Có Bố Mẹ, Con Vẫn...'mồ Côi'

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi bupfshion2, 24/10/2012.

Tags:
  1. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Trong xã hội hiện đại, dưới những mái nhà tưởng như bình yên, có những đứa trẻ bỗng nhiên “mồ côi” ngay trong tổ ấm của chính mình. Và, phía sau đó là những nỗi đau chẳng thể ngờ tới…

    Tự kỷ vì… tiền

    Hàng xóm nhà anh Tuân không hề ngạc nhiên khi cả tháng, thậm chí lâu hơn không nhìn thấy mặt vợ chồng anh. Chồng làm cho một công ty chứng khoán, công việc bận bù đầu, chị Chi vợ anh làm bác sĩ ở một bệnh viện đầu ngành. Họ có một cô con gái, chuẩn bị thi vào đại học.

    Gia đình anh chị thuộc loại khá giả, hầu như không phải lo nghĩ gì đến kinh tế, nhưng không hiểu sao chị Chi vẫn mê mải kiếm tiền. Làm việc ban ngày ở bệnh viện chưa đủ, tối đến cứ có bệnh nhân gọi đi khám là chị tất bật xách xe đi, không ngó ngàng gì đến chồng con và việc nhà. Và điều gì đến đã phải đến, mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, họ bỗng trở nên xa lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình…

    http://www.*********/upload/3-2012/images/2012-09-26/1348648374-chamsoccon.jpg
    Dưới những mái nhà tưởng như bình yên, có những đứa trẻ bỗng nhiên 'mồ côi'. (Ảnh minh họa).​

    Trường hợp của Lâm Nhi lại khác. Bố mẹ Nhi buôn bán, thường xuyên phải đi theo xe áp tải hàng về các tỉnh. Cuộc sống của Nhi bị khoán trắng cho osin từ A đến Z. Hàng tháng, vợ chồng anh Quý đưa tiền cho osin - số tiền đủ để hai người chi tiêu rủng rỉnh trong cả tháng.

    Và rồi, những khi họ ở nhà con bé cũng chẳng quan tâm, hình như nó không có khái niệm cần bố hay mẹ, luôn lủi thủi chơi một mình. Sở thích của nó là chui vào góc nhà, có hôm còn vệ sinh ngay tại chỗ và ngồi say mê... nghịch. Gần 3 tuổi, trong lúc những đứa trẻ khác đã nói luôn mồm thì Lâm Nhi vẫn chỉ bập bẹ được mấy từ “ê, a”, nhận thức rất chậm.

    Thấy con có những biểu hiện không bình thường, đưa Lâm Nhi đến bác sĩ, vợ chồng anh Quý mới té ngửa ra khi biết đó là những biểu hiện của bệnh tự kỷ, do đứa trẻ sống thiếu sự quan tâm của gia đình.

    Gửi trứng cho ác

    Tại các trung tâm tư vấn, không ít những câu chuyện đau lòng như câu chuyện dưới đây: “Bố mẹ tôi theo nghề buôn bán nên kinh tế gia đình cũng khá giả. Khi tôi khoảng 5 - 6 tuổi, bố mẹ tôi đi buôn chuyến có khi vắng nhà hàng chục ngày nên cũng phải thuê vài người giúp việc và phó mặc toàn bộ việc trông nom nhà cửa, quản lý con cái, chăm sóc vườn tược cho những người đó.

    Trong số những người giúp việc có bác Thơm là được bố mẹ tôi quý nhất và coi như người nhà, vì bác là người có trách nhiệm trực tiếp chăm lo cho anh em tôi từ việc ăn ngủ đến học hành.

    http://www.*********/upload/3-2012/images/2012-09-26/1348648374-chamsoccon1.jpg
    Không được bố mẹ quan tâm đúng, trẻ rất dễ bị tử kỷ (Ảnh minh họa).​

    Cũng có lúc bận việc gia đình hay phải đi đâu đó, bác Thơm lại giao cho chồng là bác Phong trông nom chúng tôi. Anh tôi rất tự lập nên chỉ cần thi thoảng để mắt trông chừng, còn tôi là con gái nhõng nhẽo hơn nên bác Phong thường phải bế ẵm dỗ dành. Bác Phong thường làm ngựa cho tôi cưỡi, bế bổng tôi lên và hay cọ râu vào má, vào cổ làm tôi cười khanh khách...

    Một ngày khi chỉ có hai bác cháu ở nhà, bác Phong vẫn bế tôi như mọi khi, nhưng tôi nhớ rất rõ lúc ấy bác ôm siết tôi rất mạnh. Tôi khó chịu và khóc, bác dỗ dành: “Đây, bác cho cái này mà chơi”, rồi bác cầm tay tôi đặt vào “chỗ kín” của bác. Tôi vẫn khóc, còn bác cứ giữ chặt tay tôi và làm điều bác ấy muốn... Chuyện ấy không chỉ xảy ra một lần, bố mẹ tôi không hề hay biết mà tôi cũng không dám kể vì sợ bị mắng. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng tôi cũng đã biết xấu hổ.

    Một thời gian sau gia đình tôi chuyển lên thành phố, tôi rời quê hương với rất nhiều ký ức, trong đó có cả “trò chơi” mà bác Phong đã dùng để dỗ dành mình. Thật may mắn vì tình cờ có việc chuyển nhà mà tôi sớm được “cách ly” khỏi sự nguy hiểm ấy…”.

    Giấc mơ của kẻ dạt vòm

    “Con chưa biết mình sẽ tiếp tục sống ra sao trong một gia đình mà không thấy ai yêu thương mình nữa. Đã có lúc con muốn ngủ một giấc thật dài để không bao giờ phải tỉnh lại” - những dòng nhật ký mà Thanh viết ra ướt đẫm nước mắt khi bố mẹ cậu quá mải mê với việc làm ăn, khi cậu bắt đầu cảm thấy mình bị bỏ rơi. Để quên đi cuộc sống buồn chán hiện tại, Thanh thường xuyên nói dối cần tiền đóng học để vào các quán internet, điện tử hoặc nhậu nhẹt với bạn bè... “xả buồn”.

    Bài liên quan:
    Con là 'ngôi sao' cô đơn?

    Dưới mái nhà: Sao mẹ không nói yêu con?

    Điều các cô gái tuổi teen không nói với cha mẹ

    Áp lực và nỗi lo của con một: 'Kêu trời, trời không thấu'

    Bất cứ điều gì cậu muốn, chỉ cần nói ra là bố mẹ cậu sẵn sàng đáp ứng. Đang học lớp 11, cậu đòi mua xe máy với điều kiện kèm theo là không đi xe số, chỉ đi xe ga LX hoặc Dylan. Thay vì khuyên bảo con cố gắng học tập, chờ đến khi đủ tuổi đi xe gắn máy, bố mẹ cậu lại móc hầu bao mua luôn cho con. Chính vì được nuông chiều thái quá, bố mẹ ít quan tâm đến cuộc sống của con đã biến Thanh từ một cậu bé tình cảm thành một người hay đòi hỏi, đua đòi, a dua theo bạn bè.

    Đau lòng hơn phải kể đến trường hợp của Hoàng Minh, cũng vì thiếu sự quan tâm của bố mẹ đã bập vào hút, chích, và thường xuyên “dạt vòm”, thậm chí sống bầy đàn ngoài sức tưởng tượng. Đến khi gia đình phát hiện ra, đồ đạc trong nhà dần đội nón ra đi thì cậu đã nghiện nặng.

    Thương con, bố mẹ cậu đồng ý cho con vào trại cai nghiện, hy vọng còn có thể cứu vãn được tương lai của Minh. Mẹ Minh kể, có lần vào thăm con, nó ôm chầm lấy mẹ khóc và tỉ tê rằng, con đã từng mong bố mẹ thường xuyên hỏi thăm, an ủi, động viên con, mong bố mẹ không bồ bịch, không cãi vã, đánh lộn để có một gia đình hạnh phúc nhưng tất cả những điều đó chỉ là... mơ.

    Khi vật chất không còn giá trị

    Lý giải cho sự kiếm tiền, nhiều phụ huynh cho rằng muốn cho con tất cả những gì mà tuổi thơ họ mong muốn. Thế nên, khi con cái được hưởng những điều kiện tốt nhất về vật chất nên phải có nghĩa vụ học giỏi, ngoan ngoãn. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy khi chúng hoàn toàn lạc lõng, đơn độc. Kỳ vọng quá nhiều vào con nên họ không bao giờ hài lòng với sự cố gắng của đứa trẻ, sẵn sàng xỉ vả khi đứa trẻ không đáp ứng được mong muốn của mình.

    Theo ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH, phương pháp giáo dục của nhiều bậc cha mẹ hiện nay có vấn đề, khi mang nặng tính áp đặt, ít quan tâm chia sẻ suy nghĩ của trẻ. Cũng có nhiều bậc cha mẹ mải mê kiếm tiền, giao phó việc chăm sóc con cái cho người giúp việc, vô tình làm khoảng cách tình cảm với con ngày càng xa mà không biết.

    Những cách giáo dục như vậy đều không đúng, dễ dẫn đến việc con cái bị các sang chấn về tâm lý, lâu dần gây ra những rối loạn về sức khỏe tâm thần. Ở các nước tiên tiến, vấn đề dạy phương pháp làm cha mẹ, cách giáo dục con được quan tâm.

    Bên cạnh đó, còn có những khóa học trang bị kiến thức làm cha mẹ, có cả hệ thống cán bộ tư vấn tâm lý, tham vấn cộng đồng và cán bộ xã hội để hỗ trợ cho việc nuôi dạy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là cách làm mà Việt Nam nên nghiên cứu, áp dụng.

    Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, trong xã hội hiện đại, đa số các bậc phụ huynh đều quá bận rộn với chuyện mưu sinh. Điều này đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa giữa các thành viên trong gia đình. Những đứa trẻ phải sống trong ngôi nhà không... bình yên, nơi bố mẹ chỉ mải mê với chuyện kiếm tiền, bỏ mặc con cái, không quan tâm, chăm sóc con ngày càng nhiều thêm.

    Điều này không chỉ nguy hại với những đứa trẻ mà còn đe dọa đến tính bền vững của mỗi gia đình khi không có được sự ấm áp - nền tảng cần thiết để níu giữ, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Đến khi mọi chuyện xảy ra, có ân hận thì cũng đã muộn vì những mong muốn về tiền bạc, địa vị có thể đã đạt được nhưng không thể bù đắp cho con thời gian đã mất và những tổn thương mà đứa trẻ phải mang theo suốt cuộc đời.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bupfshion2
    Đang tải...


  2. Chip and Soc

    Chip and Soc Shop Tottochan

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    2,064
    Đã được thích:
    496
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    Hôm qua con trai ở nhà ngồi tự cắn vào tay, Bà bảo thế nào cũng không chịu thôi. Bà về bảo bà phải đánh nó không thì sợ đó là biểu hiện của tự kỷ.
    Hôm nay lại đọc bài của mẹ nó thật cảm ơn, vì đã nhắc nhở mình.
    Nhưng cuộc sống đôi khi quá khó khăn, vì miếng cơm manh áo mà con người mình phải cuốn đi
     
  3. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Bố ơi, đừng đánh - tim con rỉ máu rồi!

    Bố! Con và mẹ sinh ra cũng là con người, nhưng sao lại bị bố đối xử như trâu, ngựa thế?

    Bố có đếm được những nỗi đau trong tim, những vết sẹo trong lòng mẹ và con?

    Đọc chuyện người mẹ bị 2 bố con đánh tới gẫy cổ đang xôn xao trên mạng, con nghẹn ngào, ứa nước mắt. Con thương người mẹ khốn khổ và thương cả người bạn gái cũng trạc tuổi con trong gia đình đó. Đáng lẽ, tuổi con và bạn ấy là tuổi ăn và học thôi chứ bố? Vậy mà sao chúng con lại cứ phải nơm nớp lo bị đòn roi và đau đớn khi nghĩ về gia đình nhỏ của mình?!

    [​IMG]
    Con đã bật khóc khi nhìn cô ấy bị bố và con trai đánh tới nông nỗi này... (Ảnh: Internet).​

    Gia đình của con không phải là gia đình của "ba là cây nến hồng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến vàng...". Ba ngọn nến đó không sáng lung linh như bài hát hạnh phúc nào đó, mà chỉ là những ngọn nến leo lét, run rẩy mỗi khi bố uống rượu, mắt đỏ vằn, sẵn sàng nổi cơn thịnh nộ 'tặng' mẹ con con những cái tát ù tai...

    Bố ơi, đã bao giờ bố thực sự tỉnh rượu để đếm thử những vết sẹo vì đòn roi trên người mẹ và con. Có những vết sẹo chưa kịp lành da đã lại tiếp tục rỉ máu vì trận đòn mới, có những vết đã gần mất dấu lại thâm tím đớn đau. Nếu một ngày bố tỉnh, bố sẽ bàng hoàng khi đếm chúng, nhưng sẽ không bao giờ, không bao giờ bố đếm được những tổn thương và nỗi đau trong lòng mẹ và con.

    [​IMG]
    Con thấy thương Linh, người bạn gái trạc tuổi con với nổi đau chất chứa.. (Ảnh: Internet)

    Đánh con vào mông cũng không an toàn

    Bố ơi, cây đòn gánh sinh ra là để gánh vật nặng, vậy sao bố nỡ để con và mẹ phải oằn mình trước sức nặng của nó? Cái điếu cầy để bố và các bác giải khuây, kề cà bên chén nước chè xanh, nó cũng đâu sinh ra để đập vào thân hình con và mẹ những tiếng chát chúa? Con và mẹ sinh ra, cũng là con người, mà sao lại sống như kiếp trâu, ngựa vậy?

    Con đang khóc, khóc vì xót xa cho mẹ sau trận đòn tối nay. Nhưng con vẫn cảm ơn ông trời vì mẹ con chưa bị rơi vào tai nạn thương tâm như bà mẹ trên báo. Cô ấy có thể bị liệt vĩnh viễn nửa người, và ai sẽ là người tiếp tục chăm sóc bạn gái đang tuổi lớn như con?

    Bạn ấy sợ rằng sẽ không bao giờ tha thứ cho bố mình, bạn ấy sợ sẽ phải sống trong hận thù mãi sau nỗi đau này. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau con cái phải hận thù đấng sinh thành không bố? Con cũng đau lắm, nhưng nỗi đau đó chắc chưa thể so sánh với bạn ấy, bởi con vẫn nghĩ mình may mắn hơn, vì con tin có một ngày bố sẽ dứt cơn say triền miên...

    Bố ơi, đêm dài quá... Con đang mơ... Giấc mơ của con có cả nến hồng, nến xanh, nến vàng... lung linh hạnh ph
    úc!
     
  4. khicondangyeu

    khicondangyeu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    8,737
    Đã được thích:
    1,980
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bố ơi, đừng đánh - tim con rỉ máu rồi!

    Hy vọng nhiều ông bố sẽ đọc được những dòng tâm sự này. Mong rằng nạn bạo hành gia đình sẽ chấm dứt để tâm hồn con trẻ ko bị "rỉ máu" nữa :(
     
  5. Canh_than

    Canh_than 090 329 6839

    Tham gia:
    17/11/2007
    Bài viết:
    7,879
    Đã được thích:
    2,251
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Bố ơi, đừng đánh - tim con rỉ máu rồi!

    Vụ Tú Khôi này đã làm dấy lên một làn sóng phản đối trên facebook, mình đọc mà thấy sởn gai ốc, cay đắng, xót xa thay cho người mẹ - người vợ trong bài!
     
  6. khicondangyeu

    khicondangyeu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    8,737
    Đã được thích:
    1,980
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    Có lẽ cuộc sống đề cao vật chất khiến các bậc cha mẹ mải mê kiếm tiền mà quên mất 1 điều vô cùng quan trọng rằng con cái chính là tài sản quý giá nhất.Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ hậu quả thật khôn lường. Vậy những đồng tiền chúng ta kiếm ra như vậy liệu có còn ý nghĩa khi chúng ta vô tình "làm hỏng" con cái của chúng ta. Liệu tiền có thể đánh đổi, có thể trả lại những đứa con ngoan ngoãn, những đứa con phát triển hoàn toàn bình thường ko. Bài viết thật sâu sắc và ý nghĩa. Các bậc cha mẹ hãy tự nhìn lại nhé trước khi quá muộn :)
     
  7. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Chị đã từng rất ghét em!

    Nếu mẹ không sinh em, bố không phải ở viện chăm mẹ thì chị không phải 'thủ' dao đi ngủ.


    Hôm nay là sinh nhật lần thứ 10 của em. 10 năm qua, gia đình ta đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có em. Công việc của bố mẹ có nhiều xáo trộn, kinh tế gia đình có phần sa sút hơn…

    Nhưng, tất cả những điều đó chẳng có ý nghĩa gì với sự xuất hiện của em. Em – thiên thần bé bỏng xinh đẹp đã mang đến cho gia đình mình bao nhiêu niềm vui, niềm hạnh phúc.

    Vậy mà, đã có thời gian, chị rất ghét em, ghét rất nhiều!


    [​IMG]
    Khi em bắt đầu hình thành trong bụng mẹ, chị đã giận mẹ rất nhiều.​


    Chị đã 15 tuổi, và đó là nỗi xấu hổ của chị. Đến trường, chị thu mình bởi những trêu chọc của bạn bè. Về nhà, chị giận dỗi, lầm lì với bố mẹ, cơm nước không đủ bữa, chểnh mảng học hành… Rất nhiều trang nhật ký của chị đã đẫm nước mắt.

    Nỗi hậm hực của chị dày thêm theo sự lớn lên của em trong bụng mẹ. Khi em ra đời, chị càng thấy tức tối nhiều hơn. Mẹ sinh em khi đã gần 40 tuổi nên em yếu, phải ở lại bệnh viện 1 tháng. Thời gian đó cũng là lần đầu tiên chị phải tự mình nấu nướng, giặt giũ, chợ búa…


    Khi em bắt đầu hình thành trong bụng mẹ, chị đã giận mẹ rất nhiều. (Ảnh minh họa.

    Đang gồng mình bởi kỳ thi chuyển cấp, lại phải loay hoay với những công việc ấy khiến chị tối mắt, tối mũi suốt ngày. Chị căn ke: Nếu mẹ không sinh em thì chị đã có thể dành toàn bộ thời gian cho việc học, sẽ được mẹ cơm bưng nước rót tận nơi.

    Nếu mẹ không sinh em thì mỗi ngày chị sẽ được bố chở tới trường chứ chẳng phải đạp xe 12 cây số đi học rồi lại còng lưng đạp về.

    Nếu mẹ không sinh em, bố không phải túc trực ở bệnh viện thì đêm đêm, trước khi đi ngủ, chị đã chẳng phải “thủ” một… con dao đầu giường rồi lại thấp thỏm suốt đêm đề phòng… kẻ trộm! Hồi đó chị đã đưa ra bao nhiêu lý do để kết tội em

    Ngày mẹ và em về nhà. Các cô, cậu, dì và xóm giềng vui mừng ra tận cổng đón em, bế ẵm, cưng nựng. Chỉ có chị là trốn tiệt trong phòng. Cả tuần sau đó, chị đã bỏ học. Chị sợ đối diện với những ánh mắt chế giễu, những lời trêu chọc.

    Là một học sinh giỏi, lâu nay, chị vẫn quen được mọi người nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Thế nên, giờ đây, chị thấy hụt hẫng vô cùng. Chị co mình lại như con chim non bị trúng mũi tên…

    Kỳ thi chuyển cấp đã có kết quả. Chị được vào lớp chọn trường cấp III ở huyện. Nhưng, trường chuyên trên thành phố mới là ao ước của chị. Chị lao vào học ôn với một quyết tâm cao để thỏa mãn được ước mơ, và còn một lý do quan trọng nữa. Chị muốn lên tỉnh để tránh xa tất cả.

    Rồi chị nhận được giấy báo của trường chuyên. Chị đem kết quả ra khoe với bố mẹ, rồi rục rịch chuẩn bị cho ngày nhập học… Vậy mà, tối hôm đó, chị đã nhạt nhòa nước mắt. “Con phải học ở nhà thôi, lên trên đó, mọi thứ tốn kém…”; “Xin lỗi con. Em yếu, cả bố và mẹ đều phải nghỉ làm nên…”… Bố mẹ còn nói nhiều nữa nhưng chị không nghe rõ hết.

    Mặt chị nóng ran. Nước mắt đua nhau chảy. Chưa bao giờ chị hết ghét em như lúc đó!

    Thời gian trôi dần qua cùng với sự tích cực chạy chữa của bố mẹ, nhờ hợp thầy, hợp thuốc nên trong vòng một năm rưỡi, em đã hoàn toàn khỏi bệnh.

    Em đã bắt đầu chập chững, rồi đi men. Em đã nói trọ trẹ “mẹ”, “bà”. Em gọi nước là “giót”; gọi chị là “ú”. Ai đến nhà, em cũng khoanh tay: “ạ, ạ!”. Khách ra về, em xòe bàn tay nhỏ nhắn: “Bai bai”.

    Nhưng chị vẫn thích nhất là được xoa mặt em. Làn da em trơn mát, trắng tinh như trứng gà bóc. Đôi môi em tươi đỏ như thoa son. Nhất là cái miệng của em lúc nào cũng chúm chím cười rõ tươi. Giờ chị mới thấy em thật là… hay!

    Thế rồi, hai chị em mình cứ như hình với bóng. Những buổi đi học, dù phải xa em có mấy tiếng thôi, chị cũng rất nhớ. Ở nhà, lúc nào chị và em cũng quấn lấy nhau. Chơi với em bao lâu, chị cũng không thấy chán!

    Vào Đại học, thường trực trong chị là nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ và nhớ em rất nhiều. Ở nơi xa, lúc nào chị cũng tự hỏi: “Giờ này em đang ăn, đang ngủ hay đang chơi…?”; “Răng em mọc được bao nhiêu cái rồi?”… Đôi lúc ngồi một mình, chị lại phì cười khi nhớ tới những biểu hiện ngô nghê của em.

    Nhớ hồi 5 tuổi, em đặt tay lên ngực rồi hoảng hốt: “Chị ơi, sao tim cứ… đập em mãi vậy?”. Những bức tranh em vẽ bà thì đúng là lưng còng như dấu chấm hỏi.

    Em vẽ bố thì đúng là chừng ấy nếp nhăn, chỉ có cái nốt ruồi là tự em thêm vào “cho bố có duyên”. Mỗi lần chị điện thoại về nhà, nghe giọng nói ê a của em, chị lại ứa nước mắt… Dịp nào được nghỉ nhiều ngày, chị lại tranh thủ về nhà với em ngay.

    Bốn năm Đại học của chị đã trôi qua với thật nhiều nỗi nhớ thương em. Giờ chị đã đi làm, em đã lên 10! 10 năm, chị đã đủ chín chắn để nhìn nhận lại mình. Chị đã thật ngốc, thật ích kỷ…

    Với chị, ngày sinh nhật em luôn là ngày đẹp nhất trong năm. Bởi, sự có mặt của em trên đời, với gia đình mình – là điều tuyệt vời nhất! Đó là điều không bao giờ thay đổi!
     
    bodoicon_1312 thích bài này.
  8. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Huyết thư của học sinh rạch tay gửi bố mẹ

    Suốt cả năm học lớp 7, tôi chìm đắm trong đau khổ, cô đơn, dằn vặt. Ý nghĩ tự tử thường xuyên ám ảnh.

    Dù đã qua tuổi 13 cả chục năm trời, nhưng Dương Hà Nhiên – (SV năm thứ hai ĐH Thương mại) vẫn không bao giờ quên được khoảng thời gian “đen tối nhất cuộc sống” của mình.

    Hà Nhiên kể: “Suốt cả năm học lớp 7, tôi chìm đắm trong đau khổ, cô đơn, dằn vặt. Ý nghĩ tự tử thường xuyên ám ảnh trong đầu, thậm chí tôi cũng đã từng thử rạch tay viết lời từ tạ bằng máu gửi bố mẹ”.

    [​IMG]
    Suốt cả năm học lớp 7, tôi chìm đắm trong đau khổ, cô đơn, dằn vặt. Ý nghĩ tự tử thường xuyên ám ảnh. (Ảnh minh họa)​
    .

    Theo lời kể của Nhiên, khi lên lớp 7, kết quả học tập của Nhiên bắt đầu sụt giảm nặng nề. Trong lớp, Nhiên không có lấy một người bạn thân. Còn về nhà, thì luôn phải nghe những lời mắng mỏ “lên bờ xuống ruộng” của bố mẹ xung quanh chuyện học. Bố thường xuyên đi công tác, nên nhà chỉ còn hai mẹ con. Cứ mỗi lần phạm lỗi Nhiên lại phải chịu sự lạnh lùng, không hỏi han, trò chuyện, không cho làm bất cứ việc gì trong nhà như một hình thức trừng phạt của mẹ. Điều đó khiến cuộc sống của Nhiên khi ấy vô cùng ngột ngạt.

    “Tâm lý trẻ giai đoạn này rất phức tạp, không còn là “trẻ con” như trước nữa nhưng vẫn chưa đủ chín chắn, mức độ hiểu biết có hạn

    Không có ai để trò chuyện, Nhiên thậm chí đã phải tự trò chuyện với chính mình cho khuây khỏa.

    “Nhà có một chiếc radio có chức năng thâu băng. Tôi đi mua một cuộn băng trắng về tự ghi âm những gì mình nói rồi nghe lại, coi như một người bạn...”

    Đỉnh điểm, có lần Nhiên đã dùng com – pa chọc vào tay với ý định lấy máu viết thư tuyệt mệnh cho bố mẹ nhưng sự đau đớn đã làm Nhiên tỉnh lại…

    “Đó là khoảng thời gian khó khăn, tôi chỉ mong được quan tâm, thấu hiểu, và quan trọng nhất là cần một người bạn. Tôi cũng tìm nhiều cách để bố mẹ chú ý quan tâm đến mình nhưng hoàn toàn vô vọng” – Hà Nhiên nói.

    [​IMG]
    Mùa hè năm lớp 7 lên lớp 8, Nhiên được bố mẹ cho vào “thiết quân luật” với chế độ học gia sư vô cùng nghiêm khắc.​

    “Phần vì tự ái, tôi lao vào học như điên. Lên lớp 8 tôi chuyển vào lớp mới. Ở đây tôi bắt đầu có một người bạn. Bạn ấy là người đã giúp tôi rất nhiều. Chúng tôi cùng đọc truyện tranh để có niềm vui. Thời gian này, có lẽ mẹ tôi cũng nhận ra những thất thường của tôi nên thay đổi cách đối xử. Mẹ đã nói chuyện thẳng thắn với tôi hơn, hai mẹ con bắt đầu nói chuyện được với nhau… Cứ như vậy, tôi đã vượt qua được quãng thời gian đen tối, ý định tự tử cũng không còn nữa. Thế nhưng, hồi ức về quãng thời gian đó tôi không thể nào quên, nhờ nó, tôi nghĩ mình có thể hiểu được, vì sao nhiều trẻ em ở tuổi này lại hay nghĩ đến cái chết như vậy…” – Hà Nhiên tâm sự.

    “Tâm lý trẻ giai đoạn này rất phức tạp, không còn là “trẻ con” như trước nữa nhưng vẫn chưa đủ chín chắn, mức độ hiểu biết có hạn. Bố mẹ không nên áp đặt cách dạy dỗ từ những năm các em còn bé. Hãy nhẹ nhàng, nhưng thẳng thắn với trẻ, đừng bao giờ quay lưng, im lặng với các em” – Nhiên nói.


    Mùa hè năm lớp 7 lên lớp 8, Nhiên được bố mẹ cho vào “thiết quân luật” với chế độ học gia sư vô cùng nghiêm khắc. (Ảnh minh họa).

    Có ý định tự tử, hãy chia sẻ với người tin cậy

    Bà Trần Hồng Điệp, Giám đốc điều hành Trung tâm phòng chống khủng hoảng cũng gợi ý nguyên tắc phòng chống tự tử cho bản thân là khi chúng ta có ý định tự tử thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải nói chuyện được với một ai đó.

    "Khi có ý định tự tử thì chúng ta hãy ngồi lại nghĩ hai vấn đề: Tại sao chúng ta muốn chết? Tại sao chúng ta nên sống? Khi nhìn vào 2 vấn đề này, tất nhiên người muốn tự tử sẽ nói rằng là tôi toàn lý do muốn chết, còn lý do sống thì gần như họ không bao giờ nghĩ ra.

    Tuy nhiên khi họ có sự hỗ trợ của người khác, ngồi cùng nhau nghĩ thì họ sẽ thấy rằng lý do để sống rất nhiều. Chỉ là khi chúng ta đau khổ, thất vọng thì chúng ta nhìn vấn đề ở mỗi cái mất thôi. Cũng giống như khi chúng ta có một cốc nước đầy, ai đó uống mất nửa cốc. Người bi quan sẽ nói là ôi thôi chết tôi bị mất nửa cốc nước rồi. Nhưng nếu là một người lạc quan thì sẽ nói ôi may quá mình vẫn còn nửa cốc nước", bà Điệp nói.

    Bà Điệp lý giải thêm: "Vì sao họ lại phải tìm lý do muốn chết. Điều đó không làm cho họ bi quan hơn mà nó giúp cho họ xác định được vấn đề mà họ đang gặp phải là gì. Ví dụ như người muốn tự tử vì trượt đại học. Nếu người ấy biết vấn đề đang gặp phải là trượt đại học thì họ sẽ thấy là họ trượt đại học họ vẫn có khả năng làm việc khác. Và nếu họ biết được rằng số lượng thanh thiếu niên trượt đại học so với số lượng thanh niên vào đại học là như thế nào. Chẳng lẽ tất cả những người trượt đại học đều không còn con đường nào đến tương lai hay sao. Sau khi biết được vấn đề, họ sẽ lên kế hoạch để làm việc khác.

    Bước tiếp theo là họ phải lên những kế hoạch ngắn hạn cho những mục tiêu lạc quan ví dụ ghi hẳn ra giấy là 5 việc tôi định làm trong tuần tới và khi làm thành công việc nào thì bôi đen lại để chúng ta biết là đã làm xong việc đó.

    Đây là kỹ xảo nhỏ nhưng rất có ý nghĩa. Những người đang muốn tự tử, họ cảm thấy là họ không làm được gì, họ toàn thất bại thôi thì cái việc gạch được công việc mà họ làm được cũng giống như được tiêm chất kích thích, họ thấy là họ đang làm được việc. Giúp họ lấy lại tinh thần lạc quan.

    Ngoài ra người có ý định tự tử nên thư giãn bản thân, tìm bạn bè, phát huy sở thích của mình hay tự thưởng cho mình thời gian sống theo sở thích.

    Người có ý định tự tử thì thường bỏ bê ăn uống hay là ăn quá nhiều nên cần phải chú ý đến ăn uống. Vì vấn đề sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng khá nhiều bởi sức khỏe thể chất. Ngay cả khi mình khỏe mạnh ăn uống thất thường cũng rất dễ dẫn đến tình trạng mỏi mệt. Khỏe mạnh sẽ có khả năng chống đỡ.

    Chơi thể thao, đi bộ cũng là biện pháp giúp cân bằng tâm lý.
     
  9. khicondangyeu

    khicondangyeu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    8,737
    Đã được thích:
    1,980
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chị đã từng rất ghét em!

    Đây là tâm lý thường gặp khi mẹ có thêm em bé nữa. Điều quan trọng là bố mẹ phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ cho trẻ trước khi trẻ trở thành anh, thành chị. Quan trọng là mặc dù bận bịu với em bé sau nhưng bố mẹ vẫn nên dành tình cảm tới anh chị của bé nữa, có như vậy mới tránh được chuyện anh hay chị ko yêu em mình vì cảm thấy bị "bỏ rơi".
     
  10. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Bố không biết chứng tỏ tình thương?!

    Bố chỉ biết đi làm suốt ngày rồi cằn nhằn tội lỗi của con qua 'danh sách' mẹ liệt kê.


    Bố đã không hề biết chứng tỏ tình yêu như thế nào. Mẹ là cầu nối của mọi người trong gia đình. Bố chỉ biết đi làm suốt ngày còn ở nhà, mẹ lập danh sách một loạt các tội lỗi của chúng tôi phạm phải trong ngày và bố cằn nhằn chúng tôi.

    Có một lần tôi ăn trộm một thanh kẹo, bố buộc tôi phải mang trả lại và bảo người bán hàng rằng tôi đã trộm nó, tất nhiên tôi phải đập heo lấy tiền đền. Nhưng chỉ có mẹ mới hiểu rằng tôi còn là một đứa con nít. Một lần tôi chơi đánh đu bị gãy chân, chính mẹ ẵm tôi trong đôi tay suốt đoạn đường đến nhà thương. Bố chỉ lái xe thẳng đến cửa phòng cấp cứu và khi người ta yêu cầu bố rời xe đi chỗ khác vì nơi đó dành cho xe cứu thương, bố quát lên: “Anh nghĩ đây là cái gì? Xe du lịch hả?”.


    [​IMG]
    Bố không biết chứng tỏ tình thương?! (Ảnh minh họa).​

    Vào những buổi sinh nhật của tôi, bố như kẻ bàng quan, chỉ thổi bong bóng, dọn bàn và làm những việc vặt. Chính mẹ là người trịnh trọng mang chiếc bánh sinh nhật và nến đến cho tôi thổi.

    Khi tôi lật cuốn lưu ảnh ra xem, người ta hay hỏi: “Bố em đâu?”. Ai mà biết được, bố luôn luôn ôm máy ảnh chụp hết người này đến người nọ. Tôi có đến một tỷ tấm ảnh tôi và mẹ chụp chung.

    Tôi nhớ lại khi mẹ nhờ bố dạy tôi đi xe đạp. Tôi bảo bố đừng bỏ tay ra nhưng bố nói là đã đến lúc rồi. Tôi ngã, mẹ chạy lại định ẵm tôi lên nhưng bố khoát tay ngăn mẹ lại. Tôi giận quá, phải chứng tỏ cho ông ấy biết. Tôi leo ngay lên xe và tự đạp lấy một mình. Bố không hề cảm thấy áy náy một tí nào hết. Bố chỉ mỉm cười.

    Khi tôi vào đại học, chính mẹ làm mọi thứ giấy tờ. Bố chỉ gởi những tấm ngân phiếu và lại còn nói rằng sân cỏ nhà mình sẽ đẹp hẳn ra khi không còn tôi quần banh trên đó nữa.

    Khi tôi điện thoại về, bố hình như muốn nói chuyện nhưng lại luôn bảo: "Đợi đấy, bố sẽ gọi mẹ!"

    Khi tôi lấy vợ, chính mẹ là người khóc, bố chỉ hỉ mũi và bước ra khỏi phòng.

    Suốt đời, bố thường nói: “Con đi đâu đấy?”, “Mấy giờ con về?”, “Không, con không thể đi”.

    Bố đã không biết chứng tỏ tình yêu như mẹ.
     
  11. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chị đã từng rất ghét em!

    các bậc cha mẹ phải thật sự quan tâm các con đầu khi có thêm thành viên nhí nữa .Chỉ có như vậy thì chúng sẽ k tủi thân cảm thấy mình bị bỏ rơi
     
  12. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    em đông ý với chị chẳng gì bằng con cái cả.Chỉ có mất thứ gì quay lại đã quá muộn
     
  13. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Ngày Vu Lan, ngàn lần 'Cảm ơn mẹ!'

    Mẹ! Con sẽ không đợi khi cài lên ngực đóa hồng trắng mới thảng thốt mình đã mất mẹ.

    Trong cơn mơ con biến thành cây bút

    Cây bút chì nghịch ngợm viết lung tung

    Con nghịch ngợm nhưng sao mẹ vẫn mừng

    Đem thân gầy mẹ hóa thành cây tẩy

    Xóa cho con những vết lạc trong đời

    Để giờ đây con mới thấy chơi vơi

    Chì viết sai nên hao mòn đời tẩy

    Con yêu mẹ, cây tẩy cuả đời con!

    Đêm mưa, con trở mình thao thức rồi ngồi bó gối trong căn phòng vắng. Tim con nhói đau khi nghĩ về mẹ, lo lắng không biết ở nhà mẹ có giật mình vì tiếng gió luồn qua mái tôn không? Không biết tình hình đau ốm của mẹ thế nào...?

    http://www.*********/upload/3-2012/images/2012-08-31/1346383895-levulan.jpeg
    Mẹ! Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài cho con lên áo đóa hồng trắng mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ. (Ảnh minh họa).​

    Con không xinh, không trắng, không cười tươi như mẹ nhưng thừa hưởng gần như trọn vẹn tính cách của mẹ. Cũng chính vì thế, mẹ con mình mới thật hợp và cũng thật khắc khẩu với nhau.


    Cô dì mắng con: "Sao giống mẹ cái tính đàn ông ương bướng thế!", con cười toe, láu lỉnh: "Con gái giống mẹ, vừa lanh lẹ vừa xinh". Mẹ ngước nhìn con mỉm cười, nụ cười thật hiền len lỏi làm ấm tâm hồn và ở mãi trong tim con...

    Từ ngày rời xa vòng tay yêu thương của mẹ, con chứng kiến và chiêm nghiệm nhiều bài học từ cuộc sống. Những lúc bị tổn thương, đau đớn nhất, con lại nhớ ánh cười hiền nhưng cương nghị của mẹ để làm động lực sống mạnh mẽ, vững vàng hơn...

    Mẹ! Con cảm ơn mẹ vì...

    ... đã sinh ra con.

    ... đã là người bạn đầu tiên của con.

    ... đã cho con no căng khi bụng mẹ còn đói

    ...đã ôm con thật chặt mỗi khi con buồn, cho con biết "Mẹ yêu con nhất trần đời"

    ... đã nhìn con bằng ánh mắt yêu thương, ấm áp khi con thất bại

    ... đã luôn cổ vũ, động viên để con sống tốt

    ... đã dạy con hiểu con là người duy nhất quyết định số phận và hạnh phúc của con

    ... đã luôn bao dung, tha thứ cho con

    ... đã giúp con hiểu ý nghĩa 2 tiếng GIA ĐÌNH và luôn tự hào về con

    Con ngàn lần, ngàn lần cảm ơn mẹ...!

    Con muốn...

    ... Lấy đi những ưu tư vương trong đôi mắt mẹ

    ... Xóa đi cơn đau bệnh mẹ đang phải 'sống chung'

    ... Tặng mẹ hạnh phúc, nụ cười và sự an nhàn lúc tuổi già...

    Mẹ! Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài cho con lên áo đóa hồng trắng mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ.
     
  14. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bố không biết chứng tỏ tình thương?!

    mẹ lúc nào cũng là người bạn của con,Đương nhiên k nhiều các ông bố quan tâm con cả.Dường như đó là quy luật hay sao?
     
  15. mebenabenin

    mebenabenin

    Tham gia:
    14/10/2009
    Bài viết:
    20,324
    Đã được thích:
    3,704
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Ngày Vu Lan, ngàn lần 'Cảm ơn mẹ!'

    Không có gì thay thế được mẹ! khi ta mất đi mới thấy thiếu mẹ sao cuộc sống cô quạnh đến thế.Cảm ơn bạn đã gửi những dòng chữ này, thứ 7 này là giỗ mẹ mình.
     
  16. pm shop

    pm shop hoaphatsaigon.vn

    Tham gia:
    10/10/2012
    Bài viết:
    945
    Đã được thích:
    445
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    Mình cũng đồng ý với các mẹ.
    Mình có 2 thằng con rất yêu các mẹ ạ
     
  17. mebenabenin

    mebenabenin

    Tham gia:
    14/10/2009
    Bài viết:
    20,324
    Đã được thích:
    3,704
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    Cuộc sống có nhiều nỗ lo toan vất vả, nhiều ước mơ hoài bão, chí hướng riêng của mỗi người nhưng khi trở về tổ ấm thật hãnh diện vì con òa chạy ra"Con chào mẹ"
     
  18. ongbohoanhao

    ongbohoanhao Guest

    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    tôi thì chứng kiến việc bố m ẹ nhà nọ cố gắng sống với nhau vì con dù đã hết tình cảm nhưng cãi vã suốt ngày, chính đứa con cuối cùng lại nói thà bố mẹ bỏ nhau đi nó còn hạnh phúc hơn vì không phải ngày nào cũng bị tra tấn bởi màn chửi bởi nữa. Điều đó thật sự làm những người lớn như chúng ta phải suy nghĩ.
     
  19. echcon23

    echcon23 Banned

    Tham gia:
    27/1/2010
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    bài viết hay quá, các bậc làm cha làm mẹ nên quan tâm con cái nhiều hơn
     
  20. tamphaithien

    tamphaithien Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    20/7/2011
    Bài viết:
    2,004
    Đã được thích:
    308
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Có bố mẹ, con vẫn...'mồ côi'

    Tiền không phải là tất cả nhưng tất cả cũng chỉ vì tiền. Thương tâm sao "nhà giàu cũng khóc"
     

Chia sẻ trang này