Kinh nghiệm: Trẻ Sinh Non Những Điều Bố Mẹ Cần Phải Biết

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi thuhonginfopowers, 25/2/2015.

  1. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Những điều mẹ cần chú ý khi tắm cho bé vào mùa hè

    Khi tắm cho bé vào mùa hè mẹ cần chú ý những điều dưới đây.
    [​IMG]
    Những điều mẹ cần chú ý khi tắm cho bé vào mùa hè
    **** Bài viết liên quan:
    - Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Hè
    - Điều mẹ cần chú ý vệ sinh rốn khi tắm cho bé vào mùa hè.

    Trong tuần đầu tiên và sau này, bạn có thể dùng phương pháp lau người đơn giản bằng cách dùng một khăn mềm nhúng vào nước ấm và lau sạch từng phần của cơ thể bé.

    Ngoài ra, bạn có thể cho bé tắm bồn. Không cần phải đợi cho đến khi dây rốn khô và tự rụng hay vết thương lành lặn hoàn toàn, bạn mới cho bé tắm ngập trong chậu nước. Thực tế, tắm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Hơn thế, cách tắm này còn giúp cơ thể bé không bị mất nhiệt.

    Mặc dù một số bậc phụ huynh rất thích tắm bé hằng ngày để đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối nhưng đối với trẻ sơ sinh, việc này lại không hoàn toàn nhất thiết. Cho đến khi bé biết trườn bò... thì việc tắm rửa mới cần nhiều hơn 1 - 2 lần/tuần. Vì thế chỉ cần làm vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay bỉm hay đại tiện là cơ thể bé đã hoàn toàn sạch sẽ.

    Tuy nhiên, vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao thì tắm nước ấm hằng ngày lại có tác dụng làm mát cơ thể và giúp bé thoải mái.

    Việc lạm dụng các chất làm sạch đều có thể gây hại cho làn da mỏng mảnh của bé. Chỉ cần các loại nước tắm có độ pH dịu nhẹ hay xà phòng trung tính được chứng minh là an toàn và nên sử dụng với liều lượng “tiết kiệm” trong những tuần đầu bé vừa chào đời.

    Cần rửa sạch tay của người tắm. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng phục vụ cho việc tắm bé và cần có ít nhất 1 chiếc khăn lớn sạch để làm khô người bé sau khi nhấc từ chậu nước ra, tã lót và quần áo sạch.

    Đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức hợp lý và nước đủ ấm, không quá nóng – khoảng 38oC là vừa. Không dùng nước lạnh tắm bé mà nước phải âm ấm dù là mùa hè.

    Đối với bé mới sinh, mực nước trong chậu chỉ là khoảng 13cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào.

    Thời gian tắm cho bé không nên quá 10 phút

    Tag: Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè, cách tắm cho bé sơ sinh vào mùa hè, cach tam cho tre so sinh vao mua he, cach tam cho be so sinh vao mua he, cach tam cho tre so sinh, cách tắm cho trẻ sơ sinh, hướng dẫn cách tắm cho bé sơ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

    Nguồn: Attipas.vn
     
    Đang tải...


  2. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

    Mẹ có biết nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ sơ sinh phòng chống được bệnh cho trẻ. Nhưng tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào? Tắm trong thời gian bao lâu, nên tắm vào thời điểm nào chắc chắn Mẹ vẫn đang băn khoăn. Mời mẹ hãy tham khảo bài viết Attipas Việt Nam đã tổng hợp giúp mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh tốt nhất nhé!
    [​IMG]
    Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
    Trẻ có thể tắm nắng khi nào?

    Mẹ biết không, sau khi sinh khoảng 1 tuần là bạn có thể bắt đầu cho trẻ tắm nắng ngay. Mùa hè, mẹ nên cho con tắm nắng vào khoảng từ 6 – 9h sáng. Lúc này, lớp khí quyển mỏng hơn, lượng hơi nước bốc lên giảm nên tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời nhiều.

    Nếu không ra ngoài, có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản tia tử ngoại. Vào mùa lạnh, có thể tắm nắng cho bé từ 6 – 10h sáng nhưng tốt nhất là khoảng từ 15 – 17h chiều vì buổi sáng lạnh, trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.

    Thời điểm tắm nắng cho bé thích hợp

    Thời điểm thích hợp để cho bé tắm nắng là từ 6 – 9h sáng và sau 4h – 5h chiều. Từ 6 – 9h sáng là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Còn sau 4h – 5h chiều là khoảng thời gian thành phần X-quang trong tia cực tím nhiều, có thể giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho, hỗ trợ sự phát triển của xương.

    Bạn cần chú ý là từ giữa trưa đến 4h chiều không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh nhất, vì thế dễ gây tổn thương cho da.
    Tắm nắng cho bé trong bao lâu là phù hợp?

    Cho bé tắm nắng trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi của bé và tăng dần từ 10 phút đến 30 phút tùy theo sự phát triển của bé. Thông thường trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng.

    Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé. Để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, bạn nên “tập” cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng.

    Cách tắm nắng cho bé

    Đặt bé nằm duỗi như tư thế nằm trên giường sao cho ánh nắng mặt trời tiếp xúc với lưng đầu tiên, sau đó là hai bên thân mình, cuối cùng mới là bụng và ngực. Khi mới cho bé tắm nắng, chỉ nên để ánh nắng chiếu vào từng phần (như đã chia ở trên) trong khoảng 1 phút, lâu dần mới tăng thời gian lên.

    Vào mùa hè, tỉ lệ tia cực tím trong ánh nắng thường cao hơn các mùa khác nên bạn phải chú ý bảo vệ đầu và mắt cho bé. Tốt nhất là cho bé đội mũ làm bằng chất liệu vải sợi tự nhiên, thoáng mát, thấm mồ hôi và đặc biệt phải rộng vành để che ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.

    Cho bé mặc ít quần áo khi tắm nắng

    Khi bắt đầu, bạn cứ cho bé mặc quần áo như bình thường. Phơi nắng được một lúc, nếu cảm thấy nhiệt độ cơ thế bé tăng lên, bạn mới dần dần cởi bớt áo quần cho bé. Làm như vậy sẽ khiến bé cảm thấy rất sảng khoái mà lại đảm bảo sức khỏe cho bé.

    Sau khi tắm nắng xong, nên mặc thêm quần áo cho bé luôn bởi trong lúc phơi nắng, các lỗ chân lông nở to ra nên khi bạn đưa bé vào nhà hoặc nơi râm mát, các khí lạnh sẽ dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm lạnh nhanh, thậm chí dẫn đến cảm lạnh.

    Phơi nắng qua cửa kính làm giảm tác dụng rất nhiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị ngăn cách bởi một tấm kính, tỉ lệ tia cực tím giảm xuống 50%, ở vị trí cách cửa sổ 4m, tỉ lệ này giảm xuống còn 2% so với ngoài trời. Vì vậy, đứng trong nhà phơi nắng qua kính cửa sổ thực sự không có hiệu quả.

    Trên đây là cách tắm nắng an toàn và tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
    Chúc mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh!

    *** Bài viết liên quan:

    - Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
    - Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất
    Tag: cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh, cách phơi nắng cho trẻ sơ sinh, tắm nắng cho trẻ sơ sinh, cách tắm nắng cho trẻ, tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh, giờ tắm nắng cho trẻ sơ sinh, cách tắm nắng cho bé sơ sinh

    Nguồn: Attipas.vn
     
  3. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Tắm lá trè xanh cho trẻ sơ sinh có tốt không?

    Hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ trẻ thường tắm trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh vì trong lá chè lượng chất catechin trong trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, diệt các vi khuẩn cộng sinh trên da, diệt vi rút cúm và chống phóng xạ, giúp tạo một lớp màng bao bọc, che chở cho bé khỏi những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
    [​IMG]
    Tắm lá trè xanh cho trẻ sơ sinh có tốt không?

    Mặc dù trà xanh rất tốt, nhưng các bà mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng loại lá này để tắm cho trẻ, chỉ nên dùng trà xanh tắm cho bé 2 lần một tuần, vì nếu tắm nhiều sẽ khiến da bé trở nên nhạy cảm hơn. Có thể thay đổi luân phiên tắm cho bé bằng nước trà xanh hoặc chanh tươi để bé yêu có làn da luôn khỏe mạnh.

    Lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh :

    - Không nên tắm quá nhiều sẽ không tốt cho trẻ vì da bé mỏng nên rất nhạy cảm .
    - Trong một tuần chỉ tắm 2 lần .
    - Có thể thay đổi luân phiên tắm cho trẻ bằng nước chè xanh hoặc tươi để bé có là da khỏe mạnh.

    Cách sử dụng trà xanh tắm cho bé:

    Lấy 300g lá trà xanh, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau đó gạn lấy nước, pha vào chậu tắm ở nhiệt độ nước từ 30 – 38 độ C.

    *** Bài viết liên quan:
    - Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
    - Những điều mẹ cần chú ý khi tắm cho bé vào mùa hè
    - Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

    Tag: Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè, cách tắm cho bé sơ sinh vào mùa hè, cach tam cho tre so sinh vao mua he, cach tam cho be so sinh vao mua he, cach tam cho tre so sinh, cách tắm cho trẻ sơ sinh, hướng dẫn cách tắm cho bé sơ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
    Nguồn: Sưu tầm
     
  4. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Kinh Nghiệm Khi Chọn Sữa Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh
    Chắc chắn các mẹ đều 1 lần phải lựa chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh. Nhưng không phải mẹ nào cũng có kinh nghiệm lựa chọn cho con những loại sữa tắm tốt nhất. Hôm nay Attipas Việt Nam xin chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm để chọn sữa tắm tốt nhất cho con yêu.
    [​IMG]
    Kinh Nghiệm Khi Chọn Sữa Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh
    Bài viết liên quan:
    - Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
    - Tắm lá trè xanh cho trẻ sơ sinh có tốt không?

    1. Dựa vào thành phần và chiết xuất
    Các mẹ nên chọn loại sữa tắm chuyên dụng cho trẻ nhỏ chứa nhiều Vitamin, tinh chất sữa tự nhiên, không chỉ có tác dụng giúp da sạch sẽ mà còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da nhạy cảm của bé.
    Các loại sữa tắm làm sạch da mà không làm mất các chất nhờn sinh lý tự nhiên trên da. Hoặc các mẹ cũng có thể chọn loại sữa có tinh dầu olive,tinh dầu đậu nành, hay tinh dầu quả hạnh. Những loại sữa tắm chứa các thành phần này sẽ giúp làn da của bé nhanh chóng mềm mại và mịn màng.
    Nếu bạn sợ da bé bị kích ứng thì nên chọn loại massage nhẹ nhàng với tinh dầu oải hương.
    2. Dựa vào da của bé
    Nên chọn loại sản phẩm sữa tắm dành riêng cho từng loại da của bé
    Nếu da bé khô thì các mẹ nên chọn mua loại sản phẩm có nhiều kem giữ ẩm. Nếu da bé nhạy cảm với ánh nắng, môi trường thì các mẹ hãy chọn mua kèm kem dưỡng có cả thành phần kem chống nắng dành cho trẻ em.
    Có một số loại sữa tắm đặc biệt thích hợp cho những bé nào bị nhiều rôm sảy, tuy nhiên các mẹ cũng nên cẩn thận thử trước một ít cho bé trước khi dùng toàn thân xem có hợp với da bé không vì nhiều bé tắm không hợp sẽ bị mẩn ngứa.
    3. Dựa vào mùi hương
    Sữa tắm cho bé thường có rất nhiều mùi, chủ yếu là mùi hoa quả như: mâm xôi, chuối, táo, cam… Nhưng cũng có những loại chiết xuất từ lúa mạch, giàu dưỡng chất vitamin và loại chiết xuất từ cây nha đam và tinh dầu hoa anh thảo có hương thơm nhẹ nhàng.
    4. Dựa vào xuất xứ
    Nên chọn sữa tắm có ghi xuất xứ rõ ràng. Xuất xứ thì có thể dựa vào mã vạch trên sản phẩm. Tuyệt đối không nên mua sản phẩm không ghi nơi sản xuất, mã vạch.
    Không nên tin vào lời giới thiệu đó là hàng xách tay hay hàng nước ngoài xịn. Vì da bé rất nhạy cảm và dễ bị bệnh ngoài da nên chúng ta không được tùy tiện dùng các sản phẩm không được đảm bảo như vậy.
    5. Tham khảo ý kiến mọi người
    Trước khi tìm mua sữa tắm cho bé, nên tham khảo những người có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, bạn bè, thậm chí tham khảo qua ý kiến trên mạng để được họ giới thiệu cho những sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín lâu năm cũng như đã được chứng minh an toàn trên thực tế. Tuyệt đối không mua những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
    6. Chọn mua loại dành riêng cho em bé
    Hãy chọn đúng sản phẩm có ghi “dành cho trẻ em” trên bao bì
    Da trẻ em, nhất là bé sơ sinh không giống da người lớn, nên nếu tắm gội cho bé bằng đồ của người lớn rất dễ dị ứng. Vì vậy khi mua, bạn hãy chọn đúng sản phẩm có ghi “dành cho trẻ em” trên bao bì.
    7. Xem kỹ bao bì
    Khi mua phải kiểm tra kỹ xem bao bì sản phẩm sữa tắm có còn nguyên vẹn hay không. Khi kiểm tra bao bì, bạn cũng có thể xem được hạn sử dụng ghi trên đó để tránh mua phải những sản phẩm gần hết hạn sử dụng.
    8. Sản phẩm có ghi chú rõ ràng
    Các loại mỹ phẩm dành cho bé nói chung và sữa tắm nói riêng đều có ghi chú kỹ lưỡng về thành phần hóa chất, cách sử dụng và công dụng của từng loại. Khi mua sản phẩm, bạn nên chọn loại có ghi chú cụ thể các thông số này.
    Ngoài ra, đối với sản phẩm sữa tắm bạn đã mua về, nếu dùng lần đầu cho bé thấy các biểu hiện dị ứng như mẩn đỏ, ngứa… thì phải dừng ngay lại và đổi sang loại khác khi các triệu chứng trên đã lành.
    Tag: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè, cach tam cho tre so sinh vao mua he, kinh nghiệm chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh, chọn sữa tắm tốt cho trẻ sơ sinh, sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh, sữa tắm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt, sữa tắm tốt cho trẻ sơ sinh, chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh.
    Nguồn: Sưu tầm
     
  5. hoahongxanh2014

    hoahongxanh2014 mẹ bông

    Tham gia:
    14/8/2014
    Bài viết:
    4,521
    Đã được thích:
    893
    Điểm thành tích:
    773
    cảm ơn bài viết của nàng nha,hihi
     
  6. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Tắm sửa tắm cho bé nhỏ bây giờ cũng sợ lắm, nên bống nhà chị mình đến 4, 5 tuổi mới cho tắm sữa tắm
     
  7. phuonglinhlinh92

    phuonglinhlinh92 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    6/8/2012
    Bài viết:
    1,046
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    48
    vâng đúng là sữa tắm giờ còn gây nguy hiểm nữa chứ
     
  8. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Nhưng giờ có sữa tắm cho trẻ sơ sinh . Mình cứ chọn hãng nào có uy tín dùng là ok chi ạ. Em thì tăm cho con lúc mới sinh .
     
  9. lemylinh1104

    lemylinh1104 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/3/2015
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    mình thì toàn tắm lá sài đất đun loãng tắm cho con thui. không giám dùng sữa tắm vì dù sao cũng là hóa chất.trộm vía 2 bé nhà mình rất trắng và da rất mịn màng chưa bao giờ bị rôm sảy.
     
  10. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 5 Tháng Tuổi Tốt Nhất
    Bé của bạn đã được 4 tháng tuổi và đang dần thích nghi với chế độ dinh dưỡng và cuộc sống hàng ngày. Vào giai đoạn này, trẻ đã dần hình thành được thói quen trong việc dinh dưỡng và ngủ nghỉ hàng ngày. Chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, bạn cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của bé.
    [​IMG]
    *** Bài viết liên quan:
    - Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi
    - Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi Tốt Nhất
    - Tắm Lá Trè Xanh Cho Trẻ Sơ Sinh Có Tốt Không?

    Đặc biệt mẹ có biết bắt đầu từ 5 tháng đã có thể cho bé tập ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn.Bé được 5 tháng tuổi vẫn cần được bú mẹ. Mẹ nhớ cho bé ăn đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột rau xanh, đạm, chất béo và vitamin… Bé của bạn cũng không được ăn thừa chất. Thừa tinh bột sẽ cản trở cơ thể hấp thụ canxi, làm cho nhiều trẻ em béo nhưng vẫn được bác sĩ chẩn đoán là còi xương.
    Pha sữa bột cho trẻ
    Sữa bột nên được pha đúng công thức như trong hướng dẫn sử dụng. Pha sữa quá đặc hoặc quá lỏng đều có ảnh hưởng không tốt tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé. Sữa quá đặc có thể ép “thận” của bé làm việc quá tải, khiến bé dễ mắc phải chứng táo bón.
    Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng quá nhiều có thể khiến bé thừa cân, trong khi sữa pha loãng có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé khiến bé bị thiếu cân so với mức cân nặng tiêu chuẩn. Ngoài ra, mẹ không nên pha sữa cùng nước hoa quả, sẽ làm mất tác dụng của các thành phần dinh dưỡng trong sữa
    Chuẩn bị đồ ăn dặm cho trẻ
    Các loại thực phẩm ăn dặm cho bé phải đảm bảo nhỏ, mịn, có mùi vị dễ chịu và dễ tiêu hóa để kích thích bé muốn thử và muốn ăn. Ba mẹ nhớ theo dõi phản ứng của bé với những loại thực phẩm này, phòng khi bé bị dị ứng hoặc chưa sẵn sàng ăn dặm.
    Các biểu hiện muốn ăn dặm của trẻ bao gồm:
    - Miệng nhai tóp tép bắt chước người lớn.
    - Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn.
    - Đã ngồi khá vững (cứng cổ).
    Mục đích của giai đoạn này là Tập cho bé làm quen với cách ăn bằng thìa, với thức ăn đặc hơn sữa là chính.
    Vì vậy, lượng ăn hàng ngày của bé nên tính theo thìa. Bắt đầu từ 1 thìa (1 thìa = 5ml) và có thể tăng dần nếu bé hào hứng.
    Lượng tối đa là 10 thìa.
    Cách thức cho bé ăn dặm ở tháng thứ 5
    Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
    Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé.
    Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn.
    Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:
    Nhóm I: Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ).
    Nhóm II: Rau, quả (Tiếp đến là rau củ nghiền thật nhỏ).
    Nhóm III: Cá Thịt Đậu phụ Trứng Các sản phẩm từ sữa (Tiếp tới là đậu phụ và cá thịt trắng).
    Lựa chọn thìa cho bé ăn dặm
    Lựa chọn được thìa phù hợp giúp trẻ có thể dùng lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng, góp phần hình thành các phản xạ nhai, nuốt của trẻ. Những phản xạ này sẽ được lưu lại cho tới khi trẻ lớn. Vì vậy mà lựa chọn thì góp phần quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn uống sau này của trẻ.
    Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
    Nguồn: Attipas.vn
     
  11. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 6 Tháng Tuổi Tốt Nhất
    Khi bước vào tháng thứ 6 bé có dấu hiệu đói nhiều, cân nặng của bé tăng trậm lúc này bé cần ăn dặm. Mẹ cần có chế độ chăm sóc bé hợp lý. Dưới đây Attipas chia sẻ các mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tốt nhất
    [​IMG]
    *** Bài viết liên quan:
    - Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 5 Tháng Tuổi Tốt Nhất
    - Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi

    Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ của bé
    Ở tháng thứ 6, đa số các em bé sẽ được mẹ cho ăn món ăn dặm đầu tiên. Nhưng cũng có những bé đã được cho ăn từ sớm hơn, và đã chịu nhai nhóp nhép thức ăn một cách ngon lành rồi. Bạn hãy lưu ý rằng bé sẽ mất dần lượng sắt vốn có sẵn trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ, và cần phải bổ sung thêm
    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
    - Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
    - Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7h tối.
    - Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
    - Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))
    - Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
    - Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)
    - Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé
    Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này
    - Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
    - Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
    - Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
    - Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
    - Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
    - Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
    - Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 - 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
    - Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
    Giấc ngủ bé
    Em bé của bạn vẫn cần 3 giấc ngủ kéo dài khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày, và 10 tiếng vào ban đêm. Việc dỗ bé ngủ đôi khi làm bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bé không thích ngủ nhiều. Ban đêm bạn ru bé ngủ bằng cách nào thì cũng hãy thực hiện y như vậy cho bé vào ban ngày. Nếu vợ chồng bạn cùng đồng lòng và kiên nhẫn, bạn sẽ tạo được cho bé thói quen ngủ với những tiếng động ồn ào xung quanh.
    Hành vi ứng xử của bé
    Ở độ tuổi này, em bé của bạn có thể học cách tắc lưỡi như người lớn. Một số thậm chí còn túm lấy mũi hay cằm của bố mẹ và ngậm mút ngon lành. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn phát triển bằng miệng, khi mà em bé của bạn sẽ khám phá rất nhiều điều mới mẻ bằng miệng của mình. Bạn đừng quá cứng nhắc trong vấn đề giữ vệ sinh cho bé, hay quyết liệt không cho ngậm bất cứ thứ gì vào miệng. Giờ đã là thời điểm bé của bạn tập ăn dặm, xung quanh bé có la liệt những thứ đồ có thể sạch sẽ, vô trùng, cũng có thể mất vệ sinh. Bạn phải làm quen với điều này thôi.
    Nếu bạn vẫn chưa có thói quen đọc sách cho bé mỗi tối, hãy bắt đầu từ bây giờ. Hãy quan sát khuôn mặt bé khi bạn chỉ cho bé những hình ảnh sống động hay những cảnh quen thuộc. Mỗi khi giao tiếp với con, bạn đừng nhận xét hay phê phán điều gì, bởi vì em bé của bạn chắc chắn không làm như vậy đâu.
    Giữ cho bé luôn khỏe mạnh
    Tháng này em bé của bạn đã đến ngày tiêm mũi chủng ngừa thứ 3, nên bạn hãy hẹn lịch chích ngừa cho bé, hoặc tìm hiểu địa điểm có dịch vụ tiêm ngừa miễn phí cho trẻ em. Sau khi bé chích ngừa, bạn hãy để bé được nghỉ ngơi yên tĩnh. Những phản ứng phụ sau khi tiêm ngừa là khá hiếm hoi, nhưng em bé của bạn có thể sẽ hơi khó chịu, quấy khóc sau khi chích. Hãy tham khảo thêm thông tin và biểu đồ chủng ngừa trong trang web này để biết thêm chi tiết.
    Nhiều em bé bị cảm lần đầu tiên khi được khoảng 6 tháng khiến bố mẹ lo lắng khá nhiều. Các ông bố, bà mẹ đều cảm thấy lo sợ khi con mình bị bệnh lần đầu tiên, và thường nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu bạn có cảm giác bé không được khỏe mạnh, mặc dù bé vẫn tỏ ra bình thường, thì bạn vẫn nên đưa bé đi khám. Những dấu hiệu cho thấy bé không được khỏe là bé thay đổi lượng ăn uống, nhiệt độ cơ thể tăng, phát ban đỏ, nôn ói, hay bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc.
    Cùng chơi đùa với bé
    Hai mẹ cọn bạn hãy tham gia các hoạt động xã hội, chẳng hạn như nhóm trẻ chơi chung cho bé, lớp thể dục thẩm mỹ cho mẹ, nếu bạn thấy hứng thú. Bạn cũng có thể đăng ký cho bé vào lớp matxa cho em bé, hay đơn giản chỉ cùng các ông bố, bà mẹ khác đẩy con đi dạo. Những hoạt động này chính là phương cách hữu hiệu giúp bạn tạo mối quan hệ với cộng đồng.
    Bạn đừng quan niệm rằng bạn phải ở bên cạnh chơi với con suốt cả ngày. Thực ra em bé của bạn cũng cần có những khoảng thời gian yên tĩnh, và sẽ cảm thấy thư giãn khi được ở một mình. Nếu bé vui vẻ, sảng khoái và không bị đói bụng, không buồn ngủ, thì bạn hãy để bé một mình, chỉ nằm nhìn ngắm món đồ chơi nào đó, tự bé sẽ tạo ra niềm vui cho chính mình. Làm như vậy nghĩa là bạn đã giúp bé hình thành một kỹ năng sống quan trọng cho suốt cuộc đời sau này, ngay từ những năm tháng đầu đời của bé.
    Khi bạn cười với bé, bé sẽ cười đáp lại. Bé sẽ tỏ ra thích thú một số trò chơi nhỏ và gần như đoán trước được trò đó sẽ diễn ra tiếp theo như thế nào. Nhưng đừng kéo dài trò chơi quá lâu với bé, em bé của bạn chưa đủ sức chơi hay trò chuyện với bạn lâu, và bé sẽ tỏ thái độ cho bạn biết điều này. Bé có thể sẽ ko chăm chú nhìn bạn nữa mà nhìn đi chỗ khác, trở nên cáu kỉnh, và có thể khóc. Như thế nghĩa là bạn hãy ngưng trò chơi lại và chuyển bé sang hoạt động khác.
    Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, cach cham soc tre so sinh 6 thang tuoi.
    Nguồn: Attipas.vn
     
  12. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trẻ Sơ Sinh 5 Tháng Tuổi Những Điều Mẹ Cần Biết
    Khi trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đang phát triển khả năng diễn tả cảm xúc. Cha mẹ thường xuyên làm trò với những vẻ mặt khôi hài, ngộ nghĩnh sẽ khiến bé yêu cười mãi. Bé biết đáp lại giọng nói và nhìn về người đang nói.
    [​IMG]
    Trẻ Sơ Sinh 5 Tháng Tuổi Những Điều Mẹ Cần Biết
    Bé biết nín khóc khi nghe giọng nói của mẹ, cười và “nói chuyện” để thu hút sự chú ý của người khác. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi mẹ cần biết.
    *** Bài viết liên quan:
    - Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
    - Kinh nghiệm khi chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh

    Trí thông minh
    Nhờ khả năng theo dõi bằng mắt được cải thiện, trẻ sẽ dễ dàng với tay và nắm lấy những đồ vật mà mình muốn. Bên cạnh đó, trẻ sẽ tiếp tục tìm hiểu về mối quan hệ nhân quả của các sự vật xung quanh, ví dụ như khi lắc một chiếc lục lạc sẽ có âm thanh phát ra, khi đánh rơi một thứ gì đó bạn sẽ nhặt lấy, hoặc khi bạn mở vòi nước trong bồn tức là đã đến giờ trẻ đi tắm. Hơn nữa khi trí nhớ phát triển cho phép hồi tưởng lại những sự việc đã xảy ra, trẻ sẽ thử làm các hành động trước đó để xem kết quả tương tự có xảy ra hay không. Khả năng chú ý càng được nâng cao thì trẻ dành càng nhiều thời gian để thử nghiệm và học hỏi từ những bài tập lặp đi lặp lại này.
    Kỹ năng vận động
    Trẻ đã có thể gần như giữ thẳng cổ và đang học cách xoay đầu từ bên này sang bên kia khi ở tư thế ngồi. Mặc dù có vẻ không được vững vàng, trẻ sẽ tự thử nghiệm và thực hành một số động tác khác nhau để lật người và ngồi dậy khi trẻ thích. Trong suốt khoảng thời gian nằm sấp, bạn sẽ sớm thấy trẻ ngẩng đầu và nâng cao ngực, sử dụng lực của hai cánh tay để đỡ lấy sức nặng cơ thể hay thậm chí để trườn xung quanh. Bạn có thể khuyến khích kỹ năng mới này bằng cách đặt một vài đồ chơi nhỏ ngoài tầm với của trẻ. Lúc này, thay vì chỉ đập vào, trẻ sẽ cố gắng nhặt lấy bằng cách đặt lòng bàn tay lên món đồ và khép các ngón lại. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thể nhận ra rằng trẻ thích được bế thẳng đứng hơn để dồn toàn bộ trọng lượng lên đôi chân và tập đi hoặc nhảy.
    Kỹ năng giao tiếp
    Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ cố gắng bắt chước các âm thanh bạn tạo ra khi trò chuyện cùng trẻ. Trẻ có thể tập trung vào những âm tiết đơn lẻ (như ô hoặc a) và lặp lại liên tục cho đến khi có một từ khác khiến trẻ thích thú hơn. Tiếng “ê a” của trẻ cũng như các hình thức phát âm khác phát triển ngày càng phức tạp hơn. Dựa theo nhịp điệu và ngữ âm của tiếng mẹ đẻ, trẻ đã có thể bập bẹ giống như đang trò chuyện với bạn. Thậm chí trẻ cũng đã có thể lên giọng ở cuối mỗi chuỗi các âm tiết, giống với cách nói khi đặt một câu hỏi. Ngoài ra, trẻ cũng học được cách sử dụng giọng nói để thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau như vui vẻ, tò mò hay cô đơn.
    Cảm xúc
    Khi được 5 tháng tuổi, trẻ như trở thành một quan sát viên nhí, nghiên cứu kĩ lưỡng mỗi cử động của bạn cũng như quan sát tỉ mỉ các đồ vật yêu thích. Trẻ học cách giao tiếp với mọi người từ bạn, ví dụ như hiểu được khi nở một nụ cười thì sẽ có một nụ cười khác đáp lại. Khi bị phấn khích bởi một điều gì đó, trẻ có thể la hét, cười vang hoặc cử động tay chân thật mạnh để chia sẻ cảm xúc ấy với bạn. Lưu ý rằng thời gian để phát triển cảm xúc ở mỗi trẻ sơ sinh có sự khác biệt nhất định, vì vậy nếu con bạn chưa có những biểu hiện kể trên, hãy kiên nhẫn vì trẻ sẽ sớm bộc lộ ra thôi!
    Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, cach cham soc tre so sinh 5 thang tuoi .
    Nguồn: Attipas.vn
     
  13. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Thiếu Tháng Nhẹ Cân Tốt Nhất
    Sự phát triển của trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện môi trường xung quanh. Làm thế nào để mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu thángnhẹ cân tốt nhất.
    [​IMG]
    Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Thiếu Tháng Nhẹ Cân Tốt Nhất
    Trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân có sức đề kháng yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường vì vậy cần cha mẹ có cách chăm sóc đặc với trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân để trẻ phát tiển hoàn thiện và khỏe mạnh. Dưới đây Attipas chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân tốt nhất
    *** Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất
    Nhiều bà mẹ sau sinh trẻ thiếu tháng có tâm trạng hoảng hốt, lo sợ về số phận con mình, nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, phiền muộn, lo lắng. Nhưng các mẹ không nên quá lo lắng về sức khỏe của các trẻ sơ sinh thiếu tháng vì nếu các mẹ có chế độ chăm sóc tốt và hợp lý các trẻ sơ sinh thiếu tháng sẽ phát triển hoàn toàn khỏe mạnh như các trẻ sơ sinh đủ tháng.
    Hơn lúc nào hết, trẻ sơ sinh thiếu tháng rất cần bàn tay nâng niu, yêu thương, âu yếm hàng ngày của người đã sinh ra chúng. Một số nhà tâm lý học cho rằng, việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng phải giống như việc nuôi con của các chú chuột túi Châu Úc, lúc nào cũng để con trong túi trước ngực.
    Mát xa nhẹ nhàng cho trẻ:
    Đây là liệu pháp rất cần thiết đối với trẻ sinh thiếu tháng. Người mẹ phải thường xuyên vuốt ve, xoa nhẹ toàn bộ cơ thể chúng, vừa mát xa vừa trò chuyện, hát cho cháu nghe những bài hát ru con đó là liệu pháp nuôi dưỡng các cháu sinh thiếu tháng được chỉ định. Tiến sĩ Teresa Kaszpszak thuộc Viện Trẻ em Ba lan cho biết, xoa bóp nhẹ nhàng toàn cơ thể trẻ là cách thức truyền cảm mạnh mẽ nhất của tình yêu người mẹ tới con cái, nó tăng cường mối liên kết cảm xúc giữa mẹ và con, giúp mẹ, con gần gũi nhau hơn.
    Việc xoa bóp thường xuyên cho trẻ phát huy những tác dụng chủ yếu: giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn; nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da. Kích thích cơ bắp của trẻ phát triển, chống táo bón và giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
    Cho trẻ bú sữa mẹ:
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất không chỉ đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân. Tuy nhiên việc bú sữa mẹ đối với trẻ sinh thiếu tháng không dễ dàng bởi cơ miệng của chúng rất yếu, không đủ sức để hút sữa. Điều này đòi hỏi người mẹ phải kiên nhẫn, không nản lòng. Khi các cháu bỏ bú, không có nghĩa là các cháu không muốn bú nữa hay đã no bụng – mà chính là nguyên nhân các cháu không có sức để bú. Các bà mẹ cần hiểu được điều đó để có cách dỗ dành thích hợp Việc cho con bú không chỉ là công việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, mà điều quan trọng hơn là trẻ nhận được hơi ấm từ người mẹ, được cảm nhận tình cảm ấm áp của người mẹ. “Đừng lầm tưởng rằng, trẻ sơ sinh không biết gì. Thực chất, các cháu là những chiếc “hàn thử biểu” rất nhạy cảm đối với môi trường xung quanh, đối với cách hành xử của người sinh ra chúng”.
    Hướng dẫn của bác sỹ phụ sản chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân đúng cách nhất
    Đối với trẻ trẻ sơ sinh thiếu tháng các hệ cơ quan của trẻ chưa được hình thành đầy đủ nên khả năng sinh lý của trẻ rất yếu, cơ thể rất dễ mắc bệnh và dẫn tới tình trạng bệnh năng nếu ta không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng đúng cách. Sau đây là một số lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa phụ sản với các mẹ:
    1. Cho trẻ sơ sinh thiếu tháng bú sữa mẹ đúng cách
    Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh thiếu tháng (trẻ đẻ non).
    Số lượng sữa cần thiết:
    Ngày thứ nhất 60 ml/kg/ngày
    Ngày thứ hai 90 ml/kg/ngày
    Ngày thứ ba 120 ml/kg/ngày
    Ngày thứ tư 150 ml/kg/ngày
    Các mẹ nhớ chia số lần cho trẻ sơ sinh bú làm 8-12 lần/ngày.
    Nếu trẻ không bú được phải đổ thìa hay bằng ống thông dạ dày, trẻ dưới 32 tuần cần cho ăn bằng ống thông.
    Nếu trẻ bú được thì cho bú nhiều lần trong ngày theo nhu cầu.
    Trong những ngày đầu, những trẻ sơ sinh trọng lượng dưới 1500g, lượng ăn ít, có thể truyền thêm Glucoza 5-10% 80-100 ml/kg.
    2. Chế độ thuốc bổ xung cho trẻ
    Vitamin K 1-2mg/ngày tiêm bắp, Vitamin C 50mg/ngày x 1 tháng, Vitamin B1 1mg/ngày x 1 tháng, Vitamin D 400 đv/ngày từ tuần thứ 3, Vitamin E 20mg/kg/ngày, từ tuần thứ 2×3-4 tuần, Sắt Sunfat 2mg/ngày từ tuần 4-6, Axit folic 50mcrogam/ngày. Các mẹ nên nhớ thuốc này phải được bác sĩ chỉ định dùng, có vậy mới an toàn. Vì nhu cầu của mỗi trẻ là khác nhau, không phải trẻ sơ sinh thiếu tháng nào cũng giống nhau đâu nhé!
    3. Chú ý nhiệt độ trong phòng
    Phòng nuôi trẻ phải ấm từ 26-30 độ, trẻ dưới 1500g nếu có điều kiện nuôi trong lồng ấp.
    4. Cần theo dõi sát các biểu hiện của trẻ hằng ngày như:
    Nhịp thở, màu sắc da, tiêu hóa (số lượng ăn trong ngày, dịch nôn, mầu dịch nôn, số lần ỉa, tính chất phân, bụng trướng hay không, thóp, thân nhiệt, cân nặng). Có vậy mới nắm được sức khỏe con bạn có bình thường hay không. Vì cơ thể trẻ sinh thiếu tháng (trẻ đẻ non) rất yếu ớt, các cơ quan bộ phận trên cơ thể sẽ có những thay đổi hằng ngày.
    5. Những biến trứng hay gặp ở trẻ đẻ non
    Suy hô hấp gặp ngay 1-2 ngày sau đẻ, viêm ruột hoại tử, vàng da tăng Bilirubin gián tiếp, nhiễm khuẩn huyết. Bạn nên theo dõi trẻ thường xuyên, khi có dấu hiệu bất thường như: trẻ bỏ bú, tiêu chảy, sốt cao, da có màu bất thường (màu vàng, màu xanh kém hồng, tím tái…) cần đưa trẻ vào viện sớm để được chăm sóc tốt hơn.
    Tags: cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân, bé sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng,
     
  14. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cách Chọn Sữa Cho Trẻ Sinh Thiếu Tháng



    Với những trẻ sinh non thiếu tháng thể trạng yếu hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng vì vậy mẹ cần có chế độ chăm sóc dinh dưỡng trẻ sinh non thiếu tháng và cách chọn sữa cho trẻ sinh non thiếu tháng hợp lý.
    [​IMG]
    Cách Chọn sữa cho Trẻ thiếu tháng


    Vì thế cách chọn sữa cho trẻ sinh non thiếu tháng khiến các bà mẹ đau đầu.Với các trẻ sinh sơ sinh non thiếu tháng bác sĩ khuyến cáo sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, sau đó là các loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non thiếu tháng. Dưới đây Attipas chia sẻ với các mẹ cách chọn sữa cho trẻ sinh non thiếu tháng
    *** Bài viết liên quan: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân tốt nhất
    Lưu ý khi chọn sữa cho trẻ sinh non thiếu tháng.
    Các bác sỹ khuyến cáo rằng sữa mẹ rất tốt cho các bé mới sinh, sữa đầu của phụ nữ đẻ non tốt hơn sữa của các mẹ sinh con đủ tháng vì vậy nó rất phù hợp với chức năng cơ thể còn yếu của bé đẻ non. Với những bé chưa có phản xạ bú, mẹ hãy vắt sữa, dùng thìa đút cho bé uống. Tốt nhất hãy cho bé ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
    Nếu mẹ không có sữa, nên chọn những sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Loại sữa này khác hẳn so với các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh bình thường. Nó giàu chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thành phần đặc biệt và dễ tiêu hóa hơn.
    Hiện nay sản phẩm sữa non đã có rất nhiều trên thị trường, các mẹ nên chọn lựa loại sữa non có xuất xứ từ những nơi có thiên nhiên trong lành để đảm bảo sự thuần khiết của sữa.
    Các trẻ sinh non thường thiếu dự trữ chất béo DHA và ARA. Hai chất quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Đồng thời từ 15 ngày tuổi trở lên, trẻ sinh non có biểu hiện thiếu máu. Do vậy, mẹ cũng nên lựa chọn các loại sữa có bổ sung DHA và ARA, sắt và các vi khoáng khác.
    Thêm nữa, các loại sữa phải giàu năng lượng, giàu đạm, dễ tiêu hóa để vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vừa không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đặc biệt, các bà mẹ nên chọn sữa có thành phần đường maltodextrin thay vì đường lactose vì đường maltodextrin sẽ không làm tổn thương đến thành ruột của bé.
    Nếu bé nhà bạn sinh non quá, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tùy vào tình hình tài chính mà lựa chọn loại sữa phù hợp với bé, giúp bé phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ cho tương lai.
    Chúc con bạn luôn khỏe mạnh!
    Tags: cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi,chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, sữa cho trẻ thiếu tháng, sữa cho trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân, bé sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, sữa cho trẻ sinh non, sữa cho trẻ sinh non thiếu tháng.
     
  15. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Sinh Non Tháng
    Đối với các bà Mẹ nuôi con lần đầu thì chăm sóc trẻ sơ sinh đã rất vất vả, nhưng việc chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tháng còn vất vả gấp bội. Dưới đây Attipas xin tổng hợp những kinh nghiệm của các Mẹ và các chuyên gia khoa nhi đã chia sẻ khi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng.
    [​IMG]
    Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Sinh Non Tháng
    *** Bài viết liên quan:

    - Cách chọn sữa cho trẻ sinh thiếu tháng
    - Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng tại nhà

    Khi chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tháng các mẹ cần chú ý các kinh nghiệm dưới
    Cân nặng của bé: Yêu cầu là phải mua 1 cái cân em bé, mỗi ngày tầm 9h sáng là cân con, phải ghi chú cân nặng sao cho mỗi ngày bé tăng 50gr là đạt yêu cầu, nếu tăng ít hơn là phải nỗ lực chăm sóc hơn.
    Chia nhỏ thời gian cho ăn
    Mỗi lần bé thực hiện động tác hút, mút sữa từ ti mẹ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 phút, trong đó thời gian thực sự để sữa chảy ra từ đầu ti mẹ vào khoang miệng bé kéo dài khoảng 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho bé mút sữa tiếp.
    Cho trẻ bú mẹ
    Sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ non tháng, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ giúp nâng cao khả năng miễn dịch giúp trẻ chống chọi với bệnh nhiễm khuẩn.
    Tuy nhiên, bé sinh non khả năng ngậm bắt núm ti kém, phản xạ bú yếu và chậm nên mẹ phải theo dõi kỹ lượng sữa bú hoặc uống được mỗi lần, tùy theo tuổi thai và cân nặng. Trung bình trẻ sinh non bú 8 - 12 lần/ngày, thường ít nhất 150ml sữa/kg cân nặng/ngày. Trẻ bú mẹ bú đủ no khi bụng căng tròn sau mỗi cữ bú, tiểu ít nhất 6 - 10 lần mỗi ngày, nước tiểu trong, trẻ lên cân đều
    Khi bé bi ọc sữa:
    Khi bé bị ọc sữa là do động tác bế bé cho bé ợ hơi rất quan trọng. Đó là: cho cằm bé tựa vào vai mình, một tay bợ mông bé sao cho đấu và mông bé hơi tạo độ dốc (biên độ nhỏ thôi), tay còn lại vuốt xuôi lưng bé kích thích bé ợ hơi. Khi bé lớn hơn chút, đặt bé ngồi thẳng lên đùi mình, một tay đỡ trước ngực, 1 tay vuốt xuôi sau lưng (hoặc vỗ nhẹ vào giữa lưng).
    Áp dụng những cách trên đây với bé sinh non bế bé khoảng 30' sau khi bú mới đặt xuống, cách này giúp bé giữ được lượng sữa đã bú và tăng cân.
    Khi trời trở lạnh:
    Việc giữ ấm cho bé sinh non quan trọng lắm, vì bé sinh non yếu toàn diện nên rất dễ viêm phổi (đã có bé viêm phổi qua đời khi chỉ vài tháng) ám ảnh điều này nên mình luôn đề cao cảnh giác.
    Nhưng giữ ấm cho con không có nghĩa là úm con (đã từng làm thế với bé đầu và thất bại). Có vài cách khá hiệu quả mà mình đúc kết được.
    Giữ cho con không bị tưa (đẹn) miệng.
    Bé nào bú mẹ thì ít gặp vấn đề này nhưng bé nào bú bình thì mẹ bé chú ý. Nhưng là sao để bé đừng tưa miệng? Có phải khi bé bú xong thì cứ cho uống nước là không bị?
    Kỹ thuật "rửa" miệng cho con sau khi bú:
    Bế bé trên tay (hoặc đặt bé nằm trên gối cao dốc), nghiêng đầu con sang trái (hoặc sang phải), múc một thì nước nhỏ đổ vào miệng con nhưng không cho chảy xuống họng để bé nuốt vào mà giống như tráng dầu trên chảo cho nước tràn qua lưỡi rồi sau đó chảy hết ra ngoài theo chiều nghiêng của đầu bé (nhớ đặt 1 cái khăn ngay khoé miệng để hứng nước tráng miệng này chảy ra). Bạn làm quen có thể tráng 2 - 3 lần sau mỗi cữ bú, bạn sẽ thấy mỗi lần tráng xong nước chảy ra đầy bợn sữa (những bợn sữa này nếu ở trong miệng sẽ lên men gây tưa lưỡi, thậm chí là tiêu chảy).
    Giúp con phát triển trí óc
    Bé sinh non nghĩa là thay vì ở trong bụng mẹ phát triển cho đủ ngày đủ tháng thì lại "chui ra" trước thời gian quy định, vì thế mà từ thể chất đến trí tuệ đều không bằng trẻ thường do đó ngoài ưu tiên chăm sóc thể chất, thì không thể không chú ý đến sự phát triển trí tuệ.
    Âm nhạc lợi ích của âm nhạc đối với sự phát triển của bé bạn nên cho bé nghe bản nhạc của : Bethoven, nhạc hoà tấu piano của Richard Claydeman mở liên tục (âm lượng nhỏ vừa đủ nghe) khi bé ngủ.
    Tình yêu thương cái này khoa học cũng đã chứng minh, với bé sinh non bạn phải nói chuyện với bé, hát cho bé nghe, thì thầm những lời yêu thương, vuốt ve, hôn hít .... để bé cảm nhận được sự che chở, sự yêu thương.
    Bé lớn hơn chút, có những giờ thức chơi thì mua những đồ vật nhiều màu sắc, hoặc phát ra âm thanh rồi trò chuyện giảng giải về chúng và làm cho bé xem (chơi).
    Trên đây là những kinh nghiệm attipas tổng hợp xin chia sẻ với các mẹ sinh non thiếu tháng.
    Chúc con luôn luôn khỏe mạnh!
    Tag: kinh nghiem cham soc tre sinh non
    , cách chăm sóc bé sinh non, cham soc tre so sinh non thang, cham soc tre sinh non thieu thang, em bé sinh non, cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng, cách chăm trẻ sinh non, kinh nghiem cham soc tre sinh non, nuoi tre sinh non,cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân, bé sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng.
     
  16. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trẻ Sinh Non Có Thông Minh Không
    Thai nhi đủ tháng là khoảng từ 39 tuần đến 40 tuần 6 ngày. Nghiên cứu vừa công bố cho biết trẻ em sinh ra (trẻ sinh non) trước 38 tuần tuổi có kết quả học tập kém hơn trẻ có thêm một, hai tuần nằm trong bụng mẹ.
    [​IMG]
    Theo một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái của Trung tâm Y tế Đại học Columbia và Bệnh viện Presbyterian, New York năm 2012.
    *** Bài viết liên quan:
    - Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng tại nhà
    - Cách chọn sữa cho trẻ sinh thiếu tháng

    Thêm vào đó trẻ sinh non, thời gian ở trong tử cung nhiều hơn sẽ giúp não bộ phát triển nhiều hơn và trong cuộc sống sau này, trẻ đó sẽ có kết quả học tập tốt hơn trong các bài kiểm tra toán và tập đọc.
    Nghiên cứu cho thấy trẻ em sinh ra ở trước 38 tuần có nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như khó thở hơn những trẻ được sinh ra ở tuần 39. Trẻ em sinh non sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh như trầm cảm gấp 2 lần so với trẻ sinh ra đủ ngày.
    Nghiên cứu năn 2012 so sánh hồ sơ khai sinh và điểm thi của 128.000 của trẻ 8 tuổi ở thành phố New York vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Tất cả những trẻ sinh ra một cách bình thường từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 41. So với những trẻ sinh ra ở tuần thứ 41, trẻ sinh ra ở tuần thứ 37 thì 33% phải đối mặt với việc khó khăn nghiêm trọng trong việc đọc và 19% trẻ có các vấn đề trong toán học. Những trẻ sinh ra ở tuần thứ 38 ở tình trạng chỉ tốt hơn một chút so với những trẻ sinh ra ở tuần thứ 37.
    Tags: cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng,sữa cho trẻ thiếu tháng, sữa cho trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh non, chăm sóc trẻ sinh non, trẻ sinh non có thông minh không,tre sinh non co thong minh khong.
     
  17. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trẻ Sinh Non Phát Triển Như Thế Nào Là Bình Thường
    Những trẻ sinh ra trước 38 tuần tuổi được coi là sinh non. Việc chăm sóc trẻ sinh non các mẹ cần có cách chăm sóc tốt hơn những trẻ sơ sinh đủ tháng.
    [​IMG]
    Hơn thế nữa theo một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Y tế Đại học Columbia và Bệnh viện Presbyterian, New York đã khẳng định những trẻ sinh non có kết quả học tập kém hơn trẻ có thêm một, hai tuần nằm trong bụng mẹ. Vì vậy mẹ luôn băn trẻ sinh non sẽ phát triển như thế nào, có bình thường như những trẻ sơ sinh đủ tháng không?
    *** Bài viết liên quan:
    - Cách chọn sữa cho trẻ sinh thiếu tháng
    - Trẻ sinh non (thiếu tháng) có thông minh không

    Tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sinh non.
    Tăng cân chuẩn phụ thuộc vào kích thước, tuổi thai và sức khỏe của em bé. Có thể là ít nhất 5 gam mỗi ngày với bé sinh ở tuần thứ 24, hoặc 20 g mỗi ngày với bé lớn hơn sinh vào tuần thứ 33. Trong bất cứ trường hợp nào, em bé cũng nên tăng mỗi ngày khoảng 15 g cho mỗi 1kg cân nặng của mình.
    Trẻ sinh non không được ra viện cho đến khi tăng cân đều đặn. Một số bệnh viện có tiêu chuẩn cân nặng nhất định cho em bé trước khi xuất viện. Nhìn chung, trẻ sinh non phải được ít nhất 2 kg trước khi sẵn sàng rời lồng ấp.
    Sau mỗi lần cho bú, bé cần đi ngoài 6 - 8 lần và đi tiểu 6 - 8 lần mỗi ngày. Phân lỏng hoặc có máu hay nôn trớ thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó cần phải được xem xét.
    Những hiện tượng bình thường ở trẻ sinh non, mẹ không nên lo lắng.
    Nổi mụn
    Trẻ sinh non thường bị nổi mụn sau khi sinh khoảng 1 tuần, đó chỉ là các mụn nhỏ li ti ở trên trán, mặt, chân tay, cằm, lưng. Mụn này được gọi là nang kê, hoặc mụn sữa, có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Sau khi khóc, hoặc thời tiết nóng bức hoặc thậm chí sau khi mẹ tắm cho bé (lúc này da bé bị kích thích bởi nước ấm hay xà bông) sẽ khiến các mảng da tấy đỏ này đậm màu hơn. Nếu chỉ là mụn sữa, không phải mề đay (sưng từng mảng da kèm mụn), hoặc viêm da (da đỏ và khô, bé ngứa ngáy) thì hoàn toàn bình thường và mụn sẽ biến mất chỉ trong vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng (nhưng chỉ tối đa 3 tháng). Mẹ vẫn tắm rửa cho con bình thường.
    Thở gấp
    Mẹ lưu ý, bé thỉnh thoảng trong giấc ngủ sẽ có những cơn giật mình vài giây, không gây tím tái, cơn ngưng thở kéo dài 5 giây do hệ thần kinh trẻ chưa trưởng thành, còn non yếu. Triệu chứng này sẽ hết khi trẻ 3-4 tháng tuổi. Bé càng nặng ký (3,5 ký trở lên) thì càng có nhu cầu dinh dưỡng - chuyển hóa cao hơn nên trẻ nặng ký thường có tim nhanh, nhịp thở nhanh (< 60 lần/phút) hơn trẻ sinh ra với cân nặng chuẩn. Nhưng mẹ lưu ý là khi nhịp thở của con lớn hơn 60 lần/phút và mẹ sờ ngực thấy tim con đập mạnh (tim con là bình thường khi đập ít hơn 160 lần/phút) sẽ là bất thường và mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên về nhi để kiểm tra tìm nguyên nhân (thường thì bé sẽ bị viêm phổi).
    Ti sưng
    Nhiều mẹ lo lắng khi thấy 2 bên vú của bé sinh non to và nặn vào thấy có cục cứng, có khi còn có sữa. Thực chất là khi trẻ còn trong tháng, cả bé trai và bé gái đều bị ảnh hưởng nội tiết tố của mẹ (được tiết từ nhau thai của mẹ) nên đầu vú của bé căng phồng, khi mẹ chạm tay vào có cảm giác cứng và có khi ti bé còn tiết ra một ít sữa. Đó là hiện tượng bình thường mẹ ạ, nó có thể kéo dài khoảng 2 -3 tuần, và nếu bé vẫn bú, ngủ, lên cân thì không sao mẹ nhé, hiện tượng này sẽ tự mất đi không phải điều trị gì cả.
    Vùng kín có máu
    Những bà mẹ sinh bé gái chắc sẽ có đôi lần hoảng hốt khi thấy đầu vú bé căng phồng, cơ quan sinh dục của bé cũng phồng to lên, tiết dịch trắng hoặc chảy máu… Thực ra những điều này là bình thường ở bé gái mới sinh do chịu tác động của nội tiết tố truyền từ mẹ sang. Hiện tượng vùng kín có máu là kinh nguyệt ngắn, tử cung tiết ra một ít huyết. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, mẹ không nên lo lắng.
    Thóp mềm nổi mạch máu
    Thóp bé mềm là bình thường, thóp sẽ liền và mẹ không còn thấy phần mềm này nữa khi bé khoảng 1 tuổi. Thậm chí khi thóp bé nổi các mạch máu cũng chỉ là sự hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn. Do vùng da thóp chưa hoàn toàn ổn định, còn rất mềm, và nếu bé ít tóc thì mẹ mới có thể nhìn thấy rõ các động mạch và tĩnh mạch.
    Bé đi ngoài quá nhiều
    Có mẹ chăm bé mới sinh tỏ ra hoảng hốt khi cứ ti xong là bé ị, mỗi ngày bé ị rất nhiều lần, phân lỏng. Đó là hiện tượng bình thường, do sữa mẹ dễ hấp thụ nên bé tiêu hóa rất nhanh, nên bé có thể ị ngay sau khi bú mẹ (khác với trẻ bú sữa ngoài ít gặp hiện tượng này hơn). Phân bé sẽ trai qua các giai đoạn phân su (có màu xanh), rồi hoa cà hoa cải (màu vàng, có cục li ti) sau đó là nhão và đặc dần cuối cùng chuyển sang phân khuôn khi bé lớn.
    Hay nấc cục
    Bé hay nấc sau khi bú, và có thể mẹ tìm đủ mọi cách cũng không làm giảm hiện tượng này (thường thì các cụ “mách nước” cho trẻ uống 7-9 ngụm nước là sẽ hết nấc). Thực ra việc nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên. Mẹ không cần lo lắng khi bé nấc, một hồi bé sẽ hết nấc thôi.
    Hay khóc
    Nếu bé khóc liên tục thâu đêm suốt sáng không rõ lý do (khóc dạ đề) thì mẹ cần tìm hiểu kỹ. Còn nếu bé hay khóc nhưng không kéo dài thì cũng bình thường thôi, có thể đói, khát, gắt ngủ, thèm bế…
    Hắt xì thường xuyên
    Bé thường có lỗ mũi nhỏ nên chỉ cần một tí xíu nước mũi cũng khiến bé hắt hơi. Nếu không có các triệu chứng cảm cúm khác đi kèm như chảy nước mũi đặc màu vàng xanh… thì việc bé hắt xì là hoàn toàn bình thường, mẹ không có gì phải lo lắng cả.
    Tags: trẻ sinh non phát triển như thế nào, tre sinh non phat trien nhu the nao,cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng,sữa cho trẻ thiếu tháng, sữa cho trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh non, chăm sóc trẻ sinh non,cách chăm sóc trẻ sinh non.
     
  18. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trẻ Sinh Non Những Điều Bố Mẹ Cần Phải Biết
    Sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê chung, cứ 100 trẻ sinh ra và sống được thì có đến 12 trẻ là sinh non. Ở Việt Nam, cách đây khoảng 15 - 20 năm, chúng ta chưa có khả năng nuôi được những trẻ sinh non ở độ tuổi 28 - 32 tuần.
    [​IMG]

    Trẻ Sinh Non Những Điều Bố Mẹ Cần Phải Biết
    Nhưng hiện nay với nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, việc nuôi trẻ sinh non đã có rất nhiều tiến bộ để giúp trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển gần giống như đủ tháng.
    Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng trẻ sinh non tháng rất khó khăn và tốn kém, tỉ lệ tử vong khá cao (chiếm 80% tổng số ca tử vong sơ sinh trong tuần lễ đầu). Dưới đây Attipas tổng hợp số kiến thức chung về trẻ sinh non và các nguy cơ phải đối mặt của trẻ nhằm giúp các bậc phụ huynh phần nào hiểu thêm về trẻ sinh non, và tình huống của con mình và tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ sinh non một cách chu đáo nhất.
    *** Bài viết liên quan:
    - Cách chọn sữa cho trẻ sinh thiếu tháng
    - Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Sinh Non Tháng

    Trẻ sinh non trước 28 tuần tuổi
    Đây được xem là một trường hợp nguy hiểm nhất đối với trẻ sinh non. Thường các bé sinh non dưới 7 tháng sẽ cực kì nhỏ bé (dưới 1 kg), làn da nhăn nheo và rất mỏng đến mức có thể nhìn thấy mạch máu bên dưới. Mắt bé sẽ nhắm chặt và chưa có lông mi. Trẻ sinh non vào thời kì này cần được điều trị đặc biệt với oxi, hoạt chất bề mặt và các hỗ trợ cơ học nhằm giúp bé có thể thở được.
    Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cũng cần được cung cấp dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch cho đến khi trẻ phát triển được các kỹ năng bú, nút như các trẻ bình thường khác. Trẻ sẽ ngủ hầu như cả ngày và thường là không khóc hay cử động như các bé khác.
    Trẻ sinh non có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như suy hô hấp, sót ống động mạch, vàng da, thiếu máu, xuất huyết não thất, ngưng thở…. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sinh sau tuần thai thứ 26 có cơ hội sống sót qua năm đầu tiên (khoảng 80% đối với trẻ sinh non ở 26 tuần thai và khoảng 90% đối với trẻ sinh non ở 27 tuần thai), mặc dù trẻ có thể phải được nuôi dưỡng trong các lồng nuôi đặc biệt kéo dài một thời gian.
    Các nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 25% các bé sinh quá non mắc phải các khuyết tật nghiêm trọng lâu dài, hơn nửa số trẻ có thể gặp phải các vấn đề nhẹ hơn trong học tập và hành vi. Vì vậy những gia đình có em bé sinh quá non nên chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp kém may mắn nhất.
    Trẻ sinh non 28 tuần - trẻ sinh non 30 tuần - trẻ sinh non 31tuần
    Trẻ sinh non ở giai đoạn này thường có cân nặng vào khoảng 800-1800g và vẫn phải được trị liệu oxi, hoạt chất bề mặt và các hỗ trợ cơ học để giúp trẻ có thể thở được. Một số trẻ có thể được cho ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức qua ống thông đặt ở mũi hoặc miệng vào dạ dày, số còn lại vẫn cần truyền tĩnh mạch.
    Một số trẻ có thể khóc. Trẻ sinh non trong giai đoạn này có thể cử động nhiều hơn các trẻ sinh sớm hơn, tuy nhiên, các cử động này còn giật. Trẻ có thể nắm lấy ngón tay bạn, có thể mở mắt, thức và tỉnh táo trong một quãng ngắn.
    Trẻ sinh non 28 tuần - đến 31 tuần của thai kỳ có nguy cơ mắc các biến chứng sơ sinh tương tự như trẻ sinh non ở các tuần sớm hơn. Dù vậy, các biến chứng cũng không để lại những hậu quả nặng nề như ở các bé sinh sớm hơn. Các bé quá nhẹ cân (dưới 1.5kg) vẫn có nguy cơ khuyết tật lâu dài.
    Trẻ sinh non 32 tuần - trẻ sinh non 33 tuần
    Trẻ sinh non trong giai đoạn này thường có cân nặng vào khoảng 1.4-2.3kg, hơi gần hơn so với các trẻ sơ sinh đủ tháng. 95% trẻ sinh ra trong giai đoạn này không có nguy hiểm đến tính mạng. Một số trẻ vẫn cần cung cấp oxi để thở.
    Trẻ có thể bú mẹ hoặc bú bình, trường hợp trẻ bị khó thở thì vẫn cần cho ăn qua ống truyền. Trẻ sơ sinh ở thời gian này ít chịu các tổn thương nghiêm trọng do sinh non hơn so với các bé sinh ở các tuần sớm hơn, tuy vậy các bé vẫn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về học hành và hành vi.
    Trẻ sơ sinh non 34 tuần - trẻ sinh non 36 tuần
    Trẻ sinh non ở các tuần cuối thai kỳ (nhưng chưa đủ 9 tháng) thường có cân nặng khoảng 2-2.7kg. Trẻ có thể trạng hơi gần so với các bé sinh đủ tháng nhưng thể trạng thường vẫn khỏe mạnh bình thường.
    Tuy vậy, trẻ sinh non trong thời kì này vẫn có những có nguy cơ cao hơn các bé sinh đủ tháng đối với các vấn đề sức khỏe sơ sinh, bao gồm vấn đề thở và ăn, khó điều hòa thân nhiệt và chứng vàng da. Tuy nhiên những vấn đề này không quá nghiêm trọng và có thể vượt qua dễ dàng nếu các mẹ biết cách chăm sóc tốt cho bé.
    Ước tính ở tuần thứ 35 của thai kỳ, trọng lượng não trẻ chỉ vào khoảng 60% so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh ở những tuần này không chịu những tổn thương nghiêm trọng lâu dài từ việc sinh non, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề học tập và hành vi.
    Trên đây là những nguy cơ phải đối mặt của những trẻ sinh non thiếu tháng. Để đảm bảo thời kỳ mang thai an toàn khỏe mạnh các mẹ phải thường xuyên khám thai định kỳ và có chế độ ăn uống hợp lý.
    Tags: cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng,chăm sóc trẻ sinh non, cách chăm sóc trẻ sinh non, sinh non 32 tuần, sinh non 30 tuần, sinh non 35 tuần, trẻ sinh non 33 tuần, trẻ sinh non 32 tuần,tre sinh non 28 tuan, thai 27 tuan doa sinh non,tre sinh non 26 tuan.
     
  19. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Nguy Cơ Sinh Non, Những Điều Mẹ Cần Phải Biết
    Khi mang thai, các mẹ bầu cần phải tìm hiểu về các nguy cơ dẫn đến sinh non và trang bị các kiến thức nâng cao sức khỏe bà mẹ và thai nhi nhằm phòng tránh nguy cơ sinh non. Có muôn vàn lý do dẫn đến lý do sinh non và mẹ bầu phải hiểu để hạn chế tối đa nguy hiểm này.
    [​IMG]
    Nguy Cơ Sinh Non, Những Điều Mẹ Cần Phải Biết
    Giầy tập đi Attipas xin tổng hợp những nguy cơ dẫn đến sinh non và cách phòng tránh nguy cơ sinh non để các mẹ tham khảo
    *** Bài viết liên quan:
    - Trẻ sinh non những điều bố mẹ cần phải biết
    - Trẻ sinh non phát triển như thế nào là bình thường

    Các nguyên nhân dẫn đến sinh non
    Nguyên nhân do mẹ

    - Các bệnh lý từ mẹ. Dù có đến 50% ca sinh non không xác định được nguyên nhân, nhưng với 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được, mẹ bầu cũng có thể hiểu thêm về lý do đưa đến tình huống không mong đợi này. Trong đó, bao gồm cả các bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật v.v…
    - Các dị tật ở tử cung: Dị tật tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm: hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở thường gặp ở thai phụ có tiền sử sinh non hay hơn 1 lần sẩy thai sau khi thai nhi được 3 tháng tuổi, cổ tử cung ngắn v.v…
    - Mẹ bị stress trầm trọng: Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non. Thậm chí, một nghiên cứu mới đây khảo sát trên 1 triệu sản phụ ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những bà mẹ phải chịu căng thẳng 6 tháng trước thời gian mang thai sẽ có nguy cơ sinh con thiếu tháng với tỷ lệ lên đến 59% ca chuyển dạ sớm khi thai nhi chưa đến 33 tuần tuổi, nguyên nhân là do các hormone stress tác động lên dạ con của thai phụ.
    - Thiếu vitamin B9: Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28 – 32.
    - Quá trình vôi hóa, tích tụ canxi của màng bào thai. ĐH Yale (Mỹ) đã có một đột phá quan trong trong việc giải thích những bí ẩn của sinh non, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh. Trưởng nhóm nghiên cứu Lydia Shook cho biết: “Nước ối có tiềm năng hình thành các hạt nano và cặn canxi gây tồn động và gây vôi hóa màng bào thai, làm vỡ màng nước ối ở thai phụ dẫn đến tình trạng sinh non”.
    - Yếu tố nội tiết: Tình trạng căng thẳng của mẹ (stress về tâm lý và thể chất), tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP.
    - Dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh < 40kg. Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi). Hút thuốc (>20 điếu/ngày).
    - Giao hợp thường xuyên có thể gây cơn co tử cung…
    - Các nguyên nhân khác: Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần v.v… Ngoài ra, thời gian làm việc của người mẹ quá 42 giờ/ tuần, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ/ ngày, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.
    Sinh non nguyên nhân do thai:
    - Vỡ ối non: chiếm 10% các cuộc chuyển dạ đủ tháng, chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non.
    - Đa ối: khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non.
    - Viêm màng ối do nhiễm trùng.
    - Nhau tiền đạo, nhau bong non: gây xuất huyết trước khi sinh.
    - Thiểu năng nhau: làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non.
    - Song hay đa thai: thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, trong song thai là 261,5 ngày và tam thai là 246,5 ngày (theo Mc.Keown và Record).
    - Thai dị dạng thường chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ) hoặc thiểu ối (không có thận) hoặc bệnh lý (bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, nhiễm trùng).
    Biện pháp giúp Mẹ giảm thiểu nguy cơ sinh non
    Loại bỏ ngay thói xấu

    Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.
    Kiểm soát cân nặng
    Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn quá gầy hoặc quá béo trước khi bầu bí thì mức tăng cân lại khác. Chị em có thể tham khảo mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ cho mỗi người tại đây!
    Bổ sung vitamin
    Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.
    Chế độ ăn uống cân bằng
    Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng với mẹ bầu và em bé để giúp chị em nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non. Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 (có trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A (trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh); vitamin C (có trong họ cam quýt, dâu, ớt chuông) và vitamin E (có trong các loại hạt, khoai lang và xoài).
    Ngoài ra mẹ bầu cũng cần bổ cung thêm canxi (có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác hoặc nước trái cây); magiê (có trong các loại đậu, đậu phụ, sữa chua, mơ khô, chuối và hạt vừng); sắt (có trong thịt bò, trái cây sấy khô và các sản phẩm đậu nành); kẽm (có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, bột yến mạch, ngô, hàu và trứng). Quan trọng nhất, chị em cần bổ sung đủ axit folic (có trong các sản phẩm ngũ cốc, chuối, cam và rau lá xanh thẫm).
    Ăn uống thường xuyên
    Việc cung cấp chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng với bà bầu. Vì vậy các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ăn uống thường xuyên 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và giảm nguy cơ sinh non.
    Uống nhiều nước
    Uống đủ 8 ly (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày sẽ giữ cho cơ thể được ngậm nước. Cơ thể mất nước sẽ dẫn đến các cơn co thắt sớm. Nếu mẹ bầu tập thể dục nhiều hoặc tiết trời nóng cần uống nhiều nước hơn.
    Kiểm tra răng, nướu
    Chăm sóc nha khoa định kỳ là một cách để phòng ngừa sinh non hiểu quả. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu mắc bệnh răng miệng sẽ dễ bị sinh non. Vì vậy, chị me bầu cần nhớ đánh răng miệng, dùng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên.
    Đi tiểu thường xuyên
    Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt.
    Cẩn thận khi có nguy cơ
    Những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế nếu bạn mắc bệnh cần nói với bác sĩ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non. Trong trường hợp nếu bạn đã từng bị sảy thai hoặc sinh non, hãy trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
    Sinh non là tình huống phát sinh không ai mong muốn. Vậy nên các mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức sinh nở nâng cao sức khỏe bà mẹ và thai nhi nhằm phòng tránh nguy cơ sinh non.
    Chúc các mẹ bầu giữ gìn sức khỏe tốt để sinh bé ra mạnh khỏe!
    Tags: nguy cơ sinh non, nguy co sinh non, cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng,cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, sữa cho trẻ thiếu tháng, chăm sóc trẻ sinh non, cách chăm sóc trẻ sinh non, cách chăm sóc bé sinh non, sữa cho trẻ sinh thiếu tháng, nguyen nhan de non, nguyen nhan gay de non.
     
  20. thuhonginfopowers

    thuhonginfopowers Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Thiếu Tháng
    Trẻ sơ sinh thiếu tháng, sinh non cần sự chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt. Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng đòi hỏi sự hiểu biết, kỹ thuật, cẩn thận và chu đáo. Và Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng cũng cần được quan tâm một cách đặc biệt.
    [​IMG]
    Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
    *** Bài viết liên quan:
    - Cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân tốt nhất
    - Cách chọn sữa cho trẻ sinh thiếu tháng
    - Trẻ sinh thiếu tháng có thông minh không

    Dưới đây attipas xin tổng hợp chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu tháng để mẹ tham khảo
    Dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng

    Trong mọi hoàn cảnh, và với mọi bé dù là bé sinh thiếu tháng hay đã đủ tháng thì sữa mẹ luôn là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân và trẻ có bệnh lý. Chưa có một sữa công thức nào có thể đạt được các dưỡng chất có khả năng đề kháng như sữa mẹ.
    Đối với trẻ sinh thiếu tháng mà khả năng bú, nuốt và thở của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ bú không đạt hiệu quả hoàn toàn được. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).
    Đối với trẻ
    Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn.
    Trẻ 1,5kilo cách 1,5 tiếng.
    Trẻ 2 kilo cách 2 tiếng.
    Trẻ 3 kilo cách 3 tiếng.
    Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn (ví dụ trẻ ăn 150ml sữa chỉ nên cho 50ml sữa bột).
    Tuyệt đối bạn không nên cho trẻ bú bình vì trẻ sẽ quen với bình sữa và từ chối bú mẹ, điều này sẽ làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp vất vả và khó khăn.
    Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi sinh nên tập cho trẻ ăn dặm với nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc và theo dõi sự tiêu hóa của trẻ.
    Cách tính lượng sữa cho trẻ ăn hàng ngày
    Ngày đầu tiên sau sinh: 70 – 80 ml cho 1 kilo cân nặng lúc sinh, sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa).
    Ví dụ: Trẻ sinh 1500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 80 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 10ml cho mỗi cữ.
    Khi trẻ được 8 ngày tuổi: Sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kilo: (70ml thêm + 80ml ngày đầu = 150ml), ta tính theo công thức sau:
    Nếu 2 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 12 cữ = 18ml(225 chia cho 12)
    Nếu 1,5 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 16 cữ = 14ml
    Tags: cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân, bé sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng.
     

Chia sẻ trang này