Các bài tập thể dục giúp trẻ tăng chiều cao

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi dacsanlongnhanhy, 7/11/2014.

  1. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ ơi, tham khảo thêm bài này nhé:

    Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh
    Nếu trẻ có nhiều hơn 3 trong số 9 dấu hiệu trên, mẹ nên lưu ý bổ sung thêm canxi cho con. Có 2 cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh đó là: ăn uống hàng ngày từ nguồn thực phẩm tươi và qua đường uống từ các thực phẩm chức năng bổ sung canxi.

    Từ những thực phẩm bổ sung canxi hàng ngày
    Hải sản (tôm, cua, sò, cá…), các loại rau (rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây…). Đặc biệt là bố mẹ nên sử dụng cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh từ sữa mẹ, sữa bột và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, sữa đậu nành…).
    Tuy vậy, thực tế bé chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết ra ngoài. Hơn nữa, bố mẹ khó có thể biết chính xác hàm lượng canxi nạp vào từ những bữa ăn, cũng như việc cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần ăn của bé.
    – Nếu cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh qua bữa ăn gặp khó khăn, bố mẹ cần phải xem xét bổ sung canxi qua đường uống cho con. Đặc biệt là với những trẻ sinh non, trẻ có nguy cơ thiếu hụt canxi, trẻ còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng…

    Từ những thực phẩm chức năng bổ sung canxi
    Khi sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh cần chú ý liều lượng đúng chuẩn và trẻ cần được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu.
    Canxi và vitamim D (vitamin D3) là hai thành phần hỗ trợ, cùng nhau xây dựng, bảo vệ và duy trì bộ xương luôn chắc khỏe. Phụ huynh nên chọn sản phẩm bổ sung canxi có kết hợp thêm cả vitamin D3 để giúp cơ thể trẻ tăng cường hấp thu canxi. Đặc biệt là các sản phẩm có chứa canxi nano và được bào chế dưới dạng siro để cơ thể trẻ nhỏ có thể hấp thu được tối ưu lượng canxi đã dùng.

    Khi chọn cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc, bố mẹ cần phải chọn các sản phẩm canxi dễ hấp thu, không gây kích ứng đường tiêu hóa và tiện lợi sử dụng như Siro canxi nano.
    Ngoài ra, bố mẹ cho trẻ tranh thủ hấp thụ nguồn vitamin D tự nhiên bằng cách nên tắm nắng vào buổi sáng (trước 9h) và buổi chiều tối (sau 17h), cũng như tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời.
     
    Đang tải...


  2. cafe Tep

    cafe Tep Sức khỏe Tốt là niềm vui nhất trong đời

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Đang mùa thu hoạch sắn dây. Các mẹ có mua sắn dây khô về tự làm bột hay đun nước uống cho mát.
    Nhà em nấu được Cao nhân trần, chỉ cần lấy một thìa cafe hòa vào nước là thưởng thức, không cần ninh nấu mất công. Tốt hơn nhiều uống la hán quả vì quả La hán 100% nhập từ TQ. Nhân trần nhà và mấy ace quanh nhà cùng trồng được
     
  3. yến tứ phương

    yến tứ phương Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/3/2014
    Bài viết:
    2,259
    Đã được thích:
    317
    Điểm thành tích:
    173
    năm nào cũng mua sắn dây, nh lại lười sử dụng mn ạ
     
  4. cafe Tep

    cafe Tep Sức khỏe Tốt là niềm vui nhất trong đời

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Làm sẵn ra dạng Cao hoặc siro thì mọi người sẽ dễ dùng hơn. Mình đã sản xuất mấy loại cao bao gồm:
    1. Cao nhân trần - Bổ và thông huyết, chống lão hóa, mát gan. Phụ nữ uống vào đẹp da, Nam giới rất tốt vì các ông hay uống rượu
    2. Cao diệp hạ châu: Giải độc gan, hạ men gan, chống dị ứng, tốt cho đường ruột, hỗ trợ điều tri Viêm gan B.
    3. Cao lá xạ đen (dạng kho và lỏng), điều trị ung thư do ức chế tế bào ung thư rất tốt, giúp hạ mỡ máu, hạ áp
    4. Cao lạc tiên: An thần, mát gan, chống mất ngủ, lo âu, phiền muộn và suy nhược thần kinh
    5. Hà thủ ô chế: Đen tóc, đỏ da, bổ máu, chống nhức mỏi xương khớp, tăng sức đề kháng của cơ thể.
     
  5. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Hạt sen chữa bệnh, làm đẹp
     
  6. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Bột sắn dây chữa táo bón, nhiệt miệng hạ sốt rất tuyệt vời
     
  7. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Hạt sen chữa bệnh, làm đẹp
     
  8. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Đau dạ dày làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của bạn, gây đau đớn và khó chịu. Bạn có thể chữa đau dạ dày tại nhà cực hiệu quả với bài thuốc từ nghệ và mật ong.



    Cách chữa đau dạ dày hiệu quả từ nghệ và mật ong

    [​IMG]

    Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm khuẩn vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.

    Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả… và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,… Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

    Chính vì thế nên người ta thường dùng nghệ và mật ong làm thuốc chữa đau dạ dày. Thường mỗi ngày dùng 12g nghệ trộn với 6g mật ong làm thành viên uống, kết quả rất tốt.Nếu bạn uống nghệ và mật ong thường xuyên thì vừa bổ dưỡng, an thần lại lành vết loét dạ dày. Đây là vị thuốc rất lành vì thế bạn không phải lo lắng khi phải dùng lâu dài.

    Nhiều người bệnh đau dạ dày thường sử dụng nghệ đen trộn mật ong để uống và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Thật ra chúng có những tác dụng khác nhau.

    Nghệ vàng

    Nghệ vàng, Curcuma longa, họ gừng, từ lâu được người dân dùng làm thuốc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, đau dạ dày, huyết ứ sau khi sinh và làm hạ cholesterol máu. Nghệ vàng còn được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu…

    Pha nghệ vàng cùng với mật ong chữa loét dạ dày

    Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.

    [​IMG]

    Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong.

    Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng… với liều 20-50 g/ngày. Mật ong cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.

    Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật ong (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật ong. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành.

    Đã có nhiều dược phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa được điều chế từ nghệ và mật ong; chẳng hạn như thuốc viên “Mật ong nghệ” (điều trị bệnh dạ dày) của Công ty Đông Nam dược Thanh Thảo (Hà Nội) và thuốc “Melamin” (bổ dưỡng, phòng và trị các bệnh lý dạ dày, gan mật) của Viện Y học dân tộc TP HCM. Người dân có thể mua các loại thuốc nghệ – mật ong nói trên hoặc tự chế biến để dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
    Nghệ đen

    Nghệ đen, còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, đông y gọi là nga truật, tên khoa học là Curcuma zedoaria. Về hình dạng cây rất giống nghệ vàng, nhưng chỉ khác là lá nghệ đen có màu tím đậm ở gân chính, còn lá nghệ vàng thì xanh. Để làm thuốc, người ta đào lấy củ rồi cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm sao vàng. Củ có chứa nhiều tinh dầu.



    Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

    Nghệ đen thường được dùng để chữa:

    - Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da, dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần.

    - Đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.

    - Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua.

    - Chữa các vết thâm tím trên da.

    Theo công năng dược tính như trên thì nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng được, tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại với nhau để tăng tác dụng.

    Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.

    Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen

    Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) chỉ sống trong dạ dày người và cũng là vi sinh vật duy nhất có thể sống trong môi trường acid. Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã nhất trí xem HP là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Vì vậy bạn cũng không nên xem thường. Điều trị bệnh đau dạ dày vẫn là dùng thuốc làm giảm tiết dịch vị phối hợp kháng sinh để tiêu diệt HP. Hiện nay bạn đã ngưng dùng thuốc nhưng không nêu rõ đã hết nhiễm HP chưa.

    Theo y học cổ truyền, nghệ đen còn gọi là nga truật (Curcuma zedoaria, họ Zingiberaceae) hay ngải xanh, ngải tím, nghệ tím. Thân rễ có vị cay, đắng, mùi thơm hăng, tính ôn, tác dụng hành khí phá huyết, thông kinh, tiêu tích, tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa nước chua, kinh nguyệt không đều, kinh bế, đau bụng kinh, ngày dùng 3-6 gam (tẩm giấm sao vàng) dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Kinh nghiệm dân gian còn dùng nghệ đen tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét dạ dày cũng hiệu quả như dùng nghệ vàng.

    Trong mật ong có tới 75% là đường fructo và gluco, nhiều khoáng chất như sắt, phốtpho, lưu huỳnh, manhê, canxi, đồng, kẽm… và vitamin nhóm B với hàm lượng rất cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có một số loại mật ong không chỉ rất ngon mà còn có tính kháng khuẩn tốt, thậm chí hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh, đặc biệt trong việc chữa lành nhanh các vết loét do nhiễm trùng và những vết thương nông trên da. Mật ong còn làm giảm độ acid của dịch vị nên những bài thuốc đông y chữa bệnh đau dạ dày thường có mật ong.

    Bạn có thể uống mật ong chữa viêm loét dạ dày với liều ba muỗng cà phê một lần, ngày ba lần, uống trước bữa ăn. Điều quan trọng là bạn hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm sớm, không nên để bệnh tái phát làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn.





    Cách pha chế nghệ vàng với mật ong trị viêm loét dạ dày, tá tràng



    Các vị thuốc:

    1. Nghệ vàng, còn gọi là khương hoàng, uất kim.

    2. Sắn dây còn gọi là cát căn, cam cát căn.

    3. Quả chuối hột, chuối chát, xanh, non.

    Ba vị bằng nhau, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, sao dòn, tán bột mịn trộn đều, cất nơi khô ráo. (Nếu không trồng củ sắn dây thì dùng bột sắn dây thay thế, nghiền mịn trộn đều với các vị trên).

    4. Mật ong tốt 1-2 lít.

    [​IMG]

    Cách dùng và liều lượng:

    1. Trước 3 bữa ăn, lấy 1 cái cốc sạch cho vào 150 ml nước sôi để nguôi. Cho 3 muỗng cà phê (15g) bột thuốc và 1 thìa cà phê mật ong (10 cc) khuấy cho thuốc tan đều.

    2. Sau khi ăn xong thì uống cốc thuốc này, trước khi uống nước. Uống 1 ngày 3 lần sau 3 bữa ăn. Sáng – trưa – tối.

    Hiệu quả điều trị:

    1. Chứng viêm dạ dày (viêm hang vị, niêm mạc, cuống dạ dày và hành tá tràng): Uống liên tục từ 30-45 ngày có hiệu quả.

    2. Chứng loét dạ dày hành tá tràng: Phải uống liên tục từ 90 ngày đến 120 ngày có hiệu quả lành vết thương.

    Có khá nhiều người đã dùng đều đạt kết quả.

    Cần lưu ý: Trước khi dùng thuốc phải nội soi, chụp X.quang để biết rõ chứng trạng và sau khi dùng thuốc nên nội soi hoặc chụp X.quang lại để thấy hiệu quả. Phải chuẩn bị đủ thuốc để uống liên tục, đừng uống gián đoạn, hiệu quả sẽ giảm.

    Tìm hiểu tính năng tác dụng các vị thuốc, theo tài liệu cổ:

    1. Nghệ vàng: Vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh can và tỳ. Có tác dụng: Phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ, chỉ huyết. Thường dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh xong đau bụng. Đàn bà có thai không nên dùng.

    2. Sắn dây (bột sắn dây) vị ngọt, cay, tính bình vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát.

    3. Mật ong: Bách hoa tinh. Vị ngọt tính bình, vào 5 kinh: Tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng.

    Có tác dụng: Thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường giải độc, hết đau. Chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần chữa nhức đầu, ho khan, viêm họng.

    4. Chuối hột chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hột làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v…

    Lưu ý:

    - Trong ăn uống kiêng mỡ động vật, các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cay, nóng, ăn các thức ăn mềm. Nếu xét thấy không kiêng được thì đừng dùng thuốc này vì kém hiệu quả có khi phản tác dụng.

    - Dùng củ sắn dây thái phơi khô, xay bột tốt hơn dùng bột sắn dây.

    CÁC BÀI THUỐC CHỮA DẠ DÀY THEO DÂN GIAN

    Đau dạ dày (bao tử) là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và bao đời nay. Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc hay chữa dứt điểm được căn bệnh thường gặp và dễ tái phát này.


    Tuy nhiên, những bài thuốc dân dã không phải “thang thuốc” nào cũng trị đúng bệnh mà có những bài thuốc bị… lạc đường, thậm chí nguy hiểm khi đau bệnh này mà uống thuốc kia!

    Dưới đây là một vài quan niệm nhầm lẫn về thuốc Nam khi chữa dạ dày thông qua sự hướng dẫn, trả lời của DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

    1. Người ta thường nói nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm, loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, có đúng không? Bột nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày vị nào hay hơn?



    + Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

    - Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

    [​IMG]
    Những thực phẩm “khó tiêu hóa” đối với dạ dày.

    2. Cây nha đam có chữa được bệnh dạ dày? Nếu có thì nên sử dụng ra sao?

    + Nhựa từ lô hội (nha đam) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10 g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

    3. Nước ép bắp cải có chữa dạ dày? Người ta bảo uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt, đúng không?

    + Đúng, vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.

    4. Cây mía có trợ giúp tiêu hóa? Dùng nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày hai lần vào buổi sáng và tối để chữa đau dạ dày, có đúng không?

    + Không, vì rượu không thích hợp cho người đau dạ dày, uống chung với nước mía nhiều đường càng dễ gây hiện tượng lên men gây no hơi sình bụng và không tốt cho dạ dày.

    4. Lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột. Ngày uống ba lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần hai muỗng cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng nhiều ngày liên tục bệnh đau dạ dày sẽ khỏi?

    + Ở Ấn Độ, người ta dùng quả chuối xanh để chữa loét dạ dày. Chỉ cần dùng quả chuối sứ xanh, không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày, làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.

    5. Làm sạch dạdày rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó tháo chỉ, pha chế thêm gia vị rồi ăn để chữa dạ dày?

    + Bao tử heo chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (liều khoảng 10 g là được).

    6. Người ta bảo: Dùng dạ dày nhím (còn chứa thức ăn bên trong) đem phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 10 g vào lúc đói để chữa bệnh đau dạ dày? Có đúng không?

    + Bao tử nhím (không cần phải còn thức ăn bên trong) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu.

    7. Ăn chuối nhất là chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng nhưng ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau… chọn chuối chín khi no thì nó có tác dụng bảo vệ dạ dày do trung hòa acid dạ dày? Có đúng không?

    + Rất sai lầm nếu đang đói bụng bạn ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Trong chuối tiêu có chứa nhiều Mg, khi đó sẽ làm lượng Mg tăng cao, làm mất sự cân bằng giữa Ca và Mg trong máu, gây nguy cơ các bệnh về tim mạch. Nên ăn theo cách đã trình bày trên để chống đau dạ dày.

    8. Dùng quả sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để chữa dạ dày, đúng hay sai?

    + Sai. Chỉ dùng nhựa sung chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, ghẻ lở, nhức đầu, liệt mặt, đắp dán, phụ nữ bị tắt tia sữa…

    9. Dùng chè dây chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị… Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng? Có đúng không?

    + Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có tác dụng chống viêm nên có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng là làm sạch vi khuẩn HP (Helicobarter Pylori), đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Chế phẩm Ampelop của Traphaco có tác dụng diệt HP này.

    10. Lá mơ giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày?

    + Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.
     
  9. nguyenthu0209

    nguyenthu0209 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/9/2014
    Bài viết:
    1,219
    Đã được thích:
    198
    Điểm thành tích:
    153
    ôi em đang bị ho, nhà có mật ong, về phải áp dụng luôn mới dk
     
  10. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    Sáng nào mình cũng làm 1 cốc mật ong,có vẻ dạo này ít đau họng thì phải
     
  11. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Hạt sen còn gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ tâm, bổ tỳ vị, an thần. Thường dùng chữa cơ thể suy nhược, ăn uống kém, mất ngủ, tiêu chảy.

    Những công dụng chữa bệnh của hạt sen

    - Chống lão hóa: Hạt sen và củ hạt sen có chứa một loại enzyme đặc biệt có tác dụng "hàn gắn, phục hồi" protein trong cơ thể con người bị tổn thương và cuối cùng làm cho làn da luôn trẻ trung. Chính vì lợi thế này các hãng bào chế dược phẩm, mỹ phẩm hiện nay đang tìm kiếm, chiết xuất enzyme để đưa vào các sản phẩm chống lão hóa của họ. Bên cạnh đó, hạt sen còn giàu hàm lượng kaempferol, một chất flavonoid tự nhiên rất hữu ích, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là tác dụng chống viêm các mô lợi, nhất là ở nhóm người cao niên.

    - Làm trẻ da mặt: Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ, hoa sen, hạt sen, lá sen được tận dụng tối đa để làm tăng sắc đẹp cho phụ nữ. Đặc biệt, hoa sen rất giàu axít linoclic protein, phốt pho, sắt, vitamin A và C, được dùng trong spa thư giãn hoặc tinh dầu sen được pha vào bồn nước tắm, giúp khử tế bào da già cỗi và lưu thông khí huyết.

    Riêng hạt sen có chứa nhiều chất chống ô-xy hóa nên có tác dụng tích cực ngăn ngừa sự hủy hoại của các gốc tự do trong cơ thể thông qua các món ăn khoái khẩu và hợp khẩu vị. Nước ép từ ngó sen được xem là sản phẩm "đánh tan" các vết nám, tàn nhang, mụn nhọt, làm cho da trở nên sáng láng. Với lợi ích như trên, tại các spa ở châu Á đâu đâu người ta cũng sử dụng liệu pháp này để chữa bệnh. Hoa sen còn có tác dụng "vô hình", đặc biệt là giảm stress. Vì thế mỗi khi nhìn thấy những bông hoa sen quyến rũ, tâm hồn con người trở nên thư thái và dễ chịu.

    - Tăng cường cơ chế bài tiết melamin: Theo nghiên cứu công bố đầu tháng 6 vừa qua trên tạp chí Y học thử nghiệm phân tử của Mỹ thì tinh dầu chiết từ cánh, nhị và ngó sen có tác dụng tốt trong việc bài tiết melamin, đặc biệt là hợp chất có tên plamitic acid methyl ester, thông qua cơ chế có tên là melanogenesis, đây chính là hợp chất giúp cho tóc của con người không bị bạc, gẫy hoặc bị lão hóa sớm do thiếu melamin.

    [​IMG]
    - Y học hiện đại với việc sử dụng hạt sen làm thuốc chữa bệnh: Với lợi ích to lớn của các thành phần có trong cây sen, các nhà khoa học Mỹ và phương Tây đang nghiên cứu triệt để về cây trồng này. Trong số này có nghiên cứu về chất chống ô-xy hóa có trong hạt sen trong việc kháng viêm và chống lão hóa. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Tian ở Viện KI công bố tháng 11 năm ngoái thì đến nay con người đã tìm thấy nhiều hợp chất quý có trong hạt sen có tác dụng kháng vi-rút herpes 1.

    Thực ra, nghiên cứu này được thực hiện từ những năm 60 ở thế kỷ trước nhưng ngày nay người ta mới có đủ thời gian kiểm chứng. Ngoài tác dụng kháng viêm, rất nhiều thành phần trong hạt sen có tác dụng làm giảm huyết áp, qua thử nghiệm trên động vật đã chứng minh được điều này.

    Qua nghiên cứu, y học hiện đại còn phát hiện thấy trong hạt sen còn có chứa nhiều hợp chất có công năng tác dụng giống như chất làm se, có tác dụng làm giảm rò rỉ dịch của các bộ phận nội tạng, như lá lách, thận và tim...Vì vậy những người đàn ông mắc bệnh thận, bệnh suy giảm tình dục, nếu thường xuyên ăn hạt sen sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Riêng nhân xanh có trong hạt sen tuy có mùi vị hơi đắng nhưng lại có tác dụng "làm mát ", giải nhiệt cho cơ thể.

    - Dùng làm các món ăn thông dụng: Với lợi thế về mùi vị, màu sắc và dưỡng chất nên hạt sen được con người sử dụng khá phổ biến để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Hạt sen có tác dụng bổ dưỡng an thần, đặc biệt là dùng để chữa tiêu chảy kéo dài và bệnh suy dinh dưỡng, chữa chứng mất ngủ, giảm khát mùa hè, chữa thiếu máu, kém ăn bồi dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh...

    Từ lâu trong dân gian người ta đã chế biến hạt sen thành nhiều món ăn có giá trị bổ dưỡng cao như chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen...vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao mà không gây hại cho cơ thể.

    Các món ăn chế biến từ hạt sen, tốt cho người bị mất ngủ gồm có:

    Nước sen - dừa: 100gr hạt sen, 100gr dừa nạo, 400gr đường cát. Nấu hạt sen chín mềm, hòa với dừa nạo và nước đường để dùng.

    Chè hạt sen - long nhãn: 100gr hạt sen tươi, 300gr long nhãn (bóc lấy cùi), 400gr đường cát. Nấu chè để ăn.

    Do tác dụng an thần nên hạt sen có khả năng chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, các chứng tiêu chảy, phân sống, hoạt tinh, đái dầm cũng giảm bớt nhờ hạt sen.

    Tiêu chảy, phân sống: 100gr hạt sen, 50gr củ mài, 15gr quả hồng xiêm non, 20gr đường phèn. Hồng xiêm non giã nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sáy khô tán thành bột cho vào nước quả hồng xiêm, quấy đều đun trên lửa nhỏ thành cháo, cháo chín cho đường phèn, ăn lúc đói chia làm 3 lần, ăn 3 ngày liên tục.

    Giun kim: 50gr hạt sen, 30gr hạt hướng dương, 30gr hạt cau, 20gr đường phèn. Cho 4 loại hạt xay nhỏ vào nồi nước 250ml đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày 3 lần, ăn trong 5 ngày.

    Chữa mất ngủ

    Hằng ngày nấu chè hạt sen ăn vào buổi chiều hoặc tối, có hạt sen tươi càng tốt.

    Trẻ em tiêu chảy kéo dài, gầy yếu kém ăn

    Hạt sen sấy khô, gạo tẻ rang vàng, hai thứ liều lượng bằng nhau (khoảng 150-200g) tán bột, mỗi ngày cho ăn 6-8g vào lúc đói.

    Phụ nữ hay bị sẩy thai

    Hạt sen 1kg bỏ vỏ ngoài và tim, củ mài (tươi thì 5kg, khô thì 2kg) hai thứ cùng sao vàng, tán mịn, viên với hồ nếp bằng hạt nhãn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 10 viên vào lúc đói.

    Trẻ con nóng khát

    Hạt sen 20g, bèo cái 2 cây, gừng tươi 2 lát, đổ một tô nước đun kỹ, cho uống thay nước chè.

    Chữa di tinh, đái đục

    Hạt sen 100g (bỏ vỏ, bỏ tim) sao vàng, bạch linh 20g (mua ở hiệu thuốc đông y) hai thứ cùng tán bột, uống với nước lọc vào lúc gần đi ngủ, mỗi lần 1 thìa cà-phê.

    Chữa lòi dom

    Hạt sen 50g tẩm rượu để khô, sao vàng, nấu chung với núm đuôi lợn (đoạn ruột sát đuôi, lấy 15- 20cm) thật kỹ, thêm tý muối, ăn vào buổi sáng, cứ vài ba ngày ăn 1 lần, sau 5 lần sẽ kiến hiệu.

    Bồi dưỡng cho phụ nữ mới sinh hoặc mới điều hòa kinh nguyệt

    Chọn gà nhỏ, cỡ 400-500g/con, mổ bỏ ruột, cho hạt sen và ý dĩ (bo bo), gạo nếp, mỗi thứ một nhúm (vo sạch) vào bụng gà, khâu lại, nấu thật nhừ cho ăn. Cứ 2-3 ngày lại ăn một bữa như thế.
    Cháo hạt sen: 100gr hạt sen nấu cháo với 100gr heo nạc + 50gr gạo nếp, nêm gia vị để ăn.
     
  12. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Không phải trẻ nào có chiều cao tốt và răng mọc sớm cũng đầy đủ canxi . Các bậc phụ huynh phải chú ý đến các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ nhỏ để bổ sung một cách kịp thời.

    Sau đây là các dấu hiệu nhận biết mẹ có thể tham khảo.

    Nếu bé dưới một tuổi khó ngủ, hay trằn trọc hoặc ngủ ít và rất dễ giật mình quấy khóc thường xuyên vào ban đêm thì các mẹ nên nghĩ ngay đến khả năng bé nhà mình đang bị thiếu canxi.

    [​IMG]

    Một trong những biểu hiện thiếu canxi rõ ràng nhất ở trẻ sơ sinh đó là xuất hiện các cơn co giật toàn thân hoặc tay chân bỗng nhiên co cứng lại.

    [​IMG]

    Nếu thiếu canxi, bé nhà bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu trong người, có cảm giác bứt rứt, bồn chồn và có thể quấy khóc thường xuyên.Phụ huynh nên theo dõi và bổ sung canxi cho bé một cách kịp thời để tránh tình trạng bé biếng ăn, chậm tăng cân hoạt sụt cân. Ngoài ra, những hệ lụy từ vấn đề thiếu canxi có thể làm bé trầm cảm hoặc chậm phát triển tâm lý.

    [​IMG]

    Con của mẹ chậm mọc răng hoặc răng mọc nhưng bị lệch, so le,…cũng biểu hiện tình trạng thiếu hụt canxi.

    [​IMG]

    Tình trạng đổ mồ hôi đầu, lưng, ngực sau khi ngủ dậy hay lúc nằm máy lạnh là những biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ em.

    [​IMG]

    Bé bị rụng tóc thành hình vành khăn phía sau đầu – nơi tiếp xúc với gối nhiều nhất. Mẹ cũng phân biệt giữa rụng tóc máu và rụng tóc vành khăn: tóc máu khi rụng thì rụng đều, còn rụng tóc vành khăn thì chỉ một vành ngang đầu phía sau bé. Tóc sẽ dính lại trên gối.

    [​IMG]

    Thóp lõm là khi sờ vào thóp lõm hẳn xuống, đó là do bé bị thiếu nước, hoặc mệt mỏi. Thóp mềm là khi bé 12-18 tháng nhưng thóp chưa liền lại. Thiếu hụt canxi khiến thóp liền muộn hơn và tạo thành hộp sọ vuông.

    [​IMG]

    Có bé 18 tháng vẫn chưa thể tự bước hoặc đứng lên khó khăn; thời gian bé tập lẫy, bò, đứng, đi rất muộn… là hệ quả của thiếu hụt canxi. Hầu hết thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân với các biểu hiện: chân yếu chậm bò-đứng-đi, hoặc chân cong, cơ bắp lỏng lẻo, yếu ớt.

    Những biểu hiện của tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ em này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh kịp thời bổ sung cho bé để bé phát triển một cách toàn diện nhất.

    Chúc con của mẹ luôn khỏe mạnh!
     
  13. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Trái nhãn rất thơm, ngon. Ngoài dùng làm thực phẩm, cùi nhãn còn có thể sử dụng làm thuốc, với tên gọi “long nhãn nhục”. Tất cả các bộ phận khác của cây nhãn, như hạt nhãn, vỏ quả, rễ, cho tới hoa và lá, đều có thể sử dụng làm thuốc.

    1. Giảm Mất Ngủ
    Đối với những người hay gặp tình trạng khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, khi sử dụng long nhãn sấy một cách đều đặn thì sẽ cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.

    2. Giảm Căng Thẳng, Mệt Mỏi
    Theo thuyết y học cổ truyền Trung Hoa thì long nhãn phơi khô hoặc sấy có tác dụng chống căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, và ngăn cản sự mất trí nhớ.

    3. Trị Suy Nhược Thần Kinh
    Cho long nhãn sấy vào xoong, cho thêm nước vào sắc, để nguội uống sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh (một loại rối loạn thần kinh, do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức).

    4. Tốt Cho Lá Lách
    Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và tim khỏe mạnh hơn. Do quả nhãn giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt và tạo cảm giác êm dịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.

    5. Khử Mùi Hôi Nách
    Lấy bột hạt nhãn trộn đều với dấm chua, bôi lên vùng nách. Chỉ vài lần mà mùi hôi đã đỡ rồi hết hẳn, cho bạn cơ thể thơm tho.

    6. Trị Rắn Cắn
    Hạt quả long nhãn có tác dụng chữa trị rắn cắn. Một số người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, một số chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc của rắn, do đó mà vết cắn được chữa trị.

    7. Chống Đau Dạ Dày
    Nước ép từ quả nhãn có tác dụng trong điều trị đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với một ít đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.

    8. Tăng Tuổi Thọ
    Nhãn cũng được biết đến là loại quả có tác dụng làm vết thương nhanh lành và tăng cường tuổi thọ. Long nhãn có khả năng chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Mặt khác, chúng cũng giúp giảm bớt nguy cơ một số bệnh ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.

    9. Giúp Cầm Máu
    Nếu bạn bị chảy máu, bạn lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng liền sẹo.

    10. Làm Đẹp Tóc
    Hạt của nhãn có chứa hợp chất saponin rất tốt cho tóc. Vì vậy, ta có thể sử dụng hạt nhãn thay nước gội đầu.

    11. Tốt Cho Tuyến Tụy
    Ăn nhãn thường xuyên cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số bệnh ở tuyến tụy, sự thèm chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.

    12. Trị Thận Hư
    Lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu, ngâm trong nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày nên uống khoảng 1 chén nhỏ vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.

    13. Làm Đẹp Da
    Với khả năng chống lão hóa nên long nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm

    ***Các Bộ Phận Khác Của Cây Nhãn Cũng Là Thuốc
    Ngoài Long nhãn nhục, tất cả các bộ phận khác của cây nhãn đều có thể sử dụng làm thuốc.

    - Hạt nhãn (Long nhãn hạch) có vị chát; có tác dụng giảm đau, cầm máu, lý khí hóa thấp; dùng để chữa chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số chứng bệnh ngoài da như chốc lở, đứt chân tay …

    - Vỏ quả nhãn (Long nhãn xác) có vị ngọt, tính ấm, không độc, vào kinh Phế. Có tác dụng trừ phong, chữa chóng mặt, dùng ngoài chữa bỏng và vết thương ngoài da.

    - Lá nhãn (Long nhãn diệp) có vị nhạt, tính bình; có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai.- Hoa nhãn (Long nhãn hoa) sắc uống có thể chữa chứng bí tiểu tiện.

    - Vỏ thân cây nhãn (Long nhãn thụ bì) có tác dụng trị cam tích, đinh sang (mụn nhọt).

    - Rễ cây nhãn (Long nhãn căn) vị đắng, chát; có tác dụng chữa khí hư bạch đới, trị giun chỉ (lariasis)

    [​IMG]
     
  14. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Đây đều là những cây quả thiên nhiên dễ kiếm, dễ dùng và có công dụng rất tuyệt vời!

    Đại hoàng

    [​IMG]
    Từ lâu đại hoàng đã được xem là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả và nay nó đang ngày càng được mọi người chế biến trong các món ăn. Nhờ có thành phần chứa vitamin K, A, C và mangan, đại hoàng giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, làm giảm cholesterol, giảm viêm sưng và chống dị ứng. Bạn có thể xay đại hoàng pha vào trà, súp, nước hoa quả, nấu với các loại trái cây như táo.

    Táo tàu

    [​IMG]
    Loại quả này chứa lượng vitamin C và A dồi dào, chất chống ô xy hóa giúp làm giảm căng thẳng, kali giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giúp ngủ ngon và bảo vệ gan. Người ta vẫn thường cho sắc thuốc bắc và cho thêm táo tàu. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vào các món tần, súp, các món hầm, trà nóng…

    Long nhãn

    [​IMG]
    Loại quả ngọt này vốn được dùng trong y học Trung hoa từ xa xưa như là một thứ thuốc bổ cho tim và lá lách. Nhờ lượng vitamin C cao, long nhãn giúp giảm huyết áp cao, bệnh tim, thoái hóa điểm vàng cũng như có tác dụng nhất định đối với một số dạng ung thư. Nhãn được sử dụng nhiều trong các món chè, súp, trà, bánh ngọt, nước sốt và thậm chí làm cả cocktail.

    Gừng

    [​IMG]
    Củ gừng chống rối loạn tiêu hóa và làm giảm cảm giác buồn nôn, giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cúm, nhức đầu và đau bụng do kinh nguyệt. Một cốc trà gừng ấm nóng pha thêm chút nước chanh và cam có thể giúp một người đang cảm cúm vực lại nhanh chóng. Ngoài việc cho gừng vào các món ăn, trà gừng cũng được coi là loại nước giúp thanh lọc cơ thể.

    Tỏi

    [​IMG]
    Tỏi vốn được xem là nguồn kháng sinh tự nhiên tuyệt vời, từ hàng thế kỷ nay đã được xem là vị thuốc tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc hiệu quả, tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường và viêm gan. Ăn tỏi thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày và đại tràng. Ăn tỏi sống nghiền nát là cách tốt nhất để tỏi phát huy hiệu quả phòng ngừa bệnh tật. Nướng hay xào các món ăn với tỏi băm cũng cho hương vị quyến rũ khó cưỡng.
     
  15. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Long nhãn vị thuốc quý từ thiên nhiên
     
  16. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Theo Y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, sen là cây thuốc quý đã được biết đến từ lâu, tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Trong đó, lá sen cũng có nhiều tác dụng khác nhau.
    Chất nuciferin trong lá sen có tác dụng giải co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần, chống rối loạn nhịp tim, cầm máu (lá sen được sử dụng chữa chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết, đại tiện ra máu). Hay chất flavonoid trong lá sen có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào ...
    “Đã có một số nghiên cứu chứng minh lá sen giúp hạ cholesterol và lipid máu. Một số thầy thuốc đã phối hợp lá sen với một số dược liệu khác có tác dụng hạ cholesterol để điều hòa lipid máu. Có thể nói là lá sen dùng có lợi cho người béo khắc phục vấn đề về Tim mạch”, phó giáo sư Thuần nói.
    Cây sen rất quen thuộc với người Việt, mọi thành phần từ sen đều có tác dụng, như: hạt sen (liên nhục) dùng nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, ướp trà, ngó sen (liên ngẫu) dùng làm gỏi... Và một bộ phận của sen ít người biết có công dụng chữa bệnh, đó là lá sen.
    Lá sen (còn gọi là hà diệp), từ lâu đã được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá sen có công dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm (tim) sen, có tác dụng kéo dài giấc ngủ. Về sau này, khi mà bệnh béo phì trở nên phổ biến, thì lá sen được sử dụng rất hiệu quả để chống lại căn bệnh này. Lá sen phối hợp với các vị thuốc sơn tra, hà thủ ô và thảo quyết minh (hạt muồng) pha trà uống thường xuyên sẽ có tác dụng giảm cholesterol cùng các tác nhân gây béo phì.
    Sau đây là những cách dùng lá sen chữa bệnh:
    - Phòng chống béo : Lấy 10g-15g lá sen khô hãm với 1.5l-2l nước sôi khoảng 5-7 phút cho nước ngả sang màu lá sen rồi thưởng thức theo sở thích. Hoặc cho vào đun sôi như trà xanh.
    Lá sen đem hãm nước sôi để uống thay trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát.
    - Chữa háo khát: Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày. Người bị tiêu chảy vừa chữa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước dùng rất tốt.
    - Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20-30g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.
    - Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống.
    - Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày 1 thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.
    - Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
    - Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
    - Chữa đau mắt: Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10g), cúc hoa vàng 4g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.
    - Đắp nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

    Hạt sen Bắc khô:
    Còn gọi là liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng : liên tử có tác dụng trị yêu thống. Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Liên tử giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp”. Bởi vậy, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.
     
  17. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Đợt nóng nắng này, tại nhiều địa phương nhiệt độ hấp thụ nhiệt ngoài trời lên tới 45 độ C. Với nền nhiệt cao, sự thích ứng của cơ thể rất khó khăn, nên rất dễ ốm. Vậy phải đối phó với thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe như thế nào?

    [​IMG]
    Chống mất nước cho cơ thể bằng cách uống đủ nước, ăn thực phẩm loãng sẽ là một biện pháp hữu ích tăng cường sức khỏe đối phó với nắng nóng

    Dễ tổn thương nhất là người già, trẻ em
    Những ngày nắng nóng này, dù ngồi trong nhà có quạt hay đi ngoài đường, nhiều người vẫn đổ mồ hôi dòng dòng. Lượng mồ hôi thoát ra ngoài nhiều chính là lượng nước từ cơ thể bài tiết ra. Theo BS ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám - tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh quốc gia, mồ hôi ra càng nhiều thì cơ thể càng dễ bị mất nước. Khi đó, cơ thể sẽ mệt mỏi, choáng, dễ gây sốt, trong nhiều trường hợp mất nước nặng khi đi ngoài nắng khiến người bệnh dễ bị say nắng, gây nhức đầu, khó thở…

    Theo BS Nguyễn Trung Anh, Viện Lão khoa TƯ, thời tiết nắng nóng như hiện nay rất bất lợi đối với người cao tuổi, nhất là những người mắc bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp…). Khi nhiệt độ tăng cao, người già rất khó thích ứng kịp vì “trung tâm điều nhiệt” không còn nhạy cảm như thời trẻ, dẫn đến việc điều chỉnh thân nhiệt không kịp thời. Đồng thời, “trung tâm báo khát” ở người già cũng hoạt động kém đi, nên cơ thể bị thiếu nước nhưng không cảm thấy khát, không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng say nóng, dễ mắc bệnh hoặc bệnh tình trở nặng hơn trong những ngày nhiệt độ tăng cao. Vì thế, con cháu hãy luôn nhớ nhắc nhở các cụ uống nước, cho các cụ ăn các loại thức ăn mềm, loãng, nhiều nước như cháo, bún... Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp các cụ khỏe khoắn, tỉnh táo, hoạt bát hơn.

    Riêng với trẻ em, nhiều người quan niệm do bé đã uống nhiều sữa, ăn cháo, nước hoa quả nên rất ít khi nhớ cho bé uống nước, mà trẻ thường chỉ được nhấp một tí nước để tráng miệng sau ăn sữa, ăn cháo. Trên thực tế, nhu cầu nước ở trẻ rất cao. Đối với lứa tuổi mẫu giáo từ 3-5 tuổi, tối thiểu nên cho uống 1.000ml nước và 500ml sữa/ngày; Lứa tuổi tiểu học là 1.500 ml nước/ngày. Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước ngọt có ga, nước qua chế biến công nghiệp có nhiều đường, khiến các cháu càng biếng ăn. Nên cho các cháu uống chủ yếu là nước hoa quả tươi, nước rau, nước lọc… Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: "Mất nước là nguyên nhân gây ra sốt Do trẻ em cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, khả năng điều nhiệt kém, nên gặp thời tiết nắng gay gắt, mất nước nhiều trẻ dễ bị sốt hơn người lớn".

    Chống mất nước cho cơ thể
    Chống mất nước cho cơ thể luôn phải bắt đầu từ việc uống nhiều nước, nhất là khi ra nhiều mồ hôi. Theo BS Hải, với người bình thường, lượng nước được đưa vào cơ thể khoảng 2500ml nước/ngày, trong đó nước uống khoảng 1.000-1.500 ml. Nước thải ra ngoài cũng khoảng 2.500ml bao gồm: nước tiểu 1.000-1.500ml, bốc hơi qua da 250-600 ml.... Tùy từng mùa, tính chất lao động, bệnh tật mà lượng nước đưa vào hoặc thải ra có sự thay đổi khác nhau.

    Một lưu ý nữa cần ghi nhớ để phòng mất nước trong ngày hè, hãy luôn mang theo theo nước bên mình, liên tục uống từng ít một chứ đừng để khi khát mới uống. Như những người phải đi chặng đường xa, đi hàng giờ đồng hồ trên xe máy, nếu đến nơi mới uống nước, thì lúc này, cơ thể đã bị mất nước nhiều, cảm thấy rất mệt mỏi, có uống cả lít nước khi đó cũng không lại ngay sức. Cách tốt nhất là mang theo chai nước bên mình, khi thấy mồ hôi ra nhiều, dừng lại “tu” ngụm nước rồi đi tiếp. Sự bổ sung rải rác đó tốt hơn nhiều so với việc khát uống hàng lít một lúc.

    Khi nước từ cơ thể bốc hơi qua da do đổ mồ hôi, nó không chỉ là nước lọc như khi ta uống vào, mà nó gồm cả muối, khoáng, đường… Đó là lý do khi mất nước nhiều, nếu chỉ uống nước lọc không cơ thể không dễ dàng hồi phục. Vì thế, sau buổi đi nắng về, nếu thấy mồ hôi ra quá nhiều, người mệt mỏi tốt nhất nên pha oresol với nước sôi để nguội theo đúng tỷ lệ để uống. Hay như ở nông thôn, người dân khi đi làm đồng về mệt mỏi, thường uống nước chanh tươi với một nhúm muối cũng giúp cơ thể lại sức nhanh chóng.

    Ở nơi thoáng mát, che chắn khi đi ra ngoài

    Đợt nắng nóng này, mới 8h sáng thời tiết đã trở nên rất gay gắt, khi đi ngoài đường, khói, bụi, hơi nóng từ đường hấp lên càng khiến bức bối. Vì thế, hãy cố gắng đưa con đến trường, đi làm trước 8h và đón con về khi nắng chiều đã dịu bớt. Trong thời tiết nắng nóng, tốt nhất nên ở trong phòng, dùng điều hòa nhiệt độ hoặc quạt thoáng, mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi. Nếu buộc phải ra ngoài trời vào thời điểm nắng gắt, hãy nhớ luôn có khẩu trang dày che trước mặt, kín gáy và áo chống nắng sẽ giúp ngăn chặn bớt những tia nắng chói chang rọi thẳng vào người.

    Theo PGS.TS Dũng, nắng nóng như này, đi ngoài đường vào giờ cao điểm rất dễ xảy ra hiện tượng say nắng do phải phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao. Say nắng có thể kèm tổn thương kinh trung ương do tác động trực tiếp của tia cực tím từ mặt trời vào đầu, gáy… nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong rất nhanh. Nguyên nhân là do nhiệt độ bên ngoài cao trên 40 độ C, trong khi nhiệt độ cơ thể là 37 độ C. Để ổn định cơ thể phải thải nhiệt ra bên ngoài, nhưng nhiệt độ bên ngoài cao hơn gây cản trở.

    Trong những ngày này, mọi người cũng cần chú ý sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Ví dụ, vừa đi ngoài nắng về không vào ngay phòng điều hòa, mà hãy mở cửa phòng, đứng khoảng 1 phút để cái nóng hầm hập trong người thích nghi dần với sự mát lạnh bên trong rồi mới bước vào phòng. Nhiệt độ trong phòng nên điều chỉnh ở 25-28 độ C và trong phòng nên có quạt thông gió để đảm bảo môi trường trong phòng thoáng khí, tránh tình trạng phòng quá kín, cảm giác không khí mát nhưng có thể tích trữ vi khuẩn, virus gây bệnh.
     
  18. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Gần đây, thời tiết nắng nóng khiến nhiều bé bị sốt vô cớ hay còn gọi là sốt thời tiết khá nhiều. Điều này gây không ít lo lắng cho các bố mẹ. Tuy nhiên, việc sốt thời tiết này thường ít ảnh hưởng nghiêm trọng nên các mẹ không cần phải quá lo lắng và có thể chăm sóc bé tại nhà theo những cách sau:

    - Cặp nhiệt độ: Cặp nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn, nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bé áp sát ngực. Nhiệt độ cơ thể của con là số được hiển thị trên nhiệt kế cộng với 0,3 – 0,4 độ C. Ví dụ, nhiệt kế hiển thị 38 độ C thì thân nhiệt thực sự của bé là 38,4 độ C. Việc đo nhiệt độ đúng cách sẽ cho mẹ biết thân nhiệt thực sự của bé để có cách phản ứng thích hợp. Nếu trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C thì phải cho bé dùng thuốc hạ sốt hoặc lau mát hạ sốt ngay, nếu những cách trên mẹ đã làm mà bé vẫn không cải thiện thì phải đưa bé đi bệnh viện ngay.

    [​IMG]

    - Hạ sốt: Mẹ có thể hạ sốt cho con bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho bé bằng khăn ướt. Lau khô mồ hôi. Để con nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Nới lỏng quần áo và bỏ bớt chăn cho bé khi đang sốt cao. Lau bằng khăn ướt nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh do có thể dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn do bé bị co mạch máu ngoài da. Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên cần chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc (viên nén, dạng lỏng, dạng nhét hậu môn…) phù hợp độ tuổi của con, và dùng đúng liều lượng chỉ định. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ từ trước về các loại thuốc có thể sử dụng cho con và mua để sẵn trong tủ thuốc gia đình.

    - Bù nước: Nếu bé còn bú, tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước orezol theo đúng chỉ dẫn. Trường hợp bé không uống được, cần dùng bông sạch chấm nước bôi vào môi, miệng con liên tục để niêm mạc môi miệng hấp thu nước, tránh tình trạng thiếu nước sẽ khiến bé sốt cao hơn.

    - Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt mũi bằng natri colorit 0.9% nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Vì khi bé sốt thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, rất dễ bị các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội xâm nhập.

    - Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho bé ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh để bù nước.

    Các mẹ khi chăm sóc con bị sốt cũng cần lưu ý:

    - Không được con trẻ sử dụng thuốc tự mua, không đúng bệnh, không được sự chỉ dẫn hoặc tư vấn của bác sĩ.

    - Khi bé bị sốt kéo dài trên 3 ngày, dứt khoát phải đưa bé tới bệnh viện.

    - Sau khi thực hiện các động tác chăm sóc và hạ sốt cho con mà bé vẫn không thuyên giảm hoặc có các biểu hiện lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần từ 5 ngày trở đi; thì mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay.
     
  19. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    nắng mới thế này trẻ dễ ốm lắm các mẹ ạ :( quanh nhà mình mấy bé đang uống ks rồi đấy
     
  20. toetxinh

    toetxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/8/2009
    Bài viết:
    3,656
    Đã được thích:
    424
    Điểm thành tích:
    223
    hjx, đọc mới biết cần cộng thêm kết quả đo. mẹ nào có kinh nghiệm cho mình hỏi đo tai có cần thêm kết quả đo nữa không?
     

Chia sẻ trang này