Dự án - Chia sẻ các bài dịch về giáo dục trẻ em.

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi meminhanh, 17/12/2009.

  1. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Hôm nay tớ vào trang Raising Children Netwok thấy có 1 bài hay hay, dịch ra & post lên đây chia sẻ cùng các mẹ (ko bít là post có đúng chỗ ko nữa, có gì Mod thông cảm).


    TIỀN TIÊU VẶT CHO TRẺ

    Tiền tiêu vặt là 1 trong những cách đầu tiên để trẻ học được về cơ bản cách quản lý tiền – 1 kỹ năng rất cần cho cuộc sống sau này - và nó tạo cho trẻ tính tự lập. Hơn nữa, nếu vì các vấn đề tài chính của gia đình bạn ko cho phép trẻ có tiền tiêu vặt thì đó cũng là bài học quan trọng cho con bạn.

    Những điểm sau có thể sẽ giúp bạn đôi chút nếu bạn đang quan tâm tới việc cho trẻ tiền tiêu vặt :

    - Nhìn chung thì trẻ học được cách ứng xử với tiền từ chính gia đình mình. Cho trẻ tiền tiêu vặt là tạo cơ hội cho trẻ tiêu tiền 1 cách có suy nghĩ và tiết kiệm (thậm chí cả khi trẻ để tiền ko đúng chỗ, đánh mất tiền, cá cược hoặc cho lung tung).
    - Việc cho trẻ tiền tiêu vặt khi trẻ lên 4 hoặc 5 tuổi giúp trẻ bắt đầu học về cạc quản lý tiền.
    - Việc cho trẻ tiền tiêu vặt cũng giúp dạy cho trẻ biết cách lựa chọn, tiết kiệm và chờ đợi những thứ mà chúng muốn có.
    - Việc để cho trẻ mắc 1 số lỗi là 1 phần trong quá trình học (như tiêu hết tiền tiết kiệm mà chúng phải vất vả kiếm được để mua 1 hình xăm giả, mà đáng ra chúng định mua 1 cái ô tô đẹp). Bạn có thể đưa ra những giới hạn về những thứ mà trẻ sẽ có thể dùng tiền của chúng để mua, ví dụ bạn ko khuyến khích trẻ mua kẹo cao su thổi bong bong hay kẹo mút, nếu việc đó gây ảnh hưởng xấu đến việc dinh dưỡng của trẻ hoặc bạn muốn con bạn ko bị sâu răng.

    * Học về tiền :
    Con bạn học được rất nhiều từ việc quan sát bạn và cách bạn sử dụng tiền. Tiêu tiền, tiết kiệm tiền, cho và nhận tiền : tất cả nhữngg việc đó là cơ hội để dạy con bạn những kỹ năng cơ bản về việc sử dụng tiền.

    • Quảng cáo ảnh hưởng rất mạnh đến trẻ. Con bạn có thể sẽ hiểu rõ việc quản lý tiền sớm hơn nếu bạn giải thích cho con rằng quảng cáo sẽ làm cho bạn muốn những thứ mà bạn ko thực sự cần hoặc ko chi trả được.

    Vì trẻ con sẽ lớn lên từng ngày, nên bạn có thể dạy cho trẻ :
    - Giá trị của đồng tiền : giá cả tương ứng của các đồ vật.
    - Tiêu tiền : biết chấp nhận rằng môjt khi đã tiêu thì tiền sẽ ko còn.
    - Kiếm tiền : hiểu rằng kiếm tiền rất vất vả, nhưng là cách duy nhất để có tiền.
    - Tiết kiệm tiền : để dùng cho những mục đích hiện tại và lâu dài.
    - Vay tiền : phải hiểu được việc nhất thiết phải trả lại số tiền mình đã vay.

    Khi nào nên cho trẻ biết về tiền tiêu vặt :
    Mặc dù nghiên cứu đã cho thấy rất nhiều các cha me đã cho trẻ biết về tiền tiêu vặt khi trẻ được 6-7 tuổi, nhưng ko có nguyên tắc nào cả.

    Con bạn có thể sẽ sẵn sàng thử quản lý tiền tiêu vặt một khi :
    - Trẻ hiểu được bạn cần tiền để mua đồ ở các cửa hàng.
    - Trẻ hiểu được nếu chúng tiêu hết tiền hôm nay thì chúng sẽ ko còn tiền nữa cho đến khi được bố mẹ cho tiếp.
    - Trẻ cần tiền để ăn trưa hoặc đi xe buýt đến trường. Trong trường hợp này tiền tiêu vặt sẽ giúp trẻ có kế hoạch chi tiêu hàng ngày để cả tuần vẫn có đủ tiền.

    Nên cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt?
    Việc này phụ thuộc vào hoàn cảnh và suy nghĩ của bạn về 1 số tiền hợp lý. Khi trẻ hiểu được trẻ có được bao nhiêu tiền (trong vòng bao lâu) thì chúng sẽ bắt đầu học cách sử dụng tiền hiệu quả.

    Cho con bao nhiêu tiền còn dựa trên :
    - Ngân sách gia đình bạn cho phép bao nhiêu.
    - Bạn muốn con dùng tiền vào những việc gì - nếu bạn muốn con bạn trả tiền xe buýt, ăn trưa, tiết kiệm thì bạn nên cho con nhiều hơn.
    - Số tiền tiêu vặt mà Bạn của con có.

    Tiền tiêu vặt dùng để chi trả những khoản gì?
    Nên được chi tiêu cho những việc sau :
    - Vé xe buýt đến trường.
    - Ăn trưa ngày T6.
    - 1 khoản nhất định để tiết kiệm.
    - Thỉnh thoảng mời bạn bè.
    - Làm từ thiện.

    Nếu bạn thấy con bạn (8 tuổi chẳng hạn) muốn tiết kiệm để mua 1 thứ đồ dặc biệt, và con đã tiết kiệm 1 cách rất có ý thức, thì bạn có thể quyết định cho con bạn thêm.

    Để con bạn chi tiêu theo cách chúng muốn là 1 phương pháp quan trọng giúp trẻ hiểu được những khái niệm đằng sau đồng tiền, và giúp cho việc phát triển tinh thần trách nhiệm và tính độc lập của trẻ.

    Lời khuyên khi cho con tiền tiêu vặt :
    - Giải thích cho trẻ hiểu tiền tiêu vặt dùng để làm gì và ko dùng làm gì.
    - Cho con số tiền bạn có thể cho, không phụ thuộc vào số tiền mà các cha mẹ khác (hoặc con bạn) tư vấn.
    - Cho con tiền tính theo ngày.
    - Cho con 1 số hộp để con chia tiền của chúng vào đó. Ví dụ : 1 hộp dành tiền để trẻ mua những thứ nhỏ mà chúng cần ngay, 1 hộp dành mua những thứ khác lớn hơn.
    - Giữ tiền tiết kiệm trong hộp chuyên dụng (như hộp thủy tinh hoặc hộp đựng tiền). Việc nhìn thấy số tiền tiết kiệm lớn dần sẽ giúp trẻ hào hứng dành dụm tiền.
    - Không nên ứng trước tiền cho trẻ.
    - Nếu trẻ dùng tiền để giải trí, hãy nói chuyện với con về việc giải trí như thế nào.
    - Không nên cho trẻ thêm tiền ngoài số tiền tiêu vặt đã định trước, vì như vậy bạn sẽ dạy cho trẻ tiêu xài quá số tiền mà chúng có.

    Tiền tiêu vặt và các việc vặt trong nhà :
    Không nên hứa cho trẻ tiền khi sai trẻ làm giúp việc nhà. Làm như vậy trẻ sẽ mặc cả khi làm việc nhà và gây nên việc hiểu không đúng về việc làm việc nhà là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

    Tuy vậy, ko có nguyên tắc chung nào cho mỗi gia đình. Nếu con bạn làm các việc rất tốt trong những hoàn cảnh như vậy thì cư để như vậy. Bạn cũng có thể thưởng cho con khi con giúp việc nhà nếu con đang tiết kiệm tiền để mua thứ gì đó đặc biệt. Nếu bạn quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà, thì hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để con bạn ko phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào.

    Dịch từ Raising Children Network
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi meminhanh
    Đang tải...


  2. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Thanks xếp.

    Xin tiếp tục phục vụ pà con bài dịch "Khi bạn định đánh con".

    KHI BẠN ĐỊNH ĐÁNH CON

    Tất cả trẻ em đều phải được chăm sóc và bảo vệ. Nhưng các bậc cha mẹ có khi lại bận rộn và vất vả quá với công việc, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng và dễ đánh con. Hãy tìm sự trợ giúp nếu bạn cảm thấy không thể kiềm chế và sẽ đánh con.

    Là cha mẹ, đôi khi chúng ta bị thử thách bởi giới hạn của khả năng và sự kiềm chế.

    Đôi khi chúng ta không kiểm soát được bản thân. Đôi khi chúng ta có những vấn đề cá nhân làm ta sao nhãng việc chăm sóc con cái.

    Những điều đó là nguyên nhân của việc ngược đãi và đối xử tệ với trẻ. Chúng ta hãy cùng chia sẻ về vấn đề khó khăn này. Thật đáng buồn là vấn đề trẻ em bị ngược đãi và đối xử tệ bạc không còn là vấn đề hiếm nữa. Các vấn đề này ảnh hưởng đến rất nhiều trẻ em và gia đình, xảy ra do rất nhiều nguyên nhân.

    Hậu quả của việc ngược đãi trẻ là sự tàn phá ghê gớm tính cách trẻ em và thanh niên, như bị trầm cảm, có vấn đề về mặt xã hội và tâm lý.

    Vậy các bậc cha mẹ cần phải làm gì?
    Nếu bạn cảm thấy bạn sắp đánh con, hoặc đã đánh con, việc rất quan trọng là bạn cần sự trợ giúp ngay lập tức. Bạn cần :
    - DỪNG ngay việc bạn đang làm.
    - SUY NGHĨ về việc bạn và con bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự việc đang xảy ra.
    - LÀM một việc gì đó để thay đổi tình thế.
    - Cần được HỖ TRỢ để thay đổi việc đang xảy ra.

    Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ :
    Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ sẽ giúp bạn lấy lại can đảm. Tuy nhiên, khi thực hiện bước này bạn sẽ bị phê phán, nhưng bạn phải chấp nhận.

    Việc tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ thể hiện :
    - Tình yêu của bạn dành cho con.
    - Khả năng của bạn khi đánh giá đây là 1 vấn đề nghiêm trọng.
    - Mong muốn của bạn với những điều tốt cho gia đình.
    - Cam kết của bạn trong việc thay đổi chính mình để cho mọi việc được tốt hơn.

    VÀ TỐT NHẤT LÀ ĐỪNG BAO GIỜ ĐÁNH TRẺ EM.

    Dịch từ Raising Children Network
     
  3. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    NÓI DỐI; TẠI SAO TRẺ CON NÓI DỐI
    Theo Raising Children Network

    Hấu hết trẻ đều nói dối vài điều nào đó nhưng đó có thể không phải là điều khiến cha mẹ ngạc nhiên khi lần đầu phát hiện ra. Học cách nói dối cũng là một phần trong quá trình phát triển của trẻ nhưng quan trọng là nói sự thật. Trong bài này chúng ta chỉ tìm ra cách nói cho trẻ biết rằng thật thà là rất quan trọng

    Bạn có biết?
    • Nói dối- đặc biệt là những lời nói dối vô hại- đôi khi lại được người lớn sử dụng mọi lúc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn nói dối ít nhất một lần trong ngày

    • Trẻ nhỏ càng có xu hướng thích nói dối nếu chúng thấy cha mẹ đang nói dối và trốn tránh việc đó.
    Vì sao trẻ nói dối
    • Trẻ bắt đầu nói dối khi nào?
    • Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối?
    • Khi nào cha mẹ biết sự thật
    • Lời nói dối vô hại


    Vì sao trẻ nói dối?
    Trẻ nói dối vì rất nhiều lý do, tùy theo hoàn cảnh và động cơ của chúng. Trẻ có thể nói dối để:
    • Che dậy điều gì với hy vọng tránh được hậu quả hay hình phạt
    • Thăm dò và xem xét phản ứng của cha mẹ
    • Cường điệu một câu chuyện hay gây ấn tượng với những người khác
    • Gây sự chú ý thậm chí khi chúng biết rằng người nghe biết sự thật
    • Bịa ra tình huống hay dựng chuyện- ví dụ như một đứa trẻ nói với bà: “Mẹ sẽ cho cháu ăn kẹo trước khi ăn tối ”.

    Trẻ bắt đầu nói dối khi nào?
    Trẻ nhỏ có thể học nói dối từ nhỏ, thông thường là tuổi lên 3. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu khám phá ra rằng người lớn không quan tâm đến người đọc và chúng có thể đưa thông tin sai lệch- có thể thoát khỏi vấn đề rắc rối hay để che đậy sự thật.
    Nhìn chung trẻ nói dối nhiều hơn ở tầm tuổi 4-6 . Chúng có thể nói dối thành thạo thông qua ngôn ngữ cơ thể hay trở thành những diễn viên lành nghề nhưng việc này sẽ lộ tẩy nếu người lớn yêu cầu con trẻ giải thích hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong hai tiếng trẻ lên 4 có thể nói dối một lần và với trẻ lên 6 thường là 90 phút một lần
    Khi đến tuổi đến trường, trẻ nói dối thường xuyên hơn và có thể biến sự việc có sức thuyết phục hơn. Những lời nói dối cũng tinh vi hơn vì vốn từ vựng của trẻ nhiều hơn và chúng hiểu rõ hơn về cách người khác suy nghĩ. Lên 8 trẻ có thể nói dối thành thạo mà không sợ bị phát hiện

    Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối
    Hãy suy nghĩ tích cự và Nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực trong gia đình.
    Cha mẹ có thể nói cho con cái biết rằng cha mẹ đánh giá việc con nói sự thật và không muốn nghe khi con nói dối. Ví dụ ‘Khi con không nói thật, cha mẹ sẽ rất buồn và thất vọng’ Cha mẹ cũng có thể đọc cho con nghe những câu chuyện và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực như cuốn “Chú bé chăn cừu” và đưa ra một ví dụ hay về việc nói dối sẽ có tác hại thế nào.
    Thông thường, dạy cho trẻ biết giá trị của việc nói thật hơn là phạt chúng vì những việc làm có hại nhỏ nhặt. Hãy khích lệ con nói thật thậm chí đôi khi phải mất một lúc cha mẹ mới có thể thuyết phục được con làm việc đó
    Trẻ nhỏ thích dựng chuyện. Chúng bịa ra những câu chuyện bằng cách “thêm mắm thêm muối” Thực tế giả vờ và tưởng tượng rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Sẽ rất tốt nếu cha mẹ khuyến khích con phát huy hai tố chất này. Tuy nhiên kể chuyện cổ tích lại không cần đến việc nói dối đặc biệt là với con trẻ dưới 4 tuổi.
    Những mẹo sau để khuyến khích con trân thực
    Khi trẻ đủ lớn để hiểu ra sự khác biệt giữa nói thật và không nói thật, hãy khuyến khích trẻ và hỗ trợ con để con nói thật.
    • Nếu con đang kể với cha mẹ điều gì đó là trí tưởng tượng hay giả vờ, cha mẹ sẽ dễ dàng chấp thuận. Việc giả vờ và tưởng tượng là hai tố chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Ví dụ con bạn đang kể với bạn rằng con là một anh hùng. Bạn có thể hỏi lại con về siêu cường.
    • Giúp con tránh mắc vào những tình huống khiến con cần phải nói dối . Ví dụ bạn thấy con đánh đổ sữa, bạn có thể hỏi con: “Con vừa đánh đổ sữa à?”. Con bạn có thể nói dối và nói Không vì con nghĩ rằng con có thể bị trách phạt. Để tránh tình huống này, cha mẹ chỉ cần nói “Mẹ thấy sữa đổ rồi, Con lau sạch sẽ đi nhé”.
    • Những câu chuyện bị phóng đại liên quan đến việc khoe khoang có thể là một cách giúp trẻ nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác. Nếu việc này xảy ra thường xuyên, cha mẹ cần suy xét sử dụng cách khích lệ lòng tự trọng của con trẻ.
    • Chắc chắn rằng cha mẹ có những luật định rõ ràng về những hành vi có thể chấp nhận được trong gia đình. Con trẻ thường hành xử trong phạm vi những quy định đó nếu như chúng thấy cần phải tuân theo những nội quy đó.
    • Khi con trẻ tự mình làm những điều sai, hãy khích lệ con trung thực. Hãy nói với con kiểu “Mẹ rất vui khi con đã nói cho mẹ nghe sự thật”. Thực tế điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn sẽ không buồn nếu chúng bịa chuyện gì đó.
    • Nếu con nói dối bạn một cách thận trọng, hãy để con biết rằng việc nói dối là điều không chấp nhận được. Hãy giải thích cho con biết tại sao đó là điều không tốt và cha mẹ có thể không tin con trong tương lai. Sau đó hãy đưa ra những “hậu quả” thích đáng của việc nói dối. Ví dụ nếu con bạn vẽ lên tường, hãy nói để con cùng mình lau chùi cho sạch sẽ.
    • Nếu con bạn tiếp tục việc nói dối chuyên nghiệp, bạn có thể muốn tăng cường ý tưởng rằng nói dối là không chấp nhận được bằng cách sử dụng chiến thuật kỷ luật hợp lý. Nếu bạn giải thích cho con hậu quả của việc nói dối, điều này có thể giúp con từ bỏ thói quen xấu này.
    • Cố gắng đối mặt với việc nói dối và những hành vi dẫn đến việc nói dối. Trước hết đối mặt với việc nói dối là cách bạn đã nói bạn có thể (ví dụ sử dụng thời gian chết). Khi có nhìn nhận xem hành vi nào là nguyên nhân của việc nói dối . Nếu con trẻ nói dối để thu hút sự chú ý của cha mẹ, cần suy xét thật tích cực về cách cha mẹ có sự chú ý của con cái. Nếu con trẻ nói dối để đạt được điều gì đó mong muốn, ví dụ kẹo của bà- hãy xem xét hệ thống khen thưởng và thưởng cho con khi con ngoan. Cha mẹ cũng có thể xem xét việc thay đổi môi trường để giúp con tránh các tình huống khiến con có cảm nghĩ cần phải nói dối.
    • Tránh nói với con rằng “con là kẻ nói dối”. Đây là cách áp đặt có tác hại rất lớn đến lòng tự trọng của con hoặc có thể dẫn đến việc con nói dối nhiều hơn. Bời vì khi con tin mình là người nói dối, con sẽ suy nghĩ rằng mình có thể tiếp tục nói dối. Điều thiết thực hơn việc áp đặt đó là nói với con về những hành động và hành vi của con
    • Một cách ngăn cản con nói dối là hãy kể chuyện cười hay cường điêu một điều gì không có thật. Ví dụ, một đứa trẻ có thể giải thích việc đồ chơi bị hỏng “Một chú bước vào và làm gẫy nó”. Bạn có thể nói một cách dớ dẩn kiểu “Tại sao con không mời chú ý ăn tối?” Tiếp tục câu chuyện lâu hơn đến khi con “thú nhận”. Bằng cách này bạn sẽ phát hiện ra việc nói dối của con và dạy cho con bài học mà không cần đến bất kể một biện pháp kỷ luật gì cả
    Những mẹo khác cho trẻ lớn hơn
    • Khi trẻ lớn hơn việc nói dối có thể thành thói quen. Nếu nói dối xảy ra thường xuyên, hãy giành thời gian trò chuyện và nói chuyện bình tĩnh với con. Nói cho con về cảm giác của cha mẹ khi con nói dối và những tác hại của nó đến các mối quan hệ của con và những điều có thể sảy ra nếu cả gia đình và bạn bè không tin tưởng con nữa..
    • Thường xuyên nói với con khi cha mẹ biết chắc chắn rằng con đang không nói sự thật. Con bạn cần biết rằng trung thực là điều quan trọng với cha mẹ. Nhưng tránh hỏi con liên tục xem con có đang nói thật hay không.
    • Co vẻ như những gi cha mẹ làm không có tác dụng gì cả, con bạn vẫn nói dối. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không đợi đến khi trẻ lên 7 hay lớn hơn , mọi nỗ lực của cha mẹ mới được thực hiện. Với những trẻ bị cha mẹ áp dụng những hình phạt vì tội nói dối và khuyến khích con nói sự thật thì việc nói dối của con khi con lớn hơn sẽ ít hơn
    • Hãy quan tâm đến cuộc sống của con và khuyến khích con thật thà với cha mẹ. Con trẻ ở mọi lứa tuổi đều thích trò chuyện với cha mẹ và cha mẹ hãy nói với con về những gì họ đang làm ít có những hành vi khiến người khác khó gần gũi với mình
    Một số trẻ nhất là trẻ trên 7 tuổi nói dối trở thành một phần lớn hơn trong hành vi ứng xử không phù hợp như trộm cắp, đốt lửa hay bắt động vật. Nếu con bạn tham gia vào những hành vi như trên cha mẹ có thể tìm đến chuyên gia hay nhà tâm lý để được trợ giúp
    Khi nào cha mẹ cần biết sự thật
    Đôi khi trẻ nói dối để giữ bí mật hoặc để bảo vệ ai đó. Ví dụ một đứa trẻ bị người lớn lạm dụng và thường nói dối để bảo vệ người đó. Thường do trẻ sợ sẽ bị phạt nếu nói ra sự thật. Nếu cha mẹ nghi ngờ con mình đang nói dối một vấn đề nghiêm trọng hãy:
    • Tạo cho con sự yên tâm là con rất an toàn nếu như con nói sự thật.
    • Cố gắng thuyết phục con cho con thấy rằng cha mẹ đang làm mọi việc tốt hơn.
    Những lời nói dối vô hại
    Một lời nói dối vô hại nếu được nói với ý tốt- thông thường để bảo vệ cảm giác của một người khác.
    Một nghiên cứu cho thấy trẻ em lên 3 cũng có thể có những lời nói dối vô hại. Điều này xảy ra nhất là khi cha mẹ hướng dẫn cho con trước. Ví dụ, trước khi trẻ nhận quà, cha mẹ thường khuyến khích con nói rằng con rất thích món quà đó. Trong tình huống này một vài trẻ sẽ nói sự thật “con không thích” thậm chí chúng hiểu rằng điều này sẽ làm tổn thương cảm giác của người tặng quà. Điều này có thể là do trẻ ở tầm tuổi này được dạy dỗ và chú trọng hơn đến sự phát triển về đạo đức và vì vậy cha mẹ khuyến khích chúng nói sự thật.
    Khi trẻ học cấp 1, chúng bắt đầu có kỹ năng nói dối vô hại. Thời niên thiếu trẻ thường nói dối vô hại để bảo vệ bạn bè của chúng.

    Cha mẹ và những lời nói dối vô hại
    Nói với con trẻ những lời nói dối vô hại có thể không độc hại gì. Đôi khi những lời nói dối này có thể bảo vệ sự vô tội của trẻ, thúc đẩy sự phát triển sáng tạo và dạy chúng những kỹ năng xã hội quan trọng.
    Ví dụ cha mẹ có thể nói cho con biết rằng sự âu yếm của cha mẹ là sức mạnh kỳ diệu sẽ làm dịu lòng khi con bị tổn thương. Vài bậc cha mẹ thích chơi trò kiểu tìm nàng tiên trong vườn. Vài người khác lại tin Ông già Noel, Lễ phúc sinh hay chuyện cổ tích về những chiếc răng.

    Dù vô hại, lời nói dối vô tội nên được dùng hạn chế. Sự khác biệt giữa một lời nói dối vô hại và nói dối thực sự- rất mong manh và có thể không rõ ràng với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường được nghe những lời nói dối sẽ nói dối nhiều hơn

    Chúng ta thường khích lệ trẻ nói dối vô hại để quản lý hành vi. Ví dụ cha mẹ có thể nói “Mẹ không thể mua kẹo cho con vì mẹ không đem theo tiền”. Những chiến lược này có thể có tác dụng một lần những cũng có thể phản lại nếu con trẻ phát hiện ra rằng cha mẹ đã nói dối (nhất là khi chúng thấy tiền trong ví)

    Do vậy cha mẹ cần cần trọng khi sử dụng lời nói dối vô hại và hãy là tấm gương mẫu mực để dạy con tính trung thực.
     
  4. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Mình post thêm bài mới nhờ các mẹ đọc rùi cho ý kiến nha.

    TRỞ THÀNH CHA MẸ TỐT?
    Theo Parentalguides

    Không chỉ có một cách đúng để nuôi dạy trẻ và cũng không có cái gì khẳng định rằng bạn là bậc cha mẹ hoàn hảo hay con bạn là đứa trẻ hoàn hảo. Do vậy chúng tôi chỉ đưa ra vài lời khuyên để giúp các bậc cha mẹ có thể cho con mình sự phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc:

    Thể hiện sự yêu thương. Hàng ngày nên nói với con “Cha/mẹ yêu con, Con là món quà đặc biệt của cha/mẹ”. Hãy ôm và hôm con thật nhiều.

    Lắng nghe khi con trẻ nói. Lắng nghe con trẻ nói sẽ khiến cho các con thấy rằng chúng rất quan trọng và cha mẹ thực sự thích thú với những gì chúng đang nói.

    Tạo cho con cảm giác an toàn. An ủi con khi con hoảng sợ. Hãy cho con thấy là cha mẹ đang bảo vệ con.

    Sắp xếp thứ tự trong cuộc sống. Giữ lịch sinh hoạt hàng ngày cho trẻ như lịch ăn, tắm và giờ ngủ. Nếu cha mẹ muốn thay đổi lịch nên thông báo trước với con về việc này để con có cảm giác tôn trọng.

    Khen ngợi trẻ. Khi trẻ học hỏi được điều gì mới mẻ hay có những cử chỉ hành vi đẹp, cha mẹ nên nói cho con biết rằng cha mẹ tự hào về con.

    Phê bình những hành vi cử chỉ chứ không chỉ trích con. Khi con bạn mắc lỗi, đừng nói “Con tệ quá” mà thay vào đó hãy giải thích để con thấy con đã làm gì sai. Ví dụ cha mẹ có thể nói “Chạy ra đường mà không quan sát là không an toàn” sau đó nói với trẻ theo cách khác như “Trước hết con nên nhìn trước nhìn sau ”.

    Hãy kiên định. Những quy định của cha mẹ này không giống những quy định mà cha mẹ khác đề ra cho con cái mình nhưng những quy định đó cần phải rõ ràng và nhất quán (Kiên định có nghĩa là mọi quy định phải giống nhau mọi lúc). Nếu hai bậc cha mẹ cùng nhau nuôi dạy một đứa trẻ thì họ nên sử dụng những quy định giống nhau. Đồng thời phải đảm bảo là con trẻ và họ hàng biết (và tuân thủ) luật trong gia đình bạn.

    Giành thời gian với con trẻ. Làm mọi việc cùng nhau như đọc sách, đi dạo , chơi đùa hay lau dọn nhà cửa. Trẻ mong muốn nhất là có được sự chú ý của cha mẹ. Những hành vi xấu thường là thử thách để có được sự chú ý của cha mẹ
     
  5. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Internet an toàn
    Theo Raising Children Network


    Internet có thể là một công cụ học tập hữu ích và cũng có thể là môi trường con bạn chạm trán với nhiều nguồn tài liệu và những con người nguy hiểm. Thách thức mà cha mẹ phải đối mặt là phải giúp đỡ con em mình thấy được tiện ích của internet và tránh được những cạm bẫy tiền tàng của nó.

    Con trẻ có thể hưởng lợi rất nhiều từ internet vì đây là môi trường đem lại nguồn thông tin rộng lớn hơn bất kể phương tiện thông tin đại chúng nào đem lại. Internet có thể nâng cao khả năng đọc và những kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng internet có thể biến việc học tập trở lên thú vị hơn. Trẻ nhỏ cũng được sử dụng những tiện ích vì chúng có thể sử dụng hộp thư điện tử, phòng chat hay các diễn đàn để giao tiếp với bạn bè (mặc dù giao tiếp trực diện cũng quan trọng trong quá trình phát triển xã hội).

    Bé trai hay bé gái đều sử dụng internet như nhau nhưng có sự khác biệt về cách thức sử dụng. Nghiên cứu cho thấy bé trai thường chơi trò chơi trực tuyến nhiều hơn bé gái và bé gái thường vào các phòng chat và những trang web về giáo dục nhiều hơn bé trai.
    Kết nối internet, máy tính của bạn đã đem cả thế giới về nhà- đem cả cái tốt nhất và cái tệ nhất. Hãy suy nghĩ một chút về cách cha mẹ kiểm soát con em mình sử dụng internet nếu chúng đang phải đối mặt với những người lạ - những người sản xuất nội dung trên internet.
    Giải quyết những lo âu về internet an toàn
    Cha mẹ có thể giúp con em mình sử dụng internet một cách an toàn bằng cách quản lý, bảo vệ và dạy bảo chúng và bằng cách tự mình học cách sử dụng internet một cách an toàn. Nên nhớ học cách sử dụng internet một cách an toàn cũng giống như học cách qua đường. Cần có thời gian và có chỉ dẫn cẩn thận từ những người đáng tin cậy như thầy cô giáo và cha mẹ.

    Quản lý
    Cha mẹ có thể quản lý và giám sát việc sử dụng internet của con em mình bằng những cách sau đây.
    Nói chuyện với các thành viên trong gia đình về kết nối internet. Bạn sẽ giám sát được việc này tốt nhất khi bạn có thể thảo luận vấn đề đó một cách bình tĩnh và cởi mở chân thành với con mình về việc sử dụng internet của trẻ.
    Để máy tính ở khu vực sinh hoạt chung. Nếu có thể, tránh để máy tính trong phòng học hay phòng ngủ vì điều này cho phép bạn giữ các của sổ các trang web khi con bạn sử dụng internet cũng như các trang web con bạn truy cập.
    Cùng con thiết lập một vài quy tác sử dụng internet đơn giản và công bằng. Ví dụ, ra giới hạn về thời gian cho phép trẻ sử dụng internet, thảo luận về những quy định này được áp dụng ra sao nếu trẻ không ở nhà ví dụ ở nhà bạn bè hay ở thư viện trường . Khi trẻ tuân theo những quy tắc này, cha mẹ nên cho con nhiều ý kiến phản hổi tích cực.
    • Nếu bạn có con lớn hơn cách tốt nhất là có một bản thỏa thuận sử dụng internet với con mình. Một bản thỏa thuận được viết ra và được cha mẹ và con cái cùng ký tên sẽ giúp bạn quản lý được việc thực hiện những quy tắc rõ ràng hơn.
    • Nhật ký chương trình có nút Lịch sử sử dụng cho phép bạn có thể xem lại những trang web con bạn đã truy cập
    • Tìm hiểu xem ở trường con bạn có quy định về internet và cách sử dụng internet an toàn hay không
    Cho phép con sử dụng internet an toàn bằng cách chỉ cho chúng những website an toàn và giảng giải cho chúng biết tại sao website đó an toàn. Điều quan trọng là giáo dục cho trẻ biết là sai khi phát tán thông tin cá nhân trên mạng.

    Bảo vệ
    Cha mẹ có thể bảo vệ con em mình trong khi chúng sử dụng internet.
    • Giải tích cho con mình biết rằng không phải tất cả thông tin trên internet đều tốt, đúng sự thật hay hữu ích. Giảng giải cho chúng biết là có một số website chỉ giành cho người lớn và trẻ em không được phép truy cập vào
    • Cha mẹ có thể giúp con xác định được những thông tin không phù hợp bằng cách chỉ ra một số điều cần tìm kiếm. Ví dụ website chứa các hình ảnh ghê sợ hay bạo lực, những từ chửi thề hay văng tục chắc chắn là những trang không phù hợp.
    • Cha mẹ có thể sử dụng nhà cung cấp dịch vụ internet thân thiện với gia đình (ISP) như Optus hay Telstra BigPond. Bạn cũng có thể đề xuất công cụ tìm kiếm an toàn như www.awesomelibrary.org cho trẻ và đánh dấu (bookmark) lại cho những lần sử dụng sau.
    • Đảm bảo rằng con bạn hiểu rõ rằng những người chúng gặp và nói chuyện trực tuyến cần cẩn trọng và chú ý hết sức . Chỉ ra rằng những người trên internet có thể đang mạo danh là một ai đó để có được lòng tin của trẻ. Một số thậm chí giả vờ là một đứa trẻ khác để có thể khai thác và làm bạn với những đứa trẻ khác. Hãy hỏi con bạn cho bạn biết nếu một người nào đó liên lạc với con mình. Ngoài ra, trẻ em nên nói với cha mẹ nếu chúng đang lập kế hoạch gặp mặt với một ai đó chúng đã nói chuyện qua internet.

    Dạy bảo
    Cha mẹ có thể giúp con em mình học cách sử dụng internet an toàn, hợp lý và lý thú.
    • Tập trung vào những mặt tích cực của internet khi cha mẹ hướng dẫn con trẻ. Giành thời gian chỉ cho con những trang web vui nhộn, lý thú và mang tính giáo dục cao (sau đó đánh dấu lại để cho con truy cập lần sau dễ dàng ). Ví dụ cha mẹ có thể giúp con tìm vài thông tin mà con cần để làm bài tập…
    • Khuyến khích con bạn hỏi những câu hỏi về điều chúng học được qua internet. Khi tìm thấy một trang web mới chúng có thể tự hỏi những câu kiểu như “Ai phụ trách trang này?” “Con đã tìm thấy thông tin đó hay đó là ý kiến của họ?” hoặc “Trang web này đang ảnh hưởng tới con hay muốn bán cho con cái gì đó?”.
    • Việc sử dụng máy tính thường xuyên và rộng rãi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và vóc dáng của con bạn
    • Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động thay thế việc lướt web. Hội đồng Úc về phim truyện và chương trình TV cho trẻ em đề nghị rằng chỉ cần 1g một ngày là đủ để xem TV (bao gồm cả máy tính, TV và các trò chơi điện tử) với trẻ dưới 7, 8 tuổi. Với trẻ lớn hơn 1,5g là đủ.
    • Cha mẹ có thể sử dụng chương trình giáo dục đặc biệt được thiết kế giành riêng cho nhóm tuổi của con em mình.

    Học
    Nếu bạn không gần gũi với internet, hãy bắt đầu tự học.
    • Hiểu biết cơ bản về internet có thể giúp bạn kiểm soát và chỉ dẫn cho con mình. Bạn có thể kiểm tra các nguồn lực cộng đồng như thư viện địa phương, hàng xóm, các chương trình giáo dục cho người lớn. Các nguồn lực này sẽ đưa ra các khóa học và thông tin cần thiết
    • Cần chắc chắn là bạn không đơn độc nếu bạn phát hiện ra con mình biết về internet nhiều hơn bạn. Tại sao không học hỏi từ chính con bạn? Điều này có thể buồn cười cho cả hai mẹ con nhưng lại giúp bạn hiểu và biết rõ con mình biết về internet rành thế nào.
     
  6. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Các bạn thân mến,

    Để tránh việc nhiều TV cùng dịch trùng 1 bài, mình có ý kiến thía này :
    - meminhanh : phụ trách phần Preschooler & School-age của trang Raising Children Network.
    - mexubean đã đồng ý phụ trách phần Toddler & các Tips. Và sẽ giói thiệu một số web hay nữa.
    - nan_yeu_beo : phụ trách phần Grown up
    - Các bạn khác tham gia dịch thì vui lòng post phần sẽ dịch/ hoặc có ý định dịch lên đây nhé!

    Rất cảm ơn và mong có thêm nhiều bạn tiếp tục chia sẻ bài dịch và góp ý cho topic này.

    Warm Regards/ meminhanh
     
    Sửa lần cuối: 2/6/2010
  7. phuquoc9898

    phuquoc9898 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/12/2009
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Dự án này hay quá nhưng áp dụng cho trẻ con Việt Nam thì có phù hợp không các mẹ cái này cũng cần bàn thêm.
     
    quyenttk0110 thích bài này.
  8. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Em nghĩ mình có thể áp dụng bằng cách chọn lọc để có cách thức giáo dục và dạy bảo con mình phù hợp nhất thôi.

    Nói không phải ném đá nhưng em thấy chúng ta vấn khen là văn hóa phương tây hiện đại là gì
     
  9. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Rất cám ơn tinh thần chia sẻ của các bạn. Dự án của chúng ta là đem chia sẻ kiến thức, để mọi người cùng nhau học hỏi. Còn việc áp dụng kiến thức đó ra sao là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình.
     
  10. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Rất tuyệt, việc phân công người phụ trách từng khu vực sẽ giúp cho nội dung phong phú và không bị trùng lặp.
     
  11. MITME

    MITME Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/3/2009
    Bài viết:
    1,331
    Đã được thích:
    413
    Điểm thành tích:
    123
    em nghĩ Mod đúng đấy ạ, vận dụng vào từng gia đình. Em cũng có vài bài giúp định hình tính cách cho con nhưng mà lười dịch quá, để em về quyết tâm k ăn sẵn xem sao
     
    meminhanh thích bài này.
  12. nan_yeu_beo

    nan_yeu_beo Em là Nấn

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Mọi người ơi, em muốn dịch phần "grown-up" của RCN và thêm các bài ở các trang ngoài. Thế có được k ạ?
     
    meminhanh thích bài này.
  13. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Tốt quá em ơi! Em dịch và post nhé! Thanks em đã chia sẻ.
     
  14. MeCuMoc

    MeCuMoc Mộc, Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    12/10/2006
    Bài viết:
    6,705
    Đã được thích:
    2,989
    Điểm thành tích:
    2,063
    Theo chân link ở chữ ký của chị em vô đây đọc thấy hay quá.
    Em thì tiếng Anh chán ko thèm nói rồi, vậy nếu em có nguồn tiếng Anh thì sẽ chuyển cho các chị cùng dịch nhé. Có cách nào để training tiếng Anh không nhỉ? :)
     
    nan_yeu_beomeminhanh thích.
  15. nan_yeu_beo

    nan_yeu_beo Em là Nấn

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Em bắt đầu bằng việc dịch một bài về việc các mẹ quay lại với công việc sau thời gian nghỉ sinh em bé.
    Tiếng anh thì em cũng không tệ, nhưng kĩ năng dịch là em rất kém. Mong mọi người góp ý nhé.
    Em cảm ơn

    Chuẩn bị cho gia đình của bạn: quay trở lại với công việc sau khi sinh

    Vào thời điểm công việc bắt đầu trở lại, con bạn đã trở nên quen với việc có bạn bên cạnh. Việc thích nghi với sự thay đổi này là một thử thách cho cả mẹ và bé. Và việc quay trở lại với công việc cũng sẽ có nghĩa là những thay đổi trong các mối quan hệ khác.

    Đối với em bé:

    Hãy nghĩ xem trẻ cần gì để được vui vẻ. Tùy vào lứa tuổi, những nhu cầu của bé thay đổi từ cảm giác được an toàn đến sự tương tác, hoạt động vui chơi, sự khích lệ và việc phát triển các kĩ năng. Nếu các mẹ tìm được những cách để đáp ứng các nhu cầu của trẻ khi các mẹ không ở gần, các bé sẽ dễ dàng để quen với việc các mẹ quay lại làm việc.

    Khi các bé bắt đầu bước vào giai đoạn đi nhà trẻ, chúng bắt đầu cảm nhận sự lo lắng ngăn cách. Chúng có thể trở nên khó chịu và lo lắng khi chúng phải rời xa các mẹ. Đây là 1 giai đoạn thông thường của quá trình phát triển ở trẻ, và dù thật là buồn lòng khi nhìn con mình khó chịu, có nhiều cách mà các mẹ có thể làm theo để giảm sự bất an của trẻ.

    Some ideas to help your child adapt to your return to work:
    Một vài ý để giúp con bạn thích nghi với việc bạn quay lại làm việc:
    1. Nói chuyện với trẻ về đièu gì sẽ xảy ra khi hoạt động thường ngày thay đổi. Công việc thường ngày này mang lại sự an toàn và cảm giác sở hữu cho trẻ, và chúng thích được biết trước nếu mọi việc sẽ thay đổi.

    2. Bắt đầu làm quen với những sự ngăn cách nho nhỏ, để cho trẻ thấy rằng khi các mẹ rời xa chúng, các mẹ luôn quay trở lại bên cạnh. Việc này sẽ tạo dựng cảm giác an toàn ở trẻ. Những sự xa cách này lúc đầu chỉ nên trong thời gian ngắn - thậm chí những trò chơi đơn giản như trò ú òa cũng là một khởi đầu tốt. Sẽ mất nhiều thời gian (thậm chí là hàng năm) để trẻ quen với việc bị xa cách khỏi mẹ.

    3. Làm theo tất cả các bước các mẹ cần để đảm bảo trẻ sẽ được an toàn và chăm sóc tốt. Đừng ngần ngại hỏi người chăm sóc trẻ các câu hỏi - họ mong nhận được các câu hỏi và bạn thì sẽ cảm thấy an tâm hơn về sự xa cách.

    4. Khi trẻ được chăm sóc bởi người khác, để trẻ giữ cạnh mình một vật gì đó khiến trẻ cảm thấy an toàn (núm vú/gấu bông/chăn)

    5. Hãy luôn thông cảm với trẻ, nói cho trẻ biết rằng mẹ biết nó khó khăn thế nào và mẹ mong là trẻ có thể ở lại nơi trông trẻ.

    6. Làm đúng theo chuỗi công việc giống nhau vào mỗi buổi sáng để trẻ biết cần phải làm gì. Nếu có thể, bắt đầu cho sự thích nghi này bằng làm việc bán thời gian trong 1 đến 2 tuần đầu.

    Đối với chống/vợ bạn và các thành viên khác trong gia đình

    Các mối quan hệ của bạn với chồng/vợ và gia đình bạn cũng bị ảnh hưởng bởi việc bạn quay trở lại với công việc. Bí quyết để việc bạn quay lại làm việc trở nên khả thi là hãy cố gắng dành nhiều thời gian nhất cho gia đình. Ví dụ:

    Dành thời gian cho các thành viên trong gia đình, thậm chí nếu đó chỉ là việc đọc sách hay xem TV. Nói chuyện hoặc gửi thư điện tử cho vợ/chồng bạn trong ngày làm việc.

    Sắp xếp các cuộc hẹn ăn trưa hay tối với chồng/vợ bạn. Nếu bạn làm việc gần nhau, bạn có thể dành thời gian uống cafe hoặc ăn trưa cùng nhau mà không phải tìm 1 cô trông trẻ.

    Khi mà phải làm việc nhà, cố gắng làm các việc nhà đó cùng nhau để hai vợ chồng có thể nói chuyện. Một người có thể đánh bồn tắm trong khi người kia đánh bồn rửa mặt. Một người rửa bát đĩa còn người kia lau khô. Cả hai người có thể cùng nhau gấp quần áo.

    Cho bé đi ngủ sớm để bạn có thời gian bên vợ/chồng bạn.
    Đi ngủ cùng lúc với chồng mình - ai biết điều gì sẽ xảy ra! ;)
    Nếu việc quay trở lại với công việc mang lại khó khăn và bạn không thấy nó diễn ra tốt đẹp, xem xét lại các lựa chọn công việc là cần thiết. Có thể có cách khác để quản lý thời gian và tiên bạc của bạn để bạn có thể có sự cân bằng vui vẻ hơn.
     
  16. nan_yeu_beo

    nan_yeu_beo Em là Nấn

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Vâng, mecumoc chuyển để chị em em chia nhau dịch chị nhé. Coi như em có cơ hội luyện dịch (skill em kém nhất...hức!)
     
    meminhanh thích bài này.
  17. nan_yeu_beo

    nan_yeu_beo Em là Nấn

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    các anh/chị ơi, em có thêm 1 ý kiến là mọi người có em bé nên thảo luận thêm về các bài viết đã được dịch từ Raising Children Network cũng như các sites tương tự. Em nghĩ như thế các bài viết sẽ hữu ích hơn bởi có kinh nghiệm thực tế được chia sẻ và bàn luận.
    Mọi người nghĩ nên như thế nào thì hợp lý ạ?
     
    meminhanh thích bài này.
  18. Me_beBin

    Me_beBin Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    8/2/2006
    Bài viết:
    5,040
    Đã được thích:
    3,351
    Điểm thành tích:
    2,063
    Chào các bạn. Hôm nay vô tình đọc bài ở trang chủ mình mới biết dự án này. Các bài viết rất hay. Cảm ơn các bạn đã dịch những bài viết này. Mình cũng có vài góp ý nhỏ.


    - Theo mình chữ màu xanh là "dành" thay cho "giành" thì chuẩn hơn.


    - Các bài viết không nên bôi đậm cả bài mà chỉ nên bôi đậm hoặc để màu khác những chỗ cần thiết thôi. Vì đọc chữ bôi đậm cả bài rất mỏi mắt.



    Một lần nữa cảm ơn nhóm dịch rất nhiều. Chúc dự án thành công.
     
    Sửa lần cuối: 31/12/2009
  19. nan_yeu_beo

    nan_yeu_beo Em là Nấn

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    dạ vâng, em sẽ rút kinh nghiệm, tại nghĩ bôi lên đọc đỡ mỏi mắt :p
     
  20. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Mình rất hoan nghênh dự án, nhưng đưa nhiều bài lên một lần có làm người đọc khó nắm bắt sâu một vấn đề không, hay mình đưa lên từng bài một, mọi người tham gia thảo luận trong một khoảng thời gian nào đó rồi chuyển qua bài khác?
    Chữ thì nên để bình thường thôi, mình thấy vừa to vừa đậm khó đọc quá
    Mình cũng muốn dịch để có kiến thức với lại luyện tiếng Anh luôn, nhưng mình hơi bận không tự tìm được, mẹ nào thấy bài nào hữu ích thì chia cho mình thử sức 1 bài. Thanks
     
    meminhanh thích bài này.

Chia sẻ trang này