GS Nguyễn Lân Dũng: Không bao giờ SGK là của nhà nước

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Nhập Nhằng, 7/11/2007.

  1. Nhập Nhằng

    Nhập Nhằng Banned

    Tham gia:
    31/10/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng thì "Chương trình và SGK của mình chẳng giống nước nào cả. Không có nước nào SGK là của nhà nước, không bao giờ SGK là độc quyền.". "Tôi ví SGK như thuốc đánh răng, thuốc đánh răng không phải ai làm cũng được, phải có tiêu chí của Bộ Y tế. Thế nào là thuốc đánh răng, có tiêu chuẩn của nó chứ, nhưng tôi thích loại này loại kia là việc của tôi. SGK cũng thế, ai soạn SGK phù hợp với chương trình thì người ta mua. Trên thị trường thế giới, SGK rất nhiều, quyển nào hay thì người ta chọn."

    Vậy mà ở VN thì lại ngược lại. Người ta bắt người học phải học theo sách giáo khoa, người dạy phải dạy theo sách giáo khoa.

    Vì sao? Phải chăng họ muốn nhồi sọ con em chúng ta những tư tưởng không có lợi cho người học và cho xã hội mà có lợi cho họ?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Nhập Nhằng
    Đang tải...


  2. M&M

    M&M Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/10/2006
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    150
    Điểm thành tích:
    83
    Thật buồn cho ngành giáo dục của VN: có quá nhiều điều để nói. Lúc nào cũng cải cách, mỗi năm thêm bớt chắp vá một tí, và hậu quả của nó là nhiều thế hệ què quặt.

    Vừa rồi mình có đi theo một đoàn công tác của Pháp đến VN làm về lĩnh vực giáo dục mầm non. Trong khi mấy bác VN đang tự hào là đang áp dụng mô hình xã hội hóa giáo dục (nghĩa là biến các trường công lập thành tư thục, nhân dân đóng góp 100%) thì phía Pháp cảm thấy rất lo lắng cho cái gọi là xã hội hóa đó. Họ bảo: ngay cả đối với một nước phát triển như Pháp, giáo dục vẫn là lĩnh vực không thể tư nhân hóa được, Nhà nước nhất thiết phải tài trợ để tất cả mọi người đều có cơ hội được đến trường, đặc biệt trong lĩnh vực mầm non, tiểu học...

    Còn một điều nữa mà mình băn khoăn từ lâu: đó là hiện nay báo chí nói đến rất nhiều thần đồng, biết đọc, biết làm toán từ khi mới 2 - 3 tuổi. Những thần đồng như thế rất đáng được hưởng một chế độ giáo dục đặc biệt để phát huy tài năng của họ. Rất tiếc, cái lối tư duy máy móc của VN là trẻ phải đủ 6 tuổi mới được vào lớp 1, và phải học tuần tự mỗi năm một lớp không được nhảy cóc. Như thế thật lãng phí, vì những thiên tài sẽ dần dần bị thui chột do phải học cùng với môi trường của những em khác.

    Cách đây mấy tháng, xem chương trình thời sự có một cậu bé 6 tuổi người Mỹ đã đứng trên bục giảng đường đại học để thuyết trình cho các sinh viên, thật đáng khâm phục.
     
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chuyện độc quyền SGK cũng như một số cái độc... khác, là một điểm độc ...đáo của chúng ta, có thể kể ra rất nhiều những điều chỉ có ở VN thuộc loại hàng độc... Còn để lý giải cho cái chuyện độc ...trong SGK thì nếu mà không độc quyền, chắc chắn sẽ có nhiều bộ SGK khác xuất hiện, vì có nhiều nhà khoa học, có trí thức và học thức sẽ tham gia biên soạn ra những bộ SGK "sạch sẽ và trung thực" và sẽ làm cho những bộ SGK chỉ có một nửa sự thật phải bán ve chai, và đó là điều mà những "người mà ai cũng biết là ai đó" không hài lòng.
    ở đây không có chuyện nhồi sọ đâu nhé ! nói vậy là mất lập trường đấy, mà chỉ là mục đích đào tạo khác nhau thôi - Ở các nước, mục đích của giáo dục là đào tạo ra những thế hệ có khả năng thật, với bằng cấp thật và tạo ra những tiến bộ thật cho đất nước của họ, vì thế SGK là phải nói những điều có thật . Còn chúng ta thì không cần điều đó thế thôi , còn đào tạo ra những người như thế nào, theo kiểu nào thì mọi người đều đã rõ rồi !chả thế mà bây giờ, thiên hạ đua nhau cho con đi du học, cũng là để tránh độc...thôi
     
    shopbong68 thích bài này.
  4. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Em cũng đang hô quyết tâm cho con đi du học đây nhưng mà cũng phải chờ đến khi con làm luận án TS, chứ cho đi học sớm, nhất là từ hồi phổ thông, dễ mất con lắm.

    Đúng là tư nhân hóa giáo dục không hay nhưng trong điều kiện nước ta thì em nhiệt liệt hoan nghênh. Bởi như thế các trường quốc tế họ mới có điều kiện để vào VN, con em chúng ta mới có điều kiện để được học những thứ mà mình muốn con đc học. Như cháu họ em, mới lớp 1, học trường tư thôi mà đã thấy nó khác hẳn với các bé học lớp 1 trường công. Nhất định sau này em sẽ cho con em học những trường như thế và hơn thế thì càng tốt.
     
  5. bekitty2212

    bekitty2212 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/10/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
     
  6. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Topic này chỉ đề cập đến một góc tối ( hay góc độc ...quyền ) trong rất nhiều góc tối của ngành GD, đó là việc độc quyền sách giáo khoa - và câu hỏi của bạn Nhập nhằng vì sao? rồi tự trả lời phải chăng vì ... đã là câu trả lời chính xác ( tuy rất đáng buồn !). Thế nhưng chỉ qua vài ý kiến đóng góp, nó đã mở rộng ra 3 vấn đề, mà vấn đề nào cũng...bự cả :
    - Việc cho con đi du học ( nhưng phải chờ đến khi con làm luận văn TS - có điều trình độ TS của mình mà qua Tây thì e rằng, ai nói nấy hiểu ! )
    - Vấn đề trẻ biết đọc sớm ( hóa ra không phải thần đồng mà là trẻ Tự Kỷ ) Tuy nhiên, điều này cần xem kỹ lại ( vì trẻ tự kỷ có thể nhận được mặt chữ, số hay làm toán cộng trừ rất nhanh, nhưng hành vi thì rất bất thường, ngôn ngữ rất hạn chế, khác hẳn với những trẻ có quan hệ giao tiếp bình thường, nhưng lại có khả năng biết đọc biết viết sớm) và điều chắc chắn là chúng ta chưa có một ngôi trường thực sự dành cho các thần đồng ( mà chỉ có khá nhiều trường dạy trẻ bình thường có mộng làm thần đồng ) Từ đó lại leo qua việc cho con học sớm ( vì nghĩ rằng con mình cũng thuộc chuẩn..thần đồng )
    - Vấn đề xã hội hóa giáo dục - nói nôm na là học phí hóa giáo dục, thay vì chỉ có trường tư mới phải đóng tiền, chúng ta tiến bộ hơn thế giới ở chỗ cả trường công cũng phải đóng tiền luôn ( và như ngài bộ trưởng đã khẳng định - đó là tiền nào của nấy, cứ đóng nhiều tiền vào là trình độ HS sẽ được nâng lên một tầm cao mới ngay, có điều cao bao nhiêu thì..biết chết liền !)
    Như vậy, chúng ta đã lạc đề và có lẽ vấn đề độc quyền của SGK xem như miễn bàn, vì cho đến nay sau bao nhiêu cuộc "đổi mới " trong ngành GD, từ việc phân ban cho đến chuyện giảm tải ( đã làm điêu đứng từ HS cho đến giáo viên ) cùng với việc quyết tâm học phí hóa giáo dục thì bộ Giáo dục vẫn cương quyết nói không với chuyện chống sự độc quyền của SGK ( lý do thì bạn nhập nhằng đã nói rồi ) và cho dù ông Nguyễn Lân Dũng với trách nhiệm là đại biểu quốc hội ( là cơ quan quyền lực cao nhất - trên lý thuyết!) cũng như với tư cách là một nhà khoa học,có trăn trở với sự nghiệp trồng người thế nào đi chăng nữa, thì tiếng nói của ông vẫn chỉ là tiếng kêu trong sa mạc mà thôi ! ( cũng như bao nhiêu nhà tri thức, học giả khác đã từng kêu - những tiếng kêu trầm thống và vô vọng! )
     
    shopbong68 thích bài này.
  7. thaoquyen_baby

    thaoquyen_baby Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/2/2008
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ tài giỏi, cho em hỏi có trường hợp thế này
    SGK lớp 1 phần dạy trẻ tập đọc có 1 câu viết thế này
    "Chùm giẻ treo trên cành cây"
    theo kiến thức của 1 người lớn tuổi em hiểu là Chùm (hoa) DẺ treo trên cành cây.
    Còn hiểu theo kiến thức của người viết sách là "Chùm giẻ (rách lau nhà) treo trên cành cây
    Đó mới chỉ là 1 hạt sạn rất nhỏ, rất nhỏ so với vô vàn lỗi trong SGK mà các nhà khoa học khác bới ra được.
    Thế chúng ta nên dạy con theo chuẩn mà chúng ta biết chắc đúng, để dẫn đến hậu quả là con coi thường kiến thức tại nhà trường
    Hay là chúng ta im lặng chịu đựng việc con chúng ta ngày ngày bị nhồi nhét kiến thức lạc hậu, sai sót 1 cách trầm trọng (thế thì việc con cái lơ là với vịêc học tập cũng chưa hẳn đã là ko hay)
    Lại còn 1 vấn đề này cần suy nghĩ nữa, hàng năm chúng ta bỏ ra 1 số tiền lớn cho đào tạo đại học, vậy mà hiệu quả rất kém (sv ko biết chuyên môn, ko đáp ứng nhu cầu việc làm vv..) để bây giờ phải đi du học mới yên tâm thì chứng tỏ công tác đào tạo của chúng ta quá kém. Cùng là sv đại học, mà chúng ta thua xa các nước khác, thì thật là đáng buồn và các nhà giáo dục rất đáng bị lên án.
     
  8. mityêu

    mityêu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/9/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Mình kể câu chuyện này:

    Nhà thông gia của bố mẹ mình có 1 đứa cháu học lớp 11. Cô bé đó học hành chểnh mảng, đặc biệt kém môn toán. Bố mẹ nhiều khi phải ngồi kè kè bên cạnh, giao từng bài làm trong 1 khoảng thời gian nhất định...

    Riêng môn Anh văn lại rất giỏi. Vì vậy cô bé đã đạt được học bổng (của tổ chức nào đó tôi không biết chính xác nên không nêu ra) và được sang Mỹ học.

    Năm nay cô bé đang học lớp 11 bên Mỹ và là học sinh giỏi của trường. Đặc biệt giỏi bộ môn toán :rolleyes: và làm cái gì đó giống như bí thư đoàn trường của mình nữa. Vì học rất giỏi nên nhà trường hỏi cô có nhận dạy kèm các bạn học sinh kém k? Nếu có thì tự đăng ký các môn dạy kèm. Và dạy kèm sẽ được nhận tiền công :tonqe: (Tư bản quan niệm là: nếu anh học giỏi thì chỉ có ích cho bản thân anh. Còn anh giỏi và luôn tham gia công tác xã hội mới có ích cho xã hội. Và khi anh làm việc có ích đương nhiên anh sẽ được thù lao...)

    Đấy. Như vậy đủ biết giáo dục của mình có nhiều bất cập đến thế nào.

    Nhưng chỉ trách Bộ GD-ĐT và NXBGD thì chưa đủ. MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON.
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cái học ngày nay mới thực tài !
    mười người đi học chín người ngu
    cô hàng bán sách lên mạng...chat
    thày giáo "dạy kèm" chuẩn bị..."phao" !
     
    shopbong68 thích bài này.
  10. mityêu

    mityêu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/9/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Trước kỳ thi của năm học 2008 - 2009:
    Không thể có thêm những cái chết đau lòng
    Lao Động số 118 Ngày 27/05/2008 Cập nhật: 7:57 AM, 27/05/2008

    [​IMG]
    Học sinh luôn phải chịu áp lực lớn từ các kỳ thi
    (ảnh minh hoạ).


    (LĐ) - Thông tin trên báo chí liên tiếp đưa tin về những cái chết đau lòng ở tuổi học trò. Chết trong buổi dã ngoại chia tay trước kỳ thi. Chết vì vi phạm kỷ luật không được thi tốt nghiệp. Chết vì áp lực của kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học...

    Năm học nào cũng vậy, vào thời điểm chuẩn bị kết thúc năm học, bước vào kỳ thi ĐH-CĐ... cũng có những HS phải tìm đến cái chết. Có những em bị bố, mẹ hành hạ tinh thần và thân thể... Vì sao? Người lớn thì trách các em nông nổi, khi hậu quả xảy ra, không ít phụ huynh giật mình thì chuyện đã xảy ra rồi và phải sống trong sự ân hận.

    Để không thể có thêm những cái chết đau lòng sau một năm học, Báo Lao Động mở diễn đàn, ý kiến tham gia dưới nhiều góc độ. Nhất là tiếng nói của người "trong cuộc" sẽ gợi mở nhiều vấn đề. Quan điểm của chúng tôi, mặc dù chỉ là số ít HS do nhiều nguyên nhân đã phải gánh chịu những áp lực thi cử, học hành, nhưng nó đã trở thành vấn đề của xã hội.

    Bài 1: Tiếng nói của người "trong cuộc"

    Sáng 23.5, kết thúc ngày thi thử tốt nghiệp THPT, một nhóm HS đến toà soạn báo Lao Động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trước một áp lực mà theo các em là quá nặng nề, đó là kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi vào ĐH-CĐ. Đối với các em, học là mục tiêu duy nhất. Một HS nam than, người học giỏi có áp lực riêng, người có học lực bình thường lại chịu áp lực khác. Không một HS nào thoát khỏi vòng "kim cô" của áp lực học hành.

    Trước khi rời toà soạn, các em trao cho chúng tôi một bản nhạc rap, ca từ của bài hát đã nói lên phần nào những áp lực từ nhiều phía. Theo nguyện vọng của các em, chúng tôi xin trích những đoạn có nội dung mà bậc phụ huynh, thầy cô cần có sự chia sẻ để giúp các em giảm áp lực tinh thần:

    "Đêm qua em thức trắng cả một đêm làm xong 25 bài toán, bài tập về nhà và cả bài tập làm thêm... Đầu em gật gù, mắt em thiếu ngủ lúc nào cũng đòi khép... Hôm nay em phải chiến đấu với 5 tiết học ở trường, chiều em học toán thầy Hùng, học văn cô Hương. Em phải học đi học lại một bài như thế mới gọi là chất lượng. Ôn tập nhiều lần và làm một đống bài tập mà em được thầy cô dạy cho trước chương trình, bởi vì em rất là thông minh, bởi vì em học rất đinh.

    Học ngày, học đêm, học thêm, học chính... Em sinh ra là để học, cuộc sống trôi như chong chóng. Em ngồi một chỗ em học. Bạn bè đá cầu, đá bóng, em vẫn nhốt mình trong phòng, chẳng biết làm gì ngoài học. Tuổi thơ của em chỉ có ngồi một chỗ, chỉ có học mà thôi... Một ngày có 24 giờ, em dành hai tiếng để ngủ, còn lại để học. Nhưng đối với cha mẹ em dường như thế vẫn chưa đủ, thầy cô chê thế là vẫn lười biếng, vẫn còn ngu. Muốn trở thành học sinh ưu tú, em phải học ngay cả trong khi ngủ, kiến thức nhồi vẫn chưa đủ thì em vẫn bị thầy nói là ngu nên em phải cố gắng làm cho đủ...

    Thầy cô muốn em trở thành thiên tài, bố mẹ muốn em vĩ đại... Em không thể bỏ lỡ danh hiệu học sinh gương mẫu, học sinh ngoan, nếu không về nhà em sẽ bị quát nạt, đánh, mắng... Hôm nay là ngày sinh nhật của em, bạn bè em khao một chầu kem, tặng em một đôi dép. Sinh nhật trôi qua thật là đẹp cho đến khi em nhận được những thứ cha mẹ tặng cho em, một bộ sách toán cao siêu, 5 cuốn sách văn tiêu biểu để cho em đọc thêm, để cho em có cảm hứng học thâu đêm. Một giấc ngủ ngon, dịu ngọt lâu rồi em chưa có...

    Em học nhiều quá nên mới bị điên, bị rồ. Mọi người nhìn em, than khổ rồi họ đổ tội cho nhau. Mẹ đổ cho cô, cô đổ cho bố, bố lại đổ vạ cho thầy là không biết dạy học nên cháu mới bị như thế. Mọi người ai cũng nóng nảy, cũng đùn đẩy, chỉ riêng em đôi mắt ngây thơ, nhưng giờ đây vô hồn, chỉ còn trơ xác... Trước mắt em vẫn là những trang giấy. Cứ thế, em sống trong lời răn dạy của thầy cô: Học để ngày mai nên người, học để cha mẹ được cười, học để thầy cô không chê là mình lười... Học để ngày mai trở thành giáo sư, tiến sĩ, để cho mọi người cười thật là tươi...".


    Không thể không thấy được trách nhiệm từ nhiều góc độ: Gia đình, nhà trường, thầy cô và nặng hơn cả là xã hội. Cả xã hội phải sống trong áp lực học hành, ai cũng mong con phải vào được đại học... bằng mọi giá, nhà trường có tỉ lệ HS đỗ đại học cao sẽ trở thành trường điểm. Cái giá lớn nhất phải trả đó là các em học sinh, đã có nhiều em phải tạm rời ghế nhà trường để đến bệnh viện tâm thần, phải tìm đến cái chết... để giải thoát cho bế tắc. Đại học có phải là con đường duy nhất mà các HS phải lựa chọn?

    Nhóm P.V Bạn đọc
     
  11. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Nên coi giáo dục là một loại hình dịch vụ, ai tốt thì ta mua. Ai không tốt thì ta tránh. Và sách giáo khoa cũng nên coi như vậy. Và đến khi thị trường giáo dục không bị độc quyền thì chất lượng sẽ thay đổi.

    Hiện tại, độc quyền về phía nhà nước nên họ chỉ quan tâm đến lợi ích của họ. Đó cũng là điều đương nhiên.

    Nếu chẳng ai thèm bằng của nhà nước cấp nữa dù đó là bằng tiến sỹ, đại học hay trung học thì lấy đâu mà độc quyền sách giáo khoa được nữa.
     
  12. mityêu

    mityêu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/9/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Hì hì. Sáng kiến của bác Kiên quả là táo bạo.

    Không biết bao giờ giáo dục nước mình được như thế nhỉ :tonqe:
     
  13. bucuatom

    bucuatom Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/6/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    18
    Quả thực nền giáo dục của ta nói chung và sách giáo khoa nói riêng còn rất nhiều vấn đề đáng phải bàn. Tuy nhiên mình lại muốn đề cập đến khía cạnh khác. Đó là hàng ngàn trẻ em ở các vùng sâu vùng xa vẫn phải đi học chay mà chẳng có đủ sách giáo khoa để học. Chính vì vậy, Công ty CP đầu tư và phát triển giáo dục HN đang có chương trình thu mua sách giáo khoa cũ với giá 30% giá bìa để mang lên phục vụ các em đang trong điều kiện khó khăn. Cô em mình làm ở đó và muốn gửi thông báo này đến mọi người. Mọi chi tiết thêm xin liên hệ Uyên 0912727902 hoặc mang đến trực tiếp tại văn phòng ở 32E Kim Mã - Hà Nội. Rất mong mọi người ủng hộ.
     
  14. hhuct

    hhuct Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/11/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu giải quyết được vấn đề độc quyền sách giáo khoa chắc chắn chất lượng sách sẽ tốt hơn và giá cũng rẻ hơn.

    Chính vì những chuyện như thế này mà nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường - gây ra nhiều điểm bất lợi khi tham gia thương mại quốc tế.
     
  15. Ba Hoa

    Ba Hoa Thành viên mới

    Tham gia:
    7/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Hì hì... Các bác mà quản lý SGK theo lối đó thì loạn mất. Học sinh có loay hoay như con quay 24/24 cũng chẳng đạt yêu cầu học tập của các thầy cô đưa ra. Vì hội đồng chấm thi trường em không chấp nhận kiến thức phổ thông của trường bác vì trường bác giảng dạy theo luồng SKG khác.

    Ko biết từ thời Lý, Trần, Lê... có thế ko? Từ thuở em còn đi học tới giờ vẫn chấm điểm thi theo pa-rem cứng như bê-tông. Nghĩa là từ thời đèn dầu - xe đạp đến nay chưa thay đổi cách đánh giá thực lực của học trò thì SGK làm sao tốt được các bác.

    Theo em, muốn thay đổi nền giáo dục VN một cách thực sự phải bắt đầu từ cách nghĩ của những người thầy trước. Mà muốn thế, điều kiện đầu tiên là phải tăng lương - đảm bảo cuộc sống cho họ.

    Quay lại chuyện SGK, bản thân những người biên soạn họ làm với mục đích gì? theo em, họ luôn tìm cách thể hiện mình bằng những cái độc đáo vô lối ko phục vụ cho nấc thang tư duy học trò mà theo cách để người thầy khác nhìn vào phải thán phục. Nói cho rõ nét hơn là do tính tự tôn cá nhân quá đáng. Đơn cử như chuyện thay đổi mẫu chữ viết: cũ --> mới, rồi thấy không ổn, chữ viết của cả một thế hệ học trò xấu quá --> đành quay lại. Mà trớ trêu, trong các thời điểm thay đổi người thay đi hay đổi lại đều được ca tụng là ... sáng kiến.

    Thôi em chẳng dám bàn thêm nữa, hic... tính em hay bức xúc...

    Tóm lại, theo ý nghĩ thiển cận của em, khi nào VN có những người thầy công nhận có những người trò giỏi hơn mình thì nền GD của VN mới đi lên được. Chẳng biết bao nhiêu năm nữa đây.....?
     
    Sửa lần cuối: 4/7/2008
  16. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Thực ra mình đâu có sáng tạo gì? Thực tế thì gần như tất cả các nước trên thế giới đều coi giáo dục là một loại hình dịch vụ. Và ở những nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ chẳng hạn thì họ không có sách giáo khoa.
     
  17. Na_Tít

    Na_Tít Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Cá nhân được tham gia viết SGK, ko biết nền GD sẽ có bước tiến nào ko?
     
  18. Xuan xinh

    Xuan xinh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/10/2014
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: GS Nguyễn Lân Dũng: Không bao giờ SGK là của nhà nước

    Cố gắng cầy thật nhiều xiền để các "tương lai" của mình được hưởng nền giáo dục của các nước tiên tiến.
     
  19. Chip_Boy

    Chip_Boy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/12/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: GS Nguyễn Lân Dũng: Không bao giờ SGK là của nhà nước

    :roll:
    Có vẻ là đúng với tình trạng hiện nay
     
  20. tuanh1990

    tuanh1990 Thành viên mới

    Tham gia:
    23/12/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: GS Nguyễn Lân Dũng: Không bao giờ SGK là của nhà nước

    Không thể không thấy được trách nhiệm từ nhiều góc độ: Gia đình, nhà trường, thầy cô và nặng hơn cả là xã hội. Cả xã hội phải sống trong áp lực học hành, ai cũng mong con phải vào được đại học... bằng mọi giá, nhà trường có tỉ lệ HS đỗ đại học cao sẽ trở thành trường điểm. Cái giá lớn nhất phải trả đó là các em học sinh, đã có nhiều em phải tạm rời ghế nhà trường để đến bệnh viện tâm thần, phải tìm đến cái chết... để giải thoát cho bế tắc. Đại học có phải là con đường duy nhất mà các HS phải lựa chọn?
     

Chia sẻ trang này