Thông tin: Cách nuôi dưỡng trẻ khi không có sữa mẹ

Thảo luận trong 'Sữa cho bé' bởi edenshop, 13/11/2009.

  1. edenshop

    edenshop Thành viên mới

    Tham gia:
    6/11/2009
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Có một số trẻ khi đẻ ra không được bú sữa mẹ vì mẹ chết do những tai biến sản khoa khi đẻ hoặc vì mẹ phải mổ lấy thai hay những bệnh hiểm nghèo như ung thư, lao phổi nặng, bệnh tâm thần nặng, nhiễm HIV/AIDS...
    Trong những trường hợp này, những người thân trong gia đình của trẻ phải có một số kiến thức nhất định để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

    Trước tiên phải xác định nuôi dưỡng những trẻ này khó khăn, vất vả và tốn kém gấp nhiều lần so với trẻ có mẹ.

    Về nuôi dưỡng sau sinh, tốt nhất là cho trẻ bú chực ngay (bú chực có nghĩa là bú sữa của người khác, mà họ đang cho con bú), bú chực của người thân trong gia đình họ hàng, cô, dì, thím, bác... đang nuôi trẻ dưới 2 tuổi hoặc xin sữa của người trong xóm, làng, cơ quan... Thuận lợi nhất là trẻ được bú trực tiếp, nếu không có điều kiện thì xin sữa vắt ra, có thể để được từ trong 3-4 giờ mà không cần phải đun lại vẫn cho trẻ ăn tốt.

    Với trẻ không có điều kiện bú chực thì bắt buộc phải dùng sữa bò. Ở những nơi nuôi được bò sữa, hoặc dê đẻ, trâu đẻ, có thể dùng sữa tươi đem đun sôi để nguội, vớt bỏ hết bơ (mỡ của sữa) ở phía trên rồi pha loãng theo tỷ lệ 1/3 (có nghĩa là một phần sữa bò tươi cho 3 phần nước sôi) dần dần 1/2 rồi 2/3 đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi có thể dùng sữa bò tươi nguyên không cần pha loãng cho thêm ít đường với vị ngọt nhẹ (tỷ lệ khoảng 10% nghĩa là 1 lít sữa cho một lạng đường).

    Nếu không có sữa bò tươi thì dùng sữa bột (có 2 loại: một loại dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và một loại dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi). Dùng sữa bột thì thuận tiện hơn nhất là hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa bột thích hợp và cách pha chế có hướng dẫn kèm theo. Ngoài sữa bột có thể cho trẻ ăn thêm sữa đậu nành. Không cho trẻ ăn sữa đặc có đường vì sữa này chỉ thích hợp với trẻ lớn, vì trong sữa đặc có tỷ lệ đường rất cao để bảo quản. Nếu pha loãng để giảm độ ngọt thì trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng còn pha đặc để đủ chất dinh dưỡng thì trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa.

    Tuyệt đối không được cho trẻ ăn nước cháo với đường hoặc bột mỳ chính. Thực tế đã có nhiều cháu nuôi theo cách này đã bị suy dinh dưỡng nặng, kèm theo thiếu vitamin A gây mù lòa cho trẻ vì ăn cháo với đường làm cho đứa trẻ có cảm giác no, đầy bụng không khóc; ngược lại thiếu các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất mỡ... trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và thường bị phù, khô mắt do thiếu vitamin A.

    Vì nhu cầu về nước ở trẻ không được bú sữa mẹ nhiều hơn những trẻ khác, nên ngoài các bữa ăn, cần cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước hoa quả (cam, chanh...) từ ít đến nhiều. Mỗi ngày cho uống thêm 2-4 lần, mỗi lần từ 10ml-30ml. Để phòng còi xương, cần cho trẻ uống thêm vitamin D mỗi ngày 400 đơn vị quốc tế cho đến lúc trẻ được 2 tuổi và cho uống vitamin A cứ 6 tháng 1 lần, mỗi lần là 100.000 đơn vị cho đến lúc trẻ được 3 tuổi để đề phòng khô mắt, đồng thời tăng sức miễn dịch của trẻ.

    Chú ý cho trẻ tắm nắng, mỗi ngày từ 5-10 phút vào buổi sáng (chỉ cần 2 chân tiếp xúc với ánh sáng) và xoa bóp tập thể dục cho trẻ.

    Khi cho trẻ ăn, nên tập cho trẻ ăn bằng thìa, bằng cốc cho quen dần, vì thìa cốc dễ cọ rửa bảo đảm vệ sinh. Không nên dùng chai sữa và vú cao su giả, gây cho trẻ có thói quen xấu và rất dễ nhiễm bẩn làm trẻ dễ mắc các bệnh tiêu chảy.

    Cho trẻ ăn sữa hoàn toàn đến 4 tháng tuổi và sau đó cho ăn thêm các thức ăn khác giống như ăn bổ sung ở những trẻ bú sữa mẹ cho ăn bột từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và luôn luôn nhớ là tô màu cho bát bột, chỉ khác là vẫn tiếp tục cho ăn thêm sữa bò, hoặc sữa đậu nành, mỗi bữa có thể từ 200-250ml, ngày cho ăn thêm 2-3 bữa sữa, ở những gia đình có điều kiện có thể cho ăn thêm sữa chua. Rồi dần dần tập cho trẻ ăn các thức ăn, giống như thức ăn của người lớn, chỉ khác là thức ăn cần phải ninh nhừ, dễ tiêu hóa và hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi.

    Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, thường hay bị táo bón, màu phân ít vàng mà thường giống màu đất thó, số lượng phân nhiều hơn bình thường, mùi phân hơi thối chứ không chua như trẻ bú sữa mẹ (là vì chưa tiêu hóa hết chất đạm).

    Tóm lại, nuôi dưỡng trẻ nhỏ không được bú mẹ là một công việc hết sức khó khăn, cần nhiều thời gian chăm sóc, đặc biệt là rất tốn kém và đòi hỏi phải có kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Nếu nuôi dưỡng không tốt, trẻ không được ăn đủ về số lượng cũng như về chất lượng, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài. Nếu ăn quá nhiều, trẻ sẽ bị bệnh béo phì, sau này dễ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

    Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ từ 0 đến 2 tuổi được chia làm 4 thời kỳ:

    Từ 0-4 tháng: Bú mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu của trẻ cả ngày và đêm. Ít nhất là 8 lần/ngày, không nên cho trẻ ăn, uống thêm bất kỳ thức ăn gì khác.

    Từ 4-6 tháng: Bú mẹ theo nhu cầu của trẻ ít nhất 8 lần/ngày, chỉ cho ăn thêm khi mẹ thiếu sữa, hoặc mẹ phải đi làm - hoặc đứa trẻ không tăng cân. Cho ăn thêm 1-2 bữa bột từ lỏng đến đặc với đầy đủ 4 nhóm thức ăn.

    Từ 6-12 tháng: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tập cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, thực hiện “tô màu bát bột”. Cho ăn mỗi bữa từ 3/4 đến một bát (loại bát ăn cơm sứ Hải Dương chẳng hạn). Cho ăn 2-3 bữa/ngày. Cho ăn thêm các loại hoa quả: cam, chuối, đu đủ... cho ăn sau bữa ăn, hoặc giữa các bữa chính.

    Từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi: Tiếp tục cho bú sữa mẹ, nhưng giảm dần số bữa để chuẩn bị cai sữa khi trẻ được 18-24 tháng. Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại thức ăn: cháo đặc, cơm nát, súp, mỳ... ăn từ 3-5 bữa/ngày, mỗi bữa từ 1 bát đến 1 bát rưỡi. Cho ăn thêm các loại hoa quả: chuối, cam, đu đủ...

    Tóm lại, nuôi trẻ từ 0-2 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định sức khỏe của trẻ trong tương lai. Vì vậy chúng ta cần quan tâm nuôi dưỡng ngay từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ và mới chào đời.

    Theo Sức khỏe và Đời sống
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi edenshop
    Đang tải...


  2. My love story

    My love story Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/12/2009
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Đúng là chỉ có sữa mẹ là hoàn hảo thui.
     
  3. Muối

    Muối www.nii-shop.au.com

    Tham gia:
    6/1/2009
    Bài viết:
    2,888
    Đã được thích:
    655
    Điểm thành tích:
    773
    Uh, con mình cũng toàn bú sữa mẹ, không chịu bú sữa gì khác. Bởi vậy mới thấy mình thật là may mắn khi mình có sữa cho con bú, sữa mẹ là nguồn cung cấp tốt nhất cho trẻ mà. 1 điều đơn giản mà đôi khi chẳng ai nhận thấy. :)
     
  4. civil_huyen

    civil_huyen Chế tác trang sức VÀNG-BẠC-NGỌC

    Tham gia:
    22/3/2009
    Bài viết:
    12,813
    Đã được thích:
    5,665
    Điểm thành tích:
    3,113
    Mình không biết bạn chủ topic viết bài này căn cứ vào những tài liệu nào, hay từ thực tế bạn nuôi con của bạn? Nếu bạn nuôi bé như vậy, kết quả bé của bạn ra sao rồi? Mình thấy nếu bạn có công tổng hợp lại thì cần phải nghiên cứu thật kỹ; thậm chí tìm nhiều bài viết về một vấn đề để so sáh với nhau, và kiểm chứng từ thực tế gia đình mình rồi hãy chia sẻ; bởi lẽ sẽ có nhiều người đọc và làm theo bạn chia sẻ trên đây; và đó là điều nguy hiểm. Tôi dám nói vậy vì tôi nuôi con tôi 99,999% là sữa ngoài;

    Về điều bạn nói:
    Về nuôi dưỡng sau sinh, tốt nhất là cho trẻ bú chực ngay (bú chực có nghĩa là bú sữa của người khác, mà họ đang cho con bú), bú chực của người thân trong gia đình họ hàng, cô, dì, thím, bác... đang nuôi trẻ dưới 2 tuổi hoặc xin sữa của người trong xóm, làng, cơ quan... Thuận lợi nhất là trẻ được bú trực tiếp, nếu không có điều kiện thì xin sữa vắt ra, có thể để được từ trong 3-4 giờ mà không cần phải đun lại vẫn cho trẻ ăn tốt.
    Bạn để sữa 3-4 giờ không cần đun lại: Tôi chưa bao giờ nghe nói sữa mẹ mang đi đung lại cả, mà bạn đã để sữa bên ngoài trời nóng chưa? Bạn thử đi bạn sẽ thấy là được mấy tiếng. Sữa hộp công thức mà còn ko thể để được quá 2giờ ở ngoài trời huống chi sữa mẹ là nguồn sữa tự nhiên.
     
  5. civil_huyen

    civil_huyen Chế tác trang sức VÀNG-BẠC-NGỌC

    Tham gia:
    22/3/2009
    Bài viết:
    12,813
    Đã được thích:
    5,665
    Điểm thành tích:
    3,113
    Vấn đề uống sữa bò:
    " Với trẻ không có điều kiện bú chực thì bắt buộc phải dùng sữa bò. Ở những nơi nuôi được bò sữa, hoặc dê đẻ, trâu đẻ, có thể dùng sữa tươi đem đun sôi để nguội, vớt bỏ hết bơ (mỡ của sữa) ở phía trên rồi pha loãng theo tỷ lệ 1/3 (có nghĩa là một phần sữa bò tươi cho 3 phần nước sôi) dần dần 1/2 rồi 2/3 đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi có thể dùng sữa bò tươi nguyên không cần pha loãng cho thêm ít đường với vị ngọt nhẹ (tỷ lệ khoảng 10% nghĩa là 1 lít sữa cho một lạng đường)."

    Ai cũng biết Sữa bò chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi giúp hoàn thiện bộ xương của bé sơ sinh song không phải ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cũng cho bé uống sữa bò.
    Bạn ơi bạn có biết viện dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo thía nào không mà cho trẻ bú sữa bò sớm thế này???? Tới 12 tháng tuổi mới nên cho bé ăn sữa bò đó bạn: Có một vài lý do để trì hoãn việc cho bé sơ sinh ăn sữa bò cho tới khi bé được 1 tuổi. Lý do quan trọng nhất là hệ tiêu quá của bé không đủ sức tiêu hóa những protein có trong sữa bò. Sữa bò chứa khá nhiều natri, kali, clorua… quá tải với sự hấp thu của bé sơ sinh.
     
  6. civil_huyen

    civil_huyen Chế tác trang sức VÀNG-BẠC-NGỌC

    Tham gia:
    22/3/2009
    Bài viết:
    12,813
    Đã được thích:
    5,665
    Điểm thành tích:
    3,113
    Nếu không có sữa bò tươi thì dùng sữa bột (có 2 loại: một loại dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và một loại dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi). >>> Phần này tôi xin bổ sung:

    Các loại sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, thông thường có hai nhóm:
    - Nhóm sữa dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi.
    - Nhóm sữa dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.

    Với dòng sữa Nhật như meiji, wakodo, morinaga thì thường là dành cho trẻ dưới 9 tháng tuổi, và từ 9 tháng đến 3 tuổi.

    "Ngoài sữa bột có thể cho trẻ ăn thêm sữa đậu nành". >>>> Sữa đậu nành chỉ nên cho bé ăn khi bé đã được 4 đến 5 tháng tuổi trở đi.

    Phân tích ra sao thì bạn tham khảo thêm trong này các mẹ đã trao đổi tương đối kỹ:
    http://www.lamchame.com/forum/archive/index.php/t-2989.html
     
  7. TuanKhanh

    TuanKhanh 1 ngụm Tequila thôi !

    Tham gia:
    16/10/2008
    Bài viết:
    1,627
    Đã được thích:
    268
    Điểm thành tích:
    123
    Úi mẹ Huyền này hợp với tớ thế, tớ đọc chưa hấp thụ được mấy thì thấy nhiều sạn quá nên phải nhả ra ngay:

    Đây nhé:

    Chú ý cho trẻ tắm nắng, mỗi ngày từ 5-10 phút vào buổi sáng (chỉ cần 2 chân tiếp xúc với ánh sáng) và xoa bóp tập thể dục cho trẻ.

    Khi cho trẻ ăn, nên tập cho trẻ ăn bằng thìa, bằng cốc cho quen dần, vì thìa cốc dễ cọ rửa bảo đảm vệ sinh. Không nên dùng chai sữa và vú cao su giả, gây cho trẻ có thói quen xấu và rất dễ nhiễm bẩn làm trẻ dễ mắc các bệnh tiêu chảy.


    Tắm nắng ít nhất cũng phải 15 phút, và để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Sao lại bảo là chỉ cần 2 chân tiếp xúc với ánh sáng??

    Cốc thìa hay bình sữa thì vấn đề vệ sinh phụ thuộc vào người chăm trẻ chứ đâu phụ thuộc vào cốc hay bình?? Không hiẻu gây cho trẻ thói quen xấu là thói quen gì đây? Mẹ nào từng cho con ăn sữa bằng thìa và cho con ăn sữa bằng bình sữa sẽ thấy cái nào thuận tiện hơn, vệ sinh tốt hơn cho con...
     
  8. civil_huyen

    civil_huyen Chế tác trang sức VÀNG-BẠC-NGỌC

    Tham gia:
    22/3/2009
    Bài viết:
    12,813
    Đã được thích:
    5,665
    Điểm thành tích:
    3,113
    "Vì nhu cầu về nước ở trẻ không được bú sữa mẹ nhiều hơn những trẻ khác, nên ngoài các bữa ăn, cần cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước hoa quả (cam, chanh...) từ ít đến nhiều. Mỗi ngày cho uống thêm 2-4 lần, mỗi lần từ 10ml-30ml. "
    >>>> Bạn tham khảo thêm thông tin ở đây nhé:
     
    Sửa lần cuối: 23/12/2009
  9. civil_huyen

    civil_huyen Chế tác trang sức VÀNG-BẠC-NGỌC

    Tham gia:
    22/3/2009
    Bài viết:
    12,813
    Đã được thích:
    5,665
    Điểm thành tích:
    3,113
    Cho trẻ uống nước cam, bắt đầu từ khi nào?
    Nếu bé đang trong thời gian bú mẹ hoàn toàn, bạn không cần thiết phải bổ sung nước cam cho bé. Lý do là vì sữa mẹ đã chứa đủ lượng vitamin C cần thiết cho bé, giai đoạn trước tuổi ăn dặm.

    Nếu bạn muốn bé được hưởng các dưỡng chất có trong cam thì tốt nhất bạn nên duy trì thói quen uống nước cam tươi. Các chất có trong cam sẽ vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ, dưới hình thức hợp vệ sinh và khiến bé tiêu hóa tốt. Tương tự, bạn cũng nên ăn nho, bưởi hoặc những loại hoa quả khác để tăng cường chất lượng sữa cho bé.
    [​IMG]
    2. Có phải nước cam bị cấm với nhóm bé dưới 12 tháng tuổi không?

    Với nhóm bé dưới 1 tuổi, nước cam (hoặc hoa quả thuộc họ cam, quýt) nên hạn chế, chứ không phải bị cấm. Nước cam chứa nhiều axit chua và chất đường tự nhiên nên khi dùng nhiều, nó có thể khiến bé mắc chứng tiêu chảy. Không nên sử dụng nước cam cho bé dưới 6 tháng tuổi.
    Bé trên 6 tháng, bạn nên pha loãng nước cam cho bé (có thể lúc mới đầu là một phần camvới 10 phần nước, sau đó giảm dần tỉ lệ nước). Nên cho bé uống nước cam pha loãng bằng thìa thay vì dùng bình, để tránh hiện tượng bé bị sâu răng.

    3. Uống nước cam thế nào là hợp lý?

    Phần lớn nước hoa quả (gồm nước cam) đều chứa nhiều đường cô đặc (lượng đường cao, dù là từ hoa quả tươi cũng có khả năng khiến bé khó chịu về đường ruột, điển hình là chứng tiêu chảy - nếu bạn cho bé sử dụng nhiều nước ngọt hoặc thức ăn ngọt, bé cũng dễ phải đối mặt với chứng bệnh này).

    Ngoài ra, nếu uống nhiều nước cam thì dạ dày của bé sẽ không còn chỗ cho những loại thực phẩm khác. Không phải nước hoa quả nào cũng chứa protein và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe dành cho cha mẹ là: “Không nên cho bé ăn thứ gì quá nhiều dù nó bổ”.

    Bé bước vào tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) cần được bổ sung vitamin C và các loại vitamin thông qua chế độ hoa quả tươi. Bạn có thể pha khoảng 5ml nước cốt hoa quả (tương đương 1 thìa cafe) với 50ml nước đun sôi để nguội (hoặc bạn có thể pha ấm). Mỗi ngày, cơ thể bé có khả năng hấp thụ khoảng 100ml nước cam (hoặc nước hoa quả khác). Với nhóm bé 2 tuổi, giới hạn nước hoa quả ở bé không vượt quá 150ml mỗi ngày.
     
  10. simple

    simple Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/12/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
  11. MumMumMum

    MumMumMum Banned

    Tham gia:
    4/9/2008
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Tớ nghĩ các mẹ bây giờ cũng nhận thấy được hết ích lợi của sữa mẹ ấy. Nhưng có khi do hoàn cảnh bất khả kháng, có mẹ ko có sữa thì dành chịu. Mẹ vậy là hạnh phúc rồi.:rolleyes:
     
  12. kenhdoanhnghiep.net

    kenhdoanhnghiep.net Banned

    Tham gia:
    11/12/2012
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cách nuôi dưỡng trẻ khi không có sữa mẹ

    Cảm ơn thông tin của mẹ nhà mình nhiều.
     

Chia sẻ trang này