Bé bị sổ mũi- cha mẹ nên làm gì

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi tuetinhpharma, 5/11/2014.

  1. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Bé bị sổ mũi- cha mẹ nên làm gì
    Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể nhiều trẻ không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Trẻ bị sổ mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản...
    Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp. Trên bề mặt lớp biểu mô này được bao phủ lớp thảm nhầy có chức năng bảo vệ nhờ tác dụng giữ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật, các khối u lành hoặc ác tính... làm cho các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn mức độ bình thường, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước mũi.
    Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng 2, sổ mũi làm cho trẻ khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên. Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản..
    Cách chữa sổ mũi cho bé tại nhà:
    Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhân cần phải được thăm khám bởi thầy thuốc tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hợp lý.
    Cách nhỏ mũi đúng cách cho trẻ:
    - Để bé nằm ngữa, đầu ngữa nhẹ ra sau.
    - Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.
    - Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.
    Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.
    Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
    Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.
    Phòng tránh sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
    Do sức đề kháng của trẻ còn rất kém, khả năng thích nghi với môi trường không cao, nên khi mùa đông xuân khí hậu ẩm ướt, lạnh... trẻ rất dễ bị sổ mũi. Sổ mũi là một trong những hội chứng lớn của mũi. Chảy nước mũi có thể nhìn thấy ở ngay trước mũi hoặc chảy xuống họng làm cho trẻ ho.
    Nếu không ngăn chặn sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn tới viêm mũi - họng, viêm phế quản... Để điều trị hết sổ mũi cho trẻ cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra viêm và xử lý chính xác.
    Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi nên xịt nước muối sinh lí, sau đó dùng các dụng cụ hút nước mũi, rồi nhỏ mũi bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu. Nếu nước mũi của trẻ có màu vàng, chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu kèm theo sốt, thì ngoài xịt mũi như trên cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.
    Việc làm sạch mũi trước khi nhỏ thuốc là cần thiết, tuy nhiên cần tránh thực hiện động tác này bằng cách dùng miệng của người lớn hút mũi cho trẻ. Vì bình thường ở họng miệng của người lớn chứa rất nhiều loại vi khuẩn và virus, nấm khác nhau nên khi hút mũi cho trẻ bằng phương pháp này người lớn vô tình truyền thêm cho trẻ vi khuẩn, những loại mà trẻ chưa hề tiếp xúc làm bệnh nặng thêm và khó điều trị.
    Trong thời tiết hiện nay, để tránh các bệnh đường mũi - họng cho trẻ, ngoài việc giữ ấm, nhất là vùng họng và chân tay, nên bổ sung thêm vitamin và sắt cho trẻ, không khí trong phòng trẻ phải khô, thoáng. Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa hay khói thuốc lá. Vệ sinh thường xuyên vùng mũi cho trẻ. Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

    Tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp là giải pháp đem lại nhiều lợi ích như: giảm tần suất mắc bệnh, giảm nguy cơ các biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang, các bệnh nguy hiểm lây qua đường hô hấp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tuetinhpharma
    Đang tải...


  2. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Cứ một năm, một em bé dưới 5 tuổi có thể bị 5-8 lần nhiễm khuẩn hô hấp. Trẻ dưới 12 tháng càng có nguy cơ bệnh nặng hơn. Phát hiện bệnh viêm phổi ngay tại nhà không khó:

    Thở nhanh: Trẻ đã bị viêm phổi

    BS. Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp - BV Nhi Đồng 1, cho biết, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), trong một năm, một em bé dưới 5 tuổi có thể bị từ 5-8 lần nhiễm khuẩn hô hấp. Trẻ dưới 12 tháng càng dễ bệnh nặng hơn vì do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh. Số bệnh nhi nhập viện và có nguy cơ tử vong cũng nằm trong nhóm trẻ sơ sinh.

    Nhiễm khuẩn hô hấp hay viêm đường hô hấp ở trẻ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng. Bệnh thường có biểu hiện là ho dưới 30 ngày. Nhiễm khuẩn hô hấp có hai loại:

    + Nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm nhiễm vùng tai mũi họng) thường do siêu vi, nếu chăm sóc tốt, đa số sẽ tự khỏi.

    + Nhiễm khuẩn hô hấp dưới gồm viêm phế quản, viêm phổi...

    Miền Nam vào thời điểm giao mùa, là điều kiện thuận lợi để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, đặc biệt là viêm phổi.
    Tuy nhiên, theo BS. Tuấn, phát hiện viêm phổi tại nhà không khó. "Thở nhanh" là triệu chứng sớm nhất, hơn cả việc thăm khám hơi thở thông qua tai nghe, và kết quả chụp X-quang. Người nhà chỉ cần có một đồng hồ có kim giây, và chú ý theo dõi nhịp thở của trẻ, khi trẻ nằm yên, không quấy khóc. Một nhịp thở tương đương với bụng trẻ nhấp nhô lên - xuống.

    "Trẻ dưới hai tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên. Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên. Còn đối với trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, 40 lần/phút trở lên là thở nhanh.

    Thở co lõm lồng ngực, nghĩa là khi trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực sẽ bị lõm vào thay vì nở ra như bình thường. Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều nặng và cần phải nhập viện," BS. Tuấn hướng dẫn.

    Tự điều trị kháng sinh: Nguy hiểm

    Một sai lầm thường gặp là khi bé bị ho sổ mũi, cha mẹ thường quấn khăn hay chăn để giữ ấm cho trẻ và tránh gió. Nhưng điều đó càng khiến cho các bậc cha mẹ thường không phát hiện được thời điểm con bắt đầu khó thở để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

    "Ngoài ra, mỗi khi trẻ ho, cha mẹ thường tự ý lạm dụng kháng sinh, nhất là dùng các thuốc giảm ho của người lớn. Điều đó sẽ đưa đến rất nhiều bất lợi: kháng sinh trong các trường hợp cảm ho thông thường không hiệu quả trong việc ngừa viêm phổi, tốn kém, thuốc sẽ dẫn đến tác dụng phụ thậm chí là ngộ độc thuốc, đặc biệt là nảy sinh ra vấn đề kháng thuốc về sau," BS. Tuấn cảnh báo.

    Chính vì vậy, cách chăm sóc trẻ bị ho, cảm lạnh tại nhà là tiếp tục cho trẻ ăn hoặc bú nhiều lần hơn. Ngoài ra, trẻ cần được uống đủ nước, làm thông thoáng mũi, giảm ho và đau họng bằng thuốc nam an toàn (theo chỉ định của lương y). Cha mẹ cần chú ý tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp cho trẻ để phòng và tráng bệnh tái phát

    Trẻ cần phải đươc đưa đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu sau: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bỏ bú hoặc bú kém (trẻ dưới 2 tháng), không uống được (trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi), co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

    Đăc biệt, trẻ dưới 2 tháng tuổi, sốt hoặc hạ nhiệt đột ngột, thở khò khè cũng là dấu hiệu nguy hiểm.

    Theo tuetinhpharma.vn
     
  3. sieuthivimart

    sieuthivimart

    Tham gia:
    3/7/2014
    Bài viết:
    17,683
    Đã được thích:
    4,084
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Thở nhanh - dấu hiệu trẻ bị viêm phổi - mẹ nên biết

    Thông tin của chủ top hữu ích quá !
     
  4. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

    Đường hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khả năng miễn dịch lại chưa tốt, nên rất dễ nhiễm bệnh, trong đó, chủ yếu là các bệnh đường hô hấp. Nhất là khi thời tiết giao mùa hanh khô, ngày nắng, sáng và tối lại lạnh, khiến cơ thể trẻ khó thích ứng kịp.

    Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý mũi họng

    - Sốt; có thể sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39 - 40 độ C).

    - Bé bị ho sổ mũi, có thể ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục.

    - Quấy khóc, đau đầu (trẻ lớn), sổ mũi.

    - Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy.

    - Dấu hiệu suy hô hấp như: Khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, rên; Cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp; Tím tái ở môi và các đầu chi; Li bì hoặc mê sảng.

    Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh hơn hoặc khó thở, trẻ li bì, bỏ ăn uống, khóc quấy nhiều là dấu hiệu bệnh nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

    [​IMG]

    Những biến chứng nguy hiểm

    Theo các bác sĩ, các bậc cha mẹ thường chủ quan cho rằng các bệnh lý tai mũi họng là đơn giản mà ít ai biết được rằng, các bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.

    Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi.

    Nên cho trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh nặng

    Thời gian qua, có những trẻ nhỏ nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, bị suy hô hấp, khó thở, viêm phổi nặng. Nguyên nhân thường do cha mẹ chủ quan nên không nhận biết được các dấu hiệu khi trẻ bị viêm phổi. Mọi người thường chỉ căn cứ vào dấu hiệu trẻ ho, sốt rồi mới cho con đi khám.

    Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không hoàn toàn phụ thuộc vào những dấu hiệu này, có nhiều trường hợp trẻ không ho, không sốt nhưng lại viêm phổi nặng. Có nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng phải nằm viện lâu do khó uống thuốc, thậm chí phải thở máy.

    Phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa


    Thời tiết giao mùa, biên độ nhiệt độ trong ngày hiện chênh nhau khá lớn, cơ địa nhiều người, nhất là trẻ em không thích ứng kịp và nếu không phòng tránh tốt thì rất dễ bị viêm tai mũi họng cấp.

    Do đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện viêm mũi - họng dị ứng, hắt hơi nhiều, xuất hiện mủ đặc, phụ huynh nên chú ý hút mũi, xông họng để làm sạch đường thở, giảm bớt chất nhầy tồn đọng, hỗ trợ quá trình lành bệnh.

    Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì việc xông mũi - họng chủ yếu tác động vào xoang mũi, nên nếu xông kéo dài, nhiều lần sẽ gây hỏng niêm mạc vùng mũi - họng của trẻ vốn chưa phát triển hoàn thiện.

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh,cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầyu đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp cho trẻ bằng nhiều cách

    Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài

    Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu, để phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú (bú ít, khóc khi bú…); hoặc trẻ thở nhanh hơn, ngực lõm hơn, đầu gật gù, cánh mũi trẻ phập phồng, nở ra; thậm chí trẻ ngủ nhiều hơn bình thường. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra

    Lưu ý giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối, vì có thể nhiệt độ mát, dễ chịu, nhưng biên độ nhiệt trong ngày chênh lệch lớn. Trẻ cũng dễ bị lây chéo bệnh từ người lớn trong gia đình, nên cha mẹ cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chính mình, tăng cường uống nhiều nước.

    Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang... Bên cạnh đó, vì thời tiết hanh khô nên cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.
     
  5. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

    mình nghĩ quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé và đi ra ngoài cần đeo khẩu trang cho bé
     
  6. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ có thể tự chế biến các món ăn đơn giản từ các nguyên liệu sẵn có sau để trị chứng đái dầm ở trẻ.

    1. Long nhãn hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.

    [​IMG]

    2. Hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên. Dùng cho bệnh nhân sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.

    3. Kỷ tử 15 g ngâm mềm, thận lợn 1 quả, bổ rửa sạch, thái lát mỏng, dùng dầu ăn cùng xào cùng nhau. Dùng cho trẻ lưỡi đỏ, ít rêu, tiểu tiện ít, vàng.

    4. Cháo nhân sâm: Gạo tẻ 100g, rang cho nở, sau dùng lửa nhỏ hầm nhừ. Lấy 10g nhân sâm thái lát mỏng cho vào hầm tiếp là được. Mỗi ngày cho ăn 1 lần, nên sử dụng thường xuyên.

    5. Cháo mễ nhân, bong bóng cá: Bong bóng cá 30g, mễ nhân 30g, hành gừng, xì dầu vừa đủ. Cho bong bóng cá và mễ nhân nấu thành cháo, trước khi bắc xuống cho bột gừng, xì dầu, dầu vừng, đun sôi là được. Cho ăn ngày 1 lần, cần ăn 10-15 ngày.

    [​IMG]

    6. Đậu đen hầm thịt chó: Thịt chó 150g, đậu đen 20g, hai thứ trên cho vào nồi đun lửa to cho sôi, hớt bọt cho sạch, hạ lửa riu riu để đến nhừ, cho muối hoặc đường vào chia ra cho trẻ ăn hết trong ngày. 15 ngày là một liệu trình.

    7. Cật dê: Bạch quả 10-15 g, cật dê 1 quả, thịt dê 50 g, gạo nếp 50 g, hành 1 củ nhỏ. Gạo nếp và bạch quả vo sạch, nấu với 3/4 lít nước cho đến khi cháo rền. Chẻ dọc quả cật, lột sạch tuyến mỡ tanh, cắt nhỏ. Hành tím và thịt dê bằm nhỏ. Cháo nhừ, cho hành tím, cật dê, thịt dê vào nấu vừa chín, nêm muối cho vừa miệng. Ăn vào buổi sáng và buổi chiều.

    8. Nhục quế hầm gan gà: Bột nhục quế 3g, gan gà trống 2 bộ. Cho gan gà vào trong bát có nắp đậy, sau đó rắc bột nhục quế lên gan gà và đậy nắp bát lại cho vào nồi đun cách thủy cho đến khi chín là được. Cho trẻ ăn hết. Cần ăn 10-15 ngày.

    9. Bài thuốc chữa đái dầm từ rau ngót: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

    Theo tuetinhpharma.vn
     
  7. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Chủ động phòng ngừa và chặn biến chứng

    Viêm tiểu phế quản thường là do virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp, chiếm 30-50% các trường hợp mắc bệnh.

    Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó phải kể đến viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề hoặc tử vong nhanh chóng nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    [​IMG]

    Trẻ nào dễ bị viêm tiểu phế quản?

    Viêm tiểu phế quản thường là do virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp, chiếm 30-50% các trường hợp mắc bệnh. Virut này có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch; Người lớn, trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Nhưng nếu trẻ dưới 2 tuổi bị lây nhiễm có thể biểu hiện dưới dạng nặng là VTPQ. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị VTPQ. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus cũng chiếm 10% số ca mắc.

    Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Những trẻ từng bị ốm do nhiễm virut trước đó như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA... nếu không được chăm sóc tốt. Các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, bị bệnh phổi bẩm sinh hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải VTPQ.

    [​IMG]
    Hình ảnh phổi bị xẹp trên phim Xquang.

    Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn


    Viêm tiểu phế quản là bệ nh hay gặp ở trẻ nhỏ , nhất là 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Các bậc cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như bé bị ho sổ mũi, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3- 5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Những trẻ đến viện khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần.

    Biến chứng khó lường

    Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Cần lưu ý là bệnh có thể sẽ nặng, kéo hơn, nhiều biến chứng và tử vong cũng cao hơn trong các trường hợp sau: trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Đây là những trẻ có yếu tố nguy cơ cần được cho nhập viện sớm khi bị VTPQ. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng tái phát. Trẻ bị VTPQ sẽ là yếu tố gây bệnh hen phế quản sau này.

    Chăm sóc trẻ như thế nào?

    Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ , không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn. Cần đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Trường hợp trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, cần cho trẻ nhập viện để điều trị .

    BS. VŨ THỊ LAN ANH
     
    thuhuyen86mamachip thích.
  8. mamachip

    mamachip Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    26/2/2010
    Bài viết:
    8,043
    Đã được thích:
    1,528
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Chủ động phòng ngừa và chặn biến chứng

    Trời rét thế này thì vấn đề giữ ấm cho trẻ là cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống các bệnh đường hô hấp!
     
  9. thuhuyen86

    thuhuyen86 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Chủ động phòng ngừa và chặn biến chứng

    giờ đọc bài này e lại nhớ bé nhà e cũng bị viêm tiểu phế quản khi 20 ngày tuổi, hic thương lắm ạ, bé ho nhiều theo cơn và rất khó thở. Mùa lạnh và hanh khô thế này dễ bị bệnh về hô hấp lắm ạ, các mẹ chú ý giữ ấm cho bé nha
     
  10. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Đối phó với những dịch bệnh bùng phát ở trẻ khi trời lạnh

    Nhiệt độ thấp là thời điểm thuận lợi để “thổi bùng”, thậm chí khiến những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo: thay vì cấm trẻ vui chơi ngoài trời, các bậc phụ huynh hãy tăng cường sức đề kháng cho con để trẻ khỏe mạnh và thoải mái làm điều mình thích.
    [​IMG]

    4 chứng bệnh trẻ dễ mắc khi trời lạnh

    Cảm cúm: Cảm cúm là những bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6 -7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà.

    Các chuyên gia y tế cho biết: Nếu không được điều trị dứt điểm, cảm cúm sẽ tái phát nhiều lần và biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp,… thậm chí tử vong.

    Tiêu chảy:
    Tiêu chảy cấp do rotavirus hay tiêu chảy mùa đông là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3-24 tháng. Sau 1-4 ngày lây nhiễm, trẻ có các biểu hiện bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng không thành khuôn hoặc toàn nước. Ở một số trẻ, tiêu chảy còn gây nôn kèm theo đau bụng. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước và điện giải quá nhiều dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không được bù nước và điện giải kịp thời.

    Viêm mũi: Viêm mũi thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Viêm mũi khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…


    Viêm phế quản
    : Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Bệnh thường khiến bé bị ho sổ mũi, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Khi bị viêm phế quản, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, ăn ngủ kém, hay bị nôn trớ.

    Sức đề kháng tăng, bệnh dịch giảm

    Để trẻ có đủ sức khỏe chống lại dịch bệnh, các bậc phụ huynh cần nâng cao khả năng miễn dịch cho con bằng cách cho trẻ ăn đủ khẩu phần ăn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt là các thực phầm chứa vitamin A, vitamin C.

    Bên cạnh đó, cần cho trẻ tăng cường tiếp xúc với những người khỏe mạnh trong môi trường bên ngoài. Việc làm này không những giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch mà còn giúp trẻ phát triển tâm lý lành mạnh và khả năng sử dụng ngôn ngữ phong phú. Tuy nhiên, cha mẹ nên tránh đưa trẻ đến những nơi ồn ào, không khí không trong lành như chợ, bến xe….

    Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ ăn bổ sung thêm bữa phụ, uống thêm sữa, nước cam, uống nhiều nước hoặc sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược như hoa cúc dại, húng chanh, kim ngân , gừng, đại thanh kết hợp với lysine, Kẽm, vitamin để tăng cường sức đề kháng nói chúng và tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp nói riêng.
     
  11. happy20072012

    happy20072012 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/4/2012
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Chủ động phòng ngừa và chặn biến chứng

    Bé nhà mình bị viêm tiểu phế quản 20 ngày nay rồi chưa khỏi. Triệu chứng chỉ là thở khò khè, nhiều đờm và hay ho về đêm thôi, ban ngày ăn và chơi ngoan, ko quấy khóc hay có biểu hiện gì mệt mỏi. Tuy nhiên vì ho đờm nhiều nên hay bị chớ, giờ thành biếng ăn mất rồi. Mình cho đi khám bsy Tuấn Đội Cấn thì bác chỉ cho thuốc ho long đờm, kháng viêm và thở khí dung thôi. Mình thấy con bị lâu biếng ăn sốt ruột quá, thà uống 1 đợt kháng sinh cho con khỏi hẳn còn hơn, đằng này chữa kiểu bác sỹ kê đơn mãi ko khỏi, đi khám lần 2 lần 3 rồi vẫn thế.
    Có mẹ nào con bị như mình thì mách cho mình cách chữa hoặc bác sỹ nào mát tay chữa bệnh này với.
     
  12. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Dùng kháng sinh trong viêm phế quản - hiệu quả hay hậu quả

    Năm 1928, Penicilin - một chất tiết ra từ nấm Penicillin notatum có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn, đã được bác sĩ, nhà sinh vật học Alexander Fleming tìm ra và trở thành kháng sinh đầu tiên trên thế giới.

    Năm 1940, Penicillin đã được đưa vào sử dụng để cứu sống các thương binh trong thế chiến thứ II và được ca ngợi như một loại thần dược cứu người vào thời đó. Ngày nay, có khoảng 6.000 loại kháng sinh được tìm thấy và 100 loại được đưa vào sử dụng trong y khoa.

    Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh, đặc biệt là viêm phế quản đang ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động bởi những hệ lụy không lường trước được.

    Sử dụng kháng sinh khi bé bị viêm phế quản mà vẫn không đỡ - nguyên nhân do đâu???


    Tại Việt Nam, số trẻ nhập viện do viêm đường hô hấp dưới, điển hình là viêm phế quản ngày càng tăng cao. Viêm phế quản ở trẻ tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu tái phát nhiều lần sẽ khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi, gầy yếu và chậm phát triển.

    Ts. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có đến 85-95% trẻ bị viêm đường hô hấp là do virus gây nên và với virus thì kháng sinh không có hiệu quả, thậm chí còn làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh”. Trên thực tế không khó để bắt gặp các ông bố bà mẹ khi con mình có hiện tượng húng hắng ho, sốt là ngay lập tức tự kê đơn và ra hiệu thuốc mua thuốc hoặc mua theo đơn thuốc cũ đã sử dụng trước đó có hiệu quả. Cẩn thận hơn, bố mẹ sẽ ra kể bệnh với người bán thuốc để được tư vấn mua thuốc và thuốc mà các mẹ nhận được là kháng sinh, chống viêm, hạ sốt; trong đó kháng sinh luôn là đầu bảng, thậm chí phải là kháng sinh “nặng” trẻ mới có thể nhanh khỏi bệnh.
    [​IMG]


    Dùng kháng sinh trong viêm phế quản - hiệu quả hay hậu quả


    Câu hỏi thường gặp của các bà mẹ nuôi con nhỏ là tại sao con tôi sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phế quản mà các triệu chứng ho, đờm, nước mũi không khỏi dứt điểm, thậm chí bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần khiến bé khó chịu, mệt mỏi và mẹ lo lắng. Nguyên nhân là do các mẹ không biết rằng tác nhân gây viêm phế quản chủ yếu đến từ virus (chiếm đến 90%) như Adenovirus, Coronavirus, Influenza A&B, virus hợp bào (RSV), Rhinovirus…, chỉ có một tỉ lệ thấp là do vi khuẩn, nấm hoặc hít phải khói bụi ô nhiễm.

    Vì vậy, việc dùng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản gần như không có tác dụng. Thậm chí, sử dụng kháng sinh dài ngày, lặp đi lặp lại nhiều lần còn khiến trẻ bị kháng kháng sinh với các bệnh nhiễm khuẩn khác, mặt khác nó còn gây ra một loạt tác dụng không mong muốn như loạn khuẩn đường ruột, dị ứng, nhiễm độc cơ quan (gan, thận…) trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

    Giải pháp cho trẻ khi bị viêm phế quản và viêm đường hô hấp khác


    Các thảo dược thiên nhiên như cúc dại, húng chanh, kim ngân hoa, đại thanh, gừng… có các thành phần kháng viêm mạnh, tăng cường hệ miễn dịch là những thảo dược vừa an toàn lại vô cùng hiệu quả cho trẻ bị viêm phế quản hoặc có vấn đề về đường hô hấp.

    Trong lá Húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron tinh dầu này có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae,… Các kết quả nghiên cứu khoa học đã xác nhận tinh dầu Húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là điều trị cảm cúm, ho, viêm họng, khản tiếng, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.

    Cúc dại chứa nhiều nhóm chất hoá học có tác dụng đặc biệt trên hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng vệ hoặc tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng theo nhiều cách. Trong máu, nó kích thích sự sản sinh các tế bào bạch cầu và tăng cường hoạt động của hệ lympho bào; nó cũng kích thích sự thực bào, và bằng cách đó các đại thực bào và kháng thể tấn công, tiêu diệt vi khuẩn. Ở mức độ tế bào, Cúc dại có tác dụng ngăn cản vi khuẩn sản sinh enzyme hyaluronidase - là enzyme có khả năng phá huỷ acid hyaluronic. Acid hyaluronic xuất hiện giữa các tế bào giúp chúng gắn kết với nhau và là một trong những cơ chế bảo vệ đầu tiên của tế bào, sự phá hủy acid hyaluronic sẽ khiến cho tế bào nhạy cảm hơn với vi khuẩn. Thông qua khả năng ngăn cản sự hình thành enzyme hyaluronidase, Cúc dại có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc bảo vệ tế bào trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

    Kim ngân hoa có rất nhiều tác dụng, trong đó phải nói đến tác dụng quan trọng là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút. Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh Kim ngân hoa có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, cùng một số loại nấm, vi rút cúm. Ngoài ra Kim ngân hoa còn có tác dụng chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

    Để hạn chế lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản và giảm tái phát các đợt cấp của bệnh, khi trẻ mới chớm có hiện tượng húng hắng ho, sốt nhẹ các mẹ hãy lựa chọn những thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, hiệu quả lại có tác dụng chống viêm mạnh; kết hợp với chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, hàng ngày vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để trẻ có được hệ hô hấp khỏe mạnh.
     
  13. giangmy9x

    giangmy9x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/9/2014
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Dùng kháng sinh trong viêm phế quản - hiệu quả hay hậu quả

    Kháng sinh là rất tốt nhưng nó phải được sử dụng theo sử chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liệu khi con bạn bị ho , hay virut kéo dài liệu không nhờ kháng sinh con bạn uống mấy loại rau củ, hau siro có khỏi được không? Khi tro ho, sốt kéo dài hãy đừng tự chữa trị mà mang trẻ đến bệnh viện để tránh những biến chứng xấu
     
  14. toanphysics

    toanphysics EM LÀ CON GÁI

    Tham gia:
    8/10/2014
    Bài viết:
    1,278
    Đã được thích:
    136
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Chủ động phòng ngừa và chặn biến chứng

    Mùa này các con dễ mắc lắm.............
     
  15. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu của ho gà để đảm bảo sức khỏe cho bé

    Căn bệnh “hiếm” ho gà vốn lâu nay không xuất hiện bởi đã được bảo vệ bằng vắc xin nay xuất hiện trở lại, với nhiều trẻ mắc ho gà dẫn đến suy hô hấp. Đáng nói các bé mắc ho gà đều không được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
    [​IMG]

    Một bệnh nhi ho gà đang được điều trị tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: L.M

    Theo TS.BS Lê Hồng Hanh, Phó trưởng khoa Hô hấp - BV Nhi Trung Ương (Hà Nội), một tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ vào viện trong tình trạng suy hô hấp do ho gà dai dẳng. Các ca bệnh ho gà khi khai thác kỹ tiền sử thì các bé đều được chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh.

    Hiện tại khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhi có biểu hiện mắc bệnh ho gà.

    Bé V.P.D (2 tháng tuổi, Hải Phòng) vừa được ra viện sau 2 tuần điều trị tại khoa Hô hấp. Người nhà bệnh nhi cho biết cách đây 1 tháng, bé D có biểu hiện ho. Tuy nhiên bé không ho bình thường mà xuất hiện từng cơn rũ rượi, tiếng thở rít, sau cơn ho xuất hiện tím tái, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở.

    Sau khi được điều trị tại bệnh viện tỉnh 10 ngày với chẩn đoán viêm phế quản phổi tình trạng bệnh nhi không cải thiện nên đã được chuyển lên bệnh viện Nhi Trung Ương. Tại đây, qua thăm khám và chụp X quang phổi, các bác sĩ nhận thấy cháu có bội nhiễm viêm phế quản, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, xét nghiệm dịch mũi họng cho kết quả dương tính với vi khuẩn ho gà.

    TS Hanh cho biết, vi khuẩn ho gà chính là thủ phạm khiến trẻ bị ho sặc sụa theo cơn, kéo dài. Có những trẻ mắc căn bệnh này ho đến cả vài tháng trời. Khi ho trẻ thường bị chảy nước mắt nước mũi, thậm chí xuất hiết mắt và con ho dữ dội, kéo dài.

    Tương tự, bệnh nhi T.P.L (2 tuổi) được gia đình đưa vào viện trong tình trạng suy thở, suy tuần hoàn. Bệnh nhi được điều trị tại khoa Điều trị tích cực do viêm phổi vì ho gà. Sau 5 ngày điều trị tại đây tình trạng bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt, bé cai được máy thở, giảm các triệu chứng viêm phổi[/COLOR]. Qua khai thác tiền sử thì bệnh nhi L cũng chưa được tiêm vắc xin ngừa ho gà đầy đủ.

    Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai) thời gian qua cũng tiếp nhận vài ca trẻ nghi ngờ mắc ho gà. Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp vì ho, biến chứng viêm phổi. Trên lâm sàng, các bệnh nhi đều có biểu hiện nghi ngờ với những cơn họ dữ dội, kéo dài, sau ho xuất tiết nhiều đờm nhớt… đặc biệt các trẻ đều có tiền sử chưa tiêm phòng. Tuy nhiên xét nghiệm dịch mũi họng để tìm vi khuẩn ho gà nhưng đều âm tính.

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, trước đây, khi chưa được tiêm phòng ho gà, tỉ lệ trẻ em mắc căn bệnh này khá nhiều. Bởi đây là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp (vi khuẩn có trong dịch mũi họng bắn ra ngoài không khí qua ho, hắt hơi, ôm hôm… ) khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Tuy nhiên suốt thời gian dài vài năm qua không ghi nhận ca bệnh nào mắc ho gà.

    Cùng quan điểm này, TS Hanh cho biết ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở giai đoạn trước kia khi trẻ chưa được tiêm phòng.

    Với bệnh ho gà, biểu hiện lâm sàng khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài. Bệnh ho gà diễn biến qua 3 giai đoạn, ở giai đoạn đầu xuất tiết bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm).

    Ở giai đoạn này để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu trứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

    Ở giai đoạn toàn phát (từ 1-2 tuần kế tiếp) bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Những cơn ho khiến trẻ cảm giác không thở được, người tím tái. Cũng chính những con ho dài dữ dội khiến trẻ mệt, kiệt sức.

    Giai đoạn 3 của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.

    TS Hanh đặc biệt lưu ý với trẻ em khi xuất hiện những biểu hiện ho kéo dài mà chưa được tiêm phòng vắc xin ho gà cần nghĩ đến nguy cơ này để đưa trẻ đi khám điều trị sớm. Tuyệt đối không tự điều trị, đến lúc trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp.

    Hiện nay, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Trẻ em cần được tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh ho gà theo đúng độ tuổi. Ngoài ra, để phòng các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh hô hấp cho trẻ.

    Theo tuetinhpharma
     
  16. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Xử lý khi bé bị đờm ở cổ là một việc cần thiết, vì nếu bé bị đờm sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây nghẹt mũi khó thở, với những bé bú bình còn gây trở ngại khi bú và ngủ. Vậy với bé bị đờm phải xử trí như thế nào, các bạn cùng tham khảo dưới đây.

    [​IMG]

    Nguyên nhân gây đờm

    Thông thường, đờm đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bú và ngủ. Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.

    Mặc dù bị viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm ở cổ họng ở trẻ em, nhưng dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em dễ bị dị ứng theo mùa, từ cuối tháng mười hai đến cuối những tháng mùa hè, giống như người lớn.

    Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

    Ảnh hưởng của đờm đến sức khỏe

    Khi có đờm, trẻ bị ho rất nhiều và bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở, đặc biệt là khi ngủ trưa.

    Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi, mà đờm không bị trục xuất. Do đó, ho gây nên cảm giác khó chịu, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

    Đờm ở trẻ sơ sinh là rất khó điều trị bởi trẻ không thể tự dùng sức để trục xuất đờm. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng không thể tự xì mũi được, do đó, trẻ bị đờm, ho, và trẻ bị sổ mũi kéo dài hơn so với người lớn.

    Đờm ở trẻ sơ sinh thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt tốt.

    Chăm sóc và điều trị trẻ bị đờm ở cổ họng

    Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, dễ bị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và các rối loạn khác.

    1. Điều trị bằng thuốc

    Thuốc điều trị là tốt nhất cho trẻ sơ sinh bởi vì giúp làm giãn phế quản, cho phép đờm bong ra dễ dàng.

    Thông thường, đối với con trẻ, tốt nhất là để cho các bác sĩ quyết định những biện pháp khắc phục.

    Các biện pháp điều trị đờm cũng sẽ phụ thuộc vào tuổi của em bé và điều kiện y tế khác.

    2. Chế độ ăn uống

    Một số thực phẩm có thể gây ra đờm: Sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, pho mát, bơ… Các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Cùng với các sản phẩm sữa, đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm tạo đờm. Vì vậy, khi trẻ có đờm, bạn nên tránh cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm trên.

    Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm và nhóm thực phẩm có thể gây ra đờm trong cổ họng, nhưng cũng có vô số các loại thực phẩm có thể giúp làm giảm nó.

    Một muỗng mật ong và gừng có thể giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn dư thừa, đây là một phương thuốc phổ biến cho nhiều người mắc.

    Thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, em bé sau đó dễ dàng ho ra đờm.

    Húng chanh - quất - mật ong cũng là một phương pháp dân gian phổ biến trị ho cho bé rất hiệu quả.

    Uống nước cũng có tác dụng tốt giúp loãng đờm.
     
  17. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Cháu ngoại tôi 5 tuổi, từ nhỏ cháu khỏe mạnh nhanh nhẹn và rất thông minh. Tuy nhiên, giọng của cháu lúc nào cũng khàn khàn. Liệu cháu bị bệnh gì ở họng?

    Nguyễn Thị Vân Anh (nguyenvan@ gmai.com)

    [​IMG]

    Họng và thanh quản đem lại tiếng nói cho con người, nhờ sự rung động của hai dây thanh khi luồng không khí đi ra từ phổi. Khi trẻ bị mất tiếng hoặc nói khàn tức là bộ phận này đã bị tổn thương. Khàn tiếng do nhiều nguyên nhân, thường gặp trong viêm thanh quản cấp. Bệnh thường khởi phát bằng một nhiễm khuẩn hô hấp trên: sau khi trẻ bị sổ mũi, xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng.Nếu điều trị hết viêm thì sẽ hết khàn tiếng.

    Theo thư bạn mô tả thì rất có thể cháu ngoại bạn bị khàn tiếng tăng động. Khàn tiếng tăng động ở trẻ nhỏ do trẻ dùng giọng quá sức mà chủ yếu do la hét nhiều khi khóc hoặc chơi đùa trên cơ sở yếu tố nhược cơ dây thanh sẵn có. Biểu hiện bằng khàn tiếng ở những mức độ khác nhau mà không tương ứng với các thay đổi ở thanh quản khi khám bệnh.

    Quan sát khi phát âm trẻ thường phải gắng sức, trương lực cơ cổ căng, sức nén của thành bụng mạnh. Khàn tiếng tăng động ở trẻ thường kéo dài rất lâu. Nếu không tích cực chữa trị có thể phát sinh những biến đổi không hồi phục của dây thanh như teo bờ tự do dây thanh làm cho trẻ khàn tiếng vĩnh viễn, nói thường xuyên mệt.

    Điều trị phục hồi giọng bằng uốn nắn cách phát âm cho trẻ. Kiên trì thuyết phục trẻ không được la hét; Điều trị chống viêm kèm theo khi có hiện tượng viêm nhiễm; Điều trị sớm khi trẻ có biểu hiện của viêm mũi họng. Tuy nhiên, khàn tiếng cũng có thể do u xơ dây thanh, dị tật dây thanh âm... Nếu có điều kiện bạn cho cháu đi khám nội soi vòm để chẩn đoán xác định.
     
  18. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Lưu ý khi dùng thuốc trị ho cho trẻ

    Ho là triệu chứng thường gặp. Riêng ở trẻ con rất dễ bị ho do dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, các bệnh tai mũi họng đưa đến cơ quan thụ cảm ho bị kích thích.

    Trẻ ho và thuốc trị ho

    Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ ho biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt. Có một số trường hợp như bị hen phế quản,viêm phế quản cấp, cần ho để tống xuất đàm nhớt mà lại dùng thuốc ức chế phản xạ ho là không có lợi, chỉ có hại. Ở trẻ chỉ nên dùng thuốc trị ho khi trẻ ho khan, ho quá mức, gây mệt, gây nôn ói, mất ngủ.

    [​IMG]

    Trẻ cũng có thể ho do cảm lạnh, nhất là vào mùa mưa. Trường hợp bị cảm lạnh, thậm chí bị viêm họng (viêm họng ở trẻ em thường do nhiễm siêu vi) gây ho. Về trường hợp này có lời khuyên: không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách: giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn (đặc biệt cho uống nước cam, nước chanh), trẻ có thể tự khỏi sau 1-2 tuần và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng, quan tâm khi thấy trẻ ho, cho trẻ dùng thuốc trị ho ngay.

    Loại thuốc trị ho hay được dùng là thuốc kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng nhưng cũng có tác dụng làm dịu, giảm ho, và thuốc dùng cho trẻ có dạng sirô hoặc thuốc nước. Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin có thể kể: sirô Phénergan, sirô Théralène. Còn thuốc chứa nhiều thành phần giảm ho (trong đó có thuốc kháng histamin và thuốc ức chế ho là dextromethorphan), có thuốc nước Pulmofar, sirô Toplexil, sirô Atussin… Liều của thuốc dạng sirô được tính theo muỗng hoặc dụng cụ lường có khắc vạch kèm theo thuốc, liều dùng như thế nào cho trẻ sẽ căn cứ vào bản hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc để biết. Đặc biệt, thuốc trị ho chứa hoạt chất chứa kháng histamin có một tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Rất đáng tiếc là có một số bậc phụ huynh lạm dụng tác dụng phụ gây buồn ngủ cho trẻ uống sirô Phénergan hay sirô Théralène giống như thuốc ngủ để trẻ không quấy, không khóc đêm và dùng vài ngày, từ tháng này sang tháng kia (!). Dùng như thể rất có hại cho sức khoẻ của trẻ.

    Thông tin y học mới nhất có khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc trị ho chứa thuốc kháng histamin (như sirô Phénergan) vì đối trẻ quá nhỏ thuốc có thể gây kích động, co giật.

    Những lưu ý

    - Khi thấy trẻ ho và đã cho dùng một số thuốc trị ho thông thường như sirô chống dị ứng trị ho kể ở trên dăm ba ngày không thấy đỡ, hoặc thấy trẻ ho mà cách thở, nhịp thở bất thường như: thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn, nên đưa trẻ đi đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ khám bệnh ngay để được điều trị kịp thời.

    - Cần phải đặc biệt chú ý, có loại thuốc viên trị ho trong thành phần chứa CODEIN (như biệt dược Neocodion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine-codein…) chỉ dành cho người lớn, không được dùng cho trẻ. Đã có trẻ quá nhỏ ngộ độc thuốc codein bị ngủ lịm, ngừng thở.

    - Thấy trẻ ho và đã cho trẻ dùng thuốc sirô chống dị ứng ho dăm ba ngày mà không thấy đỡ thì nên đưa trẻ đi khám. Lúc này, rõ ràng chọn lựa khi nào nên dùng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc làm loãng đàm, thậm chí dùng thêm kháng sinh, thuốc chống viêm loại corticoid chỉ có bác sĩ là người hiểu biết chuyên môn chỉ định dùng đúng thuốc. Có khi, chính nhờ bác sĩ khám mà phát hiện trẻ bị ho do dị vật trong đường thở.

    - Có một số trường hợp, ta thấy các bác sĩ điều trị ho cho trẻcó dùng kháng sinh do đã xác định ho là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định sẽ có bội nhiễm. Có khi bác sĩ cho trẻ dùng thuốc chống viêm loại corticoid (như prenisone, prednisolone, dexamethasone…) khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi, viêm phế quản…). Hoặc để trị ho có đàm đặc, khó khạc, có loại thuốc làm loãng đàm tức làm giảm độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản như Mucomyst, Exomuc… cũng được bác sĩ chỉ định cho trẻ. Xin được nhấn mạnh, những thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid phải để cho bác sĩ khám bệnh cho trẻ chỉ định, các bậc phụ huynh không nên tự ý tìm cách mua cho trẻ dùng, dùng sai sẽ có hại cho trẻ.

    - Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp để tránh các bệnh viêm, nhiễm khuẩn đường hô hấp kéo dài và tái phát nhiều lần ở trẻ.
     
  19. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    • Cho đến nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng bệnh và điều trị, viêm phổi vẫn là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi).

    Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 trẻ nhỏ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp 3-5 lần trong đó khoảng 1-2 lần viêm phổi.

    Khi bị viêm phổi, trẻ bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.

    [​IMG]

    Nguyên nhân

    Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Cụ thể là:

    - Vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước đẻ: 33% trẻ bị viêm phổi.

    - Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước đẻ: 51,7% trẻ bị viêm phổi.

    - Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi.

    Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.

    Biểu hiện lâm sàng

    Triệu chứng ban đầu: thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu. Cần cho trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu có 1 trong các biểu hiện sau:

    - Bú kém hoặc bỏ bú.

    - Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt mặc dù đã ủ ấm.

    - Li bì.

    - Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.

    Triệu chứng điển hình:

    - Triệu chứng toàn thân: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng...

    - Suy hô hấp: Trẻ khó thở, rút lõm lồng ngừng, có thể tím tái, có cơn ngừng thở.

    - Nghe phổi có thể có ran ẩm nhỏ hạt.

    - Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính trong máu tăng cao, trường hợp nặng có thể giảm hơn bình thường do trẻ không còn khả năng đề kháng.

    - Chụp phổi có thể thấy các đám mờ rải rác ở 2 thể phế trường.

    Điều trị

    - Chống suy hô hấp: Tại bệnh viện trẻ sẽ được hút đờm rãi, thở ôxy... tuỳ theo mức độ suy thở.

    - Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh phổi hợp 2 loại, phổ rộng, có hiệu quả với cả chủng vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Cần dùng đủ liều cần thiết và nên tiêm đường tĩnh mạch.

    Phòng bệnh

    - Bảo đảm giữ ấm cho trẻ.

    - Chăm sóc, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng cho trẻ.

    - Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn.

    - Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng.

    Làm tốt những việc trên, các bậc cha mẹ sẽ giúp phòng tránh viêm phổi, giúp trẻ khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ sơ sinh.

    BSCKII. Nguyễn Kim Nga

    Sức khỏe & Đời Sống
     
  20. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Ngại đưa con đến bệnh viện khi trẻ có biểu hiện đau ốm vì sợ mất thời gian, lây nhiễm chéo..., không ít gia đình ngày nay thường dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây hoặc nghe theo lời khuyên của người thân quen để tự mình mua thuốc cho con uống.

    Cho trẻ tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sỹ đã là không đúng, vậy nhưng nhiều bà mẹ còn mắc phải những sai lầm tai hại hơn thế. Uống thuốc không đúng cách không chỉ khiến thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm cho trẻ.

    Xin liệt kê ra đây 6 sai lầm tai hại mà rất nhiều bà mẹ mắc phải khi chăm sóc con ốm và cho con uống thuốc

    1. Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

    Bất cứ loại thuốc nào cũng có kèm tờ hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát cho thấy rằng 13% cha mẹ cho con uống thuốc mà không cần biết tờ hướng dẫn sử dụng ở đâu; 25% cha mẹ thỉnh thoảng đọc nhưng chỉ đọc những lưu ý quan trọng chẳng hạn như những gì không nên ăn cùng thuốc; và 38% phụ huynh sau khi cho con uống thuốc mới đọc hướng dẫn sử dụng và quan sát phản ứng phụ của con sau đó.

    Đây là một thói quen rất không tốt. Mỗi loại thuốc đều có rất nhiều điểm đặc biệt cần lưu ý để thuốc phát huy tác dụng đúng nhất và không làm ảnh hưởng đến người uống thuốc. Ví dụ như một số loại thuốc dị ứng có thể gây buồn ngủ nên nếu mẹ không đọc các hướng dẫn, đứa trẻ có thể sẽ có các triệu chứng như buồn ngủ vào ban ngày, ảnh hưởng đến việc học.

    Hay một số loại thuốc cần phải uống với một "dạ dày trống rỗng" để phát huy hiệu quả, chẳng hạn như khi trẻ thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Cụ thể, 1-2 giờ trước khi ăn và 2-3 giờ sau bữa ăn.

    [​IMG]
    Uống thuốc không đúng cách không chỉ khiến thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm cho trẻ. (ảnh minh hoạ)

    2. Không hiểu các thành phần chính của thuốc

    Hầu hết các bà mẹ khi đi siêu thị để mua thức ăn đều sẽ chú ý đến danh sách thành phần có trong thực phẩm. Vậy nhưng đối với những đứa trẻ trước khi điều trị, nhiều bậc cha mẹ lại không chú ý đến thành phần của thuốc. Thuốc cảm lạnh và thuốc hạ sốt là hai loại thuốc mà thành phần của nó dễ dàng bị bỏ qua nhất.

    Các thành phần chính của thuốc hạ sốt chủ yếu là ibuprofen, acetaminophen và các thuốc kháng viêm không steroid khác, và nhiều loại thuốc cảm lạnh cũng có chứa những thành phần này. Nếu trẻ bị sốt, mẹ không cần thiết phải dùng cùng lúc cả 2 loại thuốc bơi gan và thận có thể bị rối loạn chức năng do quá tải. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    3. Không để ý đến cân nặng của trẻ khi xác định liệu lượng thuốc

    Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng bỏ qua các tác động của trọng lượng cơ thể đến liều lượng thuốc cho trẻ. Trong trường hợp bình thường, để xác định liều lượng thuốc cho trẻ cần dựa vào cả 2 yếu tố: Độ tuổi và Cân nặng.

    Nếu đứa trẻ có trọng lượng nặng hơn số cân nặng bình thường của các bé cùng tuổi, lượng thuốc cũng cần khác. Ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi nặng 30 kg, đã đạt đến mức cân nặng của đứa trẻ 10 tuổi, nhưng chức năng gan và thận vẫn chỉ là 6 tuổi, nếu dùng thuốc quá nhiều, gan và thận của trẻ sẽ dễ bị rối loạn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ, chọn liều lượng thích hợp.

    4. Ước lượng lượng thuốc nước bằng mắt

    Khi cho con uống thuốc dạng nước, nhiều chị em hay dùng cách ước lượng tương đối bằng mắt thường. Nếu mẹ sử dụng thìa để đong thuốc, rất khó để ước lượng chính xác. Với các dạng thuốc nước, nên sử dụng cốc đo lường để cho bé uống đúng và đủ.

    Nói chung cho con uống thuốc nước chênh lệch một chút cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc điều trị. Nhưng nếu dùng thuốc lâu dài sẽ khiến thuốc kém hiệu quả.

    5. Chưa hiểu mối liên hệ thực phẩm và thuốc

    Phải hiểu những thực phẩm cấm kỵ cho con ăn/uống cùng thuốc. Chẳng hạn như cho con uống sữa, các loại nước ép trái cây cùng thuốc. Một số loại thuốc sẽ bị lượng canxi trong sữa khiến không hòa tan được, ảnh hưởng đến sự hấp thụ, do đó làm giảm hiệu quả.

    Gần đây, một tin tức gây ra mối quan tâm. Một con đực vì bệnh tật, cha mẹ thường ăn các loại thuốc màu đỏ, và luôn luôn nói với anh rằng, nước ép dưa hấu, dưa hấu vì anh sợ phải nhìn thấy. Nhiều bậc cha mẹ sẽ nói dối khi thuốc cho uống thuốc là kẹo hoặc nước ép trái cây, phương pháp này là không mong muốn, có thể không chỉ làm cho sự sợ hãi của trẻ em các loại thuốc cũng có thể gây tác động tâm lý đối với trẻ em trong tương lai.

    6. Không thực hiện "3 Kiểm tra" trước khi cho con uống thuốc

    Các chuyên gia cũng gợi ý rằng cha mẹ nên thực hiện "3 Kiểm tra" khi cho con uống thuốc:

    - Khi mua, kiểm tra bao bì thuốc nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị mở hoặc nhãn không rõ ràng. Nếu bao bì thuốc phồng, có thể hết hạn và không nên được sử dụng lại.

    - Sau khi trở về nhà, kiểm tra kỹ các hướng dẫn bên trong hộp một lần nữa.

    - Mở lọ thuốc, kiểm tra màu sắc, hình dạng, kích thước và vị giác. Nếu mẹ cảm thấy trước và khác nhau, nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ xác nhận trước khi cho con dùng.
     

Chia sẻ trang này