Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Nguy hại khôn lường khi cho trẻ dùng gối quá sớm


    Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, bất cứ người mẹ nào cũng mong mỏi được gặp con hơn bát kỳ ai hết. Để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho cả mẹ lẫn con, nhiều mẹ đã không ngừng đọc tài liệu, thu thập các lời khuyên và mọi thứ liên quan đến việc chăm sóc trẻ nhỏ. Trong vô vàn kiến thức đó, hẳn các mẹ không thể bỏ quên thông tin đề cập đến giấc ngủ của trẻ như có nên cho trẻ ngủ chung, có nên dùng gối cho trẻ sơ sinh, dấu hiệu khi ngủ của trẻ...Một trong số đó, có lẽ đau đầu nhất vẫn là vấn đề có nên cho trẻ dùng gối ngay khi trẻ mới sinh ra hay không?

    Nhiều mẹ nghĩ rằng người lớn sẽ có một giấc ngủ ngon nếu được kê đầu trên một chiếc gối mềm thì đương nhiên trẻ em cũng như vậy. Trên thực tế, trẻ sơ sinh không cần đến gối và họ vẫn có một giấc ngon hơn mẹ tưởng. Theo các bác sĩ chuyên gia, các mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng gối vì một vài lí do sau đây:

    1. Dễ bị đột tử

    SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Điều kỳ lạ là trước cái chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Tai nạn khiến bé bị tử vong trong khi ngủ vẫn được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đột tử ở trẻ từ một tháng đến một năm tuổi.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Cho trẻ sơ sinh dùng gối quá mềm cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử khi ngủ của trẻ (Ảnh minh họa)​

    Trẻ sơ sinh khi ngủ rất hay cựa mình và các bé không thể kiểm soát được mọi vật xung quanh. Do đó, khi cho bé nằm gối quá mềm, quá cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ gạt thở. Nếu bố mẹ không thường xuyên để mắt đến bé sẽ dẫn đến tình trạng đáng tiếc. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ chi nên cho bé gối trên một chiếc khăn mỏng và hạn chế có quá nhiều đồ vật xung quanh nôi của bé.

    2. Gây dị ứng cho trẻ

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gối dành cho trẻ em với đa dạng các chủng loại, chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. Tuy nhiên, nếu các mẹ chọn lựa không cẩn thận rất dễ gây ảnh hưởng đến da của trẻ. Ai cũng biết da trẻ em vốn rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận bé có thể vị dị ứng, nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với chất liệu vỏ hoặc ruột gối không đảm bảo. Mẹ không nên chọn các loại gối có quá nhiều màu sắc, vì thường những loại này đều được nhuộm bằng các phẩm màu hóa học không tốt cho da trẻ nhỏ.

    3. Ảnh hưởng đến hệ xương

    Theo các chuyên gia, trẻ dưới 2 tuổi, xương đầu của trẻ vẫn còn rất mềm nên rất dễ bị biến dạng như bị chứng bẹp đầu, xương đầu bị méo khi bé nằm gối ngủ quá lâu với một tư thế nhất định. Vì xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống ở trẻ là rất cao.

    Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn này xương cổ và sụn còn rất mềm vì thế bé không có khả năng tự nhấc cổ, do đó khi gối đầu bé không hợp lý, cổ bé sẽ bị gập lại và vùng hầu họng sẽ bị chẹn khiến cho bé dễ bị sặc, dẫn đến ngạt thở.

    Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo chỉ nên cho trẻ dùng gối khi được 2 tuổi, nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn cho trẻ dùng gối trước độ tuổi này thì cần phải chú ý một số điều sau đây:

    1. Chỉ cho trẻ dung gối vào ban ngày khi có sự quan sátcủa người lớn. Ban đêm chỉ nên dùng một chiếc khăn hoặc gối mỏng cao 1mm cho bé.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Khi mẹ dùng gối cho trẻ sơ sinh, mẹ nên thường xuyên để mắt đến bé​

    2. Chọn cho bé một chiếc gối có kích thước vừa đủ đầu bé để tránh bé bị gạt thở. Với chiều rộng, chỉ cần bằng hoặc lớn hơn một chút so với độ dài vai bé là thích hợp nhất.

    3. Không cho bé sử dụng bất kỳ chiếc gối nào được bao bọc bên ngoài bởi các chuỗi hạt, có nhiều tua...

    4. Lựa chọn cho trẻ loại gối không có chất liệu gây dị ứng cho trẻ. Tốt nhất mẹ nên tránh loại gối làm từ vải Polyester (một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ), đây là loại vải có thể gây kích ứng mạnh, khiến trẻ ra nhiều mồ hôi. Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho bé, mẹ chỉ nên chọn gối được làm từ vải cotton.

    5. Không bao giờ cho bé ăn khi con đang nằm trên gối, hãy chọn 1 vị trí an toàn để bé ăn ngonmiệng

    6. Mẹ đảm bảo thường xuyên giặt vỏ gối và phơi ruột gối bởi trẻ nhỏ thường hay khóc, nhỏ dãi, ngủ ra nhiều mồ hôi… tất cả sẽ bám lại vào gối, vì vậy, nếu việc vệ sinh không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.

    7. Tuyệt đối không nên cho trẻ nằm gối của người lớn vì dễ ngây ngạt thở và lún đầu khi ngủ và không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở.

    Theo Thanh Loan (Khám phá
     
    Đang tải...


  2. longtit1812

    longtit1812 VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT !

    Tham gia:
    10/5/2013
    Bài viết:
    11,335
    Đã được thích:
    2,634
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    topic này nhiều thông tin hữu ích quá
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Nhìn tư thế ngủ đoán trí thông minh trẻ sơ sinh


    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 350 trẻ sơ sinh khỏe mạnh đang ngủ, và thấy rằng những em bé có thói quen ngủ sấp, úp bụng thường phát triển trí tuệ nhanh hơn. Tuy nhiên, dù tư thế ngủ sấp phần nào đó có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, song các chuyên gia này cũng khuyến cáo rằng, đây là thế ngủ nguy hiểm dễ ‘lấy mạng’ trẻ em, đặc biệt là bé sơ sinh vì nguy cơ dẫn đến nghẹt thở cao.

    Vì vậy, cuối cùng làm thế nảo để con ngủ ngon, thông minh, khoả mạnh và không bị đột tử khi ngủ? Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này

    [​IMG]

    Ngủ nghiêng hoặc ngửa ban đêm, ban ngày ngủ sấp

    Để an toàn cho giấc ngủ sâu bạn đêm, khi cha mẹ ít có thời gian quan sát con, nên cho bé ngủ nghiêng hoặc ngửa. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày,có người ở cạnh quan sát, theo dõi, mẹ có thể giúp bé điều chỉnh tư thế, chuyển sang ngủ sấp vì trẻ ngủ sấp thông minh. Phòng ngủ của em bé tốt nhất duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp,những điều này sẽ giúp con ngủ sâu, não phát triển tốt, khi dậy tỉnh táo.

    Trẻ sơ sinh nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ nên đệm một khăn bông nhỏ. Sau 1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng. Trong trường hợp trẻ vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng phải, để tránh khỏi nôn trớ.

    [​IMG]

    Nghe nhạc lúc ngủ cũng giúp bé thông minh

    Tại cuộc họp Hội Y học Anh mới đây, các nhà nghiên cứu tiết lộ những phát hiện của mình: những bà mẹ hay cho con nghe nhạc nhẹ khi ngủ, sự phát triển não bộ cũng tốt hơn đáng kể. Cho con nghe vài bản nhạc vui vẻ, âm nhạc sẽ kích thích các dây thần kinh, làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ tăng trưởng.

    Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng những bà mẹ có con sinh non nên cho bé nghe nhạc hoặc tốt nhất tự hát cho con nghe bằng giọng mẹ để giúp em bé phát triển bổ sung trong cả giấc ngủ.

    Trẻ có trí tuệ, tâm lý tốt hơn nếu được ngủ chung với cha mẹ

    Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phong cách “cả nhà ngủ chung” sẽ gắn bó với gia đình hơn, có liên hệ chặt chẽ hơn với bố mẹ và tâm trạng vui vẻ hơn những em bé ngủ riêng. Đặc biệt, trẻ sẽ rất tự tin, tâm lý vững vàng vì chúng biết, bố mẹ sẽ luôn bên chũng khi chúng cần. Đó là lý do trẻ không bao giờ bị hoang mang và dễ tự lập hơn sau này.

    Cùng với những lợi ích tâm lý, các em bé ngủ chung với bố mẹ còn có thể trạng tốt hơn. Chuyên gia nhi khoa, TS. William Sears lý giải, trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường, các nhà khoa học đã thấy rằng, trẻ phát triển nhanh hơn, không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ với cha mẹ đã kích thích tăng trưởng. Chưa kể, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.

    Theo Linh Linh (parents) (khám phá)
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Top 10 thực phẩm tốt nhất cho trẻ do bác sỹ Mỹ bình chọn


    Nếu còn băn khoăn về chuyện chọn lựa thực phẩm nào bổ dưỡng nhất cho con, hẳn các bà mẹ sẽ không thể bỏ qua danh sách này. Mới đây, trang web babycenter – một trong những trang web dành cho trẻ em và các bà mẹ uy tín nhất nước Mỹ đã công bố danh sách 10 siêu thực phẩm không những là thực phẩm nhiều chất cho bé mà còn được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ do các bác sỹ nhi bình chọn.

    1. Việt quất.

    Quả việt quất rất giàu chất anthocyanins – giúp tăng thị lực, phát triển trí não,và hỗ trợ đường tiết niệu của trẻ. Ở Mỹ, các bà mẹ rất chuộng cho con ăn quả việt quất. Tại Việt Nam, việt quất ngoài hàng ngoại nhập thì cũng đã bắt đầu có giống Việt quất Đà Lạt mới, mẹ có thể thử mua cho bé ăn. Cách chế biến việt quất cho trẻ ăn dặm: cho khoảng 1/4 quả việt quất vào cốc và một thìa sữa, quay lò vi sóng trong 30 giây, để nguội rồi nghiền nhuyễn ăn luôn hoặc trộn sữa chua đều ngon.

    2. Sữa chua.

    Bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn sữa chua. Sữa chua giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bộ não và trái tim. Giáo sư khoa Dinh dưỡng, Đại học California, Davis, Hoa Kỳ Nancy Hudson cho biết: "Sữa chua rất giàu canxi và vitamin D nên cũng giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng.Ngoài ra, sữa chua có thể giúp điều chỉnh lượng vi khuẩn có lợi trong con đường tiêu hóa, vị sữa chua rất phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh”

    3. Bí ngô.

    [​IMG]

    Hương vị ngọt ngào, mềm mịn, giàu vitamin A và vitamin C. Bí ngô hấp trộn sữa thành bột mịn rất thích hợp cho trẻ mới tập ăn dặm.

    4. Đậu lăng.

    Đậu lăng rất giàu protein và chất xơ. Mẹ có thể trộn đậu lăng nấu cùng cơm cháo, rất ngon và bổ dưỡng.

    5. Rau lá xanh sẫm.

    Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh đậm khác rất giàu sắt và acid folic. Mẹ có thể lấy rau xanh hấp chín, lọc qua rây cho bé ăn hoặc xay cùng với cháo.

    6. Bông cải xanh.

    Bông cải xanh rất giàu axit folic, chất xơ và canxi, có thể làm phong phú thêm khẩu vị của bé. Cách chế biến cũng đơn giản: hấp bông cải xanh với nước, cho đến khi bông cải xanh hoàn toàn làm mềm thì cắt nhỏ, để nguôi cho bé bốc ăn.

    7. Quả bơ.

    Các nhà dinh dưỡng nói bơ rất giàu chất béo không bão hòa, chất dinh dưỡng giúp phát triển não trẻ sơ sinh cực tốt. Mẹ có thể cho bé ăn bơ nghiền trộn sữa hoặc sữa chua đều ngon.

    8. Thịt.

    Thịt là nguồn kẽm và sắt vô cùng quan trọng. Thịt hầm dễ nhai, thích hợp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thời gian hầm nên đủ dài để đảm bảo thịt ngon mà không mất chất.

    9. Mận.

    Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc có thể bị táo bón, mận khi đó sẽ là “vị cứu tinh” hoàn hảo. Nếu bé bị táo bón nghiêm trọng, mẹ nên thêm 1-2 muỗng canh nước ép mận trong sữa công thức hoặc sữa mẹ.

    10.Cam.

    Cam giàu vitamin C và chất chống oxy hóa,có vị ngọt và chua được trẻ sơ sinh yêu thích.

    Theo H.My (babycenter) (khám phá)
     
  5. thanhhongtran

    thanhhongtran Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    1,830
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    chú top nên tách ra cho dễ đọc, k biết đọc bao nhiêu trang mới hết ấy
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Mẹo nấu nướng của những bà mẹ có con bị ho


    Thời tiết giao mùa khiến số lượng trẻ bị ho tăng lên nhanh chóng, nhất là với trẻ mẫu giáo, tiểu học thường xuyên bị lây nhiễm chéo do tiếp xúc với bạn cùng lớp. Ho hắng, sổ mũi thông thường không phải là bệnh quá nghiêm trọng, thông thường mẹ chỉ cần cho con uống thuốc, rửa mũi thường xuyên là ổn. Tuy nhiên, những cơn ho luôn khiến bé rất khó chịu. Muốn con nhanh khỏi ho, bên cạnh những cách xử lý y tế phổ biến, mẹ có thể tranh thủ bỏ thêm vào thực đơn hàng ngày của bé những món ăn có tác dụng trị ho, long đờm…cũng rất hữu ích.

    Xin mách mẹ mẹo nấu nướng và danh sách thực phẩm của những bà mẹ có con bị ho nhằm giúp bé nhanh khỏi.

    Trứng

    Trứng rất giàu chất kẽm giúp nâng cao hệ thống miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. Các nghiên cứu cho thấy nạp chất kẽm trong khoảng 24 giờ sau khi triệu chứng khởi phát có thể rút ngắn thời gian bị bệnh.


    [​IMG]

    Một khả năng khác của trứng là có thể điều trị ho, viêm đường hô hấp bằng cách món như:

    Trứng gà 2 quả, mật ong 60g. Mật ong cho thêm ít nước đun sôi, đổ trứng gà vào. Ăn trứng uống canh ngày 1 lần.
    Hoặc: trứng gà 2 quả, đường phèn 50g. Đường phèn cho 1 bát nước, nấu tan, để nguội. Đập trứng gà vào, đánh tan, cho vài giọt nước gừng tươi vào để ăn.
    Hoặc: trứng gà 2 quả, giấm chua 50g. Đập trứng vào bát nước đổ giấm vào, đánh tan rồi nấu chín ăn.
    Ho ăn trứng là tốt nhưng mẹ cũng lưu ý không cho con ăn quá nhiều một lúc. Trứng đầy bụng, khó tiêu do đó nên cho bé ăn ở mức độ vừa phải

    Cam hấp muối

    Cảm lạnh, ho là bệnh thường gặp mùa đông. Ăn cam hấp muối là mẹo nhỏ thường được lan truyền trên mạng. Các bác sỹ Trung Quốc cũng từng công nhận, cam có giá trị chữa bệnh, đặc biệt hỗ trợ cải thiện ho và đờm.

    Cách làm cam hấp muối cho bé cũng rất đơn giản: Rửa sạch một quả cam, khoét một lỗ nhỏ chính giữa, bỏ vào đó một chút (rất ít) muối sau đó cho vào lò nướng hoặc hấp cách thuỷ khoảng 15 phút rồi mang ra ăn nóng, đồng thời, mẹ có thể cắt nhỏ vỏ cam, mỗi lần pha nước nóng cho một ít vỏ vào hãm cùng để cho con uống sẽ có tác dụng chữa ho rất tuyệt vời.

    [​IMG]

    Hành Tây


    Trị ho bằng hành tây ngâm chút mật ong hay đường phèn hấp đã được chứng minh rất hiệu quả. Hành tây có tác dụng kháng viêm, giảm ho. Tuy nhiên, ngoài việc ngâm hành tây mật ong, mẹ cũng có thể chủ ý cho thêm hành tây vào thực đơn ăn uống thông thường cho bé. Nấu cháo bỏ thêm chút hành tây hay hành tây xào thịt bò sẽ là món ngon vừa bổ vừa hỗ trợ trị ho cho bé.

    Nước chanh pha mật ong

    Chanh được coi là loại quả trị ho hữu hiệu bởi vị chua của chanh làm dịu êm vòm họng ngay lập tức. Mật ong không chỉ giúp làm dịu cổ họng đau nhức mà còn giúp giảm ho. Các nghiên cứu cho thấy mật ong có tác dụng làm giảm ho đêm cũng hiệu quả như thuốc.
    Mẹ pha nước chanh cho con nên dùng mật ong thay đường vừa cung cấp vitamin C chống bệnh tốt hơn vừa nhanh giảm ho, dịu cổ họng bé.

    Gừng

    Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Phòng khám y dược cổ truyền Tuệ Lãn – Hội dược liệu TP.HCM, có rất nhiều cách chữa ho, tan đàm cho trẻ rất dễ thực hiện như dùng gừng tươi xắt lát mỏng, ngâm với chút nước ấm. Với trẻ một tuổi thì dùng một lát gừng, ba tuổi dùng ba lát. Thêm chút đường cho ngọt. Uống nhiều lần trong ngày.
     
  7. thanhhongtran

    thanhhongtran Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    1,830
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    thông tin này hữu ích quá, cam hấp muối đấy
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Nước ngọt có ga khiến bé gái dậy thì sớm


    Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Y tế công Harvard mới được công bố trên tạp chí Human Reproduction cho thấy những thiếu nữ dùng nhiều nước ngọt có ga nhiều khả năng dậy thì sớm hơn các bạn cùng trang lứa ít dùng thức uống này.

    Các nhà khoa học đã khảo sát trên 5.600 thiếu nữ từ 9 đến 14 tuổi và phát hiện nhóm dùng 1,5 suất nước ngọt mỗi ngày có kinh nguyệt lần đầu tiên sớm hơn bình quân 2,7 tháng so với nhóm dùng 2 suất nước ngọt hoặc ít hơn mỗi tuần (ở độ tuổi trung bình lần lượt là 12,8 và 13 tuổi).

    [​IMG]
    Nước ngọt có thể khiến bé gái bắt đầu có kinh nguyệt sớm (Ảnh: AP)

    Hiện tượng có kinh nguyệt sớm (dậy thì sớm) làm tăng nguy cơ bị trầm cảm ở tuổi thiếu niên và ung thư vú ở tuổi trưởng thành. Nước ngọt có ga chứa nhiều đường sucrose, glucose hoặc xi-rô bắp từng bị xem là thức uống không lành mạnh cho trẻ em và cả người lớn. Hơn nữa, nước ngọt thường có chỉ số glycemic cao hơn nước trái cây tự nhiên.

    Theo giải thích của các nhà khoa học này, thực phẩm chứa nhiều glycemic thường làm tăng mức insulin trong cơ thể và có khả năng làm tăng sự tiết các hormone sinh dục khiến thiếu nữ có kinh nguyệt sớm. Nhóm nghiên cứu cho rằng nước ngọt có ga là thức uống nghèo dinh dưỡng và phát hiện của họ nêu thêm lý do không nên dùng dạng thức uống này.


    Theo Trúc Lâm (Người lao động)
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Ngủ trưa đầy đủ giúp trẻ thông minh vượt trội


    Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Sheffied ở Anh và đại học Bochum ở Đức đã tiến hành kiểm tra 216 em bé ở tầm 6 tháng tuổi đến 1 tuổi rưỡi. Để tiện cho quá trình điểu tra, họ tiến hành điều tra thông tin từ bố mẹ về thời gian, thói quen ngủ hằng ngày của các bé.

    Sau khi lấy được đầy đủ thông tin cần thiết, các nhà nghiên cứu đã dạy các em bé ba nhiệm vụ sử dụng với các con rối. Trong vòng 4 giờ giảng dạy, một nửa số lượng em bé bắt đầu chìm vào giấc ngủ trong khi số còn lại thì thức hoặc chỉ ngủ dưới 30 phút.

    Vào ngày tiếp theo, các em bé sẽ được yêu cầu nhắc lại các nhiệm vụ mà chúng đã được dạy vào hôm trước. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các bé có một giấc ngủ ngắn sau khi tiếp thu bài học có thể nhớ được ½ số nhiệm vụ đã được dạy, trong khi đó, những bé không ngủ hoặc ngủ quá nhiều thì hoàn toàn không nhớ gì.

    [​IMG]
    Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các bé có một giấc ngủ ngắn sau khi tiếp thu bài học có thể nhớ được ½ số nhiệm vụ đã được dạy (Ảnh minh họa)

    Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu và xem xét sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và nhận thấy rằng, những trẻ có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung và thông minh hơn so với những trẻ khác. Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo thì việc ngủ trưa lại càng quan trọng, nó sẽ giúp trẻ tập trung hơn và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra chống đối người lớn. Thời gian ngủ trưa của trẻ càng ít thì khả năng tập trung càng kém.


    “Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí lực của trẻ. Các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen ngủ trưa đúng giờ giấc để tránh tình trạng mất ngủ vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ”. Các nhà khoa học khuyến cáo.

    Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học chứng minh rằng trẻ đi ngủ ngay sau khi tiếp thu một bài học mới sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Đó là lí do tại sao, trước khi cho trẻ đi ngủ, các mẹ nên dành chút thời gian đọc cho bé nghe một câu chuyện hay giảng giải cho bé biết về một điều lý thú gì đó.

    Cách giúp trẻ có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những giấc ngủ khác nhau. Trẻ mới sinh đến 5 tháng tuổi thường có khoảng 3 giấc ngủ ngắn trong 1 ngày; trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi có 2 giấc ngủ ngắn/ngày; từ 18 tháng đến 2 tuổi trẻ sẽ chỉ có 1 giấc ngủ ngắn/ngày; và từ 2 đến 4 tuổi, mẹ cần tập cho trẻ có một thói quen ngủ trưa.

    Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ và đi ngủ trưa đúng giờ, dưới đây là một vài lời khuyên để mẹ giúp bé có giấc ngủ trưa hiệu quả.

    1. Không nên cho bé ăn quá no, hay ăn những thức ăn có dầu mỡ trong bữa trưa, vì nó tạo cảm giác ngán, đầy bụng, tức bụng khiến cơn buồn ngủ của bé đến chậm hơn hoặc bé ngủ không ngon. Sau khi ăn xong khoảng 10 phút chúng ta mới nên cho bé đi ngủ.

    2. Tạo cho bé thói quen ngủ trưa và nên tuân theo quy luật, tuy nhiên điều này không có nghĩa mẹ phải bắt bé ngủ trưa vào một giờ nhất định, nhưng mẹ nên có một thời gian biểu hợp lý để bé coi việc ngủ trưa là một hoạt động tự nhiên.

    3. Dạy bé học cách tự ngủ và ngủ một mình, điều này sẽ tốt cho việc hình thành tính tự lập ở bé sau này.

    4. Mẹ hãy để ý nếu thấy dấu hiệu bé buồn ngủ như dụi mắt, lờ đờ với xung quanh,…thì nên cho bé đi ngủ luôn. Bé sẽ dễ dàng ngủ sâu hơn khi cho bé ngủ đúng lúc.

    5. Nên cho bé ngủ ở cùng một nơi bé vẫn ngủ vào ban đêm, như vậy sẽ giúp bé quen với địa điểm đặc biệt giành cho giấc ngủ.

    [​IMG]
    Nên cho bé ngủ ở cùng một nơi bé vẫn ngủ vào ban đêm, như vậy sẽ giúp bé quen với địa điểm đặc biệt giành cho giấc ngủ của mình (Ảnh minh họa)​

    6.
    Bé ngủ trưa cũng cần được yên tĩnh, tránh gió và ánh sáng. Mẹ có thể kể một câu chuyện hoặc hát ru để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

    7. Mẹ luôn nhớ phải cho bé nằm trong tư thế đầu cao chân thấp, nằm nghiêng về bên phải để giảm áp lực cho tim và không ngáy. Nếu thấy bé há miệng khi ngủ, mẹ nên đẩy nhẹ cằm để khép môi bé lại, tránh tạo thành thói quen sau này của bé, ảnh hưởng tới đường hô hấp, dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm bé sẽ bị hô.

    8. Không nên cho bé ngủ quá dài hay quá ngắn. Bé ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm của bé.

    9. Nên đánh thức bé một cách từ từ và thật nhẹ nhàng, tránh khiến bé giật mình. Sau khi tỉnh giấc nên để 2 -3 phút cho cơ thể bé được tỉnh táo hẳn, có thể cho bé uống một cốc nước.


    Theo Thanh Loan (MNN) (Khám phá)
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    12 thực phẩm hàng đầu giúp trẻ tăng cân nhanh



    Menon – nữ blogger người Ấn Độ nổi tiếng với loạt bài viết chia sẻ về cách nuôi dạy con cái trên internet mới đây đã tiếp tục thu hút sự chú ý của các bà mẹ khi cho ra đời bài viết mới về những thực phẩm hàng đầu có khả năng giúp trẻ sơ sinh và trẻ em nhanh tăng cân.
    Mời các bà mẹ cùng nghe Menon “mách mẹo”:

    Là một blogger, tôi nhận được rất nhiều thư từ độc giả, những bà mẹ có chung mối quan tâm. Một trong những lo lắng với nhất của các chị em khi gửi mail cho tôi, đó là vấn đề trọng lượng của trẻ.

    Mặc dù trọng lượng không quyết định hoàn toàn sự phát triển của một đứa trẻ, nhưng một người mẹ luôn luôn phải đối mặt với những nhận xét, đánh giá của người ngoài, từ đó dẫn đến áp lực, căng thẳng.

    Tôi nhắc lại là miễn em bé vẫn năng động, khỏe mạnh và đạt được những cột mốc phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng về cân nặng. Đương nhiên, vẫn có một số thực phẩm có thể giúp tăng cân giúp giải thoát nỗi lo cho các bà mẹ.

    1. Sữa nguyên kem

    Sữa nguyên kem có thể giúp bé tăng cân. Không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường, sữa nguyên kem còn nhiều calo và chất béo hơn. Mỗi sáng cho con uống một ly sữa nguyên kem sẽ giúp bé đầy đủ chất béo cần thiết. Tuy nhiên mẹ cần nhớ, chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa nguyên kem. Ngoài ra, không nên cho bé uống sữa nguyên kem trước khi đi ngủ vì loại sữa này khó tiêu hơn sữa tách béo, sẽ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ vì đầy bụng.

    2. Pho mát

    Một miếng pho mát nhỏ cũng có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bữa xế hoặc bữa sau bữa tối của trẻ. Pho mát nhiều chất béo, giúp trẻ nhanh tăng cân. Mẹ có thể chế biến pho mát cùng khoai tây nghiền hoặc trứng tráng pho mát cũng rất ngon và ngậy.

    3. Hồng xiêm

    [​IMG]

    Quả hồng xiêm có rất nhiều đường tự nhiên, thanh, ngọt và giúp trẻ tăng cân. Mẹ có thể nghiền hồng xiêm chín cho con ăn hoặc xay với sữa đều thơm ngon tuyệt vời.

    4. Chuối

    Chuối là một nguồn carbs và năng lượng tuyệt vời. Chuối vàng rất lý tưởng cho trẻ muốn tăng cân. Mẹ có thể nghiền chuối hoặc trộn với sữa cho bé ăn. Tuy nhiên lưu ý mỗi ngày chỉ nên cho con ăn nhiều nhất 1/2 đến một quả chuối.

    5. Quả bơ

    Quả bơ rất giàu chất béo tốt và là một thực phẩm tuyệt vời cho những trẻ muốn tăng cân. Chỉ cần trộn bơ với sữa nguyên kem hoặc nghiền không, mẹ đã có một món ăn tăng cân vừa lành mạnh lại rất bổ dưỡng.

    6. Khoai lang

    [​IMG]

    Khoai lang là giàu đường và beta carotene. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.

    7. Trứng

    [​IMG]

    Trứng là có rất nhiều protein.Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.

    8. Khoai tây

    Khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân. Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây rất dễ chế biến, cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn “siêu tăng cân”.

    9. Bơ

    Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé như giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng bơ bởi có tới 97% thành phần của bơ là chất béo và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ.

    10. Bơ đậu phộng

    Bơ đậu phộng là cũng giúp tăng cân nhanh chóng. Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể phết một muỗng cà phê bơ đậu phộng vào bánh mì cho con ăn sáng

    11. Dầu Olive

    Dầu ô liu chứa chất béo tốt. Việc cho con ăn dặm sử dụng dầu oliu sẽ là quyết định khôn ngoan của mẹ

    12. Hạt ngũ cốc

    Hầu hết các loại hạt ngũ cốc đều rất giàu Vitamin E, protein và chất béo. Mẹ có thể thêm một ít hạt ngũ cốc trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng. Tuy nhiên phải chắc chắn hạt đã được ninh nhừ nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.


    Theo Linh Linh (parents) (Khám Phá
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Bí kíp nấu ăn bằng tranh cực lợi hại cho các mẹ nuôi con


    Bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu được lồng cùng những tình huống đầy thú vị, bộ ảnh Bí kíp nấu ăn bằng tranh của nhóm thiết kế đồ hoạ Việt Cloud Pillow Studio vừa mới được chia sẻ trên facebook đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của rất nhiều cư dân mạng

    Những mẹo nấu ăn này tuy nhỏ nhưng lại vô cùng thiết thực và đặc biệt hữu ích với những bà mẹ đang nuôi con nhỏ và cho con ăn dặm.

    Cùng nhanh tay bỏ túi những mẹo vặt nhà bếp này để bữa ăn cho con ngày một ngon và đơn giản.

    [​IMG]
    Cho dầu ăn vào cháo không chỉ là cách giúp bổ sung chất béo cho trẻ mà đồng thời còn giúp cháo không bị sôi trào. Mẹ nhớ nhé

    [​IMG]
    Lỡ tay cho quá nhiều mắm muối vào cháo, súp của bé? Mẹ hãy thái vài lát khoai tây bỏ vào nồi. Khoai tây sẽ giúp hút hết lượng muối mặn trong cháo, súp

    [​IMG]
    Với những bà mẹ thường xuyên phải pha sữa cho con vào cốc thuỷ tinh hay bình sữa chất liệu thuỷ tinh, đây sẽ là một mẹo nhỏ vô cùng hữu ích

    [​IMG]
    Bí kíp cực đơn giản để tìm ra đâu là quả trứng tươi nhất dành nấu ăn cho con yêu

    [​IMG]
    Dầu mỡ cá bắn ra trong lúc rán sẽ vô cùng nguy hiểm, nhất là khi em bé đang loanh quanh trong bếp cùng mẹ. Hãy lưu ý mẹo nhỏ này nhé!

    [​IMG]
    Trẻ nhỏ ai cũng thích phồng tôm. Để miếng phồng tôm của con giòn lâu, mẹ có thể vắt vài giọt chanh vào dầu ăn trước khi chiên rán

    [​IMG]
    Miếng bánh gato trong ngày sinh nhật con sẽ đẹp tuyệt vời nếu mẹ biết mẹo này

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    Theo H.My Ảnh: Cloud Pillow Studio (khám phá)
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    10 dấu hiệu cảnh báo bố mẹ cần bổ sung dưỡng chất cho con

    Đôi lúc, bố mẹ nghĩ rằng con mình được ăn uống đầy đủ mà bỏ qua một số dấu hiệu bất thường và không hiểu cơ thể các con đang cần thêm dưỡng chất gì.

    1. Hay lo lắng hoặc chán nản


    Đây là những cảm xúc do não bộ điều khiển, tuy nhiên nó có thể xảy ra khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng như protein. Protein không có nhiều ở thực vật, nhưng bạn dễ dàng tìm thấy nó trong các loại thịt động vật như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…


    Protein quan trọng với cơ thể như thế nào?


    Não bộ cần acid amin để tạo ra các nơ-ron thần kinh, giữ cho tinh thần chúng ta luôn vui vẻ, tỉnh táo. Nếu thiếu protein trầm trọng, có lẽ đã tới lúc bé nhà bạn cần trực tiếp thuốc uống bổ sung axit amin cho cơ thể.


    2. Quá hiếu động


    Sự nghịch ngợm, hiếu động của trẻ con là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu quá mức thì bạn cần phải lưu tâm. Điều này liên quan tới khả năng kết nối và xử lý thông tin cùng một thời điểm của não bộ. Trẻ em quá hiếu động thường có hệ tiêu hóa kém và ít vi khuẩn có lợi sống tại đường ruột, do đó cơ thể không hấp thụ hết dinh dưỡng từ thức ăn.


    Theo lời khuyên của các bác sỹ, không nên dùng nhiều đồ ăn đóng hộp hay có chứa phẩm màu. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các liệu pháp thiên nhiên để chữa bệnh tiêu hóa cho trẻ. Gelatin, nước canh cũng là cách tốt để đường ruột tạo ra các men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.


    3. Chậm nói


    Thiếu vitamin B12 sẽ khiến trẻ chậm nói hơn bình thường. Vì vậy, tăng cường bổ sung chất này trong các loại thực phẩm hàng ngày như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, các loại tôm cá, thực phẩm làm từ sữa và trứng.

    4. Tóc/da khô


    Cơ thể không có đủ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K2 sẽ khiến cho da khô và tóc xơ, chẻ ngọn. Nếu bổ sung đầy đủ các vi chất này trong bữa ăn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể từ mái tóc tới làn da của bé, sáng bóng và mềm mịn hơn.


    5. Răng mọc lệch


    Đây là vấn đề nhiều cha mẹ khá đau đầu nhưng tìm ra cách giải quyết hiệu quả không dễ dàng. Theo lời khuyên của bác sỹ Weston, tác giả của cuốn sách “Dr.Weston A.Price’s book, Nutrition and Physical Degeneration” (tạm dịch: Chất dinh dưỡng và sự thoái hóa thể chất): một hàm răng mọc chuẩn và một chế độ dinh dưỡng tốt có liên quan tới nhau.


    Những trẻ hay ăn thực phẩm đóng hộp hay mẹ chúng ăn thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc hàm cũng như khoảng cách răng của trẻ. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất béo và protein sẽ giúp hàm răng của trẻ mọc đều, không xô lệch và chắc khỏe.


    [​IMG]
    Bé sẽ mau lớn và thông minh nếu cha mẹ quan tâm đúng cách tới chế độ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)


    6. Sâu răng


    Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết: Sâu răng là kết quả việc trẻ ăn quá nhiều đường. Nhưng thực tế, sâu răng có thể là biểu hiện của việc thiếu chất khoáng, vitamin cần thiết để hấp thụ và đồng hóa khoáng chất. Vì thế, hãy bổ sung khoáng chất, đặc biệt là phốt pho, vitamin hòa tan trong chất béo cho bé để miễn dịch 100% với sâu răng nhé!


    7. Thường bị cảm lạnh và cúm


    Thiếu dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến bé nhà bạn dễ mắc cảm lạnh/cúm hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, khi bạn đã thay đổi bữa ăn mà tình hình không khả quan hơn, hãy áp dụng cuộc thi “cả gia đình cũng tập thể dục”. Một chế độ dinh dưỡng tốt và duy trì thói quen tập luyện sẽ giúp bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.


    8. Hay cáu kỉnh, hiếm khi bộc lộ cảm xúc


    Chất béo, đặc biệt là Omega 3 chủ yếu có trong cá hồi, cá xác đin, cá trích, cá thu rất cần thiết cho sự ổn định cảm xúc. Những chất béo trong bơ, dầu dừa sẽ giữ và bảo vệ Omega trong não. Ngoài ra, cơ thể mỗi người cần cân bằng lượng hoocmon. Nếu chúng ta ăn quá nhiều cà rốt, cơ thể sẽ tạo ra nhiều estrogen (nội tiết tố nữ) khiến chúng ta hay hay nóng giận và bực bội. Vì thế, một củ cà rốt một ngày là hợp lý để cân bằng hoocmon tự nhiên.


    9. Lười suy nghĩ


    Sự phát triển của vòm miệng cũng như hộp sọ của trẻ được cải thiện nếu khi mang thai, cơ thể mẹ được cung cấp đủ chất béo (bao gồm cả chất béo bão hòa trong thịt) và toàn bộ protein từ hải sản, thịt động vật và các loại hạt. Rau quả trong khẩu phần ăn phụ thuộc vào mùa vụ nhưng chất béo và thịt có quanh năm sẽ cung cấp những dưỡng chất tốt nhất cho bà bầu cũng như người nuôi con bằng sữa mẹ. Nên tránh đồ ăn đóng hộp (các loại hạt khô và dầu thực vật) vì thực sự không tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.


    10. Béo phì


    Chắc bạn không nghĩ rằng béo phì lại liên quan tới vấn đề thiếu dinh dưỡng nhưng chính xác thì đó là nguyên nhân gây ra điều này. Nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm đóng hộp hay đồ ăn vặt thiếu chất, chúng sẽ nhanh đói và tìm những đồ ăn khác. Vòng luẩn quẩn cứ thế diễn ra, tình trạng tăng cân bắt đầu xuất hiện. Cơ thể sẽ chỉ cảm thấy no nếu ăn đầy đủ các loại thực phẩm: hải sản, thịt, sữa tươi, pho mát, bơ, dầu dừa, rau quả, ngũ cốc. Do đó, hãy bắt đầu từ bữa ăn hôm nay để trẻ được phát triển đầy đủ, đảm bảo sức khỏe cho việc học tập và vui chơi nhé!


    Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Mách mẹ cách “hâm nóng” việc học của trẻ sau nghỉ Tết


    Tết là ngày lễ mà các gia đình và nhất là các bé trông đợi nhất trong năm. Bởi vì đây là dịp mà các bé được nghỉ ngơi thoải mái sau những ngày học vất vả và được bố mẹ cho về quê hoặc đi chơi xa. Trẻ thường không phải lo làm bài tập, không lo bị cô giáo kiểm tra bài hoặc quở trách và cũng không bị bố mẹ ép học bài vào mỗi buổi tối... Tất cả những nỗi lo học hành của trẻ tạm “gác” lại để nhường chỗ cho vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ. Chính vì vậy, nói đến Tết thì chẳng trẻ nào không thích.

    Tuy nhiên, cứ mỗi dịp Tết qua đi, nhiều phụ huynh và giáo viên phải đau đầu về vấn đề học hành của trẻ. Dường như không khí ngày Tết còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí học hành khiến các bé thường có tâm trạng uể oải khi bắt đầu bài học sau Tết, thậm chí nhiều bé sẽ không mấy hứng thú khi trở lại trường. Lịch sinh hoạt trong những ngày Tết của trẻ càng thay đổi bao nhiêu thì sau Tết càng khó khăn hơn trong việc thiết lập lại thói quen nề nếp học tập, sinh hoạt của trẻ bấy nhiêu.

    [​IMG]

    Lịch sinh hoạt trong những ngày Tết của trẻ càng thay đổi bao nhiêu thì sau Tết càng khó khăn hơn trong việc thiết lập lại thói quen nề nếp học tập, sinh hoạt của trẻ bấy nhiêu

    Nếu tình trạng này không được giải quyết, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và nhận thức của các con. Vậy bố mẹ, người lớn cần làm gì để “hâm nóng” việc học của trẻ sau những ngày Tết vui chơi thỏa thích?

    1. Không nên cho trẻ “thả phanh” hoàn toàn

    Rất khó để cha mẹ có thể bắt con cái chú tâm vào chuyện học hành trong dịp nghỉ Tết, các bé sẽ biết đưa ra lí do để phản đối yêu cầu bắt học bài của mẹ. Trẻ mong đến tết hay nghỉ hè, chỉ vì chúng không phải vướng bận chuyện bài vở, do đó cha mẹ sẽ không thể nào bắt con ngồi yên một chỗ học bài được, hãy để các con vui chơi và phát triển theo đúng độ tuổi của mình.

    Khi bắt đầu kỳ nghỉ, cha mẹ nên yêu cầu con dành hẳn một đến hai ngày đàu tiên để hoàn thành toàn bộ bài tập được giao về nhà và nên có thời gian biểu học và chơi cụ thể cho kỳ nghỉ dài cả tuần để bé không mải chơi mà quên nhiệm vụ chính của mình.

    [​IMG]
    Ngày Tết được nghỉ dài các bé sẽ thích thú với việc được vui chơi, về quê đón Tết nên sẽ khiến bé uể oải với việc học hành sau ngày nghỉ lễ (ảnh minh họa)

    Việc học trong ngày Tết không nhất thiết phải ép trẻ mở sách vở, ngồi tính toán hoặc đánh vật với bài tập làm văn mà có thể học theo hình thức đố vui vẻ. Ví như, trong khi đi đường, hoặc nấu nướng tại nhà bố mẹ có thể cùng con học, và ôn tập kiến thức theo hình thức học mà vui như làm nhẩm phép tính đối với môn Toán, gợi ý cách làm bài tập làm văn hay và đủ ý, điền từ còn thiếu vào câu văn...

    Những ngày nghỉ có thể trẻ dành nhiều thời gian để chơi game hoặc xem tivi, hay đi chơi cùng bạn bè, bố mẹ cũng đừng cấm đoán bé quá, hãy cho bé thực sự được “tận hưởng” những ngày vui chơi thật thoải mái theo cách của con. Tuy nhiên, cái gì cũng nên có giới hạn, chẳng hạn như không nên để con ngồi quá lâu xem tivi, chơi game, hay thức khuya quá ảnh hưởng tới sức khỏe.

    2. Cùng con chuẩn bị bài vở cho ngày học mới

    Trong kỳ nghỉ, bố mẹ không nên quên nhắc nhở trẻ biết ngày nào phải quay lại trường học tập, tránh tình trạng ngày mai đi học thì tối muộn mới giục con học, điều này sẽ không đạt kết quả gì. Buổi tối cuối cùng của kỳ nghỉ, các bậc phụ huynh có thể đề nghị bé soát thời khóa biểu và kiểm ra xem con đã chuẩn bị tốt tất cả các môn chưa. Nếu bé có điều gì chưa rõ, cha mẹ nên giúp trẻ.

    Làm mới góc học tập của trẻ với việc lau chùi cẩn thận bàn ghế, kê ngay ngắn gọn gàng, sắp xếp giá sách khoa học... cũng sẽ tạo không khí mới mẻ, sinh động, kích thích trẻ muốn ngồi vào bàn học và “chăm” ngồi vào bàn học hơn.

    3. Không nên thúc ép, la mắng trẻ

    Việc trẻ chưa lấy lại được tinh thần học bài phần nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con. Trước tình trạng này, cha mẹ không nên la mắng, đánh đòn trẻ, đặc biệt, không nên bắt con học với cường độ quá cao, hoặc dồn ép chúng vào các lớp học thêm ngay tuần đầu tiên sau Tết. Nếu cha mẹ làm như vậy chỉ khiến trẻ thêm chán học.

    [​IMG]
    Khi cho bé ngồi vào bàn học, mẹ hãy để bé bắt đầu với môn học bé yêu thích, hoặc cho bé làm những bài tập dễ để bé không chán (Ảnh minh họa)

    Để giúp trẻ có hứng thú hơn với việc học, cha mẹ cần giúp trẻ tìm thấy niềm vui học tập bằng cách hỏi con về buổi đầu tiên sau Tết. Khi cho bé ngồi vào bàn học, mẹ hãy để bé bắt đầu với môn học bé yêu thích, hoặc cho bé làm những bài tập dễ để bé không chán. Nếu thấy bé không hào hứng lắm khi học, mẹ có thể bắt đầu với con bằng một cuốn truyện tranh, mở những bản nhạc mà trẻ thích hay gợi lại những niềm vui của trẻ trong dịp Tết vừa qua để lấy lại hứng thú cho bé.

    4. Gợi cho trẻ niềm vui khi trở lại trường học

    Khi kết thúc kỳ nghỉ, cha mẹ nên trò chuyện với con về những người bạn ở trường. Hãy nói cho trẻ nghe về những niềm vui chỉ có được khi được chơi đùa cùng các bạn. Mẹ hãy khéo nhắc nhở bé, nếu không đến trường gặp các bạn, con sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều lí thú và bổ ích. Bằng một câu nói đơn giản nhẹ nhàng, bố mẹ có thể kéo lại tinh thần học tập của bé mà không cần sử dụng đến đòn roi.

    5. Đảm bảo cho trẻ một sức khỏe tốt

    Được nghỉ, trẻ ở nhà ăn ngủ tự do và được cha mẹ dẫn đi chơi thoải mái khắp nơi cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ nên biết rằng khi mệt mỏi, hứng thú ôn bài và khả năng tiếp thu bài của trẻ sẽ giảm, trẻ khó có thể “nhồi nhét” kiến thức vào đầu khi vừa có một hành trình du lịch dài ngày trở về nhà.

    Vì vậy, trong Tết, cha mẹ cần lên kế hoạch những chuyến đi chơi xa hợp lý sao cho trẻ không bị mệt, tránh tình trạng trở về nhà hôm trước thì hôm sau đã phải cắp sách đến trường. Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải có biện pháp để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ, hãy nhớ cho trẻ ăn uống và vui chơi một cách lành mạnh. Đồng thời, không cho bé thức khuya, nhớ cho trẻ ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho ngày mới đi học.


    Theo Thanh Loan (Khám phá)
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Cảnh giác 7 loại thực phẩm gây sâu răng ở trẻ


    Sâu răng là bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em và thực sự trở thành mối quan tâm lớn đối với các bậc làm cha mẹ. Vì vậy, cùng với việc duy trì vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt thì một chế độ ăn uống hợp lý khoa học chính là chìa khóa cho việc phòng bệnh sâu răng ở trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm được coi là gây hại cho răng của bé mà các mẹ cần chú ý:

    1. Thực phẩm sấy khô

    Theo Học viện Nha khoa Nhi đồng Hoa Kỳ, các loại thực phẩm này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển răng của trẻ mà phổ biến là bim bim, các loại trái cây sấy khô.... Hầu hết những loại hoa quả này sau khi được sấy chứa khoảng 100 gram đường trong khi hoa quả tươi chỉ chứa khoảng từ 12 đến 20 gram. Hàm lượng đường bám lại trên răng sẽ khuyến khích sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, làm xói mòn men răng của trẻ.

    2. Nước ngọt

    Lượng đường trong các loại nước ngọt, nước uống có ga cực kỳ cao: một lon nước ngọt cũng tương đương với 1 thỏi kẹo cỡ lớn. Loại đường này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng ở mọi lứa tuổi không riêng gì trẻ nhỏ. Ngoài ra, các axit chứa trong nước ngọt sẽ gây bào mòn men răng từ đó dẫn đến sâu răng. Vì vậy, hãy nhớ cho bé súc miệng bằng nước sạch sau khi uống các loại đồ uống này nhé.

    [​IMG]
    Sâu răng là bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em và thực sự trở thành mối quan tâm lớn đối với các bậc làm cha mẹ. (ảnh minh hoạ)

    3. Kẹo dẻo

    Ngoài việc kiểm soát hàm lượng đường trong chế độ ăn, các mẹ cũng nên lưu ý đến thời gian lượng đường bám lại trên răng của trẻ. Điều này giải thích tại sao các loại kẹo dẻo hay kẹo caramel lại không tốt cho răng của bé. Vì chúng thường khá mềm, dễ nhai nên khi bé ăn có thể bám vào các khe răng hay trên bề mặt răng trong khoảng thời gian dài. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý vệ sinh răng miệng cho con sau khi ăn kẹo.

    4. Kẹo có vị chua

    So với các loại kẹo ngọt thông thường, kẹo có vị chua chứa hàm lượng axit cao hơn gây bào mòn và phá hủy men răng. Ở trẻ nhỏ, lớp men này rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy hãy đợi khoảng 30 phút sau khi ăn để nước bọt hòa tan bớt lượng axit trên bề mặt răng, sau đó hãy cho bé đánh răng nhé.

    5. Nước trái cây

    Nên cho bé uống ít các loại nước trái cây chứa nhiều đường. Khi bé ăn các thức ăn này, cơ thể sẽ hấp thụ và chuyển hóa thành axit tấn công men răng. Thay vì cho bé uống một ly nước trái cây nguyên chất, hãy pha loãng ra một chút để kiểm soát hàm lượng đường tốt hơn.

    Sữa cũng chuyển thành axit khi cho trẻ ăn vào ban đêm. Vì vậy, hãy cho bé đánh răng hằng ngày trước khi đi ngủ để loại bỏ những chất còn đọng lại sau khi uống sữa và không nên cho bé bú bình trong lúc ngủ, đặc biệt vào buổi tối.

    6. Thực phẩm giàu tinh bột

    Mặc dù việc không cho bé ăn những loại thực phẩm này là hoàn toàn không thể, nhưng các mẹ cần lưu ý đến lượng thực phẩm như khoai tây, bánh mỳ trắng mà bé ăn hàng ngày. Loại đồ ăn này mang giá trị dinh dưỡng thấp so với những loại thực phẩm tươi như cà rốt hay bông cải, tinh bột trong chúng chuyển đổi thành đường gần như ngay lập tức khi ăn nên nó cũng có hại cho răng của trẻ.

    7. Các loại thực phẩm chế biến sẵn

    Thực phẩm chế biến cũng chứa hàm lượng đường khá cao (như bơ đậu phộng, sốt cà chua...) Để giúp trẻ có sức khỏe răng miệng toàn diện, các mẹ hãy chú ý cân bằng giữa các loại thức phẩm tươi ngon và những loại thực phẩm kể trên. Bên cạnh đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như cần tây và xúc miệng bằng nước chứa flo cũng giúp răng bé chắc khỏe hơn.

    Hãy chú ý vệ sinh sau ăn cho trẻ, sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Chúc các mẹ có những kiến thức sát đáng để phòng ngừa sâu răng cho con mang lại cho bé sự thoải mái và cười thật tươi nhé.

    Theo Hoài Nguyễn (Khám phá)
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những sai lầm của cha mẹ khi cho bé uống thuốc


    Rất có thể những thói quen mà bạn vẫn thường áp dụng khi cho bé uống thuốc lại là những việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

    Một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Pediatrics (Mỹ) cho thấy, cứ 8 phút lại có ít nhất một đứa trẻ (dưới 1 tuổi) bị bố mẹ sử dụng sai thuốc hoặc sai liều thuốc khi cần điều trị. Mặc dù đại đa số (94 phần trăm) của sự sai sót này không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn có các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    Đa phần việc sử dụng thuốc sai cách dễ xảy ra với các loại thuốc dạng lỏng hơn. Dưới đây là những sai lầm y khoa phổ biến nhất và cách khắc phục, các mẹ cần ghi nhớ:

    Sử dụng thuốc sai liều lượng

    Với các loại thuốc dạng lỏng, hầu hết liều lượng chuẩn của thuốc sẽ được tính dựa trên trọng lượng cơ thể của trẻ. Các bậc cha mẹ sẽ phải tính toán và đong đếm thuốc chính xác để cung cấp đủ lượng thuốc cần thiết cho cơ thể trẻ, giúp bé nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, dù đã biết con cần bao nhiêu ml thuốc, nhiều bà mẹ lại tỏ ra rất lơ là với bệnh tình của con khi chỉ ước lượng thuốc theo thói quen hoặc sử dụng một chiếc thìa có sẵn trong nhà bếp mà không hề nghĩ rằng nó có thể nhiều hoặc ít hơn lượng thuốc mà bé cần.

    [​IMG]

    Bạn có thể cho bé uống sai liều lượng thuốc nếu không dùng dụng cụ đo đếm thuốc chính xác

    Cách đơn giản để khắc phục tình trạng này là mẹ có thể dùng một ống tiêm (mua ngoài hiệu thuốc) đã có sẵn vạch đong đếm để lấy đủ lượng thuốc cần cho bé sau đó cho thuốc ra chén để bé uống. Với cách này, các mẹ sẽ không phải lo lắng việc bé uống thừa hay thiếu so với liều thuốc được bác sỹ chỉ định.

    Lặp đi lặp lại 1 liều thuốc

    Thông thường khi trẻ lớn lên hoặc thay đổi về cân nặng, lượng thuốc cần cho bé uống cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vô tư áp dụng đơn thuốc từ năm ngoái cho con rồi lại gọi điện thắc mắc với bác sỹ về việc: bé uống thuốc mãi mà không khỏi.

    Để chắc chắn không mắc phải sai lầm hết sức ngớ ngẩn này, các bà mẹ hãy đảm bảo cho trẻ đi khám mỗi khi bé ốm. Các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chuẩn nhất cho bé. Nếu trong vòng 3 tháng bé bị ốm với cùng 1 triệu chứng, mẹ có thể gọi điện tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng lại đơn thuốc đã được cho trước đó.

    Cho bé uống thuốc liên tục

    Đa phần, khi trẻ bị sốt, các mẹ cảm thấy rất lo lắng khi bé mãi không giảm sốt dù đã uống thuốc, lúc này, thay vì chờ đợi để cơ thể trẻ đáp ứng với thuốc, các mẹ lập tức cho trẻ uống thêm thuốc bất kể lời khuyên của bác sỹ hoặc hướng dẫn đã có trên bao bì.


    [​IMG]

    Không nên tự ý tăng liều thuốc hoặc rút ngắn thời gian giữa 2 liều thuốc của bé

    Đây là sai lầm rất nghiêm trọng mà các bà mẹ thường mắc phải khi cho bé uống thuốc. Các mẹ tuyệt đối không nên đẩy các liều thuốc gần nhau hơn hoặc vượt quá số lần cho bé uống thuốc đã được quy định trên hướng dẫn sử dụng thuốc vì dùng thuốc quá liều có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Các mẹ cũng cần lưu ý khi nên tự ý sử dụng xen kẽ giữa hai loại thuốc có công dụng tương đương, nó cũng có thể dẫn đến quá liều.

    Sai lầm trong việc bảo quản thuốc

    Cách chắc chắn để biết bạn đang sử dụng đúng loại thuốc cần thiết trong 1 tủ thuốc gia đình với hàng trăm loại là đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc đó trước khi cho con uống. Việc bảo quản thuốc rất quan trọng, bạn nên để nguyên thuốc trong vỏ hộp kèm với hướng dẫn sử dụng để đọc lại lúc cần.

    Nếu bạn vô tình đã bóc nhãn trên vỏ chai thuốc hoặc trộn chung các loại thuốc vào với nhau, thì cách tốt nhất mà bạn cần làm lúc này là ra hiệu thuốc để mua thuốc mới.

    Lời khuyên để các mẹ sử dụng thuốc an toàn cho trẻ:

    - Lên một danh sách tất các các loại thuốc mà con bạn đã từng dùng và sẽ còn cần dùng trong tương lai.

    - Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa trước khi cho con uống thuốc, kể cả đó là thuốc kê toa, thuốc tự mua ở hiệu thuốc, thậm chí kể cả là thuốc bổ.

    [​IMG]

    Cần lưu ý bảo quản thuốc đúng cách để dễ dàng tìm được loại thuốc mà con bạn đang cần

    - Luôn luôn thông báo với bác sỹ và dược sỹ của bạn khi thấy con bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

    - Hãy bảo quản thuốc đúng cách theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc.

    - Nói chuyện để bé hiểu thuốc không phải là "kẹo" và bé tuyệt đối không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi vô tình nhặt được.

    Theo Hương Giang (Theo TS) (Khám phá)
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Trẻ bị lùn vì cha mẹ... cãi cọ

    Các nghiên cứu chứng minh chế độ ăn uống, tập thể dục và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao toàn diện. Tuy nhiên, mới đây, nghiên cứu của một bệnh viện thuộc đại học Đông Nam, Trung Quốc cho thấy việc trẻ lớn lên trong môi trường thiếu tình yêu thương cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiều cao.

    Cha mẹ bất hòa ảnh hưởng tới tăng trưởng của trẻ

    Các nhà nghiên cứu cho rằng việc con cái thiếu tình thương của cha mẹ, đặc biệt là của mẹ sẽ tác động xấu tới chiều cao. Nguyên nhân trực tiếp là các âm thanh của tiếng cãi cọ sẽ ảnh hưởng tới các bé, khiến trẻ bị thấp hơn vài cm so với người bình thường.

    Ngoài ra, nếu thiếu sự chăm sóc của người mẹ, trẻ thường bị ức chế cảm xúc, gây ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp, làm giảm hormone tăng trưởng ở trẻ.

    Những đứa trẻ trong gia đình thiếu hạnh phúc thường có giấc ngủ không sâu, dễ bị thức giấc và khóc khi thức dậy. Đây là điều gây ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng cũng như các dấu hiệu tự kỷ, hiếu động thái quá, dễ bị kích động.

    [​IMG]
    Việc cha mẹ hạnh phúc sẽ có tác động rất tốt cho chiều cao của trẻ.

    Các yếu tố khác ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ

    Việc thức khuya, sống trong môi trường thiếu ánh sáng, thiếu các dinh dưỡng thiết yếu và dậy thì sớm cũng gây ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.

    Cha mẹ cần lưu ý bổ sung nhóm thực phẩm chứa lysine, kẽm và canxi là những yếu tố quan trọng để trẻ phát triển chiều cao. Đặc biệt, lysine được coi là chìa khóa cho việc tiết hormone tăng trưởng. Nhóm thực phẩm chứa lysine và protein bao gồm thịt, gia cầm, trứng, sữa, cá, tôm,, sản phẩm sữa, đậu, vừng đen ...

    Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm hải sản, thịt nội tạng, lòng đỏ trứng, đậu, đậu phộng, hạt kê, củ cải và bắp cải ...

    Canxi là thành phần chức năng chính của xương. Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm các sản phẩm sữa, đậu nành, cá và hải sản ...

    Bên cạnh đó, cần cho trẻ hoạt động ngoài trời nhiều vì ánh nắng cũng có thể kích thích sự phát triển chiều cao.

    Theo MM (theo womenmovie) (Khám Phá)
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    6 trường hợp tắm cho con quá bằng “hại” con


    Việc tắm không chỉ có tác dụng giữ trẻ sạch sẽ mà đồng thời sự trao đổi chất của bé cũng diễn ra nhanh hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng. Do đó trong các điều kiện cho phép, trẻ sơ sinh nên được tắm thường xuyên, hàng ngày hoặc cách 1 ngày 1 lần. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước trong những trường hợp không đúng cũng có thể gây hại cho trẻ nhỏ.

    Mẹ nên lưu ý 6 trường hợp sau không nên tắm bé sau:

    1. Đừng tắm ngay sau khi tiêm chủng

    Khi trẻ còn nhỏ phải tiêm phòng định kỳ, sau khi tiêm xong, chỗ tiêm sẽ có một cái lỗ nhỏ, nếu cái lỗ tiêm đó tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.

    2 Trong trường hợp nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, không nên tắm cho bé

    Việc tắm cho con khi bé đang nôn mửa liên tục không phải là ý hay. Nó thậm chí còn khiến trẻ buồn nôn hơn khi trẻ bị dịch chuyển liên tục. Khi trẻ nôn mửa nên cho trẻ nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, chăm sóc, hết nôn toàn toàn mới tắm.

    3. Khuyến cáo không tắm khi sốt quá cao

    Trong thời gian con sốt cao, nếu vẫn cố tình tắm bé có thể khiến trẻ ớn lạnh, co giật và thậm chí đôi khi hành động này còn làm cho lỗ chân lông của trẻ co lại, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có lúc lại làm huyết quản, mao mạch da toàn thân nở to, xung huyết, làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ cung cấp máu không đủ. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.

    [​IMG]
    Tắm cho trẻ sơ sinh giúp bé sạch sẽ, thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mẹ lại không nên tắm bé. (ảnh minh hoạ)

    4. Không tắm khi da bị tổn thương

    Khi da trẻ bị tổn thương, chẳng hạn như bệnh chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương hở da...,mẹ không nên cho con đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.

    5. Tắm ngay sau khi cho con ăn

    Tắm ngay lập tức sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hoá giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tăm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất

    6. Trẻ nhẹ cân, sinh non phải cẩn thận khi tắm bé

    Trẻ nhẹ cân, sinh non dưới 2,5kg đều có cơ thể rất yếu đuối, mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể yếu. Trẻ sinh non rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường. Vì vậy, đối với những đứa trẻ này, cần đặc biệt cẩn thận để quyết định việc tắm.

    Cũng lưu ý rằng, nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp để cho con tắm là 26-28 độ C, nhiệt độ nước ở 40-42 độ C.

    Theo Linh Linh (parents) (khám phá)
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    6 đặc điểm của trẻ có năng khiếu


    Lý do gì khiến các bà mẹ cần biết con mình có năng khiếu hay không? Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài với những tiềm năng riêng của mình mà cha mẹ cần học để khám phá. Do đó, việc biết con mình có năng khiếu sẽ giúp cha mẹ định hướng tốt nhất cho sự phát triển của con mình.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài với những tiềm năng riêng của mình mà cha mẹ cần học để khám phá. (ảnh minh hoạ)

    Xin mách mẹ 6 đặc điểm hay xuất hiện ở những đứa trẻ có năng khiếu

    1. Thích bắt chước

    Trẻ nhỏ học và hiểu thế giới xung quanh chủ yếu qua việc bắt chước. Những em bé thích bắt chước những hành động của người lớn là những em bé sẽ sớm đạt được các mốc phát triển, tiếp thu nhanh và mở mang kiến thức.

    2. Có trí nhớ tốt

    Trẻ có thể nhớ nhanh các món đồ chơi, bản nhạc đã nghe qua, vị trí mà mẹ giấu đồ vật, nhớ mặt bố mẹ, ông bà, người thân…Những em bé có trí nhớ tốt tức là có não bộ phát triển.

    3. Hay hỏi

    Một số cha mẹ có thể cho việc con thường xuyên thắc mắc, căn vặn người lớn với đủ loại câu hỏi trong ngày là phiền phức. Tuy nhiên đó lại là những đứa trẻ có năng khiếu.

    4. Cả thèm chóng chán

    Một khảo sát với các bé từ 9-12 tháng tuổi đã chứng minh, trong đống đồ chơi có cả quen thuộc và mới thì trẻ sẽ có xu hướng chọn đồ chơi lạ. Những đứa trẻ thông minh luôn cần những thông tin mới và nhanh chán những thông tin cũ được lặp đi lặp lại.

    Nhu cầu học tập nảy sinh từ tấm bé chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ thông minh sáng dạ sau này.

    5. Ngủ ít

    Hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ tới 10-15 tiếng mỗi ngày vào khoảng thời gian mới sinh. Càng lớn lên, trẻ sẽ càng ngủ ít đi và thời gian tỉnh táo kéo dài ra. Khoa học đã chứng minh, những em bé sơ sinh thông minh thường ngủ ít (mà vẫn khỏe mạnh). Nếu một em bé ngủ quá lâu, hơn giới hạn nhất định hoặc ngủ cả ngày, người mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú vì bé ngủ quá nhiều…thì đó có thể và một vấn đề về trí thông minh.

    6. Hay cười

    Khoa học đã chứng minh rằng những trẻ bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, nụ cười không bình thường, thậm chí là không biết cười...Do đó, để nhận định sự phát triển trí tuệ, tình cảm của trẻ... không thể bỏ qua nụ cười. Những đứa trẻ biết cười sớm và cười nhiều là những em bé thông minh.

    Theo Linh Linh (parents) (khám phá
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    4 bộ phận trên cơ thể trẻ “càng xấu” trẻ càng khoẻ mạnh

    Những em bé sơ sinh mới chào đời có các đặc điểm ngoại hình “hơi xấu” thực ra là vì trẻ phải thay đổi để thích nghi với môi trường nước ối, chống lại vi khuẩn…đó là kết luận của các nghiên cứu khoa học từng được nhiều chuyên gia trên thế giới thực hiện và xác nhận.

    Cụ thể, các chuyên gia nhi khoa đã từng chỉ ra 4 bộ phận trên cơ thể trẻ “càng xấu” trẻ càng khoẻ mạnh.

    1. Ngón chân ngắn

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Ngón chân ngắn cũng đòi hỏi ít máu hơn, từ đó cơ thể trẻ sẽ cung cấp năng lượng nhiều hơn đến các cơ quan khác. (ảnh minh hoạ)

    Các nhà nghiên cứu Anh mới đây cho thấy rằng trong quá trình tiến hoá, các ngón chân của con người ngắn lại để chạy nhanh hơn. Ngón chân dài khiến cho cơ bắp và xương nhiều, vì thế chạy sẽ nặng và chậm hơn, hiệu quả giảm xóc cũng kém.

    Chính vì vậy trẻ sơ sinh có ngón chân ngắn là những em bé tiến hoá tốt hơn. Thêm vào đó, ngón chân ngắn cũng đòi hỏi ít máu hơn, từ đó cơ thể trẻ sẽ cung cấp năng lượng nhiều hơn đến các cơ quan khác.

    2. Tai lớn

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Trẻ tai lớn thính giác tốt, về già ít bị điếc (ảnh minh hoạ)

    Theo chuyên gia y sinh học Ralph Holm cho biết, tai ngoài của con người lớn đồng nghĩa với ống tai lớn, nghe rõ hơn. Do đó rất ít người tai lớn về sau lão hoá lại bị điếc. Về lý thuyết, trẻ em tai lớn luôn thính tai hơn vì nó thu thập sóng âm thanh ở khu vực rộng lớn hơn.

    3. Đùi dày

    Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã thực hiện một nghiên cứu trong vòng 12 năm, liên quan đến vòng đùi của 3000 nam giới và chỉ ra rằng những người chân to, chu vi bắp đùi hơn 60 cm thường rất khoẻ mạnh, ít nguy cơ mắc bệnh tim và tỷ lệ chết sớm cực thấp. Các nhà nghiên cứu tin rằng vòng đùi và tim có mối liên quan đến nhau.

    Phần thịt ở đùi rất quan trọng, khi bị hư hại, chúng sẽ sản sinh ra nhiều cytokine chất béo, dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể, trong đó có thể dẫn đến tình trạng viêm của bệnh tim mạch, tiểu đường và các kháng thể insulin. Trẻ đùi dày cũng là những em bé khoẻ mạnh.

    4. Mũi to

    Nghiên cứu khoa học của Mỹ cho thấy mũi càng lớn, nguy cơ hít phải bụi và các chất ô nhiễm khác càng ít; khả năng chống lại các vi khuẩn có hại càng mạnh. Vì vậy, trẻ có mũi to rất ít khi bị cảm cúm.

    Mũi có mối quan hệ mật thiết với hệ hô hấp, mũi to trẻ hít được nhiều không khí nên hô hấp phát triển tốt, mũi nhỏ hô hấp yếu, có thể hay bị khó thở, tức ngực.

    Theo H.G (136.com) (khám phá)
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    6 lỗi phổ biến của mẹ khi cho con ăn sáng


    Chúng ta đều biết bữa sáng có ý nghĩa quan trọng đồi với cơ thể và trí não của trẻ. Không ăn sáng kém thông minh, thiếu hụt năng lượng là điều hiển nhiên. Nhưng nhiều bà mẹ chỉ biết tầm quan trọng của bữa sáng đối với trẻ mà không biết con nên ăn gì buổi sáng và làm thế nào để ăn.

    Trẻ ăn sáng chỉ bằng việc uống sữa

    Nhiều cha mẹ lầm tưởng sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và chỉ cần uống sữa là có thể đủ năng lượng cho buổi sáng của trẻ. Tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói.

    Trong sữa chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, nhưng trong sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi, trấn an tinh thần. Lúc đói bụng mà uống sữa dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết. Vì vậy trẻ cần ăn nhẹ trước khi uống sữa thì sự tiêu hóa mới được đầy đủ hơn.

    Cho con ăn sáng bằng thức ăn thừa từ hôm trước hay cơm chiên, mì gói với thức ăn tối qua

    Nhiều gia đình các bà mẹ thường sẽ nấu bữa tối nhiều hơn một chút rồi cất tủ lạnh hôm sau làm cơm rang hoặc đun nóng thức ăn hôm qua lên ăn lại. Nhiều bà mẹ cho rằng bữa sáng như vậy là bổ dưỡng vì bữa tối và bữa sáng không có gì khác nhau, nhiều chất, phong phú lại đơn giản nhanh gọn.

    Tuy nhiên ít ai biết, thức ăn thừa để qua đêm có thể chưa hỏng nhưng cũng đã sản sinh ra các chất độc hại. Ví dụ như rau có thể sản sinh ra nitric (một chất gây ung thư), nếu ăn lâu dài có hại đến sức khỏe của trẻ.

    Do đó, tốt nhất rau củ còn thừa từ tối hôm trước mẹ nên mạnh dạn vứt bỏ, các loại thực phẩm khác như thịt cé nếu ăn lại cũng nên hạn chế.

    Ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây

    Các món đồ ăn nhanh kiểu Tây như cánh gà chiên, bánh mì kẹp thịt…ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều tại các thành phố lớn và hấp dẫn trẻ em như một xu hướng thời thượng. Nhiều bà mẹ bắt đầu có thói quen mua đồ ăn sáng cho trẻ tại đây với lý do thuận tiện, hương vị cũng ngon.

    Tuy nhiên kiểu bữa sáng giàu năng lượng như thế này dễ dẫn đến béo phì, các loại thực phẩm chiên rán nếu ăn lâu dài sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, những vấn đề như mất cân bằng dinh dưỡng, nhiệt tương đối cao, nhiều chất béo nhưng lại thiếu thiếu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng khác khiến cho việc cho trẻ ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây vào bữa sáng là một lựa chọn tồi.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Cho trẻ ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây vào bữa sáng là một lựa chọn tồi (ảnh minh hoạ)

    Ăn bim bim, bánh quy, socola cho bữa sáng

    Nhiều khi vì buổi sáng dậy thiếu thời gian, một số bà mẹ nảy ra ý định dự trữ sẵn trong nhà vài hộp bánh quy, bim bim…để con ăn uống gọn nhẹ rồi đi học.

    Theo các chuyên gia: khi đói có thể cho trẻ ăn tạm bánh quy, sô cô la và đồ ăn nhẹ nhưng ăn sáng bằng các loại bánh kẹo này thì rất không khoa học. Hầu hết các món ăn nhẹ này đều là thức ăn khô. Buổi sáng ngủ dậy cơ thể trẻ thường mất nước, nếu lại ăn đồ khô thì không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ.

    Bánh quy và các món ăn nhẹ khác có nguyên liệu chính là ngũ cốc, mặc dù ngũ cốc sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ trong một thời gian ngắn, nhưng ngay sau đó cơ thể sẽ cảm thấy càng đói hơn. Nhất là khi nồng độ glucose trong máu đến gần trưa sẽ được giảm đáng kể. Cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn nhẹ bữa ăn sáng dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến suy giảm về thể chất.

    Vừa ăn sáng vừa đi học, ăn sáng khi cơ thể phải vận động, di chuyển nhiều

    Trẻ nhỏ ở tuổi đi học, nhất là những em bé có nhà xa trường thì buổi sáng việc vừa ăn vừa đi học xảy ra “như cơm bữa”. Các món ăn lý tưởng nhất thường là bánh bao, bánh mì, xôi…mẹ chỉ cần mua cho con tại lề đường sau đó trẻ sẽ vừa đi đến trường vừa ăn.

    Cách ăn này rất có hại bởi khi đi bộ, cơ thể bị xóc, dạ dày cũng không “yên ổn”, thực ăn vào dạ dày không được tiêu hoá kỹ, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, thường xuyên ăn đồ mua ngoài đường phố có thể bị lây bệnh từ bụi và virus trong không khí.

    Nếu mẹ chọn hàng ăn sáng lề đường cho con, tốt nhất nên chọn nơi có vệ sinh sạch sẽ, hoặc tốt nhất nên nấu ở nhà cho con. Cố gắng không để ăn sáng trên đường đi học để tránh gây hại cho sức khỏe của bé.

    Theo Linh Linh (parents) (khám phá)
     

Chia sẻ trang này