Kinh nghiệm: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi yoccol, 25/1/2013.

  1. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Bé nhà em mới được 20 tháng tuổi đã bị sốt co giật 2 lần, em lo quá, hôm nay tìm được thông tin này chia sẻ cùng các mẹ

    Phải làm gì khi trẻ em sốt cao co giật?

    Bình tĩnh là bí quyết thành công

    Thường thì khi con bị co giật, các ông bố, bà mẹ đều mất bình tĩnh, luống cuống vì không biết phải xử lý thế nào. Khi giật, trông trẻ rất khủng khiếp, như thể “chết đến nơi”. Đã có những bác sĩ chuyên phẫu thuật tại bệnh viện, nhưng khi ở nhà, đứng trước cơn co giật của con mình thì gần như “mất hết trí khôn”, cuống quýt chẳng thể xử lý gì được.

    - Không nên hốt hoảng, cần giữ sự bình tĩnh vì hầu hết các cơn co giật đều không nguy hiểm đến tính mạng.

    - Trước hết, cần đặt trẻ vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, rời xa các vật sắc nhọn.

    - Nên đặt chăn hoặc kê gối mềm dưới đầu trẻ, để trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên đề phòng tắc đờm dãi.

    - Nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ hay cho trẻ mặc thoáng mát để giúp trẻ dễ thở.

    - Dùng vật mềm hoặc khăn mặt đặt giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gẫy răng, không giữ chặt trẻ lại để tránh gẫy xương.

    - Khi trẻ lên cơn co cứng, tuyệt đối không được giới hạn cử động của trẻ, không cho vào miệng trẻ bất kể thứ gì, kể cả thuốc.

    - Dùng khăn nhúng vào nước ấm(không nên chườm nước đá) lau người trẻ nhiều lần, nhất là vùng nách và bẹn để hạ bớt thân nhiệt.

    - Làm mát môi trường xung quanh bằng cách hạn chế số lượng người quanh trẻ, mở thông thoáng cửa sổ và cửa ra vào.

    - Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol loại viên đạn đặt hậu môn (nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng). Khi sử dụng dạng thuốc đặt hậu môn, cần chú ý thực hiện đúng thao tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây.

    - Bạn phải chú ý chọn loại thuốc có hàm lượng paracetamol phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ, nếu viên thuốc bị nhão do điều kiện bảo quản không tốt thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng đã được để đông cứng trong tủ lạnh trước đó. Chỉ nên sử dụng paracetamol liều 10 - 15mg/kg cân nặng mỗi 6 giờ. Tuyệt đối không được sử dụng aspirine. Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt.

    - Điều cần ghi nhớ là không nên nôn nóng cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến vượt quá liều quy định, bởi vì paracetamol dùng liều cao liên tục gây độc cho gan, làm tiêu tế bào gan. Ngay cả các dạng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc dán thì khả năng vượt quá liều quy định vẫn có thể xảy ra, cho nên dùng dạng thuốc hạ sốt nào cũng cần quan tâm đến tổng liều paracetamol có vượt quá ngưỡng quy định hay không.

    - Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước. Nên pha một gói oresol 27,5g vào một lít nước nguội rồi cho trẻ uống từng ít một.

    - Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao, cần cho trẻ tắm trong chậu nước ở nơi kín gió mà nhiệt độ của nước trong chậu thấp hơn nhiệt độ của cơ thể trẻ khoảng 2 độ C. Nhiều bà mẹ thường sợ khi trẻ đang sốt thì không được đụng đến nước. Nhưng đây chính là biện pháp hạ sốt tốt nhất khi trẻ đang sốt cao. Tất nhiên, cần chú ý giữ cho trẻ ở tư thế thoải mái, không bị ảnh hưởng đến các chức năng sinh tồn khác.

    - Khi ngừng cơn giật phải ngay lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn (lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ.

    - Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các BS tiên lượng nguyên nhân trẻ bị sốt co giật và đưa ra phương cách điểu trị.

    - Thường thì khi đã một lần bị sốt cao co giật, trẻ sẽ tiếp tục gặp phải tình trạng này trong những lần sốt tiếp theo. Vì thế, khi có dấu hiệu sốt, để đề phòng cơn co giật, cần nhanh chóng hạ sốt cho trẻ.

    Một số sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi trẻ bị sốt co giật

    - Rất nhiều bậc cha mẹ, khi thấy con co giật là vội vàng bế chặt hoặc tìm cách giữ sao cho con đừng giật. Đó là một việc làm hết sức sai lầm. Khi trẻ lên cơn co cứng, tuyệt đối không được giới hạn cử động của trẻ, không cho vào miệng trẻ bất kể thứ gì, kể cả thuốc.

    - Không di chuyển trẻ đang bị co giật đến nơi khác vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ mà nên đặt trẻ nằm xuống, giúp ôxy dễ bơm lên não, giảm cơn co giật hay trấn tĩnh lại sớm hơn.

    - Không nên đè trẻ xuống (để kiềm chế cơn co giật của trẻ) hay cố nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ hoặc cố gắng nạy răng trẻ vì có thể gây chấn thương hoặc làm trẻ bị gãy răng.

    - Không cố gắng đánh thức trẻ đang ngủ hay có vẻ lú lẫn sau cơn co giật.

    - Không dùng nước lạnh để lau mát (mà làm bằng nước ấm) vì nước lạnh chỉ làm mát bên ngoài nhưng nhiệt bên trong cơ thể trẻ vẫn không giảm.

    - Không để trẻ một mình hay tụ tập quá đông người quanh trẻ và nên gọi thêm người giúp đỡ.

    DS.Nguyễn Văn Sinh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi yoccol
    Đang tải...


  2. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Chăm sóc trẻ bị co giật khi sốt tại nhà


    Ảnh: pro.corbis.com"Co giật khi sốt" hay "Sốt cao co giật" là một tình trạng co giật toàn thân lành tính xảy ra khi trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi.
    Nhận biết các đặc điểm của co giật khi sốt:

    Những trẻ em bị co giật khi sốt (CGKS) thường có người trong gia đình (bố mẹ hay anh em) đã bị CGKS.
    Cơn co giật có thể xảy ra đột ngột, ngay trong cơn sốt đầu tiên và khi sốt cao hơn 390C. Khi hết sốt cũng hết co giật, nếu sốt lại có thể bị co giật lại.
    Trong cơn co giật, trẻ gồng cứng, co rút người và rung giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép và hơi thở nông, khò khè, nghiến chặt răng, tiêu tiểu không tự chủ.
    Trẻ sẽ mất ý thức tạm thời (không biết việc gì đang xảy ra).
    Cơn co giật thường ngắn hơn 10-15 phút và tự chấm dứt.
    Sau cơn co giật trẻ sẽ phục hồi ý thức hoàn toàn, nhưng mệt mỏi, buồn ngủ và không nhớ gì về cơn co giật.
    Một số trẻ sẽ có cơn CGKS tái phát.
    Tại sao CGKS xảy ra?

    CGKS chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ (6 tháng đến 6 tuổi) bởi vì não của trẻ chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ. Sốt cao có thể kích thích não của trẻ nhỏ và gây khởi phát một cơn co giật. Dĩ nhiên không phải tất cả trẻ em đều bị co giật khi bị sốt cao, nguyên nhân có thể là do não của một số trẻ nhạy cảm với co giật hơn các trẻ khác, khuynh hướng này thường có tính chất gia đình. Khi được 5-6 tuổi thì não đã trưởng thành và trẻ sẽ không còn nguy cơ bị CGKS nữa.

    Các nguyên nhân thường gặp trong CGKS:

    Nhiễm trùng đường hô hấp trên (chiếm đa số).
    Viêm tai giữa (chiếm khoảng 20% CGKS).
    Viêm phế quản phổi.
    Nhiễm trùng đường tiêu hóa (kiết lỵ, thương hàn,...).
    Nhiễm trùng đường tiểu.
    Nhiễm trùng huyết tiềm ẩn (chiếm khoảng 2-4%).
    Sau chích ngừa: quai bị, sởi (trong vòng 7-10 ngày); bạch hầu, uốn ván, ho gà (trong vòng 48 giờ).
    Viêm màng não (chiếm dưới 2%).
    Một số lời khuyên khi con bạn bị CGKS:

    Bạn hãy bình tĩnh và đừng nên hốt hoảng vì đa số các cơn co giật chỉ kéo dài dưới 5 phút và hiếm khi gây hại đến sức khỏe của trẻ. Cũng không nhất thiết phải mang trẻ đến bệnh viện ngay mà hãy dành thời gian để thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau đây.
    Ghi nhớ thời gian bắt đầu cơn co giật để xác định chính xác khoảng thời gian cơn co giật. Ðây là điều quan trọng trong việc đánh giá độ nặng của CGKS.
    Tránh gây tổn thương cho trẻ khi co giật: Cất tất cả các vật cứng, nhọn ở xung quanh trẻ và đặt trẻ nằm ở nơi thăng bằng, rộng rãi (Ví dụ dưới sàn nhà). Cần chắc chắn trẻ sẽ không bị ngã khỏi giường, nhưng cũng không được cố giữ chặt trẻ.
    Bảo vệ đường thở: Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt (tránh nghẹt đàm dãi). Khi có thể, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ lấy hết mọi thứ trong miệng trẻ như núm vú cao su, đàm nhớt, chất nôn ói. Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống gì trong lúc bị co giật.
    Trước đây chúng ta thường đặt 1 que cứng vào miệng trẻ khi đang bị co giật để ngăn không cho trẻ cắn vào lưỡi hay môi của mình. Hiện nay điều này không được thực hiện nữa vì có thể gây chấn thương lâu dài cho răng của trẻ. Cũng đừng quá lo lắng khi thấy trẻ nghiến răng hay cắn phải môi hay lưỡi.
    Hạ sốt càng nhanh càng tốt vì sẽ làm rút ngắn cơn co giật: Cởi bỏ quần áo (bao gồm cả tã lót), lau mát toàn thân bằng nước bình thường (tốt nhất là nước ấm) để làm mát nhanh cho trẻ. Lau mát 2 giờ 1 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Sau khi ngưng lau mát 10 phút mới đo lại nhiệt độ cho trẻ. Ðắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn. Chấm dứt lau mát khi nhiệt độ hậu môn thấp hơn hay bằng 38,5 độ C.
    Alcool, r*** hay nước đá tuy làm giảm nhiệt độ ở da nhanh hơn nhưng ít mang lại ích lợi vì hiện tượng co mạch ngoại vi (do dùng những chất này ở ngoài da) sẽ gây trở ngại cho sự mất nhiệt, ngoài ra còn làm tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là ở trẻ sơ sinh, vì vậy cần tránh.
    Dùng thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn để tránh ảnh hưởng đường thở trong trường hợp CGKS có sốt cao hơn 38,50C. Thuốc hạ sốt thường được chọn là Paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng/lần, có thể dùng thuốc nhét hậu môn 3-4 lần/ngày (những gia đình có trẻ dưới 6 tuổi nên có thuốc thường xuyên trong tủ lạnh). Khi cơn co giật kéo dài từ 5 phút trở lên thì phải dùng 1 thuốc chống co giật (bơm thuốc Diazepam trực tiếp vào trực tràng).
    Chăm sóc trẻ tại nhà ngay sau cơn co giật

    Hãy để trẻ ngủ yên (khoảng 1-2 giờ) vì trẻ rất mệt và buồn ngủ.
    Ðặt trẻ nằm nghiêng một bên và ngửa đầu ra phía sau.
    Lau chùi đàm nhớt, chất nôn ở miệng.
    Ðo lại nhiệt độ.
    Cố gắng cho trẻ uống Paracetamol dạng siro để duy trì hạ sốt với liều 10-15mg/kg cân nặng/mỗi 6 giờ (khi trẻ đã tỉnh táo hoàn toàn).
    Cố gắng cho trẻ uống nhiều nước sau cơn co giật.
    Trong thực tế các phụ huynh chỉ nên đưa trẻ vào bệnh viện hay đến bác sĩ khám sau khi cơn co giật (đầu tiên) chấm dứt để được theo dõi, đánh giá và nhập viện nếu cần. Ðiều này cho phép có nhiều thời gian hơn để tiếp tục đánh giá, làm yên lòng phụ huynh và giả sử nếu có cơn co giật thứ 2 xảy ra thì trẻ sẽ đang ở trong bệnh viện.
    Lời khuyên cho các bậc phụ huynh:

    Nên dùng các biện pháp hạ sốt như trên hay uống (hoặc nhét hậu môn) thuốc hạ sốt sớm ngay từ lúc khởi phát các bệnh có gây sốt ở những trẻ có tiền sử bị CGKS, hoặc trong gia đình đã có những trẻ khác bị CGKS hay bố mẹ có tiền sử lúc nhỏ bị CGKS.

    Ðiều quan trọng hơn cả là các phụ huynh không nên quá hoảng sợ, ngược lại phải tỉnh táo để có cảnh xử trí thích hợp. Nếu thực hiện tốt các hướng dẫn trị liệu trên sẽ giúp con bạn tránh khỏi những nguy hiểm lâu dài.

    Theo Sức khỏe và Đời sống
     
  3. ngocnhi06

    ngocnhi06 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/3/2009
    Bài viết:
    2,363
    Đã được thích:
    424
    Điểm thành tích:
    173
    Trẻ bị sốt co giật sẽ để lại nhiều biến chứng về sau, dễ ảnh hưởng đến thần kinh, trí não của trẻ. Nhà mình có cháu họ từ bé bị sốt co giật, lớn lên 8T đi học k minh mẫn, đc ng ta mách thuốc uống mật kỳ đà, giờ đã hết, khỏe mạnh và nhanh nhẹn bình thường. Mình có ng nhà ở Malai có mật kỳ đà gửi về, ai có nhu cầu thì pm mình. Các mẹ có thể tham khảo công dụng mật kỳ đà trên mạng để cân nhắc
     
  4. thuydung6636

    thuydung6636 vợ chồng nhà 2 con mèo

    Tham gia:
    17/1/2013
    Bài viết:
    3,457
    Đã được thích:
    773
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Chúc bạn ngày mới vui vẻ nha
    [​IMG]
     
    yoccol thích bài này.
  5. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Re: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Thanks thông tin hữu ích của mẹ nó nhé
     
  6. LaMeRung

    LaMeRung Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/12/2012
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    bài viết rất hay, đáng để lưu ý, bậc cha mẹ nào thấy con như thế cũng hốt hoảng mà ko làm được gì :)
     
    yoccol thích bài này.
  7. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Đúng rồi, mình chỉ nghe thôi đã rất lo rồi, vì gửi bé ở quê với ông bà nên chưa thấy con co giật bjo, chắc mình ở đấy cũng rối cả lên ko bít thế nào. Chỉ mong cho các bé khoẻ mạnh thôi :)
     
  8. lenhung85

    lenhung85 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/1/2012
    Bài viết:
    2,532
    Đã được thích:
    414
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    bài viết rất có ý nghĩa.............
     
    yoccol thích bài này.
  9. quachchichbong

    quachchichbong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/3/2012
    Bài viết:
    909
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    con nha to moi bi day, gio thay van hai qua hic hic
     
  10. Dê Béo

    Dê Béo Ăn ngoan mẹ nhờ,Ỉn ơi :(

    Tham gia:
    9/6/2011
    Bài viết:
    6,259
    Đã được thích:
    1,272
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Ôi đọc thôi em đã thấy sợ rồi, ko biết đến lúc gặp thì mình có đủ bình tĩnh mà ứng phó ko, phủi phui cái mồm em đi :(
     
    yoccol thích bài này.
  11. vnxk.nsl

    vnxk.nsl Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    25/2/2013
    Bài viết:
    7,295
    Đã được thích:
    1,288
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    bài viết hữu ích quá, cảm ơn bạn.
     
  12. Giai khat_Mua he

    Giai khat_Mua he 0972.46.56.59

    Tham gia:
    17/3/2013
    Bài viết:
    4,520
    Đã được thích:
    512
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Hix, minh cung biet la phai binh tinh khi do nhung khi con minh bi thi noi that minh vo cung hoang loan, cha biet lam gi luon, may ma hom do co bac si gan nha ko phai di truc den nen minh moi do lo day
     
  13. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    khi thấy con có hiện tượng sốt em lun để ý và thường xuyên cặp nhiệt độ,cho uống thuốc giảm sốt hic hic
     
  14. gacon2006

    gacon2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    1,259
    Đã được thích:
    178
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Cảm ơn bài cuả mẹ yoccol rất nhiều. Một tham khảo bổ ích cho nhưng bà mẹ nuôi con nhỏ.
     
  15. Mẹ Cún Bông

    Mẹ Cún Bông Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/3/2008
    Bài viết:
    931
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Cam on bai viet huu ich cua me no......
     
  16. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    mình chưa chứng kiến nhưng lo lắng lắm, bị sốt co giật thì lần sau bé sốt nữa nếu ko hạ sốt cho bé nhanh bé rất dễ bị tái phát. Đọc xong rồi nhưng có khi đến lúc gặp trường hợp thế lại cuống cà kê lên ấy mẹ nó ạ,
     
  17. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Vâng, các mẹ có con nhở thì nên tìm hiẻu trước để khi ko may gặp phải còn biết đuòng xử lý, em thì bé bị rồi mới đi tìm hiểu đấy ạ.
     
  18. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Hj, chúc bé nhà Mẹ cún bông luôn khoẻ mạnh
     
  19. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Mình cũng thế, thấy bé có hiện tượng cái là phải để ý, cho bé uống thuốc và tìm các phương án cho bé hạ sốt ngay, đang đêm ngủ thấy sốt cũng bắt bé phải uốn thuôc ko thì dán cao, nên bé ở với mẹ chưa bị sốt co giật, bé bị sốt thế trong time ở nhà với ông bà. H bé lên với bố mẹ rồi tuy vất vả tí cũng yên tâm hơn, vì con ốm đau thì cũng ko yên tâm làm vc các mẹ ạ
     
  20. yoccol

    yoccol

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    10,924
    Đã được thích:
    1,787
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách xử lý khi trẻ sốt cao co giật

    Vâng, bố mẹ nào thấy con thế cũng hốt hoảng mà, Rõ là bình thường thì biết nên làm thế nào nhưng có khi chứng kiến thì lại rối lên ấy ạ
     

Chia sẻ trang này