Làm thế nào giúp trẻ tập trung khi học ?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi babaongoc, 23/1/2005.

  1. babaongoc

    babaongoc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/1/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bé baongoc 5 tuổi thường mất tập trung khi học đàn, vẽ : quay qua nói chuyện với bạn, nhìn bạn,...không tập trung vào việc của mình.
    Nhờ mọi người giúp.Xin cảm ơn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi babaongoc
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Xin hỏi tham babaongoc :
    Bé Bảo Ngọc học vẽ - đàn ? là những môn năng khiếu ? học ở trường hay ở nhà thiếu nhi ?
    Thế khi ở nhà bé có Tự vẽ ? Tự đánh đàn ?
    Ngoài việc không tập trung ( theo cái nhìn của bạn) thì trong các việc khác ở nhà bé có tập trung vào việc gì trên 5 phút không ?

    Nói chung - Bé mới 5 tuổi, ( tuổi MG) thì việc tập trung là rất khó, nhất là trong các môn năng khiếu, ngay cả việc học ( tập viết, tô mầu ... ) Các bé thường chưa có khả năng tập trung quá 5 phút .

    Vì vậy bạn cũng đừng lo - vả lại việc tập vẽ hay tập đàn ở tuổi này chỉ nên xem như một hình thức giải trí, trừ khi bạn có mong muốn bé trở nên một họa sĩ kiêm nhạc sĩ.
    Bạn nghĩ sao ?
     
    thanhtam07021979 thích bài này.
  3. babaongoc

    babaongoc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/1/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bé BN học vẽ ở nhà thiếu nhi, học đàn ở trường Suối nhạc.
    Bé mất tập trung là do quan sát và so sánh với các bạn cùng lớp, cùng tuội
    Gia đình không quantâm đến kết quả học đàn hay vẽ mà chỉ sợ là tính mất tập trung của bé sẽ trở thành thói quen xấu khi cháu lớn lện
    Có thể bé thích hợp với các môn học vận động : múa, bơi,...
     
  4. Mod GDC

    Mod GDC Moderator

    Tham gia:
    20/12/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    18
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Thân gửi Ba Bảo ngọc
    ( Xin phép được gọi là bạn)
    Như vậy, gia đình bạn xem việc cháu đi học đàn, học vẽ là một dịp để thư giãn, giải trí theo chiều hướng tích cực ? đó là điều rất tốt . Và việc mất tập trung của cháu chỉ là do quan sát bạn bè ? Đó là điều bình thường trong một lớp học vẽ ( nói chung là học năng khiếu ) Việc quan sát lẫn nhau là một hoạt động có khi còn mang ý nghĩa tích cực ( Xem bạn mình vẽ như thế nào, sao bạn ấy lại không vẽ giống mình vậy ta ?... ) Vả lại đây là một hình thức giải trí, có tính hỗ trợ kỹ năng cho trẻ, nên việc gọi là thiếu tập trung , nếu đến mức thờ ơ, thực hiện các thao tác một cách lơ đãng ... thì mới cần quan tâm vì lúc đó :
    - Trẻ không thích, không có năng khiếu trong các hoạt động này
    - Trẻ đang mệt mỏi, hay co sự buồn phiền.
    Nếu bất kỳ hoạt động gì mà cũng thờ ơ thì đó lại do cá tính.
    Còn nếu nó chỉ là một hoạt động nhất thời, trong một vài môn thì no problem !
    Nếu Bé Ngọc vẫn vui vẻ, hăng hái đi học vẽ, học đàn thì không có vấn đề gì, ngược lại nếu cộng với sự thờ ơ, " thiếu tập trung" thì bạn nên xem lại việc học đó có mang lại lợi ích gì cho cháu không ?
    Thân chào
    LK
     
  6. babaongoc

    babaongoc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/1/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cảm ơn Le Khanh đã góp ý.
    Sau khi quan sát bé bảo ngọc, babaongoc đã chuyển câu hỏi làm thế nào giúp trẻ tập trung khi học sang câu hỏi :

    Làm thế nào để dạy vẽ hấp dẫn hơn ?
    Trẻ vừa học vẽ vừa chạy nhảy được không ?
    Có thể dạy đàn organ bằng trò chơi không ?
    Có thể vừa học đàn vừa hát karaoke được không ?
    Vừa học đàn vừa học múa được không ?
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ba Bảo Ngọc thân mến

    Khi cho cháu học các môn năng khiếu, cần xác định :
    - Học cho vui, giảm stress cho viec hoc chữ
    - Học để phát triển sự khéo léo, khả năng tập trung
    - Học để gia tăng năng khiếu cho trẻ
    Đâu là mục đích chính của mình, từ đó mới có thể xác định là nên cho học như thế nào ? và yêu cầu của việc học cần đạt được gì ?

    Còn việc vừa học vừa chạy chơi, đó là nghệ thuật và trách nhiệm của giảo viên và đó cũng là dấu hiệu để xem lại, cháu có thực sự thích thú khi học vẽ hay không ? Vì nghệ thuật thì không thể ÉP HỌC được , nếu cháu tỏ ra không hứng thú, vẽ thì ít mà chạy chơi thì nhiều hay tỏ ra không muốn đi học vẽ nữa, thì cũng nên xem lại từ 2 phía : Sự hứng thú của trẻ và khả năng hướng dẫn của GV.
    Việc học đàn qua trò chơi ? đó cũng là khả năng sư phạm của GV, và có lẽ đó là điều cần thiết cho lứa tuổi Mẫu giáo
    Cháu vừa học vẽ, vừa học đàn bây giờ lại học thêm múa nữa ( và học ở các lớp chuyên ? ) Có vẻ hơi " quá tải" về phát triển năng khiếu rồi đấy

    Còn có giờ trống để cho cho chơi đùa hay không ? Không những chỉ chơi đùa ở trường MG ( vì đó là vừa học vừa chơi mà ) Còn phải có thì giờ chơi đùa ở nhà nữa - Bạn có bao giờ chơi đùa với con vài giờ trong 1 ngày chưa ? Còn mẹ của cháu nữa ? và bố mẹ đã cùng chơi với con?
    Thân Chào
    LK
     
  8. bethoyeu

    bethoyeu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/1/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Em post them bai nay cua me Luti nua ne :

    Me Luti viet

    Mình cũng học đựợc vài cach để giúp bé luyện tính tập trung, bạn thử tham khảo xem nhé :

    1- Thứ nhất là vấn đề môi trường : Nếu có thể được, bạn nên tạo cho bé một góc riêng ngay từ lúc bé còn rất nhỏ, dù là một góc rất bé thì cũng là của riêng bé, để bé có thể ngồi trong góc riêng yên tĩnh của mình làm những việc mà bé thích. Tuy nhiên, nếu nhà bạn quá đông người hoặc nhà bạn ở gần những khu vực nhiều tiếng ồn thì việc tạo cho bé một góc riêng yên tĩnh là điều khó đúng không ạ, trong trường hợp này, bạn nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để đưa bé đến những nơi yên tĩnh hơn, có nhiều không gian hơn.

    2- Tôn trọng thời gian riêng của bé : Những lúc bé ngồi yên làm gì đó một mình, thậm trí bé làm việc gì đó mà bạn cho là vô nghĩa, hoặc bé chẳng làm gì cả thì bạn cũng nên để bé được yên, đây là thời gian riêng của bé mà. Những lúc ấy, bạn hãy tránh đi và đừng can thiệp vào bé nhiều, mình nói điều này vì nhiều ông bố bà mẹ quá quan tâm đến con, thấy bé ngồi yên thỉnh thoảng lại đến hỏi han, nếu bạn cứ đến hỏi han bé như vậy là bạn đã vô tình cắt đứt sự tập trung của bé rồi. Dần dần, khi bé đã quen với các hoạt động riêng độc lập, bạn hãy hướng bé vào những hoạt động mà bạn thấy có ích cho bé nhiều hơn. Xin nhắc thêm một ý của các nhà tâm lý học, lúc nuôi con, nên quan sát nhiều hơn là can thiệp. Mình cứ ngẫm lại quá trình nuôi con của mình thì thấy đúng là như vậy đấy.

    3- Tôn trọng nhịp phát triển của từng bé : đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ, sách vở thường chỉ cho bạn thấy rằng bé thường biết làm những gì theo từng lứa tuổi, tuy nhiên chắc các bạn cũng hiểu rằng mỗi bé có một nhịp phát triển riêng cần đựoc tôn trọng, chẳng hạn có những bé phát triển hơn về tinh thần nhưng lại kém các bạn đồng lứa về mặt hoạt đông. Vì vậy nếu con bạn có chậm hơn những trẻ cùng lứa trong sách vở hoặc ngoài đời một chút thì xin bạn cũng đừng vội thất vọng, đừng vội sốt ruột ép bé phải tập luyên nhiều hơn, hơn ai hết, bạn phải là nguời hiểu rõ con mình, ở đ ây cho thấy nguyên tắc học cách quan sát trẻ là một nguyên tắc quan trọng. Bạn hãy tin rằng với t ình yêu thương của bạn, với thiện chí giúp đỡ thực sự của bạn, con bạn sẽ học được cái mà bé cần phải học.

    4- Bạn có thể tạo cho bé một số hoạt động để học tính tập trung rất tốt như

    - Hoạt động khéo tay và đòi hỏi sự tập trung chu ý như làm tranh xé dán, tô màu tranh, vẽ tranh, xâu hạt : xâu hạt là hoạt động được rất nhiều giáo viên MG sử dụng. Bạn có thể tìm mua cho bé đủ các loại hạt cườm theo lứa tuổi ở các chợ đồ chơi, xâu hạt cườm vừa giúp bé luyện được tay khéo léo vừa giúp bé tập trung chú ý. Để bé chơi được trò này, ban đ ầu bạn nên cùng xâu với bé, vừa cho bé phấn khởi lại vừa dạy bé cách x âu (và cũng nên dạy để bé đừng cho hạt vào mồm nữa đấy ). Mình có kinh nghiệm với con mình là để bé có hứng thú xâu hạt, mình gợi ý cho bé xâu các chuỗi hạt để tặng mẹ, tặng bà nội bà ngoại, tặng các bạn.. Vậy là từ khi bé nhà mình được ba tuổi đến nay, cánh phụ nữ trong nhà mình đã nhận được đủ các loại vòng hạt của cu cậu, vừa xinh xinh, ngộ ngộ lại vừa tình cảm.

    - Tập yên tĩnh theo phương pháp của Montessorie (nhà sư phạm nổi tiếng của Pháp) , để rèn luyện độ tập trung chú ý cho trẻ tại trường học, bà thường tập hợp trẻ con thành vòng tròn, nhắm mắt lại thở đều khoảng 10 hơi thở, sau đó thì tất cả cùng thi lắng nghe xem có những tiếng động gì ở xung quanh, sau khoảng vài phút, bà đề nghị các trẻ mở mắt và kể lại cho bà nghe những gì chúng đã nghe thấy, cứ như vậy ngày nào bà cũng chơi với trẻ, mỗi lần bà lại tăng thêm 1 phút, mỗi lần bà yêu cầu trẻ lắng nghe những tiếng động nhỏ hơn (ví dụ như tiếng con muỗi bay qua chẳng hạn), trò chơi này có thể áp dụng đuợc ở rất nhiều nơi, trong nhà cũng như ngoài thiên nhiên với nguyên tắc tăng dần đều về mặt thời gian cũng như độ tinh tế, và đương nhiên là đừng quên động viên và khen bé

    Viet ra thi that la dai, trong quá trình nuoi con, mình tin là các bạn sẽ tìm ra được nhiều cach hơn nữa để giúp bé.
    Xin chúc cho mọi sự thành công và sáng tạo.
    Mẹ Luti
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Bài viết của MẸ LU TI rất hay, những nguyên tắc giúp trẻ tập trung đều có thể vận dụng tốt, chỉ xin góp ý thêm 2 điểm :

    1/ Chúng ta đừng kỳ vọng nhiều, đừng đầu tư quá nhiều mong muốn của mình vào đứa con, vì nếu nó không đạt được mình sẽ thất vọng, và chính sự thất vọng của mình sẽ làm cho đứa con thất bại !

    2/ Maria Montessori là một bác sĩ , tiến sĩ y khoa người Ý, chuyên nghiên cứu về trẻ chậm phát triển trí tuệ ( trẻ Chậm khôn) và bà đã xây dựng một trường phái giáo dục theo phương pháp Montessori trong mô hình "Ngôi Nhà của trẻ em ".
    Các bạn có thể tìm đọc cuốn " Sổ tay Giáo Dục Trẻ em " NXB Đại học Sư phạm TP.HCM 2004 - do Nguyễn Hồng Lân dịch thuật , trình bầy khá rõ ràng về phương pháp này.
    LK
     
  10. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Xin cám ơn anh Le Khanh đã giúp đính chính lại về Montessorie nha, tại Mẹ Luti đọc nhiều sách của bà về GD trẻ con bằng tiếng Pháp quá nên viết nhầm đó.
    Mẹ Luti
     
  11. NgocAnh-Maya

    NgocAnh-Maya NgocAnh-Maya

    Tham gia:
    29/9/2009
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    18
    Chào anh chị ạ,

    Ở lứa tuổi này các cháu vẫn là những em bé ham chơi và rất hiếu động, thật ra cha mẹ luôn mong cho con mình thành đạt giỏi giang hơn người và kỳ vọng vào con nhiều quá mà không để ý đến con mình thực sự cần gì thích và thiếu gì.
    Để bé có thể tập trung trong học tập môn học gì đó hay đơn giản là giúp bé tập trung ăn cơm, cần phải có sự khéo léo sự hiểu tâm lý của con trẻ và tâm huyết của người cha người mẹ người thày dạy, bé sẽ thông minh hơn chúng ta rất nhiều, nhiệm vụ của chúng ta không hẳn là dạy kiến thức là phải truyền đạt ý nghĩa, hứng thú, dẫn dắt tạo cho bé cảm hứng tự học, tự mày mò khám phá, sự gợi ý dẫn dắt và cổ vũ khích lệ mang lại hiệu quả rất cao.
     

Chia sẻ trang này