tiếng Anh và "Có", "Không trong tiếng Việt

    8. Học ngữ pháp hiêu quả

    9. Bí quyết tạo hứng thú để học Tiếng Anh

    10. Mệnh đề -ing và -ed

    11. Các thì trong Tiếng Anh

    12. Tiếng Anh và những điều kỳ thú

    13. Những từ chỉ “người bạn” trong Tiếng Anh

    14. Học ngữ pháp hiệu quả

    15. Học Tiếng Anh qua thơ

    16. Học Tiếng Anh qua thơ (2)

    17. 10 Cặp Từ Dễ Nhầm Lẫn Trong Tiếng Anh !!

    18. Cấu trúc " To Do" ..!!!!!!!!!

    19. Thành ngữ tiếng Anh và thức ăn

    20. Làm sao để học phát âm Tiếng Anh

    21. Những cấu trúc tiếng anh thông dụng

    22. So & Therefore – Giống và khác nhau thế nào?

    23. Sử dụng "would" trong các đoạn hội thoại

    24. Chìa khóa cho kỹ năng speaking

    25. Làm thế nào để bạn tự tin trong giao tiếp Tiếng Anh

    26. 4 bước học Tiếng Anh đơn giản mà hiệu quả

    27. Phương pháp học từ vựng Tiếng Anh

    28. 7 kinh nghiệm học Tiếng Anh hiệu quả

    29. Must - Mustn't - Needn't

    30. Preposition (giới từ)

    31. Gerunds

    32. Date and time (ngày và tháng)

    33. Học ngữ pháp nhanh chóng và hiệu quả (C2)

    34. -ing/-ed + clauses

    35. Dùng trợ động từ để diễn đạt tình huống trong quá khứ

    36. Cách dùng Tiền tố (Prefixes) và Hậu tố (Suffiex)

    37. Các nghĩa của từ "blue"

    38. Phân biệt giữa "Palace" và "Castle"

    39. Một số hiểu lầm khi học Tiếng Anh online

    40. Tìm hiểu 1 số từ Tiếng Anh mới trong Tiếng Anh hiện đại

    41. 3 cách giúp bạn phát âm chuẩn và "ngọt"

    42. Những cách ví von trong Tiếng Anh

    43. Cải thiện phát âm Tiếng Anh

    44. Để có động lực học Tiếng Anh

    45. Những câu nói Tiếng Anh bất hủ về tình yêu

    46. Dạy trẻ học Tiếng Anh đúng cách

    47. Các loại từ vựng trong Tiếng Anh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi TopicaAmazing
    Đang tải...


  2. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Để học tốt Tiếng Anh

    Nhân đầu năm học, tôi có mấy "bí kíp" học tiếng Anh, xin mạn phép ghi ra. Nếu ai có những kinh nghiệm khác hiệu quả hơn, xin post lên để cùng học hỏi.

    Listening: Tôi thường xuyên nghe đài BBC. Siêng nữa thì thu băng lại để nghe kỹ nhiều lần: lần đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu toàn câu, điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều, việc luyện Listening theo tôi ko đến nỗi quá khó. Thư giãn thì nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Cũng có khi nghe chỉ để thưởng thức âm nhạc, nhưng việc chú ý đến nội dung, theo tôi, là rất quan trọng. Nếu không dễ xảy ra tình trạng thích bài nhạc nào đó, hát nghêu ngao mà không cần biết nội dung như thế nào, người khác nghe được sẽ cười cho!!! Nếu có thời gian rảnh hơn thì thu băng giọng mình nói, một dạng kiểu "spoken diary", cũng khá thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình.

    Speaking: Listening và Speaking liên quan mật thiết với nhau. Một người nghe hỏi mà ko hiểu thì làm sao có thể trả lời được? Vậy nên từ vựng vô cùng cần thiết. Ngữ pháp theo tôi không quan trọng lắm! Dĩ nhiên nói đúng ngữ pháp sẽ khiến người nghe dễ hiểu hơn và thể hiện trình độ của người nói hơn. Tuy nhiên lưu ý ngôn ngữ nói có ngữ pháp riêng của nó. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ pháp trong ngôn ngữ nói rất đa dạng, uyển chuyển. Ta có thể nói chỉ một từ người nghe cũng hiểu được, ko cần lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh. Như vậy tóm lại Speaking cần 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng! Nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế ta đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai riết thành quen, sau này khi muốn sửa lại sẽ rất khó! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước ngoài bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt!

    Reading: Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách dùng từ, chơi chữ, văn phong của tác giả. Đọc nhiều chuyên mục, lĩnh vực, tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thường dùng trong đời sống hằng ngày. Reading giúp ích rất nhiều cho Writing, vì thế nếu có thời gian, nên dành 1/2g mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh!

    Writing: Viết nhật ký bằng tiếng Anh là một cách học hay và có kết quả. Muốn giỏi viết thì ko có cách nào khác hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. Mình bình thường thì chỉ cần 3 lần cũng tốt rồi! Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi. Những bước này tôi đều áp dụng với các lớp học môn Writing và thấy có hiệu quả. Ngữ pháp rất quan trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng rất quan trọng, chú ý ko sai chính tả. Ngoài ra muốn văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình muốn nói. Quy tắc 1-2-3 là một quy tắc rất hay! Nếu chưa nghĩ ra 3 ý để phát triển bài văn thì khoan hãy viết! Và vì 3>1 nên ý hay nhất nên để dành nói sau cùng ("save the best for the last"!)

    Vocabulary & grammar: Học tốt cả 4 kỹ năng tức không thể bỏ qua phần từ vựng và ngữ pháp. Ngữ pháp muốn giỏi thì học kỹ các quy tắc, làm nhiều bài tập và cuối cùng là sử dụng thật nhiều trong văn nói và viết. Từ vựng cũng thế! Biện pháp sau của tôi tuy cũ nhưng rất hữu ích: các bạn nên chịu khó luôn mang theo bên mình quyển sổ tay nhỏ, khi thấy có vật gì hay điều gì muốn diễn đạt bằng tiếng Anh ko được thì nên ghi chép lại để về tra cứu thêm. Quyển sổ cũng để ghi chú những từ vựng hay, những chủ đề các bạn yêu thích hoặc đơn thuần chỉ là những từ tình cờ học được. Việc ghi ra có thể giúp một số bạn; một số bạn khác cần có hình ảnh, màu sắc mới nhớ thì có thể vẽ hoặc tạo một ký hiệu nào đấy để dễ học. Đây là cơ cấu não bộ của riêng mỗi người, các bạn nên linh động thay đổi sao cho phù hợp.

    Tóm lại, theo tôi, nếu xem việc học nhẹ nhàng, vui vẻ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Tiếng Anh cũng giống như các môn học khác, muốn thấm sâu, thấm lâu thì cần phải có một thời gian đầu tư nhất định. Đừng quá nôn nóng vội vã mà hãy lên kế hoạch cho việc học của mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và quyết tâm thực hiện thật gắt gao. Sau một thời hạn nhất định, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với kết quả mình đạt được. Chúc các bạn thành công!
     
    Sửa lần cuối: 4/10/2012
  3. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Những cụm từ tiếng lóng trong Tiếng Anh

    Các cụm từ dưới đây sẽ giúp các em giao tiếp tiếng Anh tự nhiên hơn.

    Beat it! Đi chỗ khác chơi
    Big deal! Làm như quan trọng lắm, làm dữ vậy!
    Big shot! Nhân vật quan trọng
    Big wheel! Nhân vật quyền thế
    Big mouth! Nhiều chuyện
    Black and the blue! Nhừ tử
    By the way! À này
    By any which way! Cứ tự tiện, bằng mọi giá
    Be my guest! Tự nhiên
    Break it up! Dừng tay
    Come to think of it! Nghĩ kỹ thì
    Can't help it! Không thể nào làm khác hơn
    Come on! Thôi mà, lẹ lên, gắng lên, cố lên
    Can't hardly! Khó mà, khó có thể
    Cool it! Đừng nó
    Come off it! Đừng xạo
    Cut it out! Đừng giỡn nửa, ngưng lại
    Dead end! Đường cùng
    Dead meat! Chết chắc
    Down and out! Thất bại hoàn toàn
    Down but not out! Tổn thương nhưng chưa bại
    Down the hill! Già
    For What! Để làm gì?
    What For? Để làm gì?
    Don't bother! Đừng bận tâm
    Do you mind! Làm phiền
    Don't be noisy! Đừng nhiều chuyện
    For better or for worst! Chẳng biết là tốt hay là xấu
    Just for fun! Giỡn chơi thôi
    Just looking! Chỉ xem chơi thôi
    Just testing! Thử chơi thôi mà
    Just kidding / just joking! Nói chơi thôi
    Give someone a ring! Gọi người nào
    Good for nothing! Vô dụng
    Go ahead! Đi trước đi, cứ tự tiện
    God knows! Trời biết
    Go for it! Hãy thử xem
    Get lost! Đi chỗ khác chơi
    Keep out of touch! Đừng đụng đến
    Happy Goes Lucky! Vô tư
    Hang in there/ Hang on! Đợi tí, Gắng lên
    Hold it! Khoan
    Help yourself! Tự nhiên
    Take it easy! Từ từ
     
  4. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    Chào các mẹ, em lập post này để có mẹ nào có những chia sẻ, kinh nghiệm học Tiếng Anh hay những điều cần lưu ý khi học Tiếng Anh thì chia sẻ với mọi người. ^^ hi vọng mọi người ủng hộ ạ :D
     
    edutrackkidseooi15 thích.
  5. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Một số từ tiếng Việt khó dịch sang tiếng Anh

    Đầu tiên em xin chia sẻ với các mẹ 1 số từ Tiếng Việt khó dịch sang Tiếng Anh

    1. Ai (không dùng để hỏi mà để nói trống không): Those who

    Ai mong đợi điều xấu nhất hầu như là người ít bị tuyệt vọng nhất.

    Those who expect the worst are less likely to be disappointed.

    2. Giá mà (đi sau động từ chia ở thì quá khứ đơn giản): If only

    - Giá mà tôi giàu có.

    If only I were rich.

    - Giá mà tôi biết tên anh ấy.

    If only I knew his name.

    3. Phải chi (dùng để diễn tả ước muốn): That

    - Phải chi tôi có thể gặp lại anh ấy.

    That I could see him again.

    4. Nếu không thì: If not

    - Tôi sẽ đi nếu anh cùng đi, nếu không thì tôi thà ở nhà còn hơn.

    I will go if you are going, if not, I'd rather stay at home.

    5. Chỉ khi nào: Only if (đảo chủ ngữ ra sau động từ)

    - Chỉ khi nào thầy giáo cho phép thì sinh viên mới được vào phòng.

    Only if the teacher has given permission are students allowed to enter the room.

    6. Coi, xem: If, Whether (dùng trong câu nói gián tiếp)

    7. Dẫu có ... hay không: whether or not

    - Dẫu có yêu được cô ấy hay không thì anh ta cũng vui vẻ.

    He will be happy whether or not she loves him.

    8. Có nên: whether

    - Tôi không chắc có nên nghỉ việc hay là tiếp tục làm.

    I am not sure whether to resign or stay on.

    9. Hóa ra: as it turned out; turn out to be sth/sb; turn out that

    - Hóa ra tôi không cần đến ô.

    I didn't need my umbrella as it turned out.

    - Hóa ra cô ấy là người yêu của anh trai tôi.

    It turned out that she was my older brother's girlfriend.

    10. Chứ không phải: But

    - Anh đã mua nhầm cái áo sơ mi rồi. Tôi cần cái màu xanh chứ không phải cái màu vàng.

    You have bought the wrong shirt. It is the blue one I wanted but the red one.

    11. Không ai mà không: no man but

    - Không ai mà không cảm thấy tội nghiệp cho người ăn xin đó cả. There is no man but feels pity for that beggar.
     
  6. ngocnhi06

    ngocnhi06 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/3/2009
    Bài viết:
    2,363
    Đã được thích:
    424
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    Hay quá, tớ rất thích topic như thế này
     
  7. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    Cám ơn mẹ nó nhé, mình sẽ cố gắng tìm càng nhiều post càng nhiều để các mẹ tham khảo nhé ^^
     
  8. tuanlinh

    tuanlinh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    24/5/2012
    Bài viết:
    7,870
    Đã được thích:
    850
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Dạy Tiếng Anh thiếu nhi: 6 nguyên tắc vàng

    con gái mình 10 tuổi mà cực lười học tiếng anh,nản quá
     
    Sửa lần cuối: 24/7/2012
  9. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

    Tiếp theo xin chia sẻ với các mẹ 1 ít lý thuyết về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ nhé, phần này mọi người là rất hay bị nhầm lẫn lắm.

    Nguyên tắc chung: Chủ ngữ số ít thì hòa hợp với động từ số ít, chủ ngữ số nhiều thì hợp với động từ số nhiều.
    Tuy nhiên, đôi khi chủ ngữ còn hòa hợp với động từ tùy theo ý tưởng diễn đạt hoặc danh từ/đại từ đứng trước theo các quy tắc sau:
    QUY TẮC I: Hai danh từ/đại từ số ít, nối liền bởi “and” thì phải theo sau bởi 1 động từ số nhiều:
    - She and I are friends.
    - Linh and her friend are going to the library.
    Nếu hai danh từ diễn đạt cùng 1 ý/1 sự kiện thì động từ chỉ là số ít.
    - The lecture and author is coming to the stage.

    QUY TẮC II: Hai danh từ/đại từ được nối bởi “with”, “as well as”, “together with”, “along with” thì động từ phải hòa hợp với danh từ đầu tiên thứ nhất:
    - Duong with her boyfriend is very tired.
    - His family together with Nam are going on holiday in Ha Long Bay.

    QUY TẮC III: Danh từ số ít đứng sau “each”, “every” hay danh từ số nhiều/đại từ số nhiều đứng sau “each of” đều hợp với động từ số ít:
    - Each boy and girl has an English dictionary.
    - Each of us gets a tin of coke.

    QUY TẮC IV: Hai danh từ/đại từ được nối bằng “or/not”, “either…or/neither…nor”, “not only…but also” thì động từ phải hợp với “S” gần nhất:
    - Either you or your husband is going to the meeting.
    - Neither I nor you are young.

    QUY TẮC V:
    1.A number of nouns + verb (số nhiều):
    A number of workers are on strike.
    2.The number of nouns + verb (số ít):
    (Vì 1 số danh từ, tuy có hình thức số nhiều (s) nhưng ngụ ý là số ít, nên chỉ hợp với động từ số ít):
    + Danh từ chỉ bệnh tật như: meals, mumps, herpes, rickets (còi xương).
    + Danh từ chỉ môn học (academic subjects) như: physics, economics, linguistics, mathematics, statistics…
    + Danh từ chỉ địa danh như: Athens, Algiers, The United States, The Philippines, Brussels…
    VD: The number of meals has raised, especially in the crowded population areas.
    + Trong một số danh từ tập hợp, cụm từ định lượng, việc sử dụng động từ số ít/số nhiều đôi khi tùy thuộc vào ý người nói muốn nhấn mạnh đến một tổng thể hay các bộ phận cấu thành tổng thể đó.
    VD: The number of students who have withdrawn from class this quarter is appalling (dễ sợ).
    Dart is/are often played in pubs. (dart = 1 mũi phi tiêu/ darts: trò chơi ném phi tiêu)

    QUY TẮC VI: Danh từ chủ ngữ chỉ thời gian, tiền bạc, khoảng cách, trọng lượng thì hợp với động từ số ít, VD:
    - Ten tons of rubber is exported to Japan.
    - Two years is long enough for them to separate from each other.
    - Five kilometers is too far to walk.

    QUY TẮC VII:
    1.Phần trăm (percentages), phân số (fractions)
    Phần trăm/phân số + of + uncountable noun + verb (số ít), VD:
    Sixty percent of waste paper is recycled.
    Three quarter of the world’s population lives in bad living condition.
    2.Phần trăm, phân số + of + plural noun + verb (số nhiều):
    Half of the students in this class come from the country.
    Less than fifty percent of students are bad at foreign language.

    QUY TẮC VIII: Gerunds hay infinitives làm chủ ngữ đều hợp với động từ số ít:
    - Smoking is bad for health.
    - To live is to struggle.

    QUY TẮC IX: Hợp thì với adverbial clause of time.
    1.Adverbial clause of time được bắt đầu với connectors:
    When/as (khi), before/after, by the time = before, while, whenever, as soon as (ngay khi), as long as (chừng nào mà/cho đến khi), till, until = just as (cho đến khi), since, no sooner …than = vừa mới thì đã = hardly…when.
    2.Thì của động từ trong các mệnh đề phải phù hợp với nhau và phù hợp với nghĩa của connector, VD:
    Until I lived in Vietnam, I had never known hot weather.
    + had know = past perfect à xảy rea trước lived
    + từ until = giải thích rõ điểm mốc thời gian: đến tận khi, do vậy tình huống had never know và lived phù hợp logic với nghĩa của connector until.
    3.While thường dùng với continuous tense:
    While I was walking down the street, I saw Maily driving a Toyota.
    4.Adv. Clause of time không dùng thì tương lai:
    I’ll remember that day as long as I live (không dùng as long as I’ll live). I’ll tell you that when you come.
     
    Sửa lần cuối: 6/6/2012
    edutrackkidsmehienvinh thích.
  10. giothu5-hanhphuc

    giothu5-hanhphuc Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/1/2011
    Bài viết:
    7,129
    Đã được thích:
    2,054
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    Đánh dấu. Cám ơn bạn về những chia sẻ thú vị trên. Mình đang cố gắng học tiếng Anh mà lười học quá!
     
    edutrackkidsbongkoy thích.
  11. eooi15

    eooi15 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    2/4/2011
    Bài viết:
    2,048
    Đã được thích:
    158
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    Cám ơn b chủ top! Với những ng t.a bập bẹ như mình thì những nhầm lẫn như k.ng bạn chia sẻ, bọn mình mắc phải như "hít không khí hàng ngày" ^^ Một lần nữa tks b nhiều!!!
     
  12. ngocnhi06

    ngocnhi06 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/3/2009
    Bài viết:
    2,363
    Đã được thích:
    424
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    Mong bạn share kiến thức hàng ngày. Mình sẽ vào đây học hỏi.
     
  13. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    "Yes", "No" trong tiếng Anh và "Có", "Không trong tiếng Việt

    Cám ơn các mẹ đã ủng hộ, mình sẽ cố gắng phát huy hàng ngày ạ, tiếp theo mình xin chia sẻ sự khác nhau giữa có và không trong tiếng anh và tiếng việt nhé

    Yes No là hai chữ đơn giản này rất dễ hiều và dễ dùng. Yes là “Vâng, Dạ, Phải, Đúng, Ừ, Ừa…”; No nghĩa là “Không, Chưa…”. Tuy nhiên giữa tiếng Việt và tiếng Anh có một sự khác biệt quan trọng trong cách dùng Yes và No để trả lời những câu hỏi. Và chính những điều này có thể gây nên một sự hiểu lầm lớn.

    - Với người Mỹ, Yes nghĩa là "muốn làm việc đang được hỏi" và No nghĩa là "không muốn làm, bất chấp câu hỏi như thế nào."
    + Do you want to eat now? (Con muốn ăn bây giờ không?)
    Yes (Vâng) à Con muốn ăn bây giờ.
    No (Không) à Con không muốn ăn bây giờ.

    + Don't you want to eat now? (Con không muốn ăn bây giờ sao?)

    Yes (Vâng). Con muốn ăn bây giờ.
    No (Không). Con không muốn ăn bây giờ.

    Câu hỏi ở 2 ví dụ trên là khác nhau nhưng câu trả lời là giống nhau và cùng nghĩa.

    - Người Việt thì dùng "Vâng/Có" và "Không" để cho biết là đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi.
    + Con muốn ăn giờ chưa? (Do you want to eat now?)
    Vâng (Yes). Con muốn ăn bây giờ.
    Không (No). Con không muốn ăn bây giờ.

    + Con không muốn ăn bây giờ sao?" (Don't you want to eat now?)

    Vâng (Yes). Con không muốn ăn bây giờ.
    Không (No). Con muốn ăn bây giờ chứ!

    Câu hỏi ở 2 ví dụ tiếng Việt khác nhau dẫn đến câu trả lời cũng khác nhau
    * Hãy tưởng tượng cảnh sau đây:

    Có một đồng nghiệp Mỹ ở sở làm của bạn, đã phốp pháp người ngợm lại luộm thuộm, đang bị "cảm nặng" với bạn, bạn đây là người đẹp. Dĩ nhiên bạn không để ý đến anh chàng. Anh chàng tội nghiệp này biết thân phận đau thương của mình, nhưng cứ bị ám ảnh vì bạn. Đã bản tính con người nên ai cũng cố bám một tí hy vọng, dù quá mong manh. Cuối cùng anh chàng quyết định đương đầu với sự thật.

    - He comes by your desk and speaks softly in a subdued tone:
    Anh chàng đến bên bàn làm việc của bạn, hỏi nhỏ:
    - "Hi! Sorry to bother you. You wouldn't want to go out with me, would you? "
    "Chào cô và xin lỗi làm phiền cô. Cô chắc không muốn đi chơi với tôi để tìm hiểu nhau. Có phải thế không?

    - "Yes!" You felt sorry for him, but replied firmly.
    Bạn thấy tội nghiệp hắn nhưng vẫn trả lời cứng chắc: "Đúng thế!"
    - He gets excited:
    Anh chàng mừng quá:
    - "You…you.. want to go out with me?"
    "Cô…cô… muốn đi chơi với tôi?"
    - "No!"
    "Không!"
    - "You don't want to go out with me?"
    "Cô không muốn đi?"
    - "Yes!"
    "Đúng!"
    - "You do want to go out with me then!!!"
    "Vậy là cô muốn đi chơi với tôi?"
    - No longer able to contain yourself, you yell at the top of your lungs "I told you No!", exasperated at this strange, persistent creature.
    Chịu không nổi nữa, bạn hét tướng lên "Đã bảo là Không!", rất là khổ não bởi tên lạ lùng bướng bỉnh này.

    - He backs off, perplexed but dare not ask further.
    Anh chàng lùi lại, bối rối nhưng không dám hỏi thêm.

    - He can see clearly that you are really upset. With a heavy heart, he walks away dejected, thinking to himself "Not only are Vietnamese women beautiful they are also so difficult to understand!"
    Anh ta thấy rõ là bạn rất bực tức. Với một trái tim nặng trĩu, anh ta lủi thủi ra... đi, nghĩ thầm: Phụ nữ Việt Nam không những chỉ đẹp thôi, họ còn rất ư khó hiểu.
     
  14. bombongkhiheli

    bombongkhiheli Thành viên mới

    Tham gia:
    2/6/2012
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chia sẻ kiến thức Tiếng Anh hữu ích

    vẫn chưa thấy bí quyết để bé hứng thú học .
     
  15. bombongkhiheli

    bombongkhiheli Thành viên mới

    Tham gia:
    2/6/2012
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Những cụm từ tiếng lóng trong Tiếng Anh

    Hay .
     
  16. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Học ngữ pháp hiêu quả

    Ngữ pháp là một khía cạnh ngôn ngữ nhận được những ý kiến khác nhau từ người học. Một số người học rất hứng thú với việc tìm ra những qui luật ngữ pháp và làm nhiều bài tập ngữ pháp. Người khác thì ghét học ngữ pháp và nghĩ đó là thứ tẻ nhạt nhất trong ngôn ngữ.

    Cho dù bạn có ý kiến gì đi nữa thì ngữ pháp vẫn là một phần không thể thiếu trong từng câu bạn nói, nghe, đọc và viết. Ngữ pháp đơn giản là qui luật từ vựng mà người sử dụng ngôn ngữ tuân theo. Chúng ta đều cần những qui tắc này giống như là luật chơi của 1 trò chơi

    Nếu không có luật chơi, mỗi người sẽ chơi một kiểu và trò chơi sẽ sớm kết thúc. Ngôn ngữ cũng tương tự như thế. Không có qui tắc, mọi người sẽ không thể giao tiếp được với người khác. Dưới đây là một vài bước đơn giản bạn có thể áp dụng:

    Bước 1
    Lên kế hoạch. Có cái nhìn tổng quát về ngữ pháp tiếng Anh (từ sách giáo khoa hoặc trên mạng). Ghi chú những đặc điểm ngữ pháp quan trong và lên kế hoạch học từng phần trong vài ngày

    Bước 2
    Nhận dạng những lỗi thường gặp. Những người nói cùng 1 ngôn ngữ thường mắc những lỗi giống nhau. Ví dụ: người Nga thường gặp rắc rối khi sử dụng “a” và “the”. Hãy tìm ra những phần ngữ pháp mà mọi người thường gặp khó khăn. Và chú ý hơn tới những phần ngữ pháp này

    Bước 3
    Tìm bài tập ngữ pháp. Để học tốt ngữ pháp, bạn cần luyện tập cho tới khi có thể sử dụng dễ dàng. Kiếm một cuốn sách bài tập ngữ pháp có cả phần đáp án. Các hoạt động trực tuyến và đố vui cũng có thể trợ giúp được. Mỗi lần chỉ tập trung vào 1 phần ngữ pháp nhất định

    Bước 4
    Chú ý tới ngữ pháp khi đọc tiếng Anh. Khi học ngữ pháp, sẽ là chưa đủ nếu chỉ hiểu được ý chính về những gì bạn đọc được. Bạn cần phải hiểu chính xác tại sao câu lại được viết như vậy. Khi đọc 1 câu văn, hãy tự hỏi liệu bạn có thể viết câu tương tự như vậy không. Nếu không thể hoặc không chắc chắn, hãy tìm những cuốn sách về những phần ngữ pháp và luyện tập.

    Bước 5
    Dịch từ ngôn ngữ của bạn sang tiếng Anh. Rất dễ tránh những phần ngữ pháp phức tạp khi viết hoặc nói lên suy nghĩ của mình. Khi dịch, bạn sẽ phải làm việc với tất cả những gì xuất hiện trên trang giấy, kể cả những phần ngữ pháp khó. Bắt đầu dịch những thứ đơn giản như quảng cáo,sau đó chuyển sang dịch báo hoặc tạp chí. Dịch đoạn hội thoại trong các vở kịch cũng là một cách luyện tập hay

    Bước 6
    Tìm sự giúp đỡ của người bản ngữ. Nếu bạn quen biết người bản ngữ nào, hãy nhờ họ kiểm tra bài viết của mình. Nếu không, bạn cũng có thể tìm kiếm các diễn đàn học tiếng Anh trên mạng hoặc những trang web trao đổi ngôn ngữ. Hãy nhớ rằng nếu người bản ngữ không phải giáo viên thì có thể họ sẽ không lý giải thích được các qui tắc ngữ pháp.
     
  17. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Bí quyết tạo hứng thú để học TA

    1. Tự hỏi bản thân xem mình muốn học gì trong tuần này?

    Bạn hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi hàng ngày, hàng tuần. Hãy cân nhắc xem lúc này bạn cần và muốn học gì nhất? Tập trung vào một bài đang học trên lớp hay một bài tập ngữ pháp cụ thể sẽ rất dễ dàng phải không nào? Nếu mỗi tuần bạn lại dành chút thời gian để suy nghĩ và thiết lập mục tiêu nho nhỏ cho mình, bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng tuần và chính sự tiến bộ đó lại là động lực giúp bạn học Tiếng Anh hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì chính cảm giác thành công này còn thôi thúc bạn học tiếng Anh tốt hơn rất nhiều. Nhưng hãy lưu ý đặt những mục tiêu thật đơn giản và thiết thực để bạn có thể thực hiện được mà không cảm thấy quá sức nhé!

    2. Xem xét lại tất cả những thông tin quan trọng đã học trong ngày trước khi đi ngủ

    Một nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta xử lý các thông tin mới ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Trước khi đi ngủ hãy xem qua một vài bài tập ngữ pháp hay bài tập đọc, bạn chỉ cần liếc qua rất nhanh những gì mà bạn vừa mới học và bộ não sẽ xử lí những thông tin này khi bạn ngủ. Cách này vừa hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn.

    3. Luyện nói tiếng Anh trước gương hay đọc to các bài khoá tiếng Anh

    Hãy nói lên những gì bạn nghĩ ở trong đầu.Vì cũng như khi chơi tennis, việc bạn biết tất cả những kĩ năng cơ bản của việc chơi không có nghĩa là bạn là một tay chơi tennis cừ. Tiếng Anh cũng vậy, biết tất cả các cấu trúc ngữ pháp và nhiều từ vựng cũng không có nghĩa là bạn có thể nói tiếng Anh một cách thành thạo, tự nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn thực hành nói một cách thường xuyên. Luyện nói trước gương, đọc to những bài khoá sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn, có kiến thức nhiều hơn và ghi nhớ các cách diễn đạt một cách tự nhiên.

    4. Luyện nghe tiếng Anh 4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng từ năm đến mười phút

    Việc học nghe tiếng Anh cũng giống như việc đi bộ. Nếu bạn đi vài cây số chỉ trong một ngày và sau đó lại chẳng hề đi lấy một bước trong cả tháng thì việc đi bộ chẳng những không giúp bạn có được một thân hình cân đối mà còn khiến bạn đau chân thêm. Kỹ năng nghe cũng vậy. Nếu bạn quyết định học nghe thật chăm chỉ trong vòng vài giờ và sau đó bạn không hề làm thêm bất kì bài luyện nghe nào thì kỹ năng nghe của bạn không thể tiến bộ được. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ nghe trong vài phút nhưng thường xuyên (mỗi ngày nghe năm đến mười phút) thì chẳng bao lâu bạn sẽ rèn luyện được thói quen nghe tiếng Anh và chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rất nhiều.

    5. Tìm cách thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực tế

    Đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất. Bạn cần sử dụng tiếng Anh trong những tình huống thực tế. Học tiếng Anh trên lớp rất quan trọng nhưng thực tế làm sao để sử dụng tiếng Anh trôi chảy còn quan trọng hơn rất nhiều. Bạn có thể tự tạo cho mình những tình huống bằng cách sử dụng Internet để nghe tin, nói chuyện với người nước ngoài, viết ý kiến của mình lên các forum, trao đổi thư điện tử bằng tiếng Anh với những người bạn, v.v. Đây là cách mà bạn có thể luyện được khả năng sử dụng tiếng Anh chủ động và thực tế.

    Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn hào hứng trở lại với việc học tiếng Anh. Bạn cũng có thể áp dụng những mẹo này thành một phương pháp học mới xem sao.Chúc bạn học tập hiệu quả!
     
  18. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Mệnh đề -ing và -ed

    Cách dùng của mệnh đề -ing và mệnh đề -ed có gì khác nhau?

    * Chúng ta dùng -ing clause trong các trường hợp như sau:
    Khi nói đến hai điều xảy ra đồng thời chúng ta có thể dùng -ing cho một trong hai động từ diễn tả hai hành động đó. Ví dụ:
    - She was sitting in a chair reading a book.
    (Cô ta đang ngồi trên ghế đọc sách.)
    - I ran out of the house shouting.
    (Tôi chạy ra khỏi nhà hét lên.)

    Chúng ta cũng có thể dùng -ing clause khi một hành động xảy ra trong suốt một hành động khác. Dùng -ing cho hành động dài hơn. Trong trường hợp này -ing đã thay thế cho từ nối while (trong khi) hoặc when (khi).
    - Jim hurt his arm playing tennis (= while he was playing tennis)
    (Jim đau tay khi chơi tennis)
    - I cut myself shaving. (= while I was shaving)
    (Tôi cắt phải mình khi đang cạo râu.)

    Cũng có thể dùng -ing khi có mặt while hoặc when.
    - Jim hurt his arm while playing tennis.
    (Jim đau tay khi chơi tennis)
    - Be careful when crossing the road.
    (Hãy cẩn thận lúc băng qua đường)

    Khi một hành động xảy ra trước một hành động khác ta có thể dùng having + past participle cho hành động xảy ra trước.
    - Having found a hotel, they looked for somewhere to have dinner.
    (Đã tìm thấy một khách sạn, họ tìm chỗ để ăn tối)
    - Having finished our work, we went home.
    (Đã làm xong công việc, chúng tôi về nhà)

    Cũng có thể dùng after (sau khi) với -ing trong trường hợp này.
    - After finishing our work, we went home.
    (Sau khi làm xong việc, chúng tôi về nhà.)

    Nếu hành động sau xảy ra tức thì ngay sau hành động đầu có thể dùng đơn giản mệnh đề -ing không nhất thiết phải dùng having. Cấu trúc này thường được dùng nhất là trong văn viết tiếng Anh.
    - Taking a key out of his pocket, he opened the door.
    (Lấy chìa khóa ra khỏi túi, anh ta mở cửa.)

    -ing clause còn được dùng để giải thích thêm một điều gì cho mệnh đề chính. Cấu trúc này thường dùng trong văn viết hơn là văn nói.
    - Feeling tired, I went to bed early (= because I felt tired.)
    (Cảm thấy mệt, tôi đi ngủ sớm.) (= bởi vì tôi thấy mệt)
    - Having already seen the film twice, I don’t want to go to the cinema
    (Đã xem bộ phim hai lần rồi tôi không muốn đi xem phim.)

    -ing clause còn được dùng với tính cách như một mệnh đề quan hệ trong câu.
    - Do you know the girl talking to Tom?
    (Anh có biết cô gái đang nói chuyện với Tom không?)

    Chúng ta dùng -ing clause như thế này trong trường hợp nói ai đang làm gì (is doing or was doing) trong một thời điểm riêng biệt.

    Xem kỹ các ví dụ sau:
    - I was woken by a bell ringing.
    (Tôi bị đánh thức bởi một tiếng chuông reo.)
    - Who was that man standing outside?
    (Gã đàn ông đang đứng ở ngoài đó là ai vậy?)

    Như vậy -ing clause chỉ đóng vai trò mệnh đề quan hệ khi mệnh đề này chỉ một hành động đang tiếp diễn.
    Khi nói đến đồ vật, chúng ta cũng có thể dùng -ing clause cho các đặc điểm nổi bật của nó, điều mà lúc nào cũng vậy chứ không phải trong một thời điểm riêng biệt nào đó. Trong trường hợp này không nên dịch là đang…

    - The road joining the two villages is very narrow.
    (Con đường nối hai làng rất hẹp.)
    - I live in a room overlooking the garden.
    (Tôi sống trong một căn phòng trông xuống vườn.)

    * Chúng ta dùng -ed clause trong các trường hợp sau:
    -ed clause cũng dùng như -ing clause nhưng nó có nghĩa passive (bị động). Động từ dùng trong mệnh đề này là ở dạng Past Participle.
    - The man injured in the accident was taken to hospital.
    (Người đàn ông bị thương trong tai nạn được đưa tới bệnh viện.)
    - None of the people invited to the party can come.
    (Không có ai được mời dự tiệc đến được cả.)

    Chúng ta cũng thường dùng -ing và -ed clause sau there is/there was,…
    - Is there anybody waiting to see me?
    (Có ai đang đợi gặp tôi không?)
    - There were some children swimming in the river.
    (Có vài đứa trẻ đang bơi dưới sông.)
     
  19. TopicaAmazing

    TopicaAmazing Tiếng Anh cho trẻ em

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Các thì trong Tiếng Anh

    1/Simple Present (thì hiện tại đơn)
    - Dùng để diễn đạt một hành động mang tính thường xuyên (regular action), theo thói quen (habitual action) hoặc hành động lặp đi lặp lại có tính qui luật.
    Eg: I walk to school every day.
    - Khi chia động từ ở thì này, đối với ngôi thứ nhất (I), thứ hai (you) và thứ 3 số nhiều (they) động từ không phải chia, sử dụng động từ nguyên thể không có to như ở ví dụ nêu trên. Đối với ngôi thứ 3 số ít (he, she, it, tên riêng, ...), phải có "s" hoặc "es" ở sau động từ và âm đó phải được đọc lên:
    Eg: He walks.
    She watches TV

    Công thức: S + V (verb nhớ chia hợp với chủ ngữ)
    - Thường dùng thì hiện tại đơn với một số các phó từ chỉ thời gian như today, present day, nowadays,... và với các phó từ chỉ tần suất như: always, sometimes, often, every + thời gian ...
    - Simple present thường không dùng để diễn đạt hành động đang xảy ra ở thời điểm hiện tại (now), ngoại trừ với các động từ thể hiện trạng thái (stative verb) như sau: have, know, believe, hear ,see ,smell ,wish, understand ,hate, love, like ,want, sound , need, appear, seem, taste, own,...
    - Các từ trong danh sách trên thường cũng không bao giờ xuất hiện trong thời tiếp diễn (hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn...).

    - Một số ví dụ khác về thì hiện tại đơn:
    They understand the problem now. (stative verb)
    He always swims in the evening. (habitual action)
    We want to leave now. (stative verb)
    The coffee tastes delicious. (stative verb)

    2/Present Progressive (thì hiện tại tiếp diễn)
    - Dùng để diễn đạt một hành động xảy ra vào thời điểm hiện tại. Thời điểm này được xác định cụ thể bằng một số phó từ như : now, rightnow, at this moment.
    - Dùng thay thế cho thì tương lai gần, đặc biệt là trong văn nói.The president is trying to contact his advisors now. (present time)
    Eg: We are flying to Paris next month. (future time) •

    Công thức: S + to be (am/is/are ) + V-ing
    - Các động từ trạng thái (stative verb) sau không được chia ở thể tiếp diễn (bất cứ thì nào) khi chúng là những động từ tĩnh diễn đạt trạng thái cảm giác của hoạt động tinh thần hoặc tính chất của sự vật, sự việc.
    - Nhưng khi chúng quay sang hướng động từ hành động thì chúng lại được phép dùng ở thể tiếp diễn. know, believe, hear ,see, smell, wish, understand ,hate ,love ,like, want ,sound, have, need, appear, seem ,taste ,own
    Eg: He has a lot of books.(có không phải là hành động)
    He is having dinner now. (Động từ hành động: ăn tối)

    3/Present Perfect (thì hiện tại hoàn thành)

    - Thì hiện tại hoàn thành dùng để:
    (1). Diễn đạt một hành động xảy ra ở một thời điểm không xác định trong quá khứ.
    Eg: John has traveled around the world. (We don't know when) (chúng tôi ko ở đó nên ko bik John đi bg )
    (2). Chỉ một hành động xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
    Eg: George has seen this movie three time.
    (3). Một hành động bắt đầu diễn ra trong quá khứ và vẫn còn xảy ra ở hiện tại.
    Eg: John has lived in that house for 20 years. (He still lives there.)
    (Anh ta sống ở căn nhà đó 20 năm rồi, nhưng bây giờ anh ta vẫn sống ở đó )
    = John has lived in that house since 1988. (Giả sử hiện nay là 2008)
    (Từ năm 1984 John sống ở đó, và có thể bi giờ cũng vậy)

    Công thức: S + have/has + PP
     
  20. bluesky_nt

    bluesky_nt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/6/2012
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy Tiếng Anh thiếu nhi: 6 nguyên tắc vàng

    Bookmark , sau này sẽ hữu dụng cho mình lắm đây :)
     

Chia sẻ trang này