Có nên sinh mổ hay không?

Thảo luận trong 'Sinh nở' bởi h_c912, 19/1/2005.

Tags:
  1. h_c912

    h_c912 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/1/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chúng em mới có con lần đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm lắm trong việc này, nên hôm nay em có viết bài này xin hỏi ý kiến của những người đi trước.
    Vợ em thì rất sợ đau, nên cô ấy cứ một mực sẽ sinh mổ.Em nghe nói là có nhiều vấn đề khi sinh mổ...
    Xin cho em biết rõ hơn về vấn đề này.Xin cảm ơn. :?:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi h_c912
    Đang tải...


  2. congaicung

    congaicung Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/11/2004
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Báo Tuổi Trẻ
    Thứ Năm, 30/12/2004, 08:44 (GMT+7)


    Sinh mổ: nên không?

    TT - Ở một số bệnh viện tư hiện nay tỉ lệ các ca mổ lấy thai không dưới 70%. Đó là con số đáng báo động. Vì sao tỉ lệ các bà mẹ sinh mổ lại cao? Sinh mổ lợi hay hại?

    Trao đổi vấn đề này với Tuổi Trẻ, bác sĩ (BS) Tạ Thị Thanh Thủy - quyền trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Hùng Vương TP.HCM - nói.

    - Chỉ định sinh mổ khi : 1/ Tiên lượng sản phụ không sinh thường được, ví dụ: em bé quá to (trên 4kg), khung chậu hẹp... 2/ Tiên lượng sinh thường sẽ gây nguy hiểm cho mẹ hoặc con, ví dụ: dọa vỡ tử cung, thai suy trong lúc chuyển dạ, nước ối xấu (tùy chỉ định của thầy thuốc, có trường hợp nước ối xấu nhưng để sinh thường, cũng có trường hợp phải mổ) hoặc nhau tiền đạo, nhau bong non... Trường hợp em bé nằm ngôi bất thường (ngôi mông, ngôi ngang...). 3/ Có trục trặc xảy ra trong quá trình chuyển dạ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con như: sản phụ rất bình thường - đang rặn nhưng ngưng tim ngưng thở, thuyên tắc ối, tiền sản giật gây hôn mê nặng không sinh được hoặc biến chứng phù phổi cấp...Tất cả trường hợp này đều phải lập tức can thiệp bằng mổ.


    * Trường hợp sản phụ bị bệnh tim?

    - Vẫn cho sinh thường. Nhưng nếu bệnh nhân (BN) suy tim nặng phải bắt buộc ngừng chuyển dạ ngay, tức phải sinh mổ.

    * Thực tế nhiều trường hợp cứ đi khám thai ở phòng mạch tư theo lời giới thiệu của người quen, cho đến lúc gần sinh chỉ cần “alô” là BS theo vô phòng mổ để mổ. Rồi coi ngày giờ để mổ bắt con...

    - Có một vấn đề đang bàn cãi là chỉ định mổ “chủ động” trước khi có chuyển dạ, tức đã có ý định mổ từ trước. Trong vấn đề này có hai nhóm:
    1/ Chỉ định mổ chủ động bắt buộc, tức cứ rơi vào các tình huống bắt buộc (BN có vết mổ sinh trước - cộng thêm một yếu tố nguy cơ khác) thì mổ.
    2/ Chỉ định mổ theo ý định của thầy thuốc hoặc theo yêu cầu của BN. Trong trường hợp này thầy thuốc “sướng” vì ca mổ chỉ khoảng một giờ, không phải mất thời gian theo dõi suốt cuộc chuyển dạ, có khi cả ngày... Đa số BV tư mổ theo ý định của thầy thuốc vì tiền phẫu thuật cao hơn sinh, thời gian nằm viện cũng dài hơn, khoảng bảy ngày so với sinh thường chỉ ba ngày.

    Mổ theo yêu cầu của BN cũng có nhưng không nhiều, chẳng qua họ bị tác động của thầy thuốc và không hiểu hết những hậu quả có thể xảy ra.

    Khi BS dụ mổ lấy thai chỉ nói đến cái tốt mà không nói đến những biến chứng, bất lợi về sau. Trong trường hợp người sinh thường, có thể 2-3 tháng sau có thai ngoài ý muốn cũng không thành vấn đề, nhưng khi đã có vết mổ sinh thì tối thiểu hai năm sau không được mang thai. Cũng cần hiểu rằng ngay cả trong phá thai nội khoa bằng thuốc, người ta cũng rất dè dặt đối với tử cung đã mổ lấy thai, vì khi cho thuốc tử cung co bóp nhiều sẽ bung vết mổ, nên BN phải được theo sát trong BV. Tôi nhấn mạnh khi sản phụ có thai lại, các BS rất sợ các trường hợp đã bị mổ, trong quá trình chuyển dạ người ta cũng rất “ngán” khi gặp phải những sản phụ vốn trước đây sinh mổ. Lưu ý là sinh mổ chỉ được hai lần, từ lần thứ ba trở đi rất nguy hiểm, đã có trường hợp khi đang mang thai năm tháng bị vỡ tử cung do vết mổ cũ lần thứ hai.

    Ở một số BV tư hiện nay tỉ lệ mổ lấy thai không dưới 70%, rất đáng phê phán, đáng lý Bộ Y tế, Sở Y tế phải kiểm tra. Tại BV Hùng Vương việc kiểm soát mổ lấy thai rất chặt chẽ, chỉ những người có thẩm quyền như BS trưởng phòng sinh, BS trực lãnh đạo thường trú... mới được quyết định.

    * Thưa BS, đối với sản phụ vào viện nằm chờ sinh, khi nào thì cần tiêm thuốc giục sinh?

    - Bình thường, khi vào chuyển dạ tử cung sẽ có cơn gò đều đặn và càng lúc càng nhiều lên, tăng dần về số lần lẫn cường độ cho đến khi em bé được sinh ra. Có một số trường hợp tử cung không làm việc như vậy, lúc đầu có gò nhưng sau đó ì ra và không gò nữa, hoặc không tăng tần số mà cứ chậm chậm... gọi là chuyển dạ chậm tiến triển. Ở đây có hai vấn đề đặt ra: 1/ Nếu tiên lượng rằng ca này có khả năng sinh thường được thì sẽ cho thuốc để làm tăng cơn gò đi theo tiến trình của nó, gọi là giục sinh. 2/ Nếu thầy thuốc nhận định rằng khó lòng sinh thường thì chỉ định mổ luôn, mà không cần phải giục sinh.

    Trong thực tế có những trường hợp thầy thuốc tiên lượng sinh được thì người ta cho giục sinh, nhưng sau một thời gian (tùy từng trường hợp, cho phép có thể từ 1 - 10 giờ, thậm chí đến 15 giờ) phải nhận định lại: có nên tiếp tục giục sinh hay phải chấm dứt giục sinh. Nếu có một diễn biến nào đó có thể gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và em bé thì chuyển sang mổ.

    * Xin cảm ơn BS.

    KIM SƠN thực hiện

    Báo Vnn.vn
    11:43' 08/12/2003 (GMT+7)

    Cân nhắc khi quyết định sinh mổ

    Sinh mổ càng “thoải mái” bao nhiêu (chỉ mất 15-20 phút/ca) thì lại càng đe dọa sinh mệnh và sức khỏe em bé và bà mẹ bấy nhiêu. Theo các bác sĩ sản khoa hàng đầu tại TP.HCM, nếu không có chỉ định sinh mổ, các thai phụ nên cố gắng “đẻ đau” theo cách tự nhiên, vì tránh được nhiều tai biến.

    Khi bào thai đủ ngày đủ tháng (thông thường 39-40 tuần) thai phụ bắt đầu cảm thấy đau chằng bụng dưới và xuất hiện những cơn co tử cung... Thời kỳ chuyển dạ đã bắt đầu cho việc sinh con và trẻ sơ sinh chào đời, bắt đầu cuộc sống mới. Đây là diễn tiến của cuộc sinh con tự nhiên qua đường âm đạo.

    Một số trường hợp bệnh lý của mẹ hoặc của con được chỉ định sinh mổ như:

    - Mẹ: có bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hay dị tật khung chậu...

    - Con: thai nhi lớn, hay có dị tật, có nguy cơ nhiễm trùng do vỡ ối sớm.

    - Tình trạng bất đối xứng đầu – chậu; nhiều khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ – con...

    Sinh mổ là can thiệp phẫu thuật cần thiết để kết thúc thai kỳ và bảo đảm “mẹ tròn, con vuông”. Một số biến chứng của sinh mổ đã được ghi nhận: tai biến gây mê, nhiễm trùng vết mổ, nguy cơ tắc ruột do dây dính về sau cho thai phụ. Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần).

    Y học đã cảnh báo về tình trạng suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh do sinh mổ được can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ. Nguyên nhân chủ yếu là do:

    Bệnh màng trong thường gặp ở trẻ sinh non, với tỉ lệ 3/1.000 trẻ sinh mổ ở tuổi thai 37 tuần, gấp 13 lần so với trẻ ở tuổi thai 38 tuần và gấp 30 lần so với trẻ 39 tuần.

    - Tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích khí trong lồng ngực của trẻ giảm gần 50% so với trẻ sơ sinh bình thường.

    - Hiện tượng cao huyết áp phổi tồn tại: cao gấp 5 lần so với trẻ sơ sinh sinh qua âm đạo bình thường.

    Báo cáo gần đây trên tạp chí y khoa Lancet: “Sinh mổ cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị chết khi sinh ở lần sinh con tiếp theo”. Khảo sát 12.000 lần sinh con từ năm 1992 đến 1998 tại Scotland, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Rosie, Cambridge ghi nhận: Số trẻ bị chết khi sinh tăng cao ở nhóm sản phụ đã từng mổ sinh lần trước. Ước lượng gia tăng 1/1.000 so với sản phụ sinh thường.

    Bác sĩ Gordon Smith, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét: Có thể tử cung lành sẹo (do cuộc mổ lần trước) không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt. Do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ. Thai phụ cần hết sức thận trọng khi có ý định sinh mổ.

    Không được lạm dụng sinh mổ nếu không có chỉ định cần thiết của bác sĩ sản khoa.

    BS. Trần Chánh Khương (Theo NLĐ)
     
  3. congaicung

    congaicung Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/11/2004
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cẩn thận khi quyết định sinh mổ


    Xu hướng chọn phương pháp sinh mổ ngày càng tăng. Theo bác sĩ Vũ Thị Nhung, phó giám đốc BV phụ sản Hùng Vương, hiện tỷ lệ sinh mổ trung bình ở Việt Nam đã chiếm hơn 30% trên tổng số sinh. Ðiều đáng chú ý, theo ghi nhận của SGTT là chênh lệch về tỷ lệ sinh mổ giữa các bệnh viện công và tư là rất cao, cụ thể tại bệnh viện Hùng Vương tỷ lệ này chỉ có 20% thì ở BV phụ sản quốc tế Sài Gòn trong năm 2001, tỷ lệ sinh mổ chiếm 50,8% và hiện nay, tỷ lệ này đã lên tới 53%.

    Ngoài những lý do buộc phải mổ lấy thai theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cấp cứu, do các bà mẹ không thể sinh thường được vì nhiều nguyên nhân như thai lớn, người mẹ khung chậu hẹp, thai không cân xứng... Theo bác sĩ Nhung, hiện có nhiều sản phụ không cần biết mình có thể sinh thường được hay không, cứ bước vào bệnh viện là yêu cầu được sinh mổ. Có nhiều bà mẹ còn yêu cầu được mổ đúng giờ tốt, theo “chỉ đạo” của thầy bói để có quý tử. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm, trưởng khoa sinh BV phụ sản quốc tế Sài Gòn, hàng tuần ở đây tiếp nhận từ một đến hai ca yêu cầu sinh mổ đúng giờ theo chỉ định của thầy bói.

    Sài Gòn Tiếp Thị đã ghi nhận ý kiến của bác sĩ VŨ THỊ NHUNG về vấn đề sinh mổ và sinh thường:

    Ý kiến của bác sĩ về việc một số sản phụ yêu cầu được sinh mổ theo chỉ định của thầy bói để có con "quý tử”?

    Xin đưa một số dẫn chứng, có sản phụ nằm trong trường hợp nhau tiền đạo trung tâm, khả năng sẽ xảy ra băng huyết nặng sau khi sinh. Lẽ ra phải mổ vào ban ngày, có chuẩn bị máu đầy đủ, kíp mổ phải là những bác sĩ có kinh nghiệm, gây mê hồi sức phải được tăng cường để hỗ trợ khi cần cấp cứu... nhưng vì thầy bói bảo sinh vào nửa đêm mới tốt nên họ đã xin bác sĩ mổ chủ động vào giờ mà ai cũng mệt mỏi, không đủ tỉnh táo để có những chuẩn bị cần thiết. Kết quả là sản phụ đã tử vong sau mổ vì chảy máu không cầm được dẫn đến choáng không hồi phục. Chưa biết tương lai của bé sẽ rực rỡ ra sao, nhưng trước mắt đã gặp mất mát lớn: mồ côi mẹ. Cũng đã có những trường hợp thay vì để sinh thường lại yêu cầu mổ sinh theo giờ tốt nên đứa bé ra đời bị đa dị tật và tử vong sau vài giờ, có bé bị ngạt chết ngay khi mổ vì bị kẹt đầu ở vết mổ ngang hoặc tư thế lấy thai ra không thuận lợi.

    Nhưng nhìn chung thì sinh mổ hiện nay đã khá an toàn, thậm chí có ý kiến cho rằng an toàn hơn sinh thường?

    97% các trường hợp sản phụ có thể sinh ngả âm đạo một cách bình thường, mà ta gọi nôm na là sinh thường. Và hiện nay đã có phương pháp gây tê sản khoa cho đẻ thường giúp sinh không đau. Sinh mổ dù trên thực tế đã an toàn hơn trước nhiều nhưng không phải là cách sinh tự nhiên, trên tử cung có mang một vết sẹo mà đến lần sinh sau dễ bị nứt. Ðây là một nguy cơ cao cho cả bà mẹ lẫn thai nhi vì khi tử cung có vài cơn co, vết sẹo cũ có thể bị nứt ra bất cứ lúc nào nếu chất lượng không tốt. Hậu quả là thai nhi chết vì bị tống ra khỏi tử cung. Với mẹ, nếu không mổ cấp cứu kịp thời thì cũng sẽ chết vì mất máu. Thế nên, những người đã có tiền sử sinh mổ thì lần mang thai sau phải cách lần trước từ 4 đến 5 năm, nếu không nguy cơ vỡ tử cung rất cao. Ðây cũng là điều những người có con so cần đắn đo.Ngoài ra, những biến chứng sau sinh mổ vẫn cao hơn so với sinh thường đối với mẹ như nhiễm trùng, băng huyết, tổn thương hệ tiết niệu. Ngoài ra khi mổ, với đòi hoỉ về thẩm mỹ, vết mổ càng nhỏ thì nguy cơ đối với trẻ càng cao, trẻ có thể bị ngạt, kẹt đầu, đa dị tật do phải lôi kéo lấy ra ở tư thế không thuận lợi...Việc sinh mổ do phải dùng kháng sinh nhiều cũng dẫn đến giảm nguồn sữa, bất lợi cho việc nuôi con.

    Phương Nghi (THỰC HIỆN)
     
  4. ConBe

    ConBe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/12/2004
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Tại sao sinh mổ khi có thể sanh tự nhiên ? Nếu sợ đau thì chích thuốc giảm đau sẽ không có cảm giác gì đâu . Chỉ nên sanh mổ khi không thể sanh tự nhiên hoặc sanh tự nhiên nguy hiểm cho bé hoặc mẹ thôi . Bởi vì sanh mổ cũng có những rắc rối của sanh mổ và nhất là sanh mổ vì chọn ngày giờ đẹp cho con trong khi tử cung chưa có ready thì càng nguy hiểm . Nếu vợ của anh sợ đau ma không sanh tự nhiên và xin báx sĩ để được sanh mổ mà bác sĩ cũng đồng ý thì bác sĩ này chẳng nên tin cậy chút nào . Chỉ thực hiện phương pháp sanh mổ nếu đủ điều kiện để sanh mổ thôi, bạn ạ .
     
  5. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Nếu có thể sinh thường thì không nên sinh mổ. Những thông tin khoa học mà Mẹ Thao Nhi cung chắc cũng đủ để thuyết phục BX bạn. Mami đã sinh mổ rồi (theo chỉ định bác sĩ vì em bé không xoay đầu - ngơi mông), do đó cũng muốn cung cấp cho bạn thêm 1 số thông tin thực tế, đọc xong chắc BX bạn cũng hết dám đòi mổ :
    - Mổ nhanh, chỉ không đau khoảng 15-30 phút, nhưng mổ xong, hết thuốc tê, đau thấy ...10 ông trời, mấy ngày chưa ngồi dậy được. Tập đi mà lết như bà cụ còm lưng. Sinh thường thì đau một chút nhưng chắc là 1, 2 ngày sẽ hết.
    - Uống/chích thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng --> dễ bị mất sữa mẹ.
    - Ăn uống cũng phải kiêng cữ (mặc dù về mặt y khoa, bác sĩ không yêu cầu kiêng cữ gì).
    - Chi phí cao hơn : tiền mổ cao hơn sinh thường, thuốc men, nằm viện lâu hơn tốn thêm viện phí ....vv.
    - Vết mổ sau này thường bị đau mỗi khi trở trời.
    - Có thẹo lồi lên ..... xấu xí !
    - Tối thiểu 2-3 năm sau mới được có thai lại để đảm bảo an toàn.
    - Nếu trong người có vết mổ, sức khỏe bị ....hạ 1 bậc khi bạn khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan (nếu có) Không tin thử hỏi bác sĩ khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan của bạn xem !

    Và còn đủ thứ chuyện .... không tên khác phát sinh từ chuyện ... mổ. Các bác có ai sinh mổ & bị giống em không, thông tin cho h_c912 nghe với.
     
  6. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mình cũng singh mổ này vì hồi đó bé nhà mình to quá không lọt được xuống khung chậu. Đúng là như Mami nói đấy bạn ạ, theo mình thấy sinh mổ thì chỉ được một cái lợi duy nhất là sinh rất nhanh và con mình sinh ra có cái đầu rất tròn thôi (tất nhiên là còn phụ thuộc vào quá trình nuôi dưỡng nữa). Còn thì có bao nhiêu điều bất lợi như Mami nói đấy, trường hợp của mình thì lại còn bị ít sữa nữa vì phải dùng kháng sinh liều khá cao mà. Còn về cái bụng thì ôi thôi thôi, vết sẹo bây giờ vẫn còn to tướng đây này.
    Vì vậy theo mình nghĩ thì nên để sinh tự nhiên, chỉ nên mổ khi không sinh được tự nhiên thôi. Nếu vợ bạn sợ đau thì có hai cách, thứ nhất là tập theo các sinh không đau, hồi mình sinh trong cả ngày chờ bé lọt xuống trước khi quyết định mổ mình cũng bị nhiều cơn co gây đau, nhung mỗi lần đau mình lại áp dụng cách thở để giảm đau thấy hiệu quả lắm bạn ạ. Cách thứ hai là khi sinh thì đề nghị BS cho sinh theo kiểu gây tê, em dâu mình sinh ở BV Việt Pháp, họ dùng cách đấy thấy em mình bảo không đau gì cả.
    Chúc vợ bạn mẹ tròn con vuông

    Mẹ Luti
     
  7. h_c912

    h_c912 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/1/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cảm ơn các "tiền bối"!!!

    Cảm ơn các "tiền bối" đã chỉ bảo,BX em đã gần như siêu lòng rồi, đến em nghe cũng phát sợ chứ nói chi đến phụ nữ...
     
  8. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Stress chuyển dạ rất có lợi cho trẻ
    (Website Giáo dục mầm non ngày 27/01/2005)

    Gần đây, nhiều sản phụ muốn được sinh mổ (để chọn ngày tốt hoặc vì sợ đau) dù không có chỉ định chuyên môn. Họ không biết rằng việc chuyển dạ bình thường sẽ tạo ra những stress tác động rất tốt đến cả hai mẹ con.

    Khi bắt đầu vào chuyển dạ, cơ thể sản phụ tiết ra những nội tiết tố làm dịu bớt cơn đau. Trong những cơn co thắt của tử cung, tuyến thượng thận của trẻ được kích thích và bắt đầu tiết ra một lượng lớn catecholamines, còn gọi là hoóc môn chống stress. Bên cạnh đó, tuyến yên của sản phụ và của trẻ cũng được kích thích để tiết ra các hoóc môn khác. Chúng tác động trực tiếp lên cơ thể hoặc tác động gián tiếp lên các tuyến nội tiết để tạo ra một lượng lớn các hoóc môn khác nữa, có lợi cho cả mẹ và con.
    Các catecholamines được tiết ra trong cơ thể sản phụ và trẻ sắp sinh cũng giống như việc cơ thể phản ứng lại khi cần phải chịu đựng hoặc đối phó với stress, với các tình huống đe dọa sự sống... nhằm tồn tại trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Phản ứng stress tạo ra trong quá trình chuyển dạ có tác dụng nâng đỡ trẻ khi chuyển sang cuộc sống bên ngoài tử cung.
    Vai trò của các nội tiết tố tạo ra trong quá trình chuyển dạ:
    - Giúp trẻ thở được tốt: Các nội tiết tố làm tăng lượng surfactant trong phổi trẻ sơ sinh, giữ cho phế nang không bị xẹp khi trẻ thở ra. Giữ phế nang phổi nở tốt cũng là một cách để tống sạch dịch ối và dịch phế nang ra khỏi phổi trẻ.
    - Gia tăng lượng máu đến trẻ: Làm tăng nhiều máu hơn đến não, tim và thận của trẻ.
    - Tăng cung cấp năng lượng cho trẻ. Giúp trẻ chống đói cho đến khi có sữa mẹ.
    - Thúc đẩy việc gắn kết tình cảm thân thiết giữa mẹ và con: Việc đánh thức đứa con đang ngủ say trong bụng mẹ cũng nhờ vào những nội tiết tố chuyển dạ. Một đứa trẻ càng được “đánh thức” tốt sẽ càng thân thiết với cha mẹ hơn và ngược lại.
    - Tăng cường miễn dịch: Hoóc môn thượng thận được bài tiết cũng làm gia tăng số lượng bạch cầu, giúp cơ thể chống nhiễm trùng.
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng catecholamines - nội tiết tố chống stress - tăng cao hơn rõ rệt ở những trẻ sinh ngả âm đạo so với những trẻ sinh mổ chọn ngày. Trong trường hợp sản phụ trong chuyển dạ cần can thiệp sinh mổ, hoặc mổ lấy thai rất sớm ngay sau khi khởi phát chuyển dạ, trẻ cũng có nhiều catecholamines hơn và đáp ứng với cuộc sống bên ngoài tử cung tốt hơn những trẻ được sinh mổ theo lịch chọn ngày trước khi khởi phát chuyển dạ. Vì lý do này, nếu có chỉ định mổ lấy thai, nhiều nhà lâm sàng sẽ can thiệp phẫu thuật sinh ở thời điểm đã khởi phát chuyển dạ, nhằm tránh tình trạng trẻ bị suy hô hấp sau sinh và những biến chứng khác có thể gặp do thiếu những nội tiết tố của chuyển dạ.

    Theo Sức Khỏe & Đời Sống
     
  9. mỹ vân nga

    mỹ vân nga Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/8/2014
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Có nên sinh mổ hay không?

    Nếu vợ bạn không có vấn đề gì về sưc khỏe thì tốt nhất là nên sanh thường ,rất có lợi cho cả mẹ và con lại có thể sanh tiếp tập hai nếu muốn bất cứ lúc nào cũng được .
     
  10. Mẹ Dale

    Mẹ Dale Guest

    Ðề: Có nên sinh mổ hay không?

    Sinh mổ lần 1, lần sau sẽ vẫn phải sinh mổ. Mà sinh mổ lần thứ 2 thì đau thôi dồi luôn...k đỡ hơn sinh thường tí nào đâu
     
  11. Mẹ_Nở_0609

    Mẹ_Nở_0609

    Tham gia:
    7/1/2009
    Bài viết:
    22,417
    Đã được thích:
    2,447
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Có nên sinh mổ hay không?

    bất chắc mới phải sinh mổ thôi mẹ cháu ạ
     
  12. Me_moka

    Me_moka

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    10,001
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Có nên sinh mổ hay không?

    Mình nghĩ sinh thường đc thì cứ sinh,sinh mổ hay mất sữa con cũng o có sức đề kháng tốt đâu
     
  13. ntchi

    ntchi HỘP CƠM ĐIỆN LÕI INOX CAO CẤP 0984649160

    Tham gia:
    6/3/2013
    Bài viết:
    6,997
    Đã được thích:
    757
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Có nên sinh mổ hay không?

    bây giờ thì nghĩ sợ thế chứ, nếu sk tốt thì để tự nhiên đi bạn ạ, ko vấn đề gì đâu, bạn cứ khuyên vợ bạn là sinh thường là tốt nhất, mổ thì ko bị đau chuyển dạ nhưng vết mổ còn đau hơn lúc đau đẻ ấy
     
  14. bonghoang02

    bonghoang02 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/9/2014
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Có nên sinh mổ hay không?

    Theo mình thì sinh thường được thì sinh thường. thấy mọi người bảo sinh mổ sau này về già lại bệnh tật
     
  15. be yeu2011

    be yeu2011 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/5/2014
    Bài viết:
    931
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Có nên sinh mổ hay không?

    sinh mổ đau lắm, đau hơn đẻ thường ấy, mổ xong còn mang bao rắc rối nữa đấy
     

Chia sẻ trang này